Tác động chính sách ghê gớm quá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2021.

3768 người đang online, trong đó có 1507 thành viên. 13:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8021 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. duongphilong

    duongphilong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    786
    SBT lên giá 2 đô la cho 1 cổ phiếu mới xứng tầm doanh nghiệp đầu ngành chiếm lĩnh hơn 50% thị phần.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Chơi với Thành tàu khó ăn lắm
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Hiệp hội Mía đường: 'Lần này, nếu đường Việt Nam thua đường Thái Lan ở sân nhà cũng chấp nhận'
    06:00 | 10/02/2021

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Ảnh: Đức Quỳnh

    Mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan có ý nghĩa thế nào đối với ngành đường trong nước vốn đang rất khó khăn như hiện nay, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Lộc: Đây là kết quả của quá trình điều tra dài với sự phối hợp của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và Bộ Công Thương. Đồng thời mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88 đối với đường thô là tương đối hợp lý.

    Mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế mà Bộ Công Thương đưa ra. Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đằng trong thời gian tới.

    Trong cuộc chạy đua của ngành đường, Việt Nam đã “chấp” Thái Lan cả trăm mét nhưng nay với công cụ phòng vệ thương mại, chúng ta đã có thể vượt lên ngang hàng với họ.

    Từ nay ngành đường Việt Nam đã có thể cạnh tranh sòng phảng. Lần này, nếu đường Việt Nam có thua đường Thái Lan ở sân nhà thì cũng chấp nhận.

    Ông đánh giá thế nào về năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam so với các nước, đặc biệt là Thái Lan?

    Ông Nguyễn Văn Lộc: Chúng tôi tin rằng ngành đường Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường Thái Lan nói riêng và các nước trong khu vực châu Á nói chung.

    Hiện nay, ngành đường Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước Đông Nam Á. Trước đây, diện tích trồng mía của Việt Nam 300.000 ha, chỉ đứng sau Thái Lan. Năng suất cũng ngang ngửa nước này và bỏ xa các nước như Indonesia, Philippines.

    Do đó, nếu xét trên phương diện bình đẳng, Việt Nam hoàn toàn đủ sức để cạnh tranh một cách minh bạch.

    Hiện nay Thái Lan đang mắc kẹt trong chính quy mô sản xuất lớn của họ bởi sản lượng mía đang giảm mạnh gần một nửa.

    Ông đánh giá thế nào về mức thuế tạm thời 33,88 - 44,88% mà Bộ Công Thương mới đưa ra so với kỳ vọng của hiệp hội?

    Ông Nguyễn Văn Lộc: Trước đây, Hiệp hiệp Mía đường đề xuất mức thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan là 38%. Mức đó được đưa ra dựa theo cách tính biên độ phá giá của WTO với những dự liệu mà hiệp hội có.

    Đối với Bộ Công Thương, quá trình điều tra dựa trên nguồn độc lập. Với mức thuế tạm thời 44,88% và 33,88% mà Bộ Công Thương đưa ra lần lượt với đường tinh luyện và đường tinh luyện hiện nay là hợp lý.

    Gian lận thương mại và cuộc khủng hoảng giá đã tàn phá ngành đường thế nào trong thời gian qua, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Lộc: Hiện nay chỉ có 24 nhà máy và công suất chỉ đạt 50%. Cách đây 5 năm, trước khi ngành đường hội nhập, một số nhà máy đã đầu tư rất mạnh vào máy móc để nâng công suất.

    Tuy nhiên, trong quá trình nâng công suất, đường lậu tràn vào Việt Nam quá nhiều là diện tích mía giảm dần.

    Thêm vào đó, vừa qua, khi hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực, đường nhập khẩu tràn vào càng nhiều do đó các nhà máy chỉ hoạt động một nửa công suất. Số lượng nhà máy cũng giảm gần một nửa so với trước đây.

    Những năm vừa qua, các nhà máy nghiến răng chịu lỗ vì giá đường quá thấp, không đủ trang trải tiền mía. Nhiều hộ dân cũng bỏ cây mía vì không thể sống nổi nếu chỉ dựa vào loại cây này.

    Năm ngoái sản lượng mía đạt 750.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay, do giá thấp, nhiều hộ bỏ vườn nên sản lượng dự chỉ đạt trên dưới 700.000 tấn.

    Lượng mía này đáp ứng chưa đầy 50% nhu cầu của các nhà máy còn lại là khoảng 1,8 triệu tấn. Do đó, năm nay, Việt Nam vẫn sẽ phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn đường các loại để đáp ứng nhu cầu trong nước.

    Vừa qua một số nhà máy đã tăng giá mía. Vì vậy, khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp giá tạm thời đối với đường Thái Lan, họ rất mừng.

    Bởi, nếu không có quyết định này, giá đường sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp trong khi họ đã nâng giá mua mía 200.000 đồng/tấn lên khoảng 1 triệu đồng/tấn thì doanh nghiệp tiếp tục phải chịu lỗ.

    Ngoài ra, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.

    Tương lai của những người nông dân vẫn còn bám trụ với cây mía sẽ ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Lộc: Ngành đường cần 3 năm nữa để phục hồi diện tích trồng mía. Với tình hình của ngành như hiện nay, những bà con vẫn còn bám trụ với cây mía thì ít nhất họ vẫn có thể sống được với loại cây này trong vài năm nữa.

    Nếu như để làm giàu từ mía thì tôi không dám định nhưng hạnh phúc nhất là khi các vùng sâu, vùng xa, điều kiện thổ nhưỡng khó khăn thì cây mía sẽ là sự lựa chọn tốt với họ để có thu nhập ổn định cho gia đình. Tôi có thể chắc chắn rằng trong 3 năm tới người trồng mía không phải cứu.
  4. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.397
  5. suti2017

    suti2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2020
    Đã được thích:
    2.146
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.274
    Doanh nghiệp đường có thể được hưởng lợi từ chính sách chống bán phá giá
    Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN 08:45' - 02/03/2021


    BNEWS Những biện pháp phòng vệ thương mại được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.
    [​IMG]Chính sách chống bán phá giá đường ngoại nhập sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN
    Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm [​IMG]Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đường trong nước được dự báo tiếp tục ở mức cao. Ảnh: Lê Đức Hoảnh - TTXVN
    Trước đó, Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21/9/2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước.
    Trải qua gần 5 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
    Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.
    Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.
    Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.
    Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho sản xuất), người tiêu dùng; căn cứ trên thông tin thu thập, tính toán được trong quá trình điều tra, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các bên liên quan khác, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.
    Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở mức cao hơn.
    Do đó, trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý II năm 2021./.

Chia sẻ trang này