SPP- Triển vọng mới của sự sáp nhập

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VincentPham, 21/03/2018.

6409 người đang online, trong đó có 1576 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 68110 lượt đọc và 562 bài trả lời
  1. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    1 công ty lớn như SPP em nghĩ không chém gió đâu bác. Em nghĩ TOP5 doanh nghiệp Lớn. Doanh thu 1000ty chứ không phải dạng Cò Con nên khác với những con hàng Bạc Bịp Khác.
    --- Gộp bài viết, 11/09/2019, Bài cũ: 11/09/2019 ---
    Tính lên giá nào thì rũ Hàng Đây Nhái.
    Đường đi và giad mục tiêu em này Giống QCG.
  2. Kingkong2018

    Kingkong2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    458
  3. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    GAME BÁN 51% CHO MẼO.

    Bao bì Nhựa Sài Gòn bán cổ phiếu quỹ, mở room ngoại 100%



    [​IMG]

    Công ty bán cổ phiếu quỹ để tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, nhà đầu tư cũng được nới room ngoại.
    Nới room ngoại lên 100%

    Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị thông qua việc bán toàn bộ 536.200 cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn. Giao dịch thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi công ty tiến hành các thủ tục báo cáo và công bố thông tin theo quy định, dự kiến từ ngày 15.10 đến 15.11.
    --- Gộp bài viết, 11/09/2019, Bài cũ: 11/09/2019 ---
    ~o)*-:)*-:)
  4. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    Ngành nhựa thu hút nhà đầu tư ngoại

    Theo ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thị trường nhựa Việt Nam đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư ngoại. Thị trường tăng trưởng 15% nên còn nhiều dư địa phát triển.

    Cũng theo ông Lam, ngành nhựa đang trải qua giai đoạn nhiều thay đổi. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành nhựa đang bị các doanh nghiệp ngoại đề nghị mua lại. Sắp tới sẽ còn nhiều doanh nghiệp bị mua lại. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn thương thảo với các đối tác ngoại để tiến tới bán công ty.

    Các doanh nghiệp nhựa trong nước đang phài đối mặt với nhiều khó khăn như, gây ô nhiễm môi trường hoặc máy móc cũ không đủ đáp ứng yêu cầu trong sản xuất.

    Theo Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên &Môi trường, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia xả nhiều rác thải biển nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Trong đó, túi ni lông chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải và hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, từ đô thị đến nông thôn, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỉ túi nilon/năm.

    Riêng tại khu vực đô thị, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

    Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nnhựa Việt Nam, hiện nay, ngành nhựa dù có rất nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất nhưng các cơ sở tái chế nhựa hiện nay chưa phát triển mạnh, bên cạnh một số nhà máy sản xuất quy mô trung bình rải rác ở một vài địa phương, hầu hết các cơ sở đều nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng không cao, thường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, nước và đất.

    Vì vậy, cần thiết phải có các giải pháp công nghệ - kỹ thuật hiện đại, thân thiện môi trường trong tái chế tái sử dụng, hoặc tạo sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy dùng trong đời sống, khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế.
    QCK thích bài này.
  5. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
  6. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    Đường đi nước bước của SPP rất giống QCG.
    Năm 2017 có QCG
    Năm 2018 có SRA
    Năm 2019 có SPP
    Rũ Hàng là lên tàu nhé các bác.
    --- Gộp bài viết, 12/09/2019, Bài cũ: 12/09/2019 ---
    :drm2:drm2
    Cf sáng cùng các bác.
    Nghành nhựa của VN, đặc biệt Bao Bì có triển Vọng Và tăng trưởng rất lớn.
    Một nghành không thể thiếu trong xã Hội ngày nay.
    **==**==**==**==(~~)(~~)**==
    QCK thích bài này.
  7. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    Ngành nhựa trong vòng xoáy thâu tóm
    MINH PHƯƠNGThứ tư, 13/6/2018 | 08:28 GMT+7
    Hàng loạt tên tuổi lớn của ngành nhựa Việt Nam đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc.
    [​IMG]
    Các chuyên gia kinh tế lo ngại trong thời gian tới, doanh nghiệp FDI sẽ "bóp nghẹt" những doanh nghiệp nhựa nội còn lại.

    Sức ép

    Theo ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), ngành nhựa đang có mức tăng trưởng cao, từ 14 - 15%/năm. Năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2016. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam là Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á.

    Ông Lam cũng cho biết, nếu như trước đây ngành nhựa chỉ có những công ty quy mô nhỏ thì giờ đây nhiều doanh nghiệp trong số ấy đã lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

    Tuy nhiên, nhìn sâu vào thị trường, không khỏi e ngại vì ngành nhựa Việt Nam đang đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt và nhiều công ty lần lượt rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

    Sau rất nhiều lần theo đuổi các thương vụ mua cổ phiếu Công ty CP Nhựa Bình Minh (BMP) thì Tập đoàn Ximăng Siam (SCG) của Thái Lan đã chính thức phát thông báo tỷ lệ sở hữu tại BMP là 51,10%. Trước đó, cũng tập đoàn này đã sở hữu trên 20% vốn tại Công ty CP Nhựa Tiền Phong, và chi ra hơn 44 triệu USD để thâu tóm Công ty CP bao bì Tín Thành.

    [​IMG]
    M&A - cơ hội hay thách thức cho ngành nhựa?XUÂN THU
    Sau khi thâu tóm BMP rất mạnh trong lĩnh vực nhựa xây dựng và Tín Thành là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực bao bì phức hợp, SCG đã nâng nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp lên con số 4 và tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh bao bì tại Việt Nam do trong nhiều năm nay, tiềm năng của lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng khoảng 6%/năm.

    Chưa hết, SCG đã hoạch định số vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD để gia tăng sức mạnh trong ngành nhựa Việt Nam từ nay cho đến năm 2020. Trước đó, SCG đã chi 121 triệu USD để sở hữu cổ phần tại 7 công ty nhựa Việt Nam. Riêng với Công ty CP Nhựa Tiền Phong, sau khi nắm giữ một thời gian dài, do thấy không thể tăng tỷ lệ sở hữu để giữ vai trò chi phối nên SCG đã thoái toàn bộ vốn cho Công ty Sekisui Chemical (Nhật Bản).

    Theo ông Hồ Đức Lam, doanh nghiệp Thái Lan với các bước chuẩn bị bài bản để thâm nhập thị trường Việt Nam, đồ nhựa của họ sẽ được ưu tiên phân phối tại Cresent Mall, Metro Cash & Carry cũng do người Thái sở hữu.

    Không chỉ người Thái thấy sức hấp dẫn từ thị trường nhựa Việt Nam, mà sau khi mua Công ty CP Bao bì Minh Việt từ Masan, Tập đoàn Dongwon Systems Corporation (Hàn Quốc) đã thu gom cổ phiếu Công ty CP Nhựa Tân Tiến. Đây là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bao bì phức hợp cho ngành thực phẩm, với doanh thu bình quân hằng năm từ 1300 - 1.500 tỷ đồng.

    Hầu hết khách hàng của Tân Tiến là những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam như Unilever, Ajinomoto, Vedan, Miwon, Acecook, Trung Nguyên, Kinh Đô, Bayer Vietnam, Vinamilk. Dongwon Systems Corporation đã là cổ đông lớn chi phối tại Tân Tiến với tỷ lệ sở hữu 97,83%. Sau khi thâu tóm được Tân Tiến, hội đồng quản trị người Việt, trong đó có những nhà sáng lập doanh nghiệp này phải ra khỏi các vị trí chủ chốt, nhường cho người Hàn.

    Người Nhật cũng không kém khi MeiwaPax Group chi 16,5 triệu USD mua Công ty CP Bao bì Sài Gòn (SAPACO), Oji Holding Corporation mua Công ty TNHH Bao bì United, Sagasiki Vietnam mua Công ty CP In và Bao bì Goldsun.

    Đối phó

    Sự ồ ạt đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào ngành nhựa Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển là họ tận dụng các ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế và giá nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công giá rẻ để tiết kiệm chi phí nhằm đạt được mức giá tốt nhất. Các công ty nhựa nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia về hàng tiêu dùng có mối quan hệ toàn cầu và giờ cùng nhau vào thị trường Việt Nam tiếp tục hợp tác và cùng kiếm lợi nhuận. Việc Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do cũng đem lại lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp FDI.

    "Việc đổ vốn vào ngành nhựa, doanh nghiệp ngoại còn tận dụng chuỗi giá trị từ đầu vào cho đến đầu ra mà doanh nghiệp Việt Nam và một số doanh nghiệp FDI đã kỳ công xây dựng. Chẳng hạn, người Thái đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa thì đã có sẵn hệ thống nhà máy sản xuất đồ nhựa và mạng lưới phân phối từ các thương vụ M&A các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam", ông Hiển nhìn nhận.

    Sức ép này rõ ràng là rất lớn với doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Vẫn theo ông Hiển, trừ một số ít doanh nghiệp lớn đáp ứng được các yếu tố về vốn, công nghệ chuẩn quốc tế, giá thành, năng lực tiếp thị, khả năng xây dựng thị trường thì phần lớn doanh nghiệp nhựa nội luôn trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao.

    Ông Hồ Đức Lam cho biết, sự khó khăn của doanh nghiệp nhựa Việt Nam còn do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu. Ngành nhựa luôn có chi phí sản xuất, kinh doanh tương đối cao dẫn đến giá thành cao nên chỉ cần các yếu tố khách quan như tỷ giá, lãi vay, chính sách thuế nhập khẩu thay đổi đột ngột là lợi nhuận thuần ngay lập tức bị âm.

    Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng đồ nhựa bình quân đầu người sẽ đạt 45kg/năm vào năm 2020, tương đương tỷ lệ tăng trưởng 4%/năm. Ngành bất động sản, xây dựng tiếp tục phục hồi sẽ thúc đẩy phát triển nhựa xây dựng.
    Nếu xét về quy mô và công nghệ để gia tăng lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam đã mở rộng sản xuất, phân phối.

    Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát đã xây dựng đến 7 nhà máy để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hay như Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á mới đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất profile với 17 dây chuyền và trạm trộn tự động.

    Theo Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã nhập công nghệ tiên tiến nhất của thế giới về sản xuất, tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu vào các thị trường khó tính, như châu Âu, Mỹ, Nhật.

    Ông Hồ Đức Lam - Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Rạng Đông chia sẻ, Rạng Đông xác định sản phẩm mục tiêu, khách hàng mục tiêu để tập trung nguồn lực vào đó. Để tiếp cận khách hàng khó tính, Rạng Đông đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị vào từng công đoạn sản xuất để sản phẩm có độ chuẩn xác cao về kích cỡ, tỷ lệ phế liệu thấp, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

    Theo ông Dương Quốc Thái - Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Sài Gòn, Nhựa Sài Gòn vẫn duy trì được năng lực cạnh tranh nhờ có những khách hàng lớn, ổn định. Nền tảng cho điều này nằm ở máy móc, thiết bị đã được đầu tư đồng bộ, sản xuất thành công một số loại bao bì phức tạp từ công nghệ mới, làm giảm giá thành sản phẩm
  8. MrThanhCuong

    MrThanhCuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Đã được thích:
    128
    Fdi đổ vào thì nhựa là thứ dễ sx, phải sx ở vn để nâng tỷ lệ sở hữu theo yêu cầu của luật việt nam. Sx trong nước rẻ hơn nhập khẩu nên các tập đoàn sẽ thâu tóm. Spp x3 hay bao nhiêu chờ xem câu trả lời.
    QCKntgiang1982 thích bài này.
  9. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    KO phải x3 mà là sẽ có giá 3x vì bọn Tây chào mua giá 40. Nên phải có tham chiếu 38k để nó thỏa thuận. Bác nhìn đồ thị thì biết GAME này là GAME tổ chức M&A chứ làm gì có hàng mà đổ bô nhỏ lẻ. Quan trọng là cứ đua giá rẻ là ngon. SPP FA tài sản, thị phần Lớn, nó khác với hàng Mafia lừa đảo.
    Nghành nhựa đang tăng trưởng khá tốt. Nhiều dư địa để phát triển. Nên các doanh nghiệp Nhựa trên sàn đều bị Thâu Tóm...
    --- Gộp bài viết, 12/09/2019, Bài cũ: 12/09/2019 ---
    Bán giá 40k. Thì đường đi rất giống QCG.
    :drm3
  10. ntgiang1982

    ntgiang1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/05/2017
    Đã được thích:
    1.135
    M&A - cơ hội hay thách thức cho ngành nhựa?
    XUÂN THUThứ sáu, 23/2/2018 | 06:50 GMT+7
    Với mức tăng trưởng trên 20% và tổng giá trị thị trường đạt gần 5 tỷ USD trong năm qua, lĩnh vực bao bì nhựa tại Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một ngành hấp dẫn, dù vậy sức cạnh tranh của khối doanh nghiệp nội vẫn đang giảm sút.
    [​IMG]
    Theo ý kiến của nhiều người trong ngành, bức tranh toàn ngành bao bì nhựa sắp tới sẽ có nhiều thay đổi.

    Trong năm 2017, biên lợi nhuận thuần của doanh nghiệp bao bì nhựa Việt Nam ước tính bị giảm khoảng 1% do thuế nhập khẩu hạt PP tăng 3% từ hồi đầu năm. Hạt nhựa PP là nguyên liệu chính của cả ngàn doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa hiện nay. Mặt hàng này phải nhập khẩu tới 80%. Ngành nhựa có biên lợi nhuận khá thấp, chỉ 5% trong khi có tỷ lệ hao hụt cao lên đến 7%.

    Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, tiềm năng ngành nhựa Việt Nam còn rất lớn, chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân tại Việt Nam hiện đạt 41kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức 48 kg/người/năm của châu Á và mức 70kg/người/năm của thế giới.

    [​IMG]
    Những nhà khởi nghiệp trẻ bước ra từ ngõ hẹpCÁC NGỌC
    Theo bà Lý Hoàng Anh Thi (Công ty Chứng khoán Vietcombank), hiện nay có 12 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán, được phân chia thành những mảng nhỏ hơn gồm bao bì mềm, bao bì thực phẩm, bao bì PET và bao bì xây dựng với tổng vốn hóa hơn 4.000 tỷ đồng.

    Trước xu hướng mua bán và sáp nhập, có nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì mới ra đời hoặc nâng tầm ảnh hưởng đến thị trường bằng cách tái cấu trúc, tăng mức đầu tư cả về công nghệ, số lượng máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực.

    Tỷ lệ doanh nghiệp bao bì có doanh số lớn hơn 30 triệu USD ngày một gia tăng, nhóm doanh nghiệp có tổng doanh thu tầm 5 triệu USD/năm tăng vượt trội trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, chiếm phần lớn trong hơn 2.000 doanh nghiệp mảng bao bì nhựa đang hoạt động là những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mảng nhựa xây dựng.

    Công ty Chứng khoán Thiên Việt nhận định, ngành nhựa bao bì năm 2017 duy trì được tỷ suất lợi nhuận gộp là 15% nhưng rủi ro vay nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn là điểm cần lưu ý ở các doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có tỷ lệ vay nợ ngắn hạn khá cao, trung bình khoảng 70% và nợ dài hạn là 30%.

    Với mô hình đóng gói nội bộ, đa số doanh nghiệp bao bì nhựa nhỏ trong nước có thiết bị sản xuất nghèo nàn không thể đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao của những công ty hàng tiêu dùng lớn và sự phức tạp trong hành vi tiêu dùng của người dân. Miếng bánh thị trường ngày càng lớn nhưng phần tăng trưởng đang dần thuộc về doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đó là các công ty chi nhánh của những tập đoàn bao bì nhựa dẻo toàn cầu đã phục vụ cho nhiều công ty đa quốc gia trong thời gian dài. Nhóm này hiện đang cạnh tranh quyết liệt với công ty nội địa, nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại, cũng như chuyên gia trong lĩnh vực bao bì dẻo.

    Xét trên mọi khía cạnh, từ điều kiện sản xuất kinh doanh đến năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp nước ngoài đều thể hiện sự vượt trội, lấn lướt; còn doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tỏ ra đuối sức khi phải chịu áp lực kép: vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài vừa bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu, kỹ thuật, máy móc nhập khẩu…

    Trước thực tế trên, một số công ty đã nhận định M&A là phương thức phù hợp để tồn tại. Giám đốc một doanh nghiệp trong ngành nhựa cho biết M&A là cơ hội hay thách thức còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và cổ đông của doanh nghiệp đó. “M&A sẽ là phương thức tốt để hiện thực hóa khoản đầu tư, nhưng đồng thời cũng là mối đe dọa nếu công ty vẫn muốn hoạt động theo lối cũ”, ông này khẳng định.

    (Theo DoanhnhanPlus - Tựa bài do DNSG Online đặt

Chia sẻ trang này