STB - Hoàn thành hơn 15000 tỷ kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2017, Mục tiêu 20 thẳng tiến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hcmanly, 17/12/2017.

8449 người đang online, trong đó có 1334 thành viên. 14:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 353889 lượt đọc và 3247 bài trả lời
  1. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Nước rút thu nợ cuối năm, Sacombank đấu giá tài sản gần 10.000 tỷ đồng tại KCN Đức Hòa III
    Theo Tiến Vũ - Vietnambiz

    Sacombank đấu giá hàng loạt quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp Đức Hòa III - Long An với tổng diện tích đấu giá lên đến gần 923 ha, tổng giá khởi điểm hơn gần 10.000 tỷ đồng. Nếu thành công, rất có thể Sacombank sẽ hoàn thành chỉ tiêu xử lý nợ xấu năm nay.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Loạt nợ xấu của nhiều doanh nghiệp có chung 1 ông chủ

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank - Mã: STB) thông báo về việc tổ chức bán đấu giá tài sản hàng loạt tài sản tại xã Mỹ Hạnh Bắc và xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

    Đây đều là quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp Đức Hòa III - Long An với tổng diện tích đấu giá lên đến gần 923 ha, tổng giá khởi điểm gần 10.000 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An.
    Cụ thể gồm tài sản thứ nhất là Quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An với tổng diện tích 3.722.303 m2.

    Chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Hạ Tầng Khu công nghiệp Sài Gòn Long An và một phần của CTCP Đầu tư AMIC. Giá khởi điểm là hơn 4.000 tỷ đồng.

    Tài sản đấu giá thứ hai là Quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An với tổng diện tích 2.749.134 m2.

    Chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Xây dựng Liên Thành Long An, CTCP Long “V”, CTCP Phát triển Long Đức – ILD và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Mười Đây. Giá khởi điểm là gần 3.132 tỷ đồng.

    Tài sản thứ ba là Quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An với tổng diện tích hơn 2.753.730 m2.

    Chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Đức Hoà III – Resco và một phần của CTCP Đầu tư AMIC. Giá khởi điểm gần 2.855 tỷ đồng.

    Phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 18/12 tại Hội sở của Sacombank.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, CTCP Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Hạ Tầng Khu công nghiệp Sài Gòn Long An (SLICO) thành lập vào tháng 4/2003, hiện do ông Ngô Trí Dũng làm đại diện luật. Công ty vẫn đang hoạt động; có ngành nghề kinh doanh địa ốc, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; cho thuê: nhà kho bãi, văn phòng, nhà xưởng.Tại KCN Đức Hòa III, vào đầu năm 2002, trong khi hai KCN Đức Hòa 1 và 2 đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì UBND tỉnh Long An cho mở thêm KCN Đức Hòa 3, theo đưa tin của báo CA TPHCM.

    Theo chủ trương chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh Long An vào năm 2002, SLICO được phép đầu tư vào hạ tầng KCN Đức Hòa III với diện tích 185,4 ha tại xã Đức Lập Hạ (gọi tắt là KCN Slico).

    CTCP Đầu tư AMIC được thành lập tháng 3/2005, cũng do ông Ngô Trí Dũng làm chủ và đại diện pháp luật và ngành nghề kinh doanh với SLICO. Doanh nghiệp này là chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Song Tân - Đức Hòa III với diện tích 316 ha.

    Tương tự, CTCP Đầu tư Xây dựng Liên Thành Long An thành lập tháng 12/2009 , CTCP Long "V" thành lập vào 7/2004 và đều do ông Ngô Trí Dũng làm chủ và đại diện theo pháp luật, với ngành nghề kinh doanh là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Tại KCN Đức Hòa III, mỗi doanh nghiệp này được cấp phép đầu tư diện tích đất 100 ha.

    CTCP Đầu tư Phát triển Long Đức – ILD thành lập vào tháng 5/2005 do ông Phạm Tiến Trân làm chủ sở hữu và giám đốc, ngành nghề chính là Xây dựng dân dụng và công nghiệp.

    Vào tháng 4/2011, UBND tỉnh Long An ban hành quyết định thành lập KCN Đức Hòa III-Long Đức tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Diện tích khu công nghiệp là 175,27 ha, do Long Đức-ILD làm chủ đầu tư.

    CTCP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Mười Đây thành lập vào tháng 11/2007 do ông Trần Trọng Hòa làm chủ với ngành nghề kinh doanh chính là Kinh doanh kho bãi; Kinh doanh bất động sản. Được biết, KCN Đức Hòa 3 - Mười Đây có tổng diện tích 137 ha, nằm tại ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa. Năm 2010, UBND tỉnh Long An giao đất cho CTCP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Mười Đây đợt 2 để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đức Hòa 3 - Mười Đây. Diện tích đất được giao là hơn 20.700 m2

    CTCP Đầu tư Đức Hoà III – Resco thành lập tháng 8/2014, thuộc sở hữu của Giám đốc Ngô Thanh Quốc. Trụ sở tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An với ngành nghề kinh doanh cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê kho tàng, bến bãi.

    Kế hoạch xử lý hơn 15.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay sẽ đạt được?

    Tính đến tháng 8, Sacombank đã thu hồi được 6.000 tỷ đồng nợ xấu. Mục tiêu 2017 của Sacombank là xử lý 15.000-20.000 tỷ đồng nợ xấu. Nếu lượng nợ xấu đấu giá lần này thành công thì rất có thể Sacombank sẽ hoàn thành chỉ tiêu xử lý nợ xấu năm nay.

    Trao đổi với chúng tôi trước đó, Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh cho biết, sau khi Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, ông Trầm Bê có nhận trách nhiệm xử lý các khoản vay với số nợ gốc là 35.400 tỷ đồng và giá trị tài sản bảo đảm là 43.000 tỷ đồng; trong đó 33.000 tỷ đồng là bất động sản và 10.000 tỷ đồng là cổ phiếu.

    Chi tiết về 33.000 tỷ đồng tài sản bảo đảm bất động sản, ông Minh cho hay là các dự án lớn ở khu vực trung tâm như quận 1, 3, 5, 9, Thủ Đức, các tỉnh như Long An, Cần Thơ có khả năng thu hồi cao. Cụ thể như các Khu Đô thị và Công Nghiệp Bình Chánh TP HCM; Khu Công nghiệp Đức Hoà Long An; Khu Đô thị Bình Trưng, quận 2, TP HCM,...

    Cùng với khoản nợ tài sản bảo đảm là cổ phiếu, ông Minh khẳng định "Khả năng thu hồi các khoản nợ này là là 100%, bởi các khách hàng vay đều đang rất có thiện chí hợp tác và tất cả các khoản vay đều có tài sản bảo đảm là bất động sản và cổ phiếu STB của Sacombank".

    Lý do phát sinh nợ xấu ở các khoản vay này là phần lớn được sử dụng vào đầu tư bất động sản, về cơ bản không có sai phạm trong quá trình cho vay. Thời điểm năm 2010 – 2015, bất động sản đóng băng dẫn đến phát sinh nợ xấu.

    Link: http://ndh.vn/nuoc-rut-thu-no-cuoi-...-kcn-duc-hoa-iii-20171217013616920p4c149.news
    Dola2012, Rolex4646, Milano775 người khác thích bài này.
    Vnindex860 đã loan bài này
  2. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (HOSE)


    Giá hiện tại: STB[​IMG]12.7+0.2(+1.6%)Hồ sơ công ty[​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ[​IMG] Hồ sơ ceo
    Sau Eximbank, LienVietPostBank liệu có bán vốn tại Sacombank?
    [​IMG]

    Gần đây việc các ngân hàng thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng khác thu hút được sự chú ý của thị trường...
    Chẳng hạn Vietcombank thoái thành công tại Saigonbank và Tài chính Xi Măng, dự kiến sẽ thoái tiếp khỏi OCB trong tháng 1 này và định chấm dứt quan hệ cổ đông lớn với Eximbank và MB vào tháng 1 năm 2018. Theo lãnh đạo Vietcombank thì cả 5 khoản đầu tư trên đều có lợi nhuận lớn, và theo ước tính của công ty chứng khoán thì các khoản này sẽ đem về cho Vietcombank không dưới 2.000 tỷ.

    Tiếp sau Vietcombank, Eximbank cũng đã rục rịch thoái vốn khỏi Sacombank, với khởi điểm là bán gần 5 triệu cổ phiếu hôm 29/11, đưa tỷ lệ sở hữu của Eximbank tại Sacombank từ hơn 9% xuống còn chưa đến 8,8% số cổ phần có quyền biểu quyết.

    Sau động thái từ Eximbank, một số thông tin bên lề cho rằng LienVietPostBank cũng sẽ bán vốn đang sở hữu tại Sacombank. “Tin đồn” này cũng có cơ sở khi mà tại cuộc gặp mặt nhà đầu tư hồi tháng 10 vừa qua, một lãnh đạo của ngân hàng Liên Việt đã nói với cổ đông rằng sẽ bán cổ phần tại Sacombank.

    Nếu chuyện này là có thật thì Sacombank và LienVietPostBank thời gian tới sẽ là một điểm thu hút của thị trường. Hơn nữa với riêng LienVietPostBank, thị trường còn có thêm sự quan tâm là thời gian gần đây tất cả các lãnh đạo của nhà băng này, từ Ban kiểm soát, Ban điều hành cho tới Hội đồng quản trị, đều đồng loạt thông báo bán quyền mua cổ phiếu tới hàng chục triệu quyền mua trong đợt ngân hàng phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên.

    Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank.

    Nhà báo: Thưa ông, gần đây có nhiều ngân hàng tiến hành thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng khác, kể cả khi họ đã hoàn thành tuân thủ theo thông tư 36, phải chăng sự hấp dẫn của các khoản đầu tư ngân hàng đang giảm đi?

    Ông Phạm Doãn Sơn: Các ngân hàng bán vốn để tuân theo quy định tại Thông tư 36 là tất yếu nhằm xóa bỏ sở hữu chéo. Một số đơn vị vẫn bán vốn ngay cả khi đã tuân thủ quy định, có thể là do họ thấy mức lợi nhuận đã đủ hấp dẫn để bán ra. Song tất cả việc thoái vốn thế nào đều phụ thuộc vào chiến lược của mỗi ngân hàng chứ không phải sức hấp dẫn còn hay mất.

    Được biết LienVietPostBank cũng đang sở hữu cổ phiếu Sacombank, vậy các ông có tính bán hết số cổ phiếu đó không?

    Chúng tôi đúng là đang nắm giữ một số lượng cổ phiếu của Sacombank và từng có kế hoạch bán nhưng hiện nay đã thay đổi.

    Lý do là Sacombank đang tái cơ cấu với các đường lối rõ ràng, ban lãnh đạo Sacombank đang thể hiện rằng họ rất quyết tâm.

    Bản chất Sacombank rất tốt, chỉ xuất hiện vấn đề sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam. Chúng tôi nhận thấy hoạt động tái cơ cấu đang đúng lộ trình với chiều hướng tích cực. Số lượng nợ xấu đã xử lý được rất lớn nhờ thị trường bất động sản thuận lợi. Nhìn hoạt động kinh doanh của Sacombank thời gian qua tôi tin rằng lợi nhuận của họ năm nay sẽ cao hơn không dưới 200% so với kế hoạch mà cổ đông đã thông qua.

    Khoản đầu tư của Liên Việt ở Sacombank cũng đang có lãi. Thời điểm tháng 10 chúng tôi dự định bán là khi cổ phiếu giá còn thấp, nhưng đến nay giá đã lên trên 13.000 đồng.

    Đầu tư cũng phải tính đến việc rút vốn về và chúng tôi cũng không là ngoại lệ. Song với tương lai của Sacombank đang nhiều hứa hẹn, chúng tôi quyết định giữ lại khoản đầu tư này và sẽ lựa chọn một thời điểm khác phù hợp hơn để bán vốn.

    Thời gian gần đây các lãnh đạo của LienVietPostBank đồng loạt công bố chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu ưu đãi. Có ý kiến hoài nghi rằng phải chăng các ông đang thiếu niềm tin vào chính mình nên phải bán quyền mua cổ phiếu cho người khác?

    Chúng tôi là lãnh đạo ngân hàng đại chúng nên bất kỳ động thái nào liên quan đến cổ phiếu cũng phải báo cáo để đảm bảo tính minh bạch.

    Việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, bản chất là chúng tôi phát hành nội bộ, tức là không được bán cho bên ngoài. Hiện nay lãnh đạo Liên Việt ít nhiều đều đã nắm cổ phiếu nên chúng tôi quyết định nhường lại quyền mua, để cho cán bộ công nhân viên ngân hàng có thêm cơ hội sở hữu cổ phiếu LPB, qua đó tăng tính gắn bó với ngân hàng.

    Trong năm nay cổ phiếu ngân hàng tăng giá liên tục, nhiều cổ phiếu tăng giá 100% thậm chí là gấp 3, gấp 4 lần so với đầu năm, và phổ biến là từ 35-70%. Nhưng kể từ khi lên UpCOM, cổ phiếu của LienVietPostBank lại không được may mắn như vậy. Là người đang điều hành ngân hàng, đồng thời là phó chủ tịch thường trực HĐQT, ông suy nghĩ thế nào? Liệu các ông có tính đến việc mua vào cổ phiếu hoặc một hành động nào đó để đẩy giá cổ phiếu lên không?

    Tôi xin khẳng định luôn rằng chúng tôi làm ngân hàng chứ không kinh doanh cổ phiếu. Từ khi lên sàn đến nay, chúng tôi không tác động đến giá cổ phiếu mà để cho nó tự thân vận động, tự cho thị trường đánh giá và điều chỉnh.

    Còn nếu so với các cổ phiếu khác trên sàn tăng giá mạnh, tôi khẳng định LienVietPostBank tốt hơn nhiều so với một vài trong số đó. Bởi chúng tôi không kinh doanh cổ phiếu mà xác định gắn bó với ngân hàng nên chúng tôi không muốn đẩy giá.

    Hơn nữa, với giá cổ phiếu của LienVietPostBank như hiện nay, tôi cho rằng sẽ thuận lợi hơn cho chúng tôi trong việc phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành thêm. Bởi với mức giá này, cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên sẽ có thêm cơ hội nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn khi chúng tôi tăng vốn vào năm tới.

    Nhưng khi cổ phiếu lên giá thì sẽ giúp nhà đầu tư hưng phấn hơn và có cơ hội tốt hơn để thu hút nhà đầu tư mới?

    Chúng tôi tự tin rằng mình đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Hiện không chỉ nhà đầu tư trong nước mà nhiều cổ đông nước ngoài cũng đặt lịch làm việc, muốn hợp tác với chúng tôi.

    Kế hoạch của chúng tôi là năm tới sẽ tăng mạnh nguồn vốn điều lệ bằng việc phát hành cho cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên và cổ đông chiến lược. Trong đó nếu là cổ đông chiến lược thì chúng tôi muốn ưu tiên hơn với cổ đông trong nước.

    LienVietPostBank đã đưa cổ phiếu lên UpCOM, vậy khi nào ngân hàng đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chính thức để tăng thêm thanh khoản?

    Chắc chắn chúng tôi sẽ chuyển lên sàn chính thức, có thể là năm sau, nhưng sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tốt cho cả nhà đầu tư lẫn ngân hàng.

    Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank



    Liên quan tới hoạt động kinh doanh, gần đây LienVietPostBank bắt đầu chuyển đổi các phòng giao dịch bưu điện thành Phòng giao dịch ngân hàng. Xin hỏi ông các phòng giao dịch này có giống với phòng giao dịch ngân hàng không?

    Các điểm bưu điện đều là ở trung tâm huyện. Từ khi sáp nhập vào LienVietPostBank, các điểm này đã thực hiện huy động vốn và một số dịch vụ như thu chi tiền hộ với chức năng gần giống với ngân hàng.

    Việc chuyển đổi đang thực hiện sẽ biến điểm bưu điện thành một phòng giao dịch như ngân hàng bình thường với đầy đủ chức năng. Trong năm nay chúng tôi đã được NHNN chấp thuận cho chuyển đổi 185 điểm, dự kiến năm sau sẽ xin thêm khoảng 200 điểm nữa và kế hoạch tới 2019 là tổng cộng 700 điểm bưu điện chuyển đổi sang ngân hàng.

    Việc chuyển đổi phòng giao dịch này liệu có tốn chi phí nhiều cho đào tạo và cơ sở vật chất không? Các ông tín toán thế nào về hiệu quả của các phòng giao dịch này và khả năng đóng góp vào lợi nhuận cho ngân hàng?

    Về chi phí tôi khẳng định không nhiều, chỉ khoảng vài trăm triệu cho hệ thống công nghệ thông tin và kho tiền. Bởi công tác chuẩn bị không phải bây giờ mới thực hiện mà từ khi sáp nhập bưu điện vào ngân hàng, chúng tôi đã đầu tư hệ thống công nghệ thông tin rất hiện đại, hơn nữa nhân sự ngân hàng cũng đã đưa về 8 – 10 người ở mỗi điểm để thực hiện.

    Về hiệu quả của các phòng giao dịch chuyển đổi này, tôi xin khẳng định sẽ hiệu quả hơn bất kỳ phòng giao dịch của ngân hàng thương mại nào ở vùng nông thôn.

    Riêng về huy động vốn, ngay như ở các tỉnh khó khăn như Cao Bằng hay Nghệ An, chúng tôi đều có nguồn tiền huy động được rất dồi dào, số dư không dưới 1.000 tỷ. Chúng tôi đã tạo dựng được niềm tin của người dân với ngân hàng và bưu điện.

    Còn về tín dụng, ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, người dân thường tích lũy tiền và gửi rất lâu, khi họ đủ tiền để làm một việc lớn mới rút ra, thì đó chính là nguồn vốn mà chúng tôi có thể tận dụng được để cho vay. Còn khi vay vốn, họ là những người nông dân gắn bó với ruộng đồng nên các khoản cho vay với người dân đều rất an toàn, không có nợ xấu.

    Một ý nghĩa nữa quan trọng mà chúng tôi làm được qua việc chuyển đổi này đó là phổ cập hoạt động kinh doanh ngân hàng, đem những công nghệ hiện đại nhất tới người dân, qua đó đẩy lùi hoạt động tín dụng đen vốn đang làm bất ổn xã hội.

    Như vậy có thể thấy một tương lai đầy hứa hẹn của ngân hàng bắt đầu từ năm tới. Còn riêng năm nay, đã qua 11 tháng, ông có thể ước tính kết quả hoạt động từ đầu năm tới nay và cả năm 2017?

    Sau 11 tháng, tổng tài sản chúng tôi đã vượt 150 nghìn tỷ; huy động vốn thị trường 1 hơn 136 nghìn tỷ; tín dụng trên 100 nghìn tỷ, đều tăng rất mạnh so với đầu năm. Về lợi nhuận, đầu năm chúng tôi đặt chỉ tiêu lãi trước thuế khoảng 1.500 tỷ và chia cổ tức 12%. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi rà soát lại và thấy rằng lợi nhuận sẽ đạt tối thiểu 1.700 tỷ và do đó Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng lên 15% trong đó 12% trả bằng tiền mặt và 3% bằng cổ phiếu cho năm 2017 này.

    Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!



    Eximbank vừa bán gần 5 triệu cổ phiếu Sacombank, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 9
    Milano77, Vnindex860bienlang thích bài này.
  3. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.977
    Múc Bank
    HcmanlyVnindex860 thích bài này.
    Hcmanly đã loan bài này
  4. phantienhoan

    phantienhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/12/2016
    Đã được thích:
    220
    ngon
    HcmanlyVnindex860 thích bài này.
  5. New_stock2308

    New_stock2308 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2017
    Đã được thích:
    2.890
    d
    đã múc 70% tk, mai múc tiếp nếu có giá phù hợp.
    Hcmanly thích bài này.
  6. nvnghia_1982

    nvnghia_1982 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Đã được thích:
    9.445
    E xim bán hết mới lên dc... nhú cái nó táng lái buông rồi :))
    Vnindex860Hcmanly thích bài này.
  7. Thrones

    Thrones Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2017
    Đã được thích:
    1.453
    Đã đấu giá thành công đâu. Nếu đấu giá với giá tốt thì bao nhiêu cây CE cho đủ :D
    bienlangHcmanly thích bài này.
  8. troctru

    troctru Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2017
    Đã được thích:
    2.096
    Like.
    --- Gộp bài viết, 17/12/2017, Bài cũ: 17/12/2017 ---
    Đợi đấu giá thành công thì mua giá 20 nhé.! Chủ tịch xuống tiền thì cứ theo thôi. Sợ gì ở giá này
    bienlang, Vnindex860Hcmanly thích bài này.
  9. Vnindex860

    Vnindex860 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    6.548
    triệu like
    Hcmanly thích bài này.
    Vnindex860 đã loan bài này
  10. ntnhn

    ntnhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2011
    Đã được thích:
    2.026
    STB tôi cũng đang ngóng 2017 sóng ngân hàng còn 2018 thế nào
    Hcmanly thích bài này.

Chia sẻ trang này