STB: Voi già lại mọc thêm…ngà!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 15/10/2019.

1826 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 03:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 534 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    STB đang có sự trở lại mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành một case đầu tư “siêu cấp” trong dài hạn (2-3 năm). Lý do gì cho sự trở lại mạnh mẽ của STB? Hãy cùng tìm hiểu.

    [​IMG]
    1. Điểm sáng từ 2017
    Huy động vốn từ khách hàng của Sacombank cuối năm 2016 đạt hơn 289 ngàn tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng khối tư nhân. Quy mô huy động vốn là một lợi thế lớn cho Sacombank vì theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính, hoạt động huy động vốn sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trong tương lai gần. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với huy động vốn cuối năm 2016 ở mức 65,3%, tức ngân hàng vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển tín dụng (tỷ lệ cho vay/huy động tối đa theo quy định là 80%).
    Quy mô huy động vốn của Sacombank đã tăng trưởng khá mạnh trong năm 2016 (tăng 11,6% hay hơn 30 ngàn tỷ - tương đương với tổng huy động vốn của một vài ngân hàng nhỏ!). Điều này không chỉ cho thấy khả năng cạnh tranh, năng lực bán hàng của Sacombank mà còn thể hiện niềm tin của khách hàng dành ngân hàng trong giai đoạn gặp nhiều điều tiếng hiện nay.
    Cơ cấu huy động vốn năm 2016 của Sacombank cũng chuyển dịch theo hướng tích cực khi tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn chiếm tỷ trọng cao (30,7%) và tăng trưởng 13,9%, thể hiện xu thế bền vững của nguồn vốn. Đồng thời, tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng trưởng tốt (15,9%) sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận ( nhờ lãi suất huy động thấp).
    [​IMG]
    Huy động vốn thị trường 1 của Sacombank Nguồn: BCTC của Sacombank
    Thu nhập ngoài lãi dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân
    Nguồn thu ngoài lãi luôn là mơ ước của giới ngân hàng trong lẫn ngoài nước, bởi nó ít rủi ro như nguồn thu từ tín dụng và có tính bền vững khá cao. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không đề cập đến thu nhập ngoài lãi khi nói về các điểm sáng của Sacombank.
    Tổng thu nhập thuần ngoài lãi của riêng ngân hàng mẹ trong năm 2016 là 1.480 tỷ đồng (không bao gồm các khoản thu nhập khác – mang tính bất thường). Đây là mức thu nhập thuần ngoài lãi cao nhất trong khối các ngân hàng tư nhân. Càng ấn tượng hơn về con số này nếu biết nó gấp 2,4 lần so với thu nhập thuần ngoài lãi của ngân hàng tư nhân xếp liền sau là Ngân hàng Quân Đội. Các hoạt động ngoài tín dụng đang phát triển khá đồng đều và tính riêng thu nhập thuần của từng hoạt động cũng đều đứng trong top các ngân hàng. Đóng góp chính vào thu nhập thuần ngoài lãi của Sacombank là các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, ngân quỹ, ebanking và kinh doanh ngoại hối. Trong đó, tổng lãi thuần từ dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập thuần ngoài lãi và tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn 2012-2015 (tốc độ tăng trưởng bình quân CARG đạt 14%).
    [​IMG]
    Thu nhập thuần ngoài lãi và Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi cận biên (NNIM) của Sacombank Nguồn: BCTC của Sacombank
    Thu nhập thuần ngoài lãi của Sacombank lớn không chỉ bởi quy mô tài sản lớn. Cùng với một lượng tài sản có sinh lời, Sacombank đang tạo ra nhiều thu nhập thuần ngoài lãi hơn các ngân hàng khác. Tỷ lệ Thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM (Net non interest margin = (Thu ngoài lãi - Chi ngoài lãi)/Tổng TS có sinh lời bình quân)) của Sacombank năm 2016 ở mức 0,58%, chỉ thấp hơn một chút so với ngân hàng dẫn đầu là Viecombank (0,59%). Tỷ lệ này luôn ổn định ở mức cao và có xu hướng tăng dần trong các năm qua.
    Trước khi sáp nhập Southernbank, Sacombank vốn là một ngân hàng có nền tảng tốt và tình hình tài chính lành mạnh. Cổ phiếu STB đã từng là một cổ phiếu “hot” với các nhà đầu tư cá nhân lẫn các tổ chức lớn trong và ngoài nước. Còn Southernbank vốn dĩ là một ngân hàng nhỏ, ít tên tuổi với lượng khách hàng hạn chế. Southernbank trước sáp nhập có tỷ lệ nợ xấu cao và khối lượng tài sản không sinh lời lớn ẩn khuất đằng sau khoản lãi dự thu và các khoản phải thu khổng lồ. Từ nhân sự, số lượng khách hàng, quy trình vận hành đến chất lượng tài sản, cơ sở vật chất,… đều có sự khác biệt rất lớn giữa hai ngân hàng.
    Chất lượng tài sản và tình hình tài chính của Sacombank chỉ thực sự có vấn đề kể từ sau khi nhận sáp nhập Southernbank vào năm 2015. Theo mô tả của lãnh đạo ngân hàng này, hiện nay Sacombank đã có phương án tách bạch nợ xấu thành từng phần để xử lý nhằm không ảnh hưởng tới hoạt động chung của ngân hàng. Bản thân hoạt động ngân hàng Sacombank (cũ) vẫn đang ổn định và phát triển. Chẳng qua do phải cáng đáng thêm Southern Bank, phải chịu những khoản nợ xấu lớn nên sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận mới giảm đi mà thôi. Thực tế “nếu tách các khoản nợ xấu của Phương Nam thì kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank rất ổn định, cụ thể ngân hàng đạt lãi ròng hơn 5.000 tỷ năm 2016”. Về kết quả xử lý nợ, năm 2016 Sacombank đã tự xử lý được hơn 1.990 tỷ đồng nợ xấu (không bao gồm bán nợ VAMC), đồng thời thu hồi thêm hơn 516 tỷ đồng nợ đã bán cho VAMC.
    Như vậy, dường như sau hai năm sáp nhập, vẫn đang tồn tại hai Sacombank trong một thực thể. Nơi nào đang hoạt động tốt thì vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Những tài sản nào xấu, những vùng có vấn đề thì đang được ban lãnh đạo ngân hàng khoanh lại để xử lý riêng. Hầu hết các khoản nợ xấu đều có liên quan đến bất động sản (vay đầu tư bất động sản và/hoặc thế chấp bằng bất động sản). Điều đáng mừng là thị trường bất động sản gần đây đã hồi phục tích cực và hi vọng điều này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Có lẽ đây là cách làm hợp lý, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
    II. Những tài sản chưa được ghi nhận
    23 năm để có mạng lưới như của Sacombank

    Sacombank hiện có 109 chi nhánh và 432 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm phân bổ tại
    48/64 tỉnh/TP. Ngoài ra, ngân hàng này còn sở hữu 7 công ty con, trong đó có 2 ngân hàng con đang hoạt động tại Lào và Campuchia (chiếm 100% vốn). Về số lượng điểm giao dịch, Sacombank đang xếp thứ 4 toàn hệ thống, đứng sau Agribank, Vietinbank và BIDV. Về độ phủ tại các tỉnh/TP, Sacombank đang xếp thứ 6, nếu chỉ tính các ngân hàng khối tư nhân thì chỉ xếp sau LienVietPost Bank.
    Mặc dù ngành ngân hàng đang đầu tư mạnh vào các kênh phân phối hiện đại như ATM thế hệ mới, Internet Banking, Mobile Banking, … nhưng đóng góp của kênh phân phối truyền thống sẽ vẫn chiếm ưu thế trong nhiều năm tới. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch hiện nay không chỉ gặp các khó khăn thông thường như phải tìm mặt bằng đẹp, tốn thời gian xây dựng và quen thuộc với khách hàng,… mà còn phải tuân thủ các quy định hạn chế trongThông tư 21/2013/TT-NHNN: Đáp ứng điều kiện tài chính và phi tài chính khi đăng ký thành lập chi nhánh; Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tối đa tại các tỉnh/TP; Số lượng chi nhánh tối đa theo giá trị thực của vốn điều lệ; Số lượng chi nhánh tối đa được thành lập trong một năm.
    Với một ngân hàng mới thành lập, để có được mạng lưới như của Sacombank hiện tại phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 11.950 tỷ và mất ít nhất 23 năm (giả sử đáp ứng điều kiện hoạt động có lãi liên tục). Quy mô mạng lưới lớn và độ phủ rộng khắp chính là điểm cộng đáng giá cho Sacombank.
    Nhận diện thương hiệu rất mạnh
    Chưa có một khảo sát rộng rãi nào tại Việt Nam để xác định mức độ nhận diện thương hiệu của các ngân hàng. Tuy nhiên, thương hiệu Sacombank chắc chắn là một thương hiệu rất mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là tại thị trường phía Nam. Hiện nay có 3 ngân hàng có tên gắn với hai chữ “Sài Gòn” có trụ sở tại TP.HCM là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngoài ra còn có Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có trụ sở tại Hà Nội. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn, khó phân biệt được các ngân hàng này. Khi đề cập đến “Ngân hàng Sài Gòn”, nhiều người thường nghĩ ngay đó là Sacombank.
    Sức mạnh thương hiệu của Sacombank còn thể hiện trên môi trường internet. Theo thống kê của buzzmetrics.com, trong 6 tháng cuối năm 2016, Sacombank là ngân hàng thương mại trong nước đứng thứ 4 về thị phần thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội với hơn 9% thị phần.
    Sacombank được nhắc đến rất nhiều trong các thảo luận mua bán, giao dịch hàng ngày của người tiêu dùng, điều này giúp cho ngân hàng có được số lượng thảo luận tự nhiên khá lớn. Nhìn chung, ngân hàng nhận được khá nhiều phản hồi tích cực trên social media trong thời gian 6 tháng cuối năm 2016 về thái độ thân thiện, chuyên nghiệp, nhanh chóng của đội ngũ nhân viên, cung ứng được nhiều dịch vụ tốt, chất lượng dịch vụ ổn định với mức phí hợp lý, các dịch vụ online cũng được đánh giá cao. Buzzmetrics.com cũng cho biết Sacombank nhận được tương đối ít phản hồi tiêu cực trên social media.
    Nền tảng nhân sự, khách hàng và quy trình vận hành
    Đến cuối năm 2016, riêng Sacombank có 16.028 nhân viên, cộng luôn các công ty con thì lên đến 17.401 nhân viên. Hầu hết người trong ngành trước nay đều đánh giá về nguồn nhân lực của Sacombank khá tích cực: năng động, vững về nghiệp vụ, được đào tạo bài bản và được tuyển chọn kỹ lưỡng (kiến thức, kỹ năng và kể cả ngoại hình). Mặc dù ngân hàng gặp nhiều khó khăn sau khi nhận sáp nhập Southernbank, theo khảo sát cuối năm 2016 của JobStreet.com, Sacombank vẫnnằm trong top 3 tổ chức hấp dẫn lao động nhất trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Điều đó cho thấy sức cạnh tranh trong thị trường lao động của Sacombank vẫn đang ổn, và nhân sự vẫn đang là thế mạnh của ngân hàng này.
    Số lượng khách hàng hiện hữu của Sacombank cũng là một tài sản rất giá trị. Ngân hàng này phát triển cả mảng doanh nghiệp và bán lẻ nhưng chú trọng chiến lược bán lẻ hơn. Bán lẻ là một hoạt động vất vả, nhiều giao dịch nhỏ, tuy nhiên biên lợi nhuận nhóm này cao hơn. Sacombank là một đối thủ đáng gờm trong mảng bán lẻ với dịch vụ tài chính trọn gói. Ngân hàng này cũng rất mạnh trong việc cung cấp dịch vụ chi lương và cho vay tiểu thương, cho vay theo nhóm (đối tác liên kết). Chính các “sản phẩm gốc” như dịch vụ chi lương và cho vay, cùng với các gói sản phẩm đã khiến tỷ lệ gắn bó của khách hàng đối với Sacombank khá cao. Sản phẩm thẻ cũng là một điểm mạnh của Sacombank với số lượng khách hàng mở thẻ riêng trong năm 2016 đạt trên 620 nghìn khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng ebanking liên tục tăng lên, đến cuối năm 2016 đạt 346 nghìn khách hàng. Trong những năm gần đây, Sacombank tập trung mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tại các địa bàn trọng điểm (thành phố lớn) và khu vực nông thôn, hứa hẹn sẽ tăng thêm lượng khách hàng và thu nhập.
    Ngoài ra, nguyên tắc làm việc tại Sacombank được truyền thông là làm việc theo quy trình. Nguyên tắc này được xây dựng từ thời ông Đặng Văn Thành còn tại vị. Các quy trình, quy định của Sacombank được đánh giá là khá chặt chẽ, mặc dù đôi lúc sẽ gây ra sự thiếu linh hoạt nhưng sẽ đảm bảo quản lý tốt một tổ chức lớn và phức tạp như ngân hàng.
    Giá trị thị trường của các bất động sản
    Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, chênh lệch dương giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các tài sản như trụ sở, bất động sản khác không được ghi trong báo cáo tài chính. Quy định này khiến các trụ sở thuộc sở hữu của ngân hàng hầu hết đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.
    Nguyên giá tài sản cố định của Sacombank đến cuối năm 2016 ở mức 11.055 tỷ đồng, khá cao so với nhiều ngân hàng khác. Ngân hàng đã khấu hao được 3.104 tỷ, tương đương 28% nguyên giá. Nhiều khoản trong tài sản cố định của Sacombank chính là các trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch đã được đầu tư từ rất nhiều năm trước. Đến nay, nếu đánh giá lại theo giá thị trường thì các bất động sản này sẽ tạo ra một khoản “lãi” cực lớn. Chính Novanland khi đề xuất tái cơ cấu Sacombank cũng phần nào nhìn vào các bất động sản này, kèm với các bất động sản liên quan đến cho vay khách hàng.
    Thực tế có thể không xấu như kết quả kiểm toán
    Đến thời điểm hiện tại, Sacombank chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2015, lãnh đạo ngân hàng giải thích là do phải chờ NHNN phê duyệt Đề án tái cấu trúc ngân hàng sau sáp nhập. Tuy nhiên, theo quy trình xử lý mà NHNN đưa ra, công tác đánh giá thực trạng ngân hàng có lẽ đã được đơn vị kiểm toán độc lập hoàn tất.
    Với các trường hợp như Sacombank, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đơn vị kiểm toán thường có xu hướng đánh giá theo cách “xấu nhất có thể”. Ví dụ như các chênh lệch dương giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của tài sản sẽ không được ghi nhận, trong khi chênh lệch âm sẽ được trích lập dự phòng đầy đủ. Đối với việc dự phòng rủi ro tín dụng, vì liên quan nhiều đến giá trị tài sản đảm bảo nên cũng sẽ được đánh giá khá khắt khe. Ví dụ, các tài sản đảm bảo đang có sơ suất về giấy tờ sở hữu hoặc các tài sản bất động sản chưa hoàn thiện (đang xây dựng, chưa ra sổ) thường sẽ bị đánh giá giá trị rất thấp, thậm chí bằng 0. Điều này làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng vọt vì bị sụt giảm lá chắn tài sản đảm bảo, trong khi thực tế nhiều tài sản vẫn ổn và đang trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
    III. Xử lý nợ xấu tại Sacombank
    Cho dù trải qua thời gian dài sóng gió sau sáp nhập, Sacombank hiện vẫn là ngân hàng có nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống quản trị điều hành hiện đại, mạng lưới rộng và uy tín thương hiệu cao. Việc cơ cấu Sacombank chủ yếu chỉ xoay quanh xử lý nợ xấu và tài sản có vấn đề khác.
    Nợ xấu thực là bao nhiêu?
    Đầu tháng 8-2017, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, cho báo chí biết “nợ xấu tại Sacombank vào khoảng hơn 60.000 tỉ đồng”. Riêng nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu tồn đọng từ thời Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) mà ông Trầm Bê nhận trách nhiệm giải quyết là 35.400 tỉ đồng, được thế chấp bằng tài sản bảo đảm trị giá 43.000 tỉ đồng, bao gồm tài sản thế chấp là bất động sản trị giá 33.000 tỉ đồng và khoảng 10.000 tỉ đồng được bảo đảm bằng cổ phiếu.
    Con số 60.000 tỉ đồng nợ xấu mà ông Minh đưa ra khá tương đồng với số liệu trên báo cáo tài chính của Sacombank. Đến ngày 30-6-2017, nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 13.902 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu 6,36%. Nếu tính cả 37.134 tỉ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa trích lập dự phòng, nợ xấu của Sacombank ở mức 51.037 tỉ đồng, chiếm 19,96% tổng dư nợ. Con số 51.037 tỉ đồng này chưa bao gồm các khoản nợ tiềm ẩn (trước mắt là 5.286 tỉ đồng nợ nhóm 2) và các khoản nợ đã được cơ cấu lại.
    Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý đến khoản “Tài sản có khác” 42.210 tỉ đồng. Trong đó, lãi dự thu của Sacombank giảm hơn 20.000 tỉ đồng sau sáu tháng, còn 4.752 tỉ đồng. Có lẽ Sacombank đã làm động tác kỹ thuật để chuyển các khoản lãi dự thu thành các khoản phải thu bởi các khoản phải thu tại ngày 30-6-2017 là 35.674 tỉ đồng, tăng 18.731 tỉ đồng so với đầu năm. Tổng tài sản có khác đang chiếm đến 11,9% tổng tài sản (cao hơn nhiều so với nhiều ngân hàng khác, khoảng 1-3%).
    Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn do các tổ chức kinh tế phát hành của Sacombank khá nhỏ, nghĩa là ngân hàng này không che giấu nợ xấu ở khoản mục trái phiếu doanh nghiệp hay vốn cổ phần như một số ngân hàng khác.
    Kế hoạch xử lý nợ xấu
    Theo đề án tái cơ cấu đã được Ngân hành Nhà nước (NHNN) phê duyệt, Sacombank cần 10 năm để tái cơ cấu thành công (2015-2025). Tuy nhiên, sau khi đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Dương Công Minh đã đặt mục tiêu thu hồi 90% nợ xấu trong ba năm. Riêng năm 2017 phải đảm bảo xử lý 20.000 tỉ đồng nợ xấu, tức khoảng một phần ba số nợ xấu hiện có.
    Đây là mục tiêu vô cùng tham vọng bởi tính đến tháng 7-2017, ngân hàng này chỉ mới xử lý được 2.520 tỉ đồng nợ xấu (còn phải xử lý thêm khoảng 17.500 tỉ đồng nợ xấu trong năm tháng cuối năm).
    Ông Minh mới gia nhập Sacombank đã đưa ra mục tiêu thách thức như vậy hẳn phải có cơ sở của riêng mình. Đó có thể là sự tự tin vào kinh nghiệm làm ngân hàng lẫn bất động sản của mình. Đó có thể là sự nhìn nhận thực tế danh mục nợ xấu của Sacombank phần lớn liên quan đến bất động sản và đa số các khoản vay đều có tài sản bảo đảm đầy đủ. Đó cũng có thể là sự kỳ vọng vào Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu mà Quốc hội vừa mới thông qua.
    Các khoản nợ xấu lớn có thể được xử lý bằng cách nào?
    Nợ đảm bảo bằng cổ phiếu - tìm cổ đông chiến lược
    Số cổ phiếu bảo đảm cho khoản nợ 10.000 tỉ đồng mà ông Trầm Bê phải chịu trách nhiệm giải quyết, nhiều khả năng chính là cổ phiếu STB. Theo một số thông tin, sau khi sáp nhập Southernbank, ông Trầm Bê và người có liên quan nắm giữ khoảng 50% cổ phiếu Sacombank, tương đương 9.000 tỉ đồng mệnh giá. Với mức giá thị trường hiện tại khoảng 12.000/cổ phiếu, số cổ phiếu trên đủ để thanh lý khoản nợ 10.000 tỉ đồng. Ai bỏ tiền ra mua được số cổ phần này (thực chất là trả nợ thay cho ông Bê) sẽ gần như nắm quyền chi phối ngân hàng. Nhưng đây là một số tiền rất lớn. Ngay cả ông Dương Công Minh khi thoái toàn bộ 14,98% vốn tại LienVietPostBank cũng chỉ thu về khoảng 1.200 tỉ đồng (12% số nợ trên).
    Sacombank có thể mua lại cổ phiếu quỹ hoặc bán số cổ phiếu ra thị trường, tuy nhiên hạn chế của giải pháp này là số lượng cổ phiếu chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng vốn điều lệ của ngân hàng. Tìm kiếm một hoặc một số nhà đầu tư chiến lược là cách làm khả thi hơn. Vì NHNN cấm việc vay tiền để mua lại số cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) nên muốn xử lý khoản nợ cổ phiếu 10.000 tỉ đồng này, Sacombank cần tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược thực sự mạnh về tài chính, không loại trừ là các nhà đầu tư nước ngoài.
    Nợ xấu bảo đảm bằng bất động sản - bán dự án hay nhận tài sản cấn trừ nợ?
    Thông thường, đa số các khoản nợ xấu tài trợ cho các dự án bất động sản đều được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản hình thành trong tương lai tại chính dự án đó. Đồng thời, nguồn thu nợ gốc và lãi vay cũng đến từ việc kinh doanh dự án. Đây chính là điểm huyệt của các khoản nợ liên quan đến dự án bất động sản: việc triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng và kinh doanh dự án gặp khó khăn thì mới dẫn đến nợ xấu; và chính những tồn tại trong quá trình triển khai dự án cũng sẽ khiến việc chuyển nhượng dự án trở nên khó khăn. Những tồn tại đó có thể là tình trạng “da beo” trong giải phóng mặt bằng, trục trặc về giấy phép, quy hoạch hay nhu cầu vốn quá lớn để triển khai.
    Ngoài ra Sacombank cũng có thể nhận tài sản để cấn trừ nợ, tuy nhiên giải pháp này khá hạn chế bởi phải tuân thủ quy định tỷ lệ tối đa đầu tư tài sản cố định trên vốn điều lệ.
    Những phương pháp xử lý nợ xấu “khác” có thể gồm:
    1. Cho vay để mua tài sản bảo đảm
    Thực ra, nếu khách hàng có một phần tiền và có khả năng trả nợ, muốn vay thêm để mua tài sản bảo đảm của các khoản nợ cũng là một điều tốt cho ngân hàng. Mặc dù Thông tư 39 cấm các TCTD cho vay để trả nợ vay tại chính TCTD đó, tuy nhiên người đi vay có thể vay dựa vào quản trị dòng tiền mà không vi phạm quy định trên. Ví dụ: khách hàng sử dụng tiền nhàn rỗi (chuẩn bị mua nguyên liệu) để mua tài sản bảo đảm, sau đó dùng tiền vay để mua nguyên liệu.
    Nếu tài sản bảo đảm là các dự án đang gặp khó khăn thì việc bán cho chủ đầu tư khác không thể làm rủi ro của các dự án này biến mất ngay lập tức. Do đó, nếu trường hợp khách hàng mới vay để mua lại dự án, ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro dự án đình trệ.
    2. Bán trả chậm
    Các ngân hàng cũng thường sử dụng việc bán trả chậm để xử lý các khoản nợ xấu lớn. Nguyên nhân là các khoản nợ và tài sản bảo đảm quá lớn, người mua không đủ tiền để trả ngay. Khoản nợ có thể được bán cho một bên thứ ba, hoặc ngân hàng có thể nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ, sau đó lại bán trả chậm tài sản đó cho bên thứ ba. Hai cách này đều làm các khoản phải thu tăng lên. Về bản chất, nghiệp vụ này giống như cơ cấu lại thời gian trả nợ, nhưng với một khách hàng khác.
    3. Chuyển nợ thành vốn góp
    Ngân hàng cũng có thể xử lý nợ xấu bằng cách chuyển đổi khoản vay thành khoản vốn góp vào doanh nghiệp. Tất nhiên các doanh nghiệp này đang khó khăn và sẽ chưa có lợi nhuận. Do đó, khoản vốn góp này thực chất là tài sản không sinh lời, thậm chí rủi ro còn lớn hơn nếu doanh nghiệp phá sản.
    4. Bán nợ cho VAMC với giá thị trường
    Nghị quyết 42/2017/QH14 đã mở ra cho các ngân hàng cơ hội bán nợ xấu với giá thị trường mà ngân hàng có thể phân bổ lãi dự thu (tối đa 10 năm) và chênh lệch khi bán khoản nợ (tối đa 5 năm). Khác với việc bán nợ và nhận trái phiếu đặc biệt VAMC, bán nợ theo giá thị trường là giải pháp cắt bỏ thật sự các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của ngân hàng. Vì cơ chế mới cho phép không ghi nhận các khoản lỗ ngay lập tức, ngân hàng sẽ không quá áp lực về chi phí trong hiện tại, bởi nó được treo lại ở “Tài sản có khác” và sẽ được chuyển dần vào tương lai.
    Việc chọn giải pháp phù hợp cho từng khoản nợ và kết quả xử lý nợ thực tế sẽ thể hiện tài năng của ban lãnh đạo mới của Sacombank
    Sacombank, VAMC tính thu hồi 20.000 tỉ đồng nợ trong 2017
    Và để thực hiện mục tiêu này, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác về việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của Sacombank đã bán cho VAMC vào hôm nay, 28-9 tại TPHCM. Thỏa thuận này là cơ sở để hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng lộ trình và triển khai xử lý nợ cho từng năm, đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu để thu hồi nợ.
    Phát biểu tại buổi lễ ký kết kết thỏa thuận hợp tác, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank thừa nhận, khối lượng công việc trong 3 tháng cuối năm 2017 sẽ rất nặng nề để thực hiện được chỉ tiêu trên. Bởi lẽ, từ đầu năm tới nay, số nợ được xử lý mới chỉ là “mấy ngàn tỉ đồng”.
    Ông Minh khẳng định, việc ký kết với VAMC sẽ là tiền đề để Sacombank xử lý những dự án, món nợ tồn đọng. Qua đó, giúp đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập thực hiện thành công.
    Cũng theo ông Minh, Sacombank cũng sẽ đề xuất các khoản nợ xấu để hai bên mua bán theo giá thị trường với giá trị tối thiểu 1.000 tỉ đồng. Đây là một điểm hoàn toàn mới so với việc lâu nay (là ngân hàng bán nợ cho VAMC, lấy về trái phiếu đặc biệt) khi các khoản nợ sẽ quy thành tiền và ngân hàng được lấy tiền mặt về.
    “Làm được điều này thì cả hai bên phải thực sự thấu hiểu. VAMC chỉ mua những khoản nợ có thể bán lại và thu lời. Còn Sacombank chỉ bán nếu lấy được tiền thật về”, ông Minh nói.
    Còn với những khách hàng chây ỳ, không thu được nợ thì Sacombank sẽ bắt nợ. Việc này, theo ông Minh sẽ được Sacombank thực hiện quyết liệt, đúng pháp luật và “nhờ vào VAMC”.
    Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VAMC cho biết, việc ký kết giữa hai bên là để hiện thực hóa mục tiêu VAMC xử lý nhanh được nợ xấu của ngân hàng và Sacombank thực hiện đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Cũng trong khuôn khổ lễ ký kết thỏa thuận hợp tác kể trên, Sacombank cũng ký hợp đồng bán ba khoản nợ theo giá thị trường với tổng dư nợ hơn 2.580 tỉ đồng cho VAMC. Đây là các khoản nợ của doanh nghiệp đã vay tại Sacombank và thế chấp bằng bất động sản, máy móc thiết bị có giá trị tại Đà Nẵng và TPHCM. Tuy nhiên, danh tính của doanh nghiệp không được tiết lộ.
    Việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sacombank và VAMC được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Nghị Quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 06/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
    Theo đó, Sacombank (một trong những ngân hàng có nợ xấu lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam như lời ông Minh nói), là một trong sáu tổ chức tín dụng (gồm Sacombank, ACB, BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank) được Ngân hàng Nhà nước chọn triển khai thí điểm Nghị quyết 42/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 15-8) về xử lý nợ xấu. Nghị quyết này được coi là hành lang pháp lý đầu tiên về quyền chủ nợ và xử lý nợ xấu.

    5. Toàn bộ đã thể hiện cực tốt trong 2018, 2019 với kết quả năm sau cứ gần gấp đôi năm trước.

    Lợi nhuận của Sacombank tăng gần 90% trong 9 tháng đầu năm 2019, đạt xấp xỉ 2.500 tỷ đồng
    [​IMG]

    Tất cả các mảng kinh doanh của Sacombank trong 9 tháng đều tăng trưởng mạnh...
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) vừa thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm.

    Theo đó, tính đến ngày 30/9/2019, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt 450.200 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 408.882 tỷ đồng, tăng 14,4%; cho vay đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%.

    Các nguồn thu nhập của Sacombank tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng thu nhập thuần đạt 10.861 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.405 tỷ đồng, tăng 34,1%. Các hoạt động kinh doanh khác cũng có sức tăng trưởng ấn tượng, thu dịch vụ đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 21,1%; trong đó thu dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 280 tỷ đồng, chiếm 13,3% trong tổng thu dịch vụ; thu kinh doanh ngoại hối đạt 422 tỷ đồng, tăng 35%. Thu từ hoạt động khác đạt 845 tỷ đồng, tăng 176,2%.

    Bên cạnh đó, các chỉ tiêu an toàn hoạt động tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 2,11% xuống còn 1,96% nhờ tái cơ cấu danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.

    Sacombank cho biết thêm, dự kiến trong tháng 10/2019, ngân hàng tiếp tục khai trương hoạt động Chi nhánh Nam Định, Thái Bình để nâng số lượng điểm giao dịch lên 570 điểm tại 50/63 tỉnh thành Việt Nam cùng hai nước Lào và Campuchia.

    Như vậy tính đến thời điểm này Sacombank là ngân hàng thứ 3 chính thức thông tin về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với con số hết sức ấn tượng. Trước đó Vietcombank đã báo lãi kỷ lục 17.500 tỷ đồng còn TPBank cho biết 9 tháng cũng đã đạt lợi nhuận trước thuế hơn 2.400 tỷ.

    http://s.cafef.vn/hose/STB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-sai-gon-thuong-tin.chn
  2. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.709
    Mấy phiên gần đây hàng chục topic khen về STB, các bác bik làm gì r!

Chia sẻ trang này