SWC - Nhớ các cao thủ....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fisc, 27/12/2018.

579 người đang online, trong đó có 231 thành viên. 05:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 504790 lượt đọc và 3058 bài trả lời
  1. slager

    slager Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    26.763
    Ngày giao dịch 100 cổ, lãi gớm cụ nhỉ, thu gom kiểu ấy chắc 100 năm nữa mới xong. Chả biết rẻ hơn được mấy đồng mà mất bao thời gian công sức. Nó muốn gom thì 30 giây, bỏ ra tí phí kéo lên thì nhỏ lẻ nôn sạch, xong nó đi làm việc khác, tính ra lợi hơn nhiêu
    ANGUYEN thích bài này.
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    189.389
    Không quan trọng, mua cả 1 cty thì 1 cổ cũng phải mua cho bằng xong, ngày nào mua được 100 cp cũng coi nhu tốt rồi, còn hơn phải tìm đến nhà CĐ mua vài CP lẻ.

    công ty vẫn còn đấy, đã nắm tới gần 100% rồi, rả rích mua nốt vài năm, mất gì của bọ.

    đấy là phương pháp của họ, và họ áp dụng thành công thâu tóm nhiều cty rồi.
    ANGUYEN thích bài này.
  3. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Nghịch lý giá dịch vụ cảng nước sâu Việt Nam chưa bằng cảng sông nước bạn
    04/08/2020 20:54
    Các doanh nghiệp cảng biển đều cho rằng, giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa container tại cảng biển Việt Nam cần sớm điều chỉnh để tiệm cận khu vực...

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công chỉ đạo cuộc họp trực tuyến chiều nay (4/8)
    "Đội sổ" khu vực về giá xếp dỡ container

    Chiều nay (4/8), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực hàng hải và khung giá dịch vụ tại cảng biển.


    Tại Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 54/2018, cơ quan chức năng cũng đã bổ sung một số điểm mới như: Bổ sung tuyến Vân Phong, Ba Ngòi, Nhà máy nhiệt điện Duyên hải vào tuyến đặc thù; Bổ sung tàu thuyền vào, rời cảng để tránh trú bão theo lệnh điều động hoặc được cơ quan nhà nước chấp thuận) vào đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải, cầu, bến, phao neo với mức giá bằng 50% giá DN niêm yết theo quy định.


    Ông Phạm Quốc Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải cho biết, hiện nay, mức giá tại khu vực I (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) đang thấp nhất cả nước, bằng 72% khu vực II (cảng biển khu vực từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và bằng 80% khu vực III (TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu…), bằng 30 - 60% các nước trong khu vực.

    Đặc biệt, giá bốc xếp container xuất nhập khẩu tại cảng nước sâu của Việt Nam theo Thông tư 54/2018 của Bộ GTVT về Ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam đang rất thấp (bằng 45 - 80%) khi so với những cảng chuyển tải lớn như Hongkong, Singapore hay Malaysia, Trung Quốc, Singapore... thậm chí là cảng Phompenh (Campuchia) - một cảng sông với mức đầu tư không lớn (Thái Lan 59 USD/cont20’, 91 USD/cont40’, Campuchia 65 USD/cont20’, 99 USD/cont40’, Singapore 111 USD/cont20’, 159 USD/cont40’).

    Trên cơ sở đó, các DN cảng biển Việt Nam đã đề xuất hai phương án điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container đối với cảng biển khu vực 1 (không bao gồm Lạch Huyện).

    Cụ thể, phương án 1, điều chỉnh giá dịch vụ lên 10%, từ 33 USD/cont’ 20 feet, 50 USD/cont’ 40 feet lên 36 USD/cont’ 20 feet, 55 USD/cont’ 40 feet, 63 USD/cont40 feet, giá shipside bằng 90% giá CY. Thời gian thực hiện từ 01/01/2021.

    Phương án 2 là tiếp tục tăng 10% năm 2022 (40 USD/cont’ 20 feet, 61 USD/cont’ 40 feet, 69 USD/cont trên 40 feet) và 10% năm 2023 (44 USD/cont’ 20 feet, 67 USD/cont’ 40 feet, 76 USD/cont trên 40 feet). Giá shipside bằng 90% giá CY. Phương án tăng 10% giá dịch vụ, DN đề xuất áp dụng cả với khu vực 2 và khu vực 3.

    Đối với khung giá dịch vụ bốc dỡ container XNK khu vực Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải, các DN cảng biển cũng đề xuất 2 phương án tăng giá.

    Trong đó, phương án 1 là tăng 10% giá dịch vụ, từ 52 - 60 USD/cont’ 20 feet lên 57 - 66 USD/cont’ 20 feet; container 40 feet tăng từ khung 77 - 88 USD lên 85 - 97 USD. Container trên 40 feet tăng từ 85 - 98 USD lên 94 - 108 USD. Thời gian áp dụng từ 01/01/2021.

    Phương án 2 là tiếp tục tăng 10% năm 2022 (63 - 73 USD/cont’ 20 feet; container 40 feet 93 - 107 USD. Container trên 40 feet 103 - 119 USD) và 10% năm 2023 (69 - 80 USD/cont’ 20 feet; container 40 feet 102 - 118 USD, container trên 40 feet 113 - 131 USD).

    [​IMG]
    Giá dich vụ xếp dỡ hàng hóa container XNK tại cảng biển Việt Nam hiện vẫn "đội sổ" trong khu vực - Ảnh minh họa




    Vẫn khó xác định lộ trình tăng giá dài hạn

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho rằng, tại Thông tư 54/2018, giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam đã tăng nhưng vẫn có khoảng cách khá xa so với giá dịch vụ cảng biển trong khu vực, đặc biệt là Campuchia.

    “Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp là cần thiết. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container XNK tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng 60 - 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực. Đến một thời điểm nào đó sau 2025, phải tiệm cận bằng giá dịch vụ trong khu vực, ít nhất bằng Campuchia”, Thứ trưởng nói và đề nghị Cục Hàng hải VN phải tiếp tục nghiên cứu đề xuất của DN để hình thành được một khung giá hợp lý nhất, đảm bảo cho DN tăng được nguồn thu để tái đầu tư, nâng cấp hạ tầng.

    Riêng đối với khung giá dịch vụ đối với hành khách thông qua cảng tàu khách chuyên dụng, Thứ trưởng nhấn mạnh, nếu các DN muốn đề xuất tăng mức giá tối đa lên hơn 5 USD/hành khách, Bộ GTVT vẫn ủng hộ. Song, DN phải đảm bảo chất lượng dịch vụ tương đồng với giá dịch vụ thu về.

    Liên quan đến đề xuất quy định tăng giá dịch vụ theo lộ trình 10%/năm trong năm 2022 và 2023, theo bà Nguyễn Thị Thương, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Vận tải và Dịch vụ Hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, hiện đề xuất này còn khó khả thi do DN cảng biển chưa xây dựng cơ cấu giá thành đối với mức giá đề xuấ tăng trong năm 2022 và 2023; Tổng cục Thống kê cũng chưa có đánh giá tác động chỉ số giá tiêu dùng đối với việc điều chỉnh giá năm 2022 và 2023.

    Mặt khác, tại văn bản số 251 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá Chính phủ 01/7/2020, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, cập nhập các kịch bản điều hành giá phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong điều kiện thực sự cần thiết, có thể điều hành ở mức tiệm cận nhưng không được cao hơn 4% để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

    “Đối với dịch vụ hàng không, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chỉ đạo việc kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá; trong đó phải giảm giá một số dịch vụ để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay… Vì vậy, việc quy định lộ trình tăng giá dịch vụ phải được cân nhắc và xem xét thật kỹ lưỡng”, bà Thương nói.

    Bà Mai Phương Hồng, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) thì cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 54/2018 là thật sự cần thiết trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của khách hàng đã có nhiều thay đổi.

    “Tuy nhiên, trong trường hợp ban hành và áp dụng trong thời điểm gần trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc điều chỉnh giá phải tính toán rõ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và chỉ số giá tiêu dùng để đảm bảo lợi ích của DN và mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ qua từng năm”, bà Hồng nói.


    Theo đánh giá của Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải cùng một số DN cảng: Gemadept, Nam Hải cũng cho biết, hiện tại, tại Hải Phòng đang tồn tại 2 phương thức bốc xếp, gồm: Phương thức bốc xếp giữa Tàu/sà lan ↔ Bãi cảng (CY) và Phương thức bốc xếp Shipside giữa Tàu/Sà lan ↔ Ôtô/toa xe.

    Trong đó, phương thức shipside (đưa container ra bãi ngoài) hiện trên thế giới chỉ còn duy nhất áp dụng duy nhất tại Hải Phòng. Phương thức này đang tồn tại rất nhiều hạn chế như: không kiểm soát được trọng tải theo công ước quốc tế, làm ảnh hưởng đến an toàn khi chất xếp hàng hóa, chậm tiến độ giải phóng tàu, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các khu vực cảng,…

    Trên cơ sở đó, các DN kiến nghị từ năm 2021, điều chỉnh tăng giá shipside tiệm cận với giá CY để đảm bảo quyền lợi cho DN, tránh sự “biến tướng” về giá khi thực hiện cùng một tác nghiệp bốc dỡ.

    Từ năm 2022 trở đi, đề xuất tăng giá shipside tiến đến bằng với giá bốc xếp giữa Tàu/sà lan ↔ Bãi cảng (CY), tiến tới bãi bỏ tác nghiệp shipside tại Hải Phòng





    [​IMG]
  4. timvonoidau

    timvonoidau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Đã được thích:
    192
    ANGUYENstck thích bài này.
  5. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Chi nghìn tỷ thâu tóm mảng logistics của Gelex, ITL Corp vừa nhận khoản vay 70 triệu USD từ IFC
    THỨ 4, 12/08/2020, 06:57

    [​IMG]
    IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, mới đây thông báo sẽ cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD cho Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần (ITL Corp) của Việt Nam. Khoản vay này sẽ giúp ITL Corp, một trong những công ty kho vận nội địa hàng đầu tại Việt Nam, chuyển đổi và tăng trưởng thông qua việc bổ sung tài sản, phát triển kho bãi và cơ sở vật chất mới, và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến.

    Hơn nữa, khoản đầu tư này sẽ cho phép ITL Corp cung cấp các dịch vụ kho vận tích hợp và có chất lượng cao hơn cho khách hàng, trong đó có các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    "Gói tài trợ dài hạn cùng chuyên môn quốc tế của IFC, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, là hỗ trợ rất có giá trị, chắc chắn sẽ giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kho vận hiện tại cũng như mở rộng mạng lưới và danh mục kinh doanh của ITL Corp để phục vụ khách hàng tốt hơn," ông Ben Anh, Tổng Giám đốc ITL Corp, cho biết.

    Ngoài ra, IFC cũng sẽ giúp công ty cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp để phát triển bền vững.

    Chi phí kho vận cao làm tăng chi phí kinh doanh chung và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam cả trên toàn cầu và trong nước. Do vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động bởi đại dịch COVID-19, IFC vẫn quyết định đầu tư vào chuỗi cung ứng kho vận của Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hoạt động thương mại.

    ITL Corp: Phân phối độc quyền cho Thai Corp, Unilever

    ITL Corp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và GSA lớn nhất tại Việt Nam và dẫn đầu về năng lực thị trường hàng không có lịch sử phát triển 20 năm. ITL là đại diện của hơn 22 hãng hàng không như Thai Airways, Qatar Airways, AirBridge Cargo, Jestar Airlines, Ana Cargo, AirFrance, Delta Air Lines, Vietnam Airlines...; khai thác hàng hóa cho hơn 300 chuyến bay mỗi tuần, với năng suất hơn 150.000 tấn hàng mỗi năm.

    Hiện nay, ITL là chuyên gia cung cấp giải pháp logistics tích hợp hàng đầu về vận chuyển hàng không, vận tải quốc tế, logistics tổng hợp, dịch vụ đường sắt, hải quan và dịch vụ phân phối tại Đông Dương, hậu cần thương mại điện tử, chuyển phát nhanh, dịch vụ kho bãi với hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế trải dài khắp Việt Nam và có diện tích hơn 300.000m2.

    Mạng lưới hoạt động của ITL tại thị trường Việt Nam và khu vực: Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore,… với hơn 70 văn phòng và hơn 1.900 nhân viên chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

    Ngoài tiềm lực nội tại, ITL còn mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng khi liên doanh hoạt động tại Việt Nam với các "ông lớn" Logistics trên thế giới như: Mitsubishi Logistics, CEVA Logistics, Keppel Logistics, UPS Supply Chain….

    [​IMG]

    Tháng 6/2019, ITL vận hành khu phức hợp Logistics ITL-ICD Tân Cảng Sóng Thần tại Bình Dương với quy mô hơn 50.000m2, tầm cỡ bậc nhất Đông Nam Á, đóng góp đáng kể vào chuỗi giá trị cung ứng trong nước và khu vực. Dự án này là kết quả từ cú bắt tay chiến lược giữa ITL và ICD Tân Cảng Sóng Thần (thành viên của SNP).

    Trong mảng logistic, hiện tại ITL đang phân phối độc quyền các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh của hai đối tác lớn là Thai Corp International (Việt Nam) và Unilever Việt Nam. Các mặt hàng tiêu dùng chủ lực của Thai Corp như Nước uống tăng lực Red Bull, cá hộp ba cô gái, khăn giấy Cellox và Zilk,…sẽ được đội xe tải có tải trọng từ 1 tấn – 15 tấn của ITL phân phối. Unilever có hơn 400 nhãn hàng, trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort, Vaseline, Pond's, P/S, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight,...


    Số liệu tài chính cho thấy tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của ITL đạt hơn 2.400 tỷ đồng. Công ty này mới tăng vốn từ 698 tỷ lên 794 tỷ.

    [​IMG]
    Ông Trần Tuấn Anh - Chủ tịch ITL Corp

    Chủ tịch HĐQT là ông Trần Tuấn Anh, đang nắm khoảng 48% công ty, bao gồm số cổ phần sở hữu bởi công ty Sea Investment Corporation do ông Tuấn Anh làm chủ sở hữu. Năm ngoái, Symphony Logistics PTE LTD đã chi 42,6 triệu USD mua 25,12% cổ phần tại ITL từ Singapore Post. Ba cá nhân nắm giữ cổ phần của ITL là bà Nguyễn Thị Như Mai, nắm 4,65% và hai cổ đông nước ngoài khác đang nắm giữ hơn 10% cổ phần của ITL Corp là ông Veera Satchatippavarn (quốc tịch Thái Lan), một trong những nhà sáng lập Công ty và ông Zulkifli Bin Baharudin – lãnh đạo của Singapore Post.

    [​IMG]


    Năm ngoái, ITL đã chuyển đổi khoản vay của Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV, LDC, thành vốn cổ phần bằng cách phát hành 9.580.869 cổ phần cho Templeton, nắm giữ khoảng 12% trên vốn mới.


    Về tình hình kinh doanh, năm 2019, tổng doanh thu của ITL đạt 3728 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với năm trước, trong đó, hơn 60% doanh thu đến từ vận chuyển hàng không. Công ty lãi trước thuế 259 tỷ trong năm 2019, tăng 24% năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 210 tỷ đồng, tăng 13,5%.

    [​IMG]

    ITL Corp mua lại toàn bộ mảng logistics của Gelex

    Tháng 7/2020, một văn bản của CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans mã STG) đồng ý cho ITL Corp được chào mua công khai 100% cổ phần. Sau đó ITL Corp đăng ký mua vào 57.199.090 cổ phiếu STG trên sàn, trong số này có 53.819.980 cổ phần, tương đương 54,78% cổ phần STG đang thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Gelex Logistics, công ty 100% vốn của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (mã GEX).

    Quyết định tăng sở hữu lên 100% Sotrans của ITL Corp, nghĩa là ITL sẽ mua lại phần vốn góp của Gelex Logistics tại Sotrans. Tuy nhiên trong báo cáo ngày 16/7/2020, ITL Corp cho biết họ chưa mua bất kỳ cổ phiếu STG nào trong tổng số gần 57,2 triệu cổ phần đăng ký do ITL Corp đã ký hợp đồng với Gelex để mua lại 100% cổ phần của Gelex Logistics, nhưng thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất. Điều này có nghĩa rằng, Gelex đã "buông" mảng logistics cho ITL.

    Ở một góc khác, trong văn bản cập nhất mới nhất ngày 30/7/2020, Gelex Logistics đã thay đổi tên gọi thành công ty TNHH North Start Logistics với người đại diện pháp luật là ông Đặng Doãn Kiên, chủ doanh nghiệp cũng thay thế từ Tổng CTCP thiết bị điện Việt Nam sang một pháp nhân khác. Ông Đặng Doãn Kiên hiện nay đang giữ vai trò Phó Chủ tịch của ITL phụ trách mảng đầu tư, do đó thương vụ này có thể nói là đã đi đến những bước hoàn tất cuối cùng.

    Gelex Logistics có vốn điều lệ 1.210 tỷ đồng, sở hữu 54,8% cổ phần tại Sotrans và 2 trung tâm logistics rộng 80ha. Trong khi đó, Sotrans lại nắm giữ nhiều đơn vị khác như 84,4% vốn TCT Đường sông miền Nam (Sowatco, UPCoM: SWC), 84% Vietranstimex (UPCoM: VTX) – đơn vị số 1 Đông Nam Á về vận tải hàng siêu trường siêu trọng, 51% vốn Cảng miền Nam, 86,2% cổ phần Xây lắp Công trình (ECCO)…

    Theo ông Đặng Doãn Kiên, việc ITL huy động được 70 triệu USD từ IFC sẽ cải thiện đáng kể hệ thống tài sản của ITL, cho phép Tập đoàn sở hữu hệ thống về cảng biển, cảng sông, hệ thống sà lan thủy nội địa, ICD,
    kho bãi và cho phép ITL bắt đầu chiến lược thương hiệu kép (dual – brand) một cách nhanh nhất vì đã sở hữu được các thương hiệu và hệ thống vận hành mạnh đã được xây dựng từ những năm 70.

    Hiện nay, trong ngành Logistics có khoảng 3.000 – 5.000 doanh nghiệp nội địa nhỏ và rất nhỏ, nên xu hướng hợp nhất (consolidation, M&A) các công ty trong ngành sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Thông qua M&A, ITL sẽ nâng cao nền tảng tài sản, các cảng, vị trí Logistics trọng yếu… để duy trì vị trí dẫn đầu của mình trong chuỗi Logistics, cạnh tranh với các công ty hậu cần lớn trên thế giới.
  6. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Dòng bôi đậm màu xanh để chúng ta thấy rõ vị trí trung tâm của Long Bình.
    ITL đã chuẩn bị trung tâm logistic ở Sóng Thần. Hệ thống đường sắt , bộ, thủy đã có.
    Bến xe Miền Đông sắp đi vào hoạt động. Chờ miếng ghép cuối cùng là sân bay Long Thành.(Itl rất trông đợi điều này)
    Qua đó cũng thấy được cục đất vàng mà SWC đang triển khai.
    timvonoidau, Fisc, ANGUYEN1 người khác thích bài này.
  7. slager

    slager Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    26.763
    Toàn tin tốt mà giá và thanh khoản vẫn cứ lẹt đẹt như những con tàu ì ạch hết xăng không có sóng để lướt.
    ANGUYEN thích bài này.
  8. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    189.389
    Của nả, người ta nhét két sắt rồi, dòng sông đã cạn, thuần tuý góp tiền để sxkd và nhận CT bác ạ.
    stckANGUYEN thích bài này.
  9. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Về nguyên tắc! Cp tăng khi có 1 số vấn đề!
    Không xấu nhưng nhỏ lẻ nản ấn vào miệng tay to. Tăng cho có tí gd và ln.
    Xấu thật! Cái này thì phải tăng để tay to thoát hàng.
    Ở SWC không hội tụ những đk đó. Nên khó có kiểu tăng như bác kỳ vọng.
    Nhưng Đứng trên quan điểm của SWCer dài hạn chúng ta mong chờ gì?
    SWC phát triển! Mức giá của cp đang được định giá quá rẻ. Người bán k muốn bán! Người mua mong chờ!
    Bỏ qua những yếu tố đội lái. Khi SWC được săn đón trên toàn mặt trận. Đó là lúc SWCer nghĩ về đúng hay sai.
    Tại sao phải dừng lại khi chúng ta đang đúng. ?
    Giá cp hiện tại chỉ là 1 khái niệm!
    Tôi chỉ đang giữ 0.2% Swc không biết là bao nhiêu!?
    P/s: sự lệch pha giữa giá và giá trị chỉ có tính thời điểm. !
    --- Gộp bài viết, 12/08/2020, Bài cũ: 12/08/2020 ---
    Đồng ý qua điểm của bác!
    Vùng giá 13_14 rất ít người lỗ.
    Ai thấy không hợp nên xuống tàu.
    Giờ là cuộc chiến dài hơi rồi!
    Nđt ngắn hạn sẽ nhìn vào kq hiện tại hoặc trong vòng time ngắn tới.
    Nđt dài hạn sẽ nhìn vào cấu trúc dn. So sánh để định hướng tương lai!
    Ngay cả ở đk covid đang hoành hành! Tôi vẫn tin SWC dư sức vượt kế hoạch.
    Có bác nào có ý kiến khác không?
  10. ANGUYEN

    ANGUYEN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2019
    Đã được thích:
    12.838
    Em có ý kiến:
    Giữa các cổ đông không nên dùng từ "cuộc chiến" he he
    Giờ này không cần kỳ vọng về giá cả hãy nhìn về giá trị!
    Đề nghị ban lãnh đạo công ty lập 1 nick lên F319 để lắng nghe thêm ý kiến cổ đông! Đặc biệt là bác @stck!
    Có thể nói với phí tư vấn bên lề trái chừng 5% cổ tức là quá rẻ! hi hi
    \:D/:drm1:drm
    stckgiavanchuakhon thích bài này.

Chia sẻ trang này