tại sao nên gom cổ phiếu trong tháng 6/2019 trở đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ruachoichung, 22/04/2019.

829 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 06:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14240 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    thích ngành nào thì đầu tư vào các mã đại diện
  2. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    nay đảo rổ vn30 bớt tác động họ nhà VIC sẽ cho vn30 bớt bị điều phối hơn
  3. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131


    Thị trường dầu sẽ ra sao sau khi Mỹ quyết định chấm dứt thời hạn miễn trừng phạt Iran?



    Trong ngày thứ Năm (02/05), Mỹ đã thắt chặt các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Iran, muốn giảm kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này xuống mức 0 và tạo ra một kỷ nguyên bất ổn mới cho thị trường dầu.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt Iran của kỷ nguyên Barack Obama trong năm 2018, nhưng sau đó lại miễn lệnh trừng phạt đối với 8 quốc gia, cho phép họ nhập khẩu một lượng dầu giới hạn từ Iran. Tuần trước, chính quyền Mỹ khiến thị trường “thất kinh bát đảo” khi tuyên bố không gia hạn thời gian miễn lệnh trừng phạt.

    Động thái đột ngột để cắt đứt dòng xuất khẩu dầu của Iran có khả năng khiến thị trường mất đi lượng dầu từ Iran – gần đây đạt mức hơn 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% lượng tiêu thụ toàn cầu. Để khỏa lấp khoảng trống đó và ngăn chặn giá nhiên liệu tăng vọt, ông Trump đã chuyển sang cậy nhờ đồng minh của ông ở Ả-rập Xê-út, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.

    Các quốc gia mua dầu từ Iran
    https://image.*********.vn/2019/05/03/dau-iran-3-5.PNG
    Thế nhưng, Ả-rập Xê-út vẫn không đưa ra cam kết chắc chắn và tiếp tục xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác. Điều này làm dấy lên lo ngại về một giai đoạn nguồn cung bị thắt chặt hơn và giá dầu cao hơn.

    Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết trong báo cáo nghiên cứu gần đây: “Quyết định từ chối miễn trừ lệnh trừng phạt cho các nhà nhập khẩu dầu Iran vào ngày 02/05/2019 cho thấy một hành động táo bạo khi chiến lược để kiểm soát giá dầu giờ phụ thuộc phần lớn vào sự sẵn lòng tăng sản lượng dầu của Ả-rập Xê-út giữa lúc tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu diễn ra liên miên”.

    Giá dầu lúc đầu tăng vọt lên đỉnh 6 tháng sau khi ông Trump tuyên bố chấm dứt thời gian miễn lệnh trừng phạt Iran, trong đó giá dầu Brent chạm mức 75.6 USD/thùng và giá dầu WTI tăng lên mức 66.6 USD/thùng. Trong ngày thứ Năm (02/05), giá dầu Brent chỉ còn 71 USD/thùng và giá dầu WTI ở mức 62 USD/thùng.

    Thị trường dầu thắt chặt tạo ra rủi ro

    Các chuyên viên phân tích cho rằng chỉ riêng việc thắt chặt các lệnh trừng phạt sẽ không gây ra cú sốc nguồn cung, nhưng khiến thị trường dầu dễ bị tổn thương trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung – một yếu tố sẽ đẩy chi phí nhiên liệu lên cao hơn.

    Điều này một phần là vì tình trạng dư cung trên thị trường dầu dần tan biến, nguồn cung và nhu cầu đang tiến gần hơn tới trạng thái cân bằng. Một số chuyên viên phân tích thậm chí còn cho rằng thị trường đang hơi thiếu hụt nguồn cung đôi chút.

    Cùng lúc đó, tình trạng gián đoạn nguồn cung và các mối đe dọa từ rủi ro mất điện đang diễn ra ở nhiều quốc gia.

    Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp lên công ty dầu mỏ Venezuela PDVSA càng khiến sản lượng dầu thô tại Venezuela tụt dốc không phanh. Ở Libya, xung đột giữa các nhà lãnh đạo đối lập cũng khiến nguồn cung dầu bị đe dọa. Nigeria – quốc gia sản xuất dầu lớn nhất châu Phi – cũng xảy ra tình trạng mất điện.

    Ở châu Âu, lượng dầu được chuyển từ Nga đã bị ô nhiễm và làm gián đoạn hoạt động lọc dầu ở một số quốc gia.

    Trong khi đó, OPEC và các đồng minh – bao gồm cả Nga – vẫn đang cố cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường.

    Ả-rập Xê-út

    Ông Trump đang gây áp lực lên Ả-rập Xê-út và OPEC để họ thay đổi chiến lược, nhưng nhiều chuyên viên phân tích vẫn không cho rằng liên minh OPEC+ sẽ làm theo.

    OPEC+ đã nâng sản lượng trước khi Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran trong tháng 11/2018, nhưng sau đó lại bất ngờ khi ông Trump miễn lệnh trừng phạt cho 8 quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran. Dòng dầu từ OPEC và các lệnh trừng phạt yếu hơn dự báo đã khiến giá dầu Brent đổ đèo từ 86 USD xuống 50 USD/thùng và thúc giục các nhà sản xuất đồng ý cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2018.

    Ả-rập Xê-út cần giá dầu ở quanh mức 80 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Bộ trưởng Dầu mỏ đầy quyền lực của Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, nhấn mạnh rằng Ả-rập Xê-út sẽ hành động trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

    Điều này báo hiệu Ả-rập Xê-út đang cân nhắc nâng nguồn cung dầu, Bill Farren-Price, Chuyên viên phân tích rủi ro địa chính trị tại RS Energy Group, nhận định.

    “Ả-rập Xê-út cảm thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã thành công và họ không muốn mất đi thành quả và không muốn đánh mất đà tăng giá chỉ để theo đuổi chính sách mà nói thật là sẽ có hại cho họ, điều này đã thể hiện trong năm 2018”, ông nói.

    Dù vậy, Ả-rập Xê-út đang bơm dưới mức hạn ngạch đề ra trong thỏa thuận OPEC khoảng 500,000 thùng/ngày, vì vậy nước này vẫn có thể nâng sản lượng mà vẫn đáp ứng điều kiện trong thỏa thuận OPEC+. Liên minh này sẽ họp mặt trong ngày 25-26/06/2019 để bàn về chuyện có gia hạn thỏa thuận hay không.
  4. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Chứng quyền sắp ra mắt
    ==================

    Tới cuối quý 1/2019, có 26 mã cổ phiếu đủ điều kiện làm tài sản cơ sở cho sản phẩm CW

    26/04/2019 23:38
    • VN30

      - Có vốn hóa trong 5 tháng gần nhất đạt ít nhất 5,000 tỷ đồng

      - Đạt khối lượng giao dịch bình quân trên 50 tỷ đồng/ngày hoặc tổng khối lượng giao dịch tối thiểu bằng 25% lượng free float bình quân trong 6 tháng gần nhất

      - Có tỷ lệ free float tối thiểu 20%

      - Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không lỗ lũy kế và kỳ hiện tại có lãi

      Theo công bố của HOSE, tới cuối quý 1/2019 có 26 mã cổ phiếu đủ điều kiện làm tài sản cơ sở cho sản phẩm chứng quyền đảm bảo: REE, SSI, DPM, VIC, STB, EIB, SBT, HPG, MSN, MWG, CII, CTD, DHG, GMD, VHM, ROS, HDB, VRE, MBB, FPT, TCB, VNM, VJC, PNJ, VPB, NVL.
  5. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Thu nhập tăng, dân số già, viện phí tăng... sẽ giúp cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ ăn nên làm ra
    Theo Hải Vân/ Trí Thức Trẻ

    Ngành bảo hiểm được dự báo vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng dù đã phát triển khá nhanh trong nhiều năm trở lại đây. Kinh tế phát triển đã làm cho tầng lớp trung lưu mở rộng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm, đầu tư và sự quan tâm tới các sản phẩm bảo hiểm tăng.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Theo Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (ISA), cả năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 133.654 tỷ đồng, (tăng 24%), trong đó bảo hiểm nhân thọ ước đạt 87.960 tỷ đồng (tăng 33%), bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.694 tỷ đồng (tăng 10%). Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm trên 20%. Mức tăng trưởng cao của ngành chủ yếu được đóng góp bởi mảng bảo hiểm cá nhân, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới.

    Trong một báo cáo mới đưa ra gần đây, Chứng khoán Rồng Việt VDSC cho rằng tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ đang có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

    Hiện nay, các sản phẩm bán buôn cho các doanh nghiệp và tổ chức (bảo hiểm tài sản thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ…) đang phục hồi chậm sau giai đoạn kinh tế suy giảm 2013-2014. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới là vẫn là hai sản phẩm chủ lực. Tỷ trọng của hai loại bảo hiểm này trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ liên tục tăng từ 46% năm 2011 lên 61% trong 9 tháng đầu năm 2018. Thực tế này cho thấy ngành bảo hiểm ngày càng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân.

    Môi trường ô nhiễm, cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hóa và viện phí tăng là các nhân tố làm gia tăng nhu cầu của người dân đối với bảo hiểm sức khỏe. Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng với tỷ trọng dân số từ 45 tuổi trở lên tăng từ 26% năm 2010 lên 31% năm 2016. Hiện nay, theo Bộ Y tế, cứ 10 người thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm (ung thư, đái tháo đường, tim mạch…). Các bệnh không lây nhiễm gây ra 77% các trường hợp tử vong hàng năm và chi phí điều trị các bệnh này cao hơn 40-50 lần so với các bệnh khác.

    Nhu cầu về sở hữu xe ô tô sẽ tiếp tục tăng, theo sau sự mở rộng của tầng lớp trung lưu trong cơ cấu dân số và chính sách giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN theo Hiệp định ATIGA về 0% từ năm 2018. Tỷ lệ sở hữu ô tô trong dân số Việt Nam còn thấp so với nhiều quốc gia, đứng sau cả Lào và Philipines.

    Hơn hết, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều bắt buộc phải có bảo hiểm. Các yếu tố này tạo ra dư địa tăng trưởng rất lớn cho bảo hiểm xe cơ giới (hơn 90% là bảo hiểm ô tô).

    [​IMG]

    "Dựa trên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm cho mục tiêu thị phần và mảng bảo hiểm bán buôn vẫn tăng trưởng chậm, chúng tôi cho rằng mảng bảo hiểm cá nhân sẽ tiếp tục giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của các công ty bảo hiểm trong thời gian tới", VDSC nhận định.

    Nền kinh tếtăng trưởng cao, thu nhập đầu người gia tăng, cơ cấu dân số già hóa, viện phí tăng và tỷ lệ sở hữu phương tiện thấp sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho nhu cầu về bảo hiểm cá nhân.

    Dư địa tăng trưởng của ngành bảo hiểm nhân thọ cũng được dự kỳ vọng là vẫn còn rất lớn dù đã phát triển khá nhanh trong nhiều năm trở lại đây.

    Cụ thể, từ năm 2015, bảo hiểm nhân thọ đã phát triển nhanh với tốc độ trung bình 33%/năm, so với mức tăng 21%/năm trong giai đoạn 2012-2014. Nguyên nhân là do từ năm 2015, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, tăng vốn, đồng thời đẩy mạnh các kênh đại lý, phòng giao dịch và kênh ngân hàng.

    Kinh tế phát triển làm cho tầng lớp trung lưu mở rộng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm và đầu tư ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, đây là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (liên kết chung và liên kết đơn vị). Tỷ trọng các sản phẩm liên kết đầu tư ngày càng tăng trong doanh thu phí khai thác mới (67% trong 9 tháng đầu năm 2018 so với 33% năm 2014). Bảo hiểm liên kết đầu tư cũng được dự báo sẽ là nguồn thu chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới.

    [​IMG]

    Tỷ lệ người dân Việt Nam có bảo hiểm nhân thọ còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới cho thấy ngành này vẫn còn dư địa tăng trưởng rất lớn. Tầng lớp trung lưu đang và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng (dự kiến chiếm 50% dân số vào năm 2035 so với 11% năm 2015) sẽ là nhân tố kích cầu chính của các sản phẩm bảo hiểm cá nhân (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới).
  6. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    ngành bảo hiểm và game nới room
    ====================

    Bảo Minh nới room cho nhà đầu tư ngoại lên 100%
    Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2019 tăng doanh thu phí bảo hiểm trên 7%, khoảng 4.577 tỷ đồng.

    Bảo Minh lãi gần 176 tỷ đồng nhờ bán bảo hiểm

    Theo Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2019 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (mã CK: BMI), tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài được nới lên 100%, thay vì 49% hiện nay.

    Ông Lê Song Lai - Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo Minh cho biết, sau khi nhận được chấp thuận 100% từ cổ đông tại cuộc họp đại hội cổ đông ngày 25/4, doanh nghiệp sẽ làm việc với cơ quan chức năng để được hướng dẫn về thủ tục nới room. Doanh nghiệp này mong muốn có thể hoàn tất các thủ tục vào quý III/2019, song kết quả cuối cùng phụ thuộc vào cơ quan chức năng.

    Không tiết lộ chi tiết song theo ông Lai hiện đã có một số nhà đầu tư quan tâm mua cổ phần của Bảo Minh khi quyết định nới room được thông qua. Thông tin chi tiết về nhà đầu tư sẽ được doanh nghiệp công bố sau khi đàm phán kết thúc.

    Cùng với việc nới room, cổ đông cũng thông qua các tờ trình quan trọng khác sửa đổi bổ sung điều lệ, kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mức tăng trưởng doanh thu từ 7% trở lên với tổng doanh thu 4.577 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 3.847 tỷ đồng, tăng 8% so với 2018; tái bảo hiểm 500 tỷ đồng, tăng 4% (năm 2018 là 480 tỷ đồng) và hoạt động tài chính 230 tỷ đồng.

    Kế hoạch lợi nhuận được doanh nghiệp này đặt ra năm 2019 là 220 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế 185 tỷ đồng, ROE ước đạt bình quân 8%... Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cạnh tranh gay gắt, đây là một mục tiêu khá thách thức với Bảo Minh. Tuy nhiên, ông Lê Văn Thành khẳng định, doanh nghiệp nỗ lực thực hiện mục tiêu này, nhằm mang lại lợi ích cho các cổ đông. Năm 2019 tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu 10% song doanh nghiệp sẽ phấn đấu đạt 15%.

    Năm 2018, Bảo Minh đạt doanh thu gần 4.270 tỷ đồng, trong đó phí thu từ bảo hiểm gốc 3.547 tỷ đồng; phí nhận tái bảo hiểm 480 tỷ và hoạt động đầu tư 242 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 200 tỷ, và sau thuế 162 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng được tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế A.M Best công nhận năng lực tài chính ở mức B++ (Tốt), đồng nghĩa bảo đảm khả năng tài chính để chi trả cho khách hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
  7. ductrung231

    ductrung231 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    17
    canh vô dòng bank vẫn hơn
    ra vào dễ
  8. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Quý I: Tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng đạt 11,31%
    Cổ phiếu | Thứ sáu, 3/5/2019 | 11:08 GMT+7
    Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, trong quý I, nhóm ngành bán lẻ, công nghệ thông tin và ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất.
    Quý I khởi sắc, vẫn giảm mục tiêu tăng trưởng

    [​IMG]
    Tổng cộng 8/12 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận và chỉ có 4 ngân hàng có sụt giảm về lợi nhuận so với cùng kỳ. (Ảnh minh hoạ: Internet)

    Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố số liệu tổng hợp kết quả kinh doanh của 444 doanh nghiệp cho thấy doanh thu tăng trưởng 2,92%; lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm 0,62% so với cùng kỳ quý I/2018. Đặc biệt, tỷ lệ vốn hoá 2 sàn HSX và HNX chiếm 83,16%.

    Trong đó, 3 ngành là bán lẻ, công nghệ thông tin và ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ, lần lượt là 23,34%, 22,86%, 11,31%.

    Lợi nhuận tăng cao cũng giúp cho cổ phiếu của các ngành này tăng.

    Đối với ngành bán lẻ, cổ phiếu MWG có mức tăng trưởng về lợi nhuận đạt 28,86% với biên lợi nhuận ròng được cải thiện. Còn ngành công nghệ thông tin thì cổ phiếu tiêu biểu là FPT có mức tăng trưởng lợi nhuận là 23,04%.

    Tính đến thời điểm hiện tại, 12 cổ phiếu ngân hàng đã có báo cáo tài chính quý I/2019. Tổng cộng 8/12 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận và chỉ có 4 ngân hàng sụt giảm về lợi nhuận so với cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng đã ra báo cáo đạt 11,31%. Có thể kể đến các ngân hàng như VCB (34,34%), SHB (47,74%), TPB (33,04%), MBB (24,77%) và ACB (19,34%).

    Theo BVSC, với các cổ phiếu ngành bất động sản thì lợi nhuận giảm 14,22% và doanh thu giảm 12,97%. Nguyên nhân do sự sụt giảm lợi nhuận của KBC (-57,38%), VHM (-34,97%) và LHG (-27,85%). Tuy nhiên, VIC vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận 12,92% giúp ngành bất động sản không bị giảm lợi nhuận sâu.
    --- Gộp bài viết, 03/05/2019, Bài cũ: 03/05/2019 ---
    :drm3:drm3
    chờ thôi
  9. windy139

    windy139 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    11.493
    Trading cứ chọn 26 mã này thôi.
    ruachoichung thích bài này.
  10. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    26 mã mua sao hết được bác
    chọn vài mã thôi :)

Chia sẻ trang này