SSI tí ngất!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckymanluckyman, 13/07/2018.

138 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 03:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2268 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    SSI khuyến nghị mua vào nắm giữ TÀI SẢN !
    SSI thị phần 23%, lãnh đạo và quỹ liên tục gom vào?
    PHÂN TÍCH CƠ BẢN
    1. Lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận một CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vượt mốc 20%. SSI ước lãi 885 tỷ 6 tháng đầu năm tăng gần 20% cùng kỳ năm trước.
    Lần đầu tiên trong lịch sử SSI vượt mốc 23% thị phần môi giới trên HoSE, gấp đôi vị trí thứ hai.
    2. Daiwa cổ đông lớn chiếm 20% cổ phần SSI liên tục đăng ký mua vào SSI, đợt gần đây nhất là mua khoảng 14 TRIỆU CP GIÁ TRUNG BÌNH QUANH 37-44
    3. Bán giá trái phiếu chuyển đổi giá 31 cho đối tác chiến lược, trong khi giá trên sàn giá 26.5
    4. Lệnh kê mua nhiều phiên đỡ giá của lãnh đạo toàn 500k, Vì sao phải đỡ ?
    Vì bán trái phiếu giá 31 và cổ đông lớn mua 37-40 gần đây thì phải điều tiết sao cho cổ phiếu ở múc trung bình chứ, giảm mạnh thì sau này sao huy động vốn tiếp được. Đúng không các bạn ?
    5. Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng mới phát biểu trên ngày
    5 Tháng 7 lúc 14:05 ·
    Hơn 23% thị phần môi giới, lợi nhuận 6 tháng 885 tỷ, PE tương ứng dưới 10, tăng trưởng ổn định bền vững. Mục tiêu của SSI và của cả thị chứng khoán phải là nơi để nhà đầu tư yên tâm giữ tài sản chứ không phải chỉ là nơi nhà đầu tư vào thử vận may lướt sóng.
    PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    1.Giá hiện tại là vùng hỗ trợ rất mạnh tích lũy từ tháng 4->12 năm 2017 quanh vùng 25-26
    2. Phân kỳ dương
    3. Đường MACD chuẩn bị cắt lên đường signal
    4. Đang dần hiện hình mô hình 2 đáy W, tín hiệu đảo chiều ...
    http://ndh.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-ssi-vuot-moc-23-th
    http://images1.cafef.vn/…/ssi-bao-cao-ket-qua-giao-dich-co-…
    okeck16 thích bài này.
  2. haibtc01

    haibtc01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2017
    Đã được thích:
    1.750
  3. hamanhquandhxd1983

    hamanhquandhxd1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Đã được thích:
    615
    =D>=D>=D>
  4. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
  5. huyenduc224

    huyenduc224 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    440
    Môi giới chứng khoán phái sinh Q2/2018: VND và HSC chiếm quá nửa thị phần
    [​IMG]

    VND tiếp tục dẫn đầu thị trường, HSC đã tăng hơn giành được thêm 5% để đánh chiếm vị trí thứ 2.Trong khi đó, BSC và VPBS vốn chiếm thị phần nhỏ lại càng bị đẩy lùi về phía sau .
    Trong khi thị trường cơ sở chứng kiến những phiên giao dịch khủng với khối lượng lớn trong quý 1 và giảm dần trong quý 2 thì thị trường phái sinh lại có mức tăng trưởng về giá trị và khối lượng đáng kể trong quý 2.

    Trong quý 2, số lượng hợp đồng khớp lệnh và giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường phái sinh đạt lần lượt 4,19 triệu hợp đồng và 418 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1 và 2,9 lần so với quý 1 năm nay. Với chiếc bánh ngày càng to ra, không khó hiểu khi các công ty chứng khoán chạy đua để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường "ăn nên làm ra" này.

    Kết thúc quý 2/2018, VNDirect tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về thị phần môi giới hợp đồng tương lai trên thị trường phái sinh khi nắm 27,35% thị phần trong tay, tăng hơn 2 điểm % so với quý trước.

    Tăng trưởng ấn tượng nhất là HSC khi công ty này đạt tới 25,94%, tăng hơn 5,7 điểm % so với quý 1 và giành lấy ngôi vị thứ 2 từ SSI. Như vậy, chỉ VNDirect và HSC đã chiếm tới hơn 53% thị phần.

    Vị trí thứ 3 thuộc về MBS với thị phần đạt 17,22% trong khi SSI bị đẩy lùi xuống vị trí thứ 4 với 16,52%. Thị phần của VPBS, BSC đã giảm lần lượt 1,89 và 1,65 điểm % so với quý trước.

    [​IMG]

    Tính chung 2 quý đầu năm 2018, VND xếp đầu với thị phần đạt 26,82%. Xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt là HSC (nắm 24,46% thị phần) và SSI (nắm 17,9% thị phần). Tính riêng 3 ông lớn này đã nắm tới gần 70% tổng thị phần mới giới hợp đồng tương lai nửa đầu năm 2018.

    [​IMG]
  6. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    SSI Ce lào
    --- Gộp bài viết, 13/07/2018, Bài cũ: 13/07/2018 ---
    Lên
  7. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    http://ndh.vn/cac-cach-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-co-the-ket-thuc-20180712045426167p145c151.news

    1. Trang chủ
    2. Đầu tư
    3. Vĩ mô
    4. Thời sự
    • [​IMG]
      Như Tâm/Theo Vox

      (NDH) Có nhiều cách để cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay kết thúc nhưng chưa rõ Washington muốn gì còn Bắc Kinh sẵn sàng nhượng bộ điều gì.

      TIN ĐỌC NHIỀU
      Ngay đầu ngày 6/7, Mỹ bắt đầu áp thuế 25% với 34 tỷ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Trung Quốc ngay lập tức có động thái đáp trả tương đương.

      Diễn biến trên đánh dấu bắt đầu một cuộc chiến thương mại không rõ hồi kết. Trường hợp tệ nhất, hàng loạt biện pháp qua lại tiếp theo sẽ được triển khai, ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng và kinh tế thế giới. Trường hợp tốt nhất, hai bên tìm được tiếng nói chung và đạt thỏa thuận chấm dứt căng thẳng.

      “Câu trả lời chung là có”, Edward Alden, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nói khi được hỏi về khả năng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kết thúc. “Luôn có lối thoát khỏi những tình huống như vậy, luôn có thỏa thuận có thể đạt được. Với chính quyền Trump, họ sẽ khó có thể xác định những thỏa thuận đó sẽ như thế nào”.

      Luôn có cách xuống thang. Nó đòi hỏi hai bên cần biết rõ họ cần nhất trí điều gì và bên còn lại có thể chấp nhận, dưới sức ép, nội dung gì. Nếu đạt được thỏa thuận, hành động đáp trả thương mại qua lại sẽ kết thúc, theo Michael Froman, thành viên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cựu đại diện thương mại Mỹ dưới thời cựu tổng thống Barack Obama.

      “Nếu nhìn vào lịch sử, một khi thuế đã được áp dụng, chúng thường khá khó chịu và các bên liên quan bắt đầu tự bảo vệ. Chúng ta, Mỹ, đã áp thuế 25% lên xe tải nhập khẩu từ thời ‘Chiến tranh Gà’ năm 1963 với Liên minh châu Âu (EU), khi EU ngăn thịt gà Mỹ vào thị trường của họ. Chúng ta áp thuế 25% để đáp trả. Và điều đó vẫn tiếp diễn cho đến hiện nay”, Froman nói.

      Do đó, nếu muốn xuống thang, các bên cần có những bước đi vững chắc tránh thuế quan trở thành một yếu tố lâu dài trong môi trường kinh doanh.

      Scott Kennedy, giám đốc dự án về doanh nghiệp Trung Quốc và kinh tế chính trị tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), cho rằng chiến tranh thương mại đã bắt đầu, quan trọng hơn là nó đã nảy sinh từ năm ngoái. Ngày 6/7, nó trở thành hiện thực với 34 tỷ USD hàng hóa của mỗi bên bị đánh thuế. Trong vòng hai tuần sau đó, Trung Quốc và Mỹ sẽ áp thêm thuế với 16 tỷ USD hàng hóa nữa.

      Lối thoát cho cuộc chiến thương mại này còn ở rất xa, cho đến khi hai bên cảm thấy bị ảnh hưởng đủ lớn về kinh tế, chính trị và việc tìm giải pháp là vì lợi ích của chính họ. Hiện tại, cả Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng tiếp tục căng thẳng thương mại là lựa chọn tốt hơn thương lượng.

      Chad Bown, thành viên cấp cao tại Viện Peterson về Kinh tế quốc tế, cựu chuyên gia cấp cao về thương mại dưới thời Obama, nhận định điểm kết thúc cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Trump với Trung Quốc chưa xuất hiện. Họ dường như không có kế hoạch thương lượng. Washington cũng không nêu kỳ vọng của họ khi châm ngòi cuộc khủng hoảng này.

      “Do đó, chúng ta chỉ biết cái giá của việc áp thuế - bị đáp trả nhằm vào nông dân Mỹ, lo ngại tình hình leo thang – và không rõ ông Trump định làm gì tiếp”, theo Bown.

      Sức tác động từ 34 tỷ USD hàng hóa bị đánh thuế chưa đủ lớn. Hai nền kinh tế tin họ có thể chịu được ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đều không thể tỏ ra yếu thế trước những cử tri đã bầu họ. Hai người đều mô tả hành động của bên còn lại là “không hợp lý”.

      “Nhưng cuối cùng, họ sẽ nhận ra họ cần sự hợp tác của bên còn lại trong nhiều vấn đề phi kinh tế”, Mark Wu, giáo sư luật tại Harvard, nói. Tình hình hiện nay sẽ kéo dài hay kết thúc phụ thuộc vào hai yếu tố. Một là Trung Quốc có thể nhượng bộ bao nhiêu. Hai là, chính quyền Trump có thể chấp nhận những gì. Hai yếu tố này đều chưa rõ ràng.

      Xung đột Mỹ - Trung hiện tại liên quan hai nhóm vấn đề chính. Nhóm thứ nhất là thiếu sự “có đi có lại” về thuế, tiếp cận thị trường và đầu tư. Trung Quốc đã có một số nhượng bộ như mở cửa hơn một số lĩnh vực dịch vụ, hạ thấp hạn chế đầu tư và đề nghị mua thêm sản phẩm năng lượng, nông nghiệp Mỹ. Những nhượng bộ này có thể dựa trên chương trình cải cách tổng thể nền kinh tế của Trung Quốc.

      Rắc rối nằm ở nhóm thứ hai, gồm lo ngại về chuyển giao công nghệ và chính sách công nghiệp công nghệ cao, bao gồm sáng kiến “Made in China 2025” – giúp Trung Quốc đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Mỹ yêu cầu Trung Quốc hủy những chương trình này bởi nó gây bất lợi cho công ty nước ngoài trong khi Bắc Kinh coi đây là điều kiện then chốt để chuyển mình thành cường quốc công nghệ cao. Hai bên đều chưa có nhượng bộ.

      Theo Wu, Mỹ đang cược rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ cảm thấy sự đe dọa và nhượng bộ trong cả hai vấn đề. Trung Quốc lại tin Mỹ không đủ sức chịu những tổn thất kinh tế và chính trị, sau đó chọn thỏa thuận với những ít yêu cầu hơn.

      Todd Tucker, chuyên về khoa học chính trị tại Viện Roosevelt, cho rằng dựa trên bản tính của Tổng thống Trump, Trung Quốc có thể đề xuất mua thêm hàng nông sản Mỹ, tăng cường hỗ trợ trong vấn đề Triều Tiên để ông chủ Nhà Trắng tuyên bố chiến thắng và hủy bỏ thuế.

      Căng thẳng thương mại càng kéo dài, số lượng việc làm biến mất càng nhiều và tổn thất chính trị ngày càng hiện rõ.

      Alden xem xét một số trường hợp trong quá khứ mà Mỹ từng châm ngòi chiến tranh thương mại bằng cách áp thuế và điều Washington muốn để chấm dứt căng thẳng thường khá rõ ràng.

      Ví dụ, vào thập niên 80, Mỹ áp thuế 100% với 300 triệu USD hàng bán dẫn của Nhật Bản. Mục tiêu khá rõ ràng, buộc Nhật Bản phải mua nhiều sản phẩm bán dẫn của Mỹ hơn. Trên thực tế, Mỹ muốn 20% thị phần tại Nhật Bản. Tokyo đồng ý và căng thẳng kết thúc.

      Cũng có những tranh chấp thương mại mà các đòi hỏi phức tạp hơn nhưng thường vẫn có thể định hình được thỏa thuận cần có là gì.

      Với Trung Quốc, Mỹ đã liệt kê mục tiêu chung. Với châu Âu, Mỹ chưa hé lộ họ cần gì để dỡ thuế với nhôm và thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU). EU đã thử một số vấn đề như đề nghị tái đàm phán thương mại, bỏ thuế với xe hơi nhưng không có phản hồi tích cực nào từ Washington.

      Với Simon Lester, giám đốc Trung tâm Herbert A. Stiefel về nghiên cứu chính sách thương mại, Viện Cato, việc Mỹ áp thuế có thể chỉ là một chiến lược để thương lượng và căng thẳng thương mại có thể giảm. Nếu các doanh nghiệp và người tiêu dùng phản đối mạnh mẽ, Washington có thể phải lùi bước.

      Tiếp đó, các nhà thương lượng của Mỹ và Trung Quốc cần thiết lập một thỏa thuận cứu cánh, cho phép hai bên cùng tuyên bố chiến thắng. Thỏa thuận này phải có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc.
  8. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.839
  9. VIETHONG

    VIETHONG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2015
    Đã được thích:
    2.563
  10. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    ngọt

Chia sẻ trang này