Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

1799 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 03:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110328 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151

    Tác dụng "thần dược" chữa bệnh của lá mơ lông
    [​IMG]

    Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị cho nhiều món ăn vừa có tác dụng làm bài thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau rất hiệu quả.

    Lá mơ lông: Còn gọi là mơ tam thể, ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô... Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu.

    Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, nhiều nơi còn dùng làm rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

    Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...

    [​IMG]
    Lá mơ lông được dùng làm thuốc chữa rất nhiều loại bệnh
    Ðể chữa kiết lỵ, dùng lá mơ lông 30-50g rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho mỡ), ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

    Ðể chữa chứng phong thấp, cổ nhân khuyên nên dùng rễ hoặc dây mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu. Ðể chữa chứng bối ung nên dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp.

    Ðể chữa chứng cam tích trẻ em, có thể dùng rễ mơ lông 15-20g hầm với dạ dày lợn 1 cái mà ăn. Ðể giải độc dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.

    Bài thuốc:Chữa lỵ trực tràng shiga.

    Lá mơ tam thể 30-50g.

    Trứng gà 1 quả.

    Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

    Trị chứng đau dạ dày:

    Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

    Trị chứng bí tiểu tiện:
    Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần, cho kết quả tốt.

    Trị chứng tiêu chảy do nóng:
    Lá mơ 16 gr, nụ sim 8 gr, sắc với 500 ml nước còn 200 ml, chia uống hai lần trong ngày.

    Trị giun:

    Nếu bạn bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

    Bài thuốc chữa sơ gan :

    Lấy 100-200 g gan trâu + 500 g lá trà xanh + 1 lít nước đun cạn còn 0,5 lít uống trong ngày ( ăn liền 1 tuần ) đi kiểm tra lại nếu đỡ thì tạm nghỉ và thỉnh thoảng ăn lại để duy trì!

    Bài thuốc chữa men gan cao:

    Hái lá mơ lông nhai sống trước và trong bữa ăn, nếu như ăn được ít quá thì xay hoặc giã nát lọc lấy nước uống liên tục đến khi men gan hạ xuống mới thôi!
    ST
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CẤP CỨU NGƯỜI NGẤT XỈU
    [​IMG]
    [​IMG]

    KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM

    [​IMG]
    GẶP BỆNH NHÂN NGẤT XỈU GIỮA ĐƯỜNG PHẢI LÀM SAO ĐỂ GIÚP HỌ?
    ====================
    Bốn điểm ở đầu ngón tay út và áp út nhất là bên trái của bệnh nhân là 4 huyệt thần kỳ để chữa ngất xỉu ( do huyết áp thấp, tai biến mạch máu não, sốt cao co giật...). Tuy nhiên sau đó các bạn cần phải tìm nguyên nhân để chữa tận gốc. Nhiều trường hợp ngất xỉu, sau chỉ ba mươi giây, tối đa là hai phút sau bệnh nhân đã tỉnh lại. Tôi đã gặp nhiều trường hợp ngất xỉu hồi tỉnh một cách ngoạn mục. Bệnh nhân gần đây, cách 2 năm, sau buổi tập thể dục, tôi đang ngồi băng đá để phơi nắng sáng và nói chuyện phiếm cùng một người bạn. Chợt thấy cách đó khoảng 30m, nơi mỗi ngày có ông thày võ người Hoa dạy cho học của ông , có một đám đông người vây quanh. Tôi nghĩ chắc ông thày đang biểu diển tuyệt kỹ công phu gì chăng, bèn cùng anh bạn rảo bước đến xem. Đến nơi phải chen vào, trước mặt chúng tôi là ông thày võ người Hoa đang nằm ngữa thẳng người trên cỏ, mặt và tay chân ông trắng bệch. Theo phản xạ tự nhiên tôi bước thẳng vào nhưng một số người trong đó có đệ tử của ông không cho. Anh bạn của tôi cũng người Hoa, anh nói lớn cho ổng vào đi, ổng là bác sĩ đó. Lúc ấy họ mới đồng ý để tôi bước vào cạnh ông thày võ. Tôi sờ tay vào động mạch cổ tay rồi sờ vào động mạch cảnh ở hai bên cổ vẫn không thấy động đậy gì. Miệng của ông thày võ như nghiến chặt, nước miếng sùi ra hai bên khóe miệng. Thật là một trường hợp thập tử nhất sanh. Bàn tay trái tôi cầm bàn tay trái của ông, đồng thời hai ngón tay cái và trỏ bàn tay phải của tôi nắm ngay vào đầu ngón út và áp út của ông bóp, tập trung vào bốn huyệt, vê thật mạnh rồi buông, liên tiếp nhiều lần, mắt tôi quan sát vào mắt ông thày võ. Chưa đầy 30 giây, tôi thấy đầu ông động đậy ông bắt đầu nói “ bóp huyệt Thập tuyên đau quá ” và tay ông giựt mạnh về. Tôi kéo bàn tay của ông lại và tiếp tục bóp buông gần 30 giây nữa cho ông thật hồi tỉnh. Vài hôm sau, tôi vẫn đi bộ ngang qua chỗ ông thày võ và thấy ông đang hướng dẩn các đệ tử múa quyền! Cách cấp cứu đơn giản và kết quả thật hết sức thần kỳ. Bây giờ nếu gặp trường hợp như vậy bạn có thể giúp người bệnh rồi phải không các bạn?
    Các bạn chỉ cần để ý một chút, khi bóp buông , lực cần tập trung ( khu trú ) vào 4 điểm theo hình minh họa. Và sau khi bệnh nhân tỉnh cần đến bệnh viện để chữa các bệnh gốc nằm dưới tình trạng ngất xỉu đó ( cao huyết áp, suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, viêm họng hoặc viêm phổi gây sốt cao… )

    Theo Bs Huỳnh Hải( chữa bệnh bằng máy sấy tóc)
    * Có sử dụng thêm hình ảnh trên mạng Internet
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    LƯƠNG TÂM GIÁ BAO NHIÊU ?
    [​IMG]
    Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên "khực" một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

    Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: "Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!". Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

    Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: "Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…"

    Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?

    Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.

    Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: "Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi".

    Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: "Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!".

    Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: "Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi". Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.

    Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.

    Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.

    Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu.
    Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:

    "Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó.
    Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi.
    Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý:

    " Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm".

    CN

    __(())__
    minhphuong12, Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Cuốn sách và giỏ đựng than
    [​IMG]
    Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.

    Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

    - Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ...

    Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:

    - Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!

    Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

    Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

    - Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

    Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.

    Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

    - Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!

    Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

    - Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!

    - Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

    Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

    - Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

    BÌNH :

    Thì tụng kinh, niệm Phật .. cũng chính là một cách thức làm sạch ''cái giỏ tâm'' đấy thôi!

    Namo Budhaya

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 20/01/2017, Bài cũ: 20/01/2017 ---
    Trên đời có bao nhiêu người đáng yêu, kính & đáng nhớ mà còn chưa làm xuể, vậy mà nhiều khi lại lãng phí t/g cho những người suốt ngày làm mình đau khổ...
    [​IMG]
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Năm Dậu nói chuyện Gà :

    Quan niệm dân gian của người xưa gà trống là biểu hiện của ngũ đức:

    1-Mào gà màu đỏ thể hiện VĂN ĐỨC;

    2-Bước chân oai vệ, dáng đi đĩnh đạc thể hiện VÕ ĐỨC;

    3-Khi gặp địch là chiến đấu bảo vệ đồng loại thể hiện DŨNG ĐỨC,

    4-Khi tìm thức ăn gọi bạn đến ăn cùng thể hiện NHÂN ĐỨC;

    5-Gà trống gáy báo buổi sáng thể hiện TÍN ĐỨC.

    - Chúc cả chùa (FB) một mùa Xuân con gà an vui trong...Phúc Đức.
    (*___*)

    Mô Bụt
    Như Nhiên
    __(())__

    Hình 1 số giống gà quý tiền triệu tặng các bạn!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Có thể bạn chưa biết?

    Ý nghĩa một số bức tranh gà Đông Hồ

    Làng Đông Hồ có nhiều bức tranh gà nổi tiếng được lưu truyền trong nhân dân từ xưa tới nay. Nhân Tết Đinh Dậu, Báo Bắc Ninh trân trọng giới thiệu ý nghĩa một vài bức tranh gà tiêu biểu.
    1. Tranh gà Đại cát nghinh xuân

    [​IMG]


    Hình thể, lông cánh, lông đuôi gà trống mang tính ước lệ hơn là tả thực. Chữ “đại cát” được tác giả đưa vào tranh đã đúc kết mong ước từ ngàn năm và cũng là mong ước hàng ngày của mọi người nông dân. Người nông dân trồng lúa nước chỉ mong mưa thuận gió hoà; chăn nuôi thì chỉ mong các con vật hay ăn chóng lớn, cuộc đời chỉ mong khoẻ mạnh, con đàn cháu đống v.v… tất cả đều là những ước mơ giản dị điều lành lớn. Tác giả đã nhấn mạnh ước vọng của người nông dân đồng thời đó cũng là lời chúc tụng trong dịp xuân mới.

    2.Tranh gà dạ xướng ngũ canh hòa

    [​IMG]


    Một chú gà trống đứng co một chân (Kim kê độc lậptư thế giống gà đại cát), mào, cánh, đuôi, lông mã được cách điệu rất đẹp. Trên tranh có chữ “Dạ xướng ngũ canh hoà” (Đêm gáy năm canh đều đặn). Theo quan niệm xưa, tiếng gà gáy xua tan tà ma, quỷ quái, mang tới may mắn.

    3. Tranh gà trống hoa hồng

    [​IMG]


    Chú gà trống vạm vỡ hùng dũng vươn mình lên như sắp gáy. Theo các nghệ nhân cao tuổi, hình ảnh gà trống oai phong tượng trưng năm đức tính của người quân tử: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Cái mào đỏ tựa như chiếc mũ cánh chuồn tượng trưng cho Văn. Chân gà có cựa sắc nhọn như kiếm, tượng trưng cho Võ. Tư thế khỏe khoắn, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước, biểu thị của Dũng. Kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn biểu thị của Nhân.Hàng ngày gà gáy sang canh không bao giờ sai, nó đánh thức mọi người dậy đúng giờ biểu thị của Tín.

    4. Tranh gà Thư hùng

    [​IMG]


    Một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Trên tranh có dòng chữ nôm “lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông”- một lời chúc thật sâu sắc (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Gà mái có bố cục theo đường xoắn ốc, tạo nên sự mềm mại. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm trên, tạo nên tư thế chủ gia đình, che chở cho gà mái và đàn con. Bức tranh gợi không khí hạnh phúc , đầm ấm trong một gia đình.

    5.Tranh gà mẹ con


    [​IMG]

    Gà mẹ và mười chú gà con được bố cục gọn ghẽ trong một hình chữ nhật nằm ngang, mỗi chú gà con một vẻ, con nào cũng nghịch- đang rỉa lông rỉa cánh hay đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ bỗng dỏng cổ sau tiếng cục cục của gà mẹ, hướng về phía con mồi của mẹ. Cái “động” của gà con kết hợp với cái “tĩnh” của gà mẹ, lại đặt trong cái tĩnh của hình chữ nhật. “Động” biểu thị cho “dương”, “Tĩnh” biểu thị cho “âm”. Tông màu nóng (đỏ, vàng) là chủ đạo, khiến cho đàn gà thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập nắng. Cũng như tranh lợn đàn, bức tranh này biểu trưng cho mong ước của người nông dân: “con đàn cháu đống”, gia đình đông vui, hạnh phúc.

    Ngô Phú (Tổng hợp)
    Last edited: 20/01/2017
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Vui vui gà hoa để ngắm mà ko ăn!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Năm Đinh Dậu.
    Vạn ước như ý.
    Thiên sự thuận buồm.
    Bách việc hanh thông.
    Thập điều mã đáo.
    Nhất đại công thành.

    [​IMG]
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đầu Xuân luận bàn về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín
    Vun cây Đức - Vươn cành xanh tốt
    Hái quả lành -Nhân nghĩa hiếu trung!


    [​IMG]
    “Nhân” là phạm trù đạo đức của Nho gia và “từ” là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật.

    Chữ “nhân” của Nho gia theo nghĩa hẹp và cụ thể được Khổng Tử diễn giải cho các học trò của mình được sách vở ghi lại như sau:
    Nhân là kìm chế mình để trở về với lễ.

    Nhân là điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác, “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”.

    Nhân là yêu người.

    Khổng Tử nói “có thể làm được năm điều dưới đây với thiên hạ là có nhân” đó là: Cung kính, khoan dung, giữ chữ tín, chăm chỉ siêng năng, ra ơn cho mọi người. Ngoài ra, ông nói: Người có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.

    Tất cả câu trả lời trên đều cụ thể cho từng người, nội dung hàm chứa tính giáo dục con người cụ thể.

    Chữ “nhân” theo nghĩa hẹp rất rộng, do đó người nhà Nho sau này giải thích chữ “nhân” là lý của yêu thương, là đức của tâm hay là làm điều nhân là giữ toàn tâm đức v.v…

    [​IMG]
    Theo nghĩa rộng, chữ “nhân” được Khổng Tử, Mạnh Tử xem như tư tưởng cốt lõi của Nho giáo (giáo ở đây không phải là tôn giáo, mà là giáo hóa con người).

    Do đó đạo đức của Nho giáo cũng có thể gọi là đạo của chữ nhân, khi nói “nhân giả nhị nhân giả” (chữ “nhân” chiết tự ra gồm chữ “nhân” là “người” và chữ “nhị” là “hai”).

    Nghĩa là: Nhân là mối quan hệ giữa người và người. Đây chính là mọi quan hệ của con người trong xã hội. Nếu xử lý hài hòa các mối quan hệ trên thì xã hội sẽ trật tự, trên dưới hài hòa, và con người được sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân chính là đạo làm người vậy.

    Từ luận giải chữ “nhân” nghĩa rộng trên, chúng ta thấy mối quan hệ giữa người và người đầu tiên phải được xử lý, phải được quy phạm đó là con cái và cha mẹ.

    Chúng ta ai cũng biết khi chào đời người gần gũi lo toan cho ta là đấng sinh thành (cha mẹ). Do đó, theo Nho giáo đây là mối quan hệ đặc biệt ưu tiên trong mọi mối quan hệ xã hội.

    Những quy phạm về mối quan hệ này Nho giáo gọi là “đạo hiếu” (Theo Nho giáo, bách hạnh hiếu là đầu, làm người phải đặt chữ hiếu lên trên hết).

    [​IMG]
    Tiếp theo là mối quan hệ với anh em là chữ “đệ”, mối quan hệ với bạn bè là chữ “nghĩa”, mối quan hệ với vua là chữ “trung” v.v…

    Từ đó triển khai ra các phạm trù đạo đức khác để tu thân, để rèn luyện đức tính con người: lễ, nghĩa, liêm, sỉ, trí, nhân (nghĩa hẹp), dũng v.v…

    Thật ra những phạm trù đạo đức nêu trên (trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v…) chỉ là tên gọi của các mối quan hệ hay những thái độ, cư xử, quan điểm, lẽ sống của con người trong xã hội.

    Nhưng nội dung hàm chứa bên trong của nó tùy theo thời đại khác nhau lại có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ chữ “hiếu” là một phạm trù đạo đức nói lên mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ.

    Phạm trù này vĩnh viễn tồn tại trong mọi xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau, nhưng nội dung của chữ “hiếu” thì theo từng thời đại khác nhau có những nội dung khác nhau.

    Như ngày xưa hiếu là luôn vâng lời cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ, phải sinh con cái để nối dõi tông đường. Khi cha mẹ qua đời, con phải cư tang bằng hình thức sống quanh mộ đói rét ba năm không được đi đâu, không được vui vẻ để tỏ nỗi khổ đau thương nhớ mẹ cha...

    Nhưng cũng có nhà Nho cho rằng “đại hiếu là làm rạng rỡ tông đường, kế đến là không làm gì nhục gia tông, thứ ba mới đến nuôi nấng cha mẹ”…

    Còn ngày nay, chúng ta phải có nội dung phù hợp cho chữ “hiếu”. Chữ “trung” cũng thế, không thể giữ nội dung là trung với vua mà phải là trung với nước, trung với dân v.v…

    Lễ Nghĩa

    Đối với người Việt, hai chuẩn mực quan trọng nhất, có lẽ là nhân nghĩa và lễ nghĩa.
    Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa, trung nghĩa, tín nghĩa đều được xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa.

    Ta không thể có hiếu nếu thiếu nhân ta cũng không thể có trung, có tín nếu thiếu nhân nghĩa.

    Tương tự, hành vi hiếu chỉ có thể biểu hiện qua lễ, qua thái độ (lễ độ), qua hành vi (lễ phép), qua lối suy nghĩ đạo đức đòi buộc (lễ nghĩa). Và lòng thành tín, lòng trung thành cũng chỉ có thể dãi bày ra được qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động hợp lễ.

    Một người yêu kính cha mẹ không thể có những ngôn ngữ vô lễ đối với đấng sinh thành.

    Một người trung quân không thể “cá mè một lứa” với nhà vua, y hệt một người học sinh tốt không thể “coi thầy bằng vung” bởi lẽ “không thầy đố mày làm lên.”

    Từ đây, chúng ta nhận ra được là nhân nghĩa và lễ nghĩa là nền tảng cho mọi nhân đức khác.

    Như vậy, có thể nói là lễ nghĩa gắn liền với bản tính. Đây là lý do tại sao nho gia Việt hiểu hay giải thích lý thuyết tính bản thiện của Mạnh Tử theo cái ý nghĩa của lễ nghĩa và nhân nghĩa, và theo đạo nhân cuả Khổng Tử. Là bản tính, lễ nghĩa không thể tách rời con người.

    Một người thiếu lễ nghĩa là “ngợm” như dân gian thường nghĩ. Sự việc làm con người siêu việt trên vạn vật chính là vì con người có lễ nghĩa.

    Điều mà chúng ta hãnh diện gọi là văn hóa Việt, thực ra là những cách sống, cách xử thế, cách tổ chức theo lễ ghĩa.

    Điều mà chúng ta nâng lên hàng tinh thần, cũng chính là lễ nghĩa: hồn nước, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ. Điều mà chúng ta coi như một yếu tố quyết định tương lai dân tộc, lại cũng chính là lễ và nghĩa. Lễ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chứ không phải là “tiên học võ”, hay “tiên học thuật” và sau đó mới học lễ.

    Và đây cũng là điều giúp chúng ta hiểu được tại sao, người Việt chúng ta chấp nhận “cái nết đánh chết cái đẹp”; họ hiểu cái sắc đẹp của phụ nữ theo hạnh, theo ngôn, theo dung và theo công.

    Trong khi nghĩa: cái nghĩa khí của những anh hùng liệt nữ, cái nghĩa của Lê Lai khi cứu Lê Lợi, cái nghĩa khí của Trần Quốc Toản, của Lê Văn Duyệt. Chính cái nghĩa này mới làm cho cái lễ phát huy được công năng của nó: tức làm con người có nhân cách, tức xứng đáng làm người.

    Như thế, câu nóí “Tiên học lễ, hậu học văn” mới được hiểu một cách trung thực hơn. Câu nói này không có nghĩa là lễ đi trước, văn đi sau, hay lễ quan trọng hơn văn nhưng muốn nói lên tầm quan trọng của lễ nghĩa: lễ nghĩa chính là nền căn bản cuả đạo làm người.
    Mà khi nói đạo làm người, người Việt muốn nhấn mạnh đến một con người theo đúng cái đạo ai cũng phải theo, đó là: đạo con người trung thực, một con người thăng tiến, một con người tiếp tục và phát sinh ra giá trị của nhân loại.
    Một con người trung thực đòi ta không được phản bội với những bản tính bẩm sinh cuả con người, mà bản tính đó vốn là nhân nghĩa, hay tính bản thiện, hay dĩ hòa vi qúy. Một con người thăng tiến là một con người văn hoá (biến thành tươi đẹp theo đúng nghĩa cuả “văn nhân hóa thành”). Mà yếu tố quyết định văn hóa lại chính là lễ nghĩa.
    Một con người hoàn vẹn cũng là con người biết sáng tạo, hay cộng tác vào sự sáng tạo, làm con người và xã hội hoàn bị hơn.

    Sự sáng tạo, sự hoàn hảo được thấy rõ rệt hơn cả là sự hoàn bị của lễ. Đây chính là lý do tại sao Khổng Tử yêu thích nhạc, lễ, và múa. Người Việt chúng ta cũng hiểu như vậy, khi lễ tế, lễ cúng, lễ bái, hôn lễ, tang lễ, vân vân, luôn là trung tâm sinh hoạt của con người Việt trong qúa khứ, và cả hiện nay.

    Nói cách khác, lễ nghĩa tạo ra nhân cách con người.

    Người xưa quy định mười bổn phận, gọi là thập nghĩa. Mỗi một hạng người trong xã hội lại có một bổn phận khác nhau:


    [​IMG]
    Vua phải nhân.

    Thần phải trung.

    Cha phải khoan từ.

    Con phải hiếu thảo.

    Anh phải hẳn hoi.

    Em phải kính thuận.

    Chồng phải đường hoàng.

    Vợ phải nhu thuận.

    Người lớn phải thi ân.

    Người nhỏ phải vâng phục.

    1-NHÂN

    Thời nào cũng vậy, chữ nhân luôn đặt lên hàng đầu, là quan trọng hơn cả, nó đã là bao quát, là đạo làm người. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con người. Cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội.
    Chữ nhân trong mỗi người không chỉ là một tấm lòng, tấm lòng yêu thương con người, quê hương đất nước mà còn biết gắn cái riêng của mình vào cái chung của xã hội hiện tại, với sự ràng buộc giữa người với người, bằng những mối liên quan gắn kết.


    [​IMG]
    2-NGHĨA

    Muốn thực hành chữ nghĩa, thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, mới là trọn nghĩa.

    Chữ nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ-luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư-cách làm người cao trọng.

    Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau, cho nên trong Kinh Sám Hối có 4 câu dạy rằng:

    Làm người nhân-nghĩa xử xong,
    Rủi cho gặp lúc long-đong chẳng sờn.
    Làm người nhân-nghĩa giữ tròn,
    Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.

    Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận.

    Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình.

    3-LỄ

    Xem qua cách hành xử, ứng xử cùng với những nghi thức, lễ nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời mà qua đó xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời.
    Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quí là do nơi biết giữ lễ, còn bị tội lỗi làm mất tư-cách con người, thiên-hạ chê bai khinh bỉ nhục-nhã, là do nơi thất lễ.
    Nếu đánh giá một con người, một gia đình mà chỉ xét qua cách hành lễ nghi thôi không xét về nghĩa thì quả là thiếu sót. Bởi có nhiều người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ nghi nhưng nghĩa thì lại thiếu.

    4-TRÍ

    Nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải có trí, phải có một sự hiểu biết nhất định ở xã hội. Có nhân, có nghĩa mà không có trí thì chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gươm, đao, chỉ bảo vệ được mình mà không bảo vê được người khác. Sống ở đời nếu chí sống cho riêng ta thì đơn giản quá, mà muốn giúp đỡ được người khác tất mình phải có tài, có hiểu biết.

    Trí là một sự hiểu biết, người không trí, không hiểu biết thì quả là một thiệt thòi lớn, có thể nói người không trí không làm được gì cả. Nếu như ngày xưa đánh giá chữ trí của một con người qua sự hiểu biết về đạo quân tử, triết lý Khổng giáo, Lão giáo hay Phật giáo thì ngày nay ngoài sự hiểu biết về lĩnh vực văn hóa xã hội, triết học thì cần có một sự hiểu biết về khoa học tự nhiên, bước sang thế kỷ XXI, với cuộc sống hiện đại, thông tin chóng mặt thì điều đó là cần thiết. Hiểu biết nhiều có thể làm được nhiều việc có ích với đời nếu người đó có nhân, có nghĩa trong tâm.

    5-TÍN
    [​IMG]
    Chữ tín là bằng hữu của uy tín, thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người biết giữ uy tín.
    Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, dù thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi người cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh.
    Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuộc sống. Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.
    Ngày nay cũng vậy cho dù anh có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai theo.
    Muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người, chưa nói đến trong quan hệ làm ăn ở xã hội, chữ tín cái uy tín trong công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành công.


    Nói chung, Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín luôn có sự gắn kết với nhau, làm con người mà thiếu đi một cũng không được. Như bài thơ sau:


    Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác.
    Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc.
    Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép.
    Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc.
    Người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.

    Theo nguồn INTERNET

    Năm Dậu nói chuyện Gà :

    Quan niệm dân gian của người xưa gà trống là biểu hiện của ngũ đức:
    1-Mào gà màu đỏ thể hiện VĂN ĐỨC;

    2-Bước chân oai vệ, dáng đi đĩnh đạc thể hiện VÕ ĐỨC;
    3-Khi gặp địch là chiến đấu bảo vệ đồng loại thể hiện DŨNG ĐỨC,
    4-Khi tìm thức ăn gọi bạn đến ăn cùng thể hiện NHÂN ĐỨC;

    5-Gà trống gáy báo buổi sáng thể hiện TÍN ĐỨC.
    Meo_MeoTMHoaTuBi thích bài này.
  9. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    HÃY LÀ CHÍNH BẠN.
    [​IMG]


    - Hãy mạnh mẽ để đối diện với thế giới quanh ta mỗi ngày.

    - Hãy có chút yếu đuối để biết rằng bạn không thể làm được tất cả.

    - Hãy rộng lượng với những người cần bạn giúp đỡ.

    - Hãy chi tiêu vừa phải cho những thứ bạn cần.

    - Hãy không ngoan để nhận ra bạn không hề biết được tất cả.

    - Hãy khờ khạo đôi chút để tin vào phép màu.

    - Hãy sẵn sàng chia sẻ những hân hoan của bạn.

    - Hãy sẵn sàng chia sẻ nỗi đau của mọi người.

    - Hãy là người dẫn đầu khi bạn thấy một lối đi còn người khác thì không.

    - Hãy là người theo sau khi bạn chìm trong khoảng không vô định.

    - Hãy là người đầu tiên chúc mừng đối thủ trước thắng lợi của họ.

    - Hãy là người cuối cùng phê bình đồng nghiệp khi họ thất bại.

    - Hãy nhớ rằng nếu bước đi kế tiếp bạn chợt sẩy chân, bạn sẽ không sa ngã.

    - Hãy chắc rằng điểm đến của bạn ở đâu để khi bạn có lạc đường.

    - Hãy yêu thương những ai yêu thương bạn.
    Hãy yêu thương cả những ai không yêu thương bạn và có thể họ sẽ thay đổi.

    Nam Mô A Di Đà Phật.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.

    Cảm ơn quý bạn đã đọc bài, nếu thấy hay và ý nghĩa thì đừng quên Like Page và chia sẻ cho mọi người cùng đọc, cùng biết và chia sẻ để nhận chia sẻ nhiều hơn bạn nhé...

    Sưu tầm. SỐNG ĐẸP
    Meo_MeoTMhutasi thích bài này.
  10. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Hết dị ứng mẩn ngứa chỉ với 1 ly nước chanh pha theo cách này, nhớ lưu lại để áp dụng khi cần

    Bạn nào hay dị ứng thì phải tham khảo ngay thôi, rất hữu hiệu.

    Cách tốt nhất để bảo vệ mình không bị dị ứng là trang bị cho cơ thể các chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, thường xuyên làm sạch, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể là điều bạn cần phải làm ngay hôm nay.
    [​IMG]
    Ly nước giúp hết mẩn ngứa
    Nếu bạn thuộc nhóm người dễ bị dị ứng, hãy chuẩn bị công thức dưới đây, tiêu thụ nó hằng ngày sẽ ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng dị ứng.

    Thành phần

    – 3cm gừng tươi.

    – 2 trái chanh .

    – 2 trái dưa leo.

    – 1 chén nước.
    [​IMG]
    Thành phần cần có.
    Thực hiện

    Gừng, chanh, dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, thêm mấy lá bạc hà. Cho toàn bộ vào máy ép (hoặc máy xay sinh tố), lượng nước thu được hãy uống liền sau đó.

    Để phát huy công dụng tối đa, bạn có thể thực hiện 2-3 lần công thức trên mỗi ngày hay tuần
    Meo_MeoTM thích bài này.

Chia sẻ trang này