tại sao nên gom cổ phiếu trong tháng 6/2019 trở đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ruachoichung, 22/04/2019.

1707 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 03:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14244 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    điểm mua có lẽ sớm hơn dự tính
    --- Gộp bài viết, 07/05/2019, Bài cũ: 07/05/2019 ---
    việc căng thẳng mỹ trung, đẩy lợi suất trái phiếu mỹ 10 năm giảm mạnh,( do trung quốc mua vào)
    cẩn thận khi lợi suất tp 10 năm <3 năm

    tiền mà vô trái phiếu thì sẽ giảm bớt bên cổ phiếu
    nên DJ cũng khó vượt đỉnh
    Last edited: 07/05/2019
  2. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    https://www.investo.vn/blogs/chung-...cua-tinh-trang-dao-nguoc-duong-cong-loi-suat/
    bài viết từ tháng 3

    Một sự kiện bất thường đã xảy ra hôm nay. Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ giảm xuống và thấp hơn mức lãi suất trên tín phiếu Kho bạc 90 ngày. Hay nói cách khác, xảy ra hiện tượng đảo ngược đường cong lợi suất. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm điểm.


    [​IMG]

    Khi đường cong lợi suất đảo chiều, các nhà đầu tư nghĩ rằng một cuộc suy thoái đang đến gần. Lần gần đây nhất đường cong lợi suất đảo chiều là trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Tôi đã phân tích đường cong lợi suất trong hơn 30 năm. Luận án năm 1986 của tôi tại Đại học Chicago cho thấy đường cong lợi suất đảo ngược, trong đó lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, dẫn đến suy thoái trong vòng 12 đến 18 tháng. Kể từ đó, những gì các nhà nghiên cứu gọi là “bằng chứng ngoài mẫu” đã xác thực mô hình của tôi. Kể từ khi tôi công bố luận án của mình, mô hình luôn đúng cả 3 cuộc suy thoái. Cho đến nay, nó chưa hề phát ra bất cứ tín hiệu sai nào.

    Điều quan trọng là mô hình của tôi lập luận rằng đảo ngược đường cong lợi suất phải diễn ra trong cả quý, chứ không chỉ vài ngày. Vì vậy, chúng ta chưa đến thời điểm đáng báo động, nhưng xu hướng cho thấy chúng ta sẽ sớm phải đối mặt với suy thoái.

    Đảo ngược đường cong lợi suất
    [​IMG]

    Trong một nền kinh tế đang phát triển, đường cong lợi suất nên có biểu hiện như sau: lãi suất dài hạn có lợi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn. Có nhiều lý do trực quan giải thích tại sao lại như vậy, nhưng đây là lý do chính nhất: một trong những tài sản an toàn nhất trên thế giới là trái phiếu chính phủ 10 năm. Khi bất ổn gia tăng, nó trở thành một tài sản trú ẩn kinh điển. Nhu cầu khiến giá tăng và lợi suất giảm. Thật vậy, nhiều người chuyển vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn (như trái phiếu kho bạc 10 năm) dẫn đến tình trạng đảo ngược đường cong lợi suất.

    Nhưng mô hình đường cong lợi suất của tôi là một mô hình đơn giản. Các nhà đầu tư nên xem xét các chỉ số khác ngoài nó. Thật không may, tin tức hiện nay không kém phần ảm đạm.

    Sự gia tăng các biện pháp bảo hộ chống thương mại trong thời gian gần đây đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế. Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đủ tồi tệ. Nhưng rủi ro lớn nhất và cấp bách nhất hiện nay lại chính là Brexit. Châu Âu có thể đã ở rơi vào kỳ suy thoái và một Brexit rối loạn sẽ khiến triển vọng tăng trưởng của khu vực này càng trở nên tồi tệ. Tuần này, Thủ tướng Anh Theresa May đã tránh được kịch bản rời EU mà không có một thỏa thuận nào. Brexit tiếp tục được lùi đến ngày 12/4, nhưng vẫn còn phải xem liệu bà May có thể khiến dự thảo rời EU của mình được Nghị viện thông qua hay không. Điều gì không tốt cho châu Âu cũng không tốt cho phần còn lại của thế giới.

    Bất ổn kéo lùi tăng trưởng kinh tế, và sự thật là bất ổn ngày càng gia tăng. Tác động của nó không đổi, dù là được đo bởi biến động thị trường hay nguy cơ gián đoạn kinh tế ở châu Âu. Bất ổn gia tăng có nghĩa là các công ty thu hẹp hoạt động của mình hoặc trì hoãn chi tiêu vốn và các kế hoạch việc làm.

    Đo lường tâm lý của chủ doanh nghiệp của bạn là một điều rất quan trọng. Khảo sát CFO của Duke, một cuộc thăm dò với gần 25 năm lịch sử, gần đây cho thấy 82% giám đốc tài chính tin rằng một cuộc suy thoái sẽ bắt đầu vào cuối năm 2020. Công việc của họ là quản lý rủi ro và họ hoàn toàn tin rằng một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Khi các giám đốc tài chính lo lắng, tuyển dụng chậm lại, chi tiêu vốn giảm xuống và các công ty thắt lưng buộc bụng.



    Chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh. Theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, cuộc đại suy thoái đã kết thúc vào tháng 6/2009. Quãng thời gian trung bình trước khi bước vào suy thoái trong thời kỳ hiện đại là 58 tháng và hiện tại chúng ta đang ở mức 117 tháng, hoặc hơn gấp đôi mức trung bình. Vậy đây đúng là thời điểm để suy thoái diễn ra.

    Nền kinh tế đang đi vào vùng nguy hiểm. Rất khó dự báo các bước ngoặt thường xuyên vì chúng ta đều hi vọng khoảng thời gian tuyệt vời sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của suy thoái. Sự đảo ngược của đường cong lợi suất ngày hôm nay là một lời nhắc nhở khác rằng không có gì, thậm chí trưởng kinh tế ấn tượng và tỷ lệ thất nghiệp 3,8%, tồn tại mãi mãi.

    Thu Trang – Theo Barrons
  3. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    tiền chuyển bớt sang trái phiếu mỹ nên DJ giảm chút
    --- Gộp bài viết, 07/05/2019, Bài cũ: 07/05/2019 ---
    tiền trôi ra ngoài[​IMG]
  4. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, Dow Jones mất hơn 470 điểm
    [​IMG]
    Như Tâm/Theo Reuters

    (NDH) Phố Wall ngày 7/5 tiếp tục giảm, các chỉ số đều mất hơn 1,6%, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, khiến nhà đầu tư tránh xa tài sản rủi ro.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Dow Jones giảm 473,39 điểm, tương đương 1,79%, xuống 25.965,09 điểm. S&P 500 giảm 48,42 điểm, tương đương 1,65%, xuống 2.884,05 điểm. Nasdaq giảm 159,53 điểm, tương đương 1,96%, xuống 7.963,76 điểm.

    Đây là ngày giảm tương đối lớn thứ hai của Dow Jones, lớn thứ ba của S&P 500 và Nasdaq trong năm nay.

    Nhóm cổ phiếu công nghiệp và công nghệ, vốn nhạy cảm với thương mại, giảm mạnh nhất trong S&P 500. Toàn bộ 11 lĩnh vực trong chỉ số này đều chốt phiên trong sắc đỏ, chỉ có lĩnh vực dịch vụ và năng lượng giảm dưới 1%.

    Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cuối ngày 6/5 nói Trung Quốc đã rút lại các cam kết đưa ra trong quá trình đàm phán. Trước đó, Tổng thống Donald Trump ngày 5/5 bất ngờ thông báo ông sẽ tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%.

    Trung Quốc ngày 7/5 cho biết Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ thăm Mỹ trong hai ngày 9 và 10/5 để đàm phán thương mại. Mỹ sẽ tăng thuế vào ngày 10/5 nếu hai bên không đạt được thỏa thuận.

    Bình luận từ Lighthize và Mnuchin làm một số nhà đầu tư lo ngại đàm phán Mỹ - Trung có thể kéo dài hơn nhiều so với dự đoán.

    “Tuần qua tuần, chúng tôi nghe tin có tiến triển và một thỏa thuận sẽ được chốt”, Kate Warne, chiến lược gia đầu tư tại Edward Jones, St. Louis, nói. “Giờ đích đến đã dịch chuyển. Kỳ vọng có sự thay đổi đáng kể”.

    Nhà đầu tư lo ngại thuế bổ sung, nếu được triển khai, có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, cản trở đà tăng trưởng kinh tế.

    Mùa báo cáo lợi nhuận quý I đang dần kết thúc với dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các công ty là 1,2%, cải thiện đáng kể so với dự báo giảm 2,3% hồi đầu tháng 4. Trong số 414 công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo, 75% có kết quả kinh doanh vượt ước tính.

    Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 7/5 là 7,8 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 6,71 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch trước đó.
    --- Gộp bài viết, 08/05/2019, Bài cũ: 08/05/2019 ---
    gom trước 1/3 tài khoản thôi
  5. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    đã gom 1 ít trước
    nhiều hàng rẻ
    =========================


    Đại diện Dragon Capital: Nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ tiền vào Việt Nam cũng khó, không có hàng hoá để đầu tư
    08-05-2019 - 10:30 AM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Dragon Capital nhấn mạnh việc mất cân đối trong việc phân bổ vốn cho nền kinh tế. Các công ty tốt, định giá thấp đã hết room trong khi Top 20 hiện nay có PE 22,3 lần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí huy động vốn của công ty.


    Hội thảo "Tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam" do Uỷ ban chứng khoán và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay, các chuyên gia đã đặt ra vấn đề cần phải đưa sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết vào Luật và giải pháp mở room cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho biết SSC và CIEM đang xây dựng Luật chứng khoán sửa đổi và Luật doanh nghiệp sửa đổi, mục tiêu xây dựng chính sách phải đa dạng hóa công cụ và giúp công ty huy động vốn, giúp nhà nước cân bằng giữa thuận lợi kinh doanh và an toàn xã hội. "Chúng ta không thể kỳ vọng sự an toàn 100%, sự rủi ro phải được chia sẻ giữa quy định và các bên liên quan, nhà đầu tư (NĐT) phải ý thức được rủi ro trước khi mua", ông Hiếu nhận xét. Đại diện CIEM cho biết đã đến lúc và cần thiết phải đưa chứng chỉ không có quyền biểu quyết NVDR vào vận hành. Thế giới đã triển khai sản phẩm này đầu tiên năm 1920, tức là cách đây gần 100 năm, Thái Lan triển khai năm 2000, chúng ta thảo luận vấn đề này vào năm 2012 nhưng đáng tiếc chỉ dừng ở mức thảo luận cho đến ngày hôm nay.

    "Chúng ta không có lí do gì để từ chối sản phẩm này, nhưng đưa công cụ này vào Việt Nam chúng ta phải hình dung ra nó như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam", ông Hiếu phát biểu tại hội nghị.

    Chưa đến 8% doanh nghiệp niêm yết trên Hose mở room trên 49% cho nhà đầu tư nước ngoài

    Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Sở GDCK TP.HCM đã đưa ra giải pháp giao dịch cho NĐT nước ngoài.

    Số liệu cho thấy, trong 376 công ty niêm yết trên sở, hiện nay chỉ có 25 DN tại TP.HCM mở room 100%, 3 công ty mở room 51%-70%, 317 công ty giữ nguyên tỷ lệ 49%, 8 công ty có room 30% (nước ngoài), 23 công ty hạn chế bớt sở hữu nước ngoài tại công ty (dưới 49%).

    Có 3 nguyên nhân chính: các công ty niêm yết khi nới room phải rà soát ngành nghề có điều kiện và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin và tiến hành thủ tục với cơ quan hữu quan; (ii) vấn đề về mặt kinh tế khi nới room trên 51% bị coi là DN có vốn nước ngoài, như lĩnh vực y tế bị hạn chế đầu tư vào khu vực công, hay IT gặp bất lợi nhất định khi tham gia vào các dự án có vốn nhà nước, một số công ty khác muốn kiểm soát quyền cổ đông trong nước.

    Mặc dù vậy, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam rất lớn. Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 24,6% giá trị giao dịch tại VN-Index, tương đương khoảng 31 tỷ USD và 27,35% trong VN30, top 3 ngành nắm giữ là tiêu dùng thiết yếu (trên 50%), ngành công nghệ thông tin (48%) và y tế (trên 40%), ngành sở hữu thấp nhất là thiết yếu (5%).


    Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đang nghiên cứu hai sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quết và đã đề xuất lên UBCKNN để đưa vào dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi.

    Về sản phẩm NVDR, tại Thái Lan, tổ chức phát hành NVDR là công ty con của Sở GDCK Thái Lan nhưng hiện nay chưa có khung pháp lý cụ thể để Sở GDCK (như HoSE) có thể thành lập công ty con và điều này nếu triển khai thì cần quy định rõ trong Luật chứng khoán.

    Về vấn đề tham dự và biểu quyết của NVDR, đại diện Hose đề xuất cần phải đưa vào Luật Doanh nghiệp để có cơ chế biểu quyết đặc biệt cho tổ chức phát hành NVDR; giới hạn số lượng NVDR phát hành nhỏ hơn 15% và chỉ cho phép chuyển đổi NVDR sang cổ phiếu khi NVDR bị hủy niêm yết.

    Lấy NVDR của Thái Lan làm cơ sở tạo ra sản phẩm NVDR của Việt Nam

    Ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc đầu tư, trưởng phòng nghiên cứu công ty quản lý quy Dragon Capital cho biết hiện nay tổng vốn hóa TTCK Việt Nam khoảng 145 tỷ USD thì NĐT nước ngoài đang sở hữu 35 tỷ USD và room còn lại khoảng 18 tỷ USD. Tuy nhiên thực tế cho thấy một nửa room còn lại của thị trường đang nằm ở 5 công ty là nhóm cổ phiếu Vingroup (7,2 tỷ USD), VNM (1 tỷ USD), NVL (0,6 tỷ USD), POW (0,5 tỷ USD), 751 công ty đang niêm yết còn lại room nước ngoài 8,5 tỷ USD, như vậy trung bình room nước ngoài tại các công ty này chỉ là 11 triệu USD/công ty và theo ông Tuấn nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ tiền vào Việt Nam cũng khó, không có hàng hóa để đầu tư.

    Đại diện DC nhấn mạnh việc mất cân đối trong việc phân bổ vốn cho nền kinh tế. Các công ty tốt đã hết room thì bị định giá thấp (PE 8,5 lần) trong khi Top 20 hiện nay có PE 22,3 lần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí huy động vốn của công ty.

    Các giải pháp cải thiện độ sâu thị trường: Các nước trong khu vực đã mở cửa thị trường từ lâu. NVDR của Thái Lan là sản phẩm có các quyền lợi tài chính giống như cổ phiếu thường, tính minh bạch cao, thuận lợi trong giao dịch, nhược điểm là tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát được công ty. Tuy nhiên quan sát thị trường NVDR tại Thái Lan, từ năm 2000 tới nay chưa có một tranh chấp nào giữa nhà đầu tư và công ty, NĐT nước ngoài mua vào NVDR bất chấp khi công ty đó vẫn còn room, họ chỉ quan tâm đến việc mua lợi ích tài chính công ty mà không cần bỏ phiếu.

    Ông Tuấn đề xuất dùng NVDR của Thái Lan làm cơ sở để hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và tạo ra sản phẩm NVDR Việt Nam, đầu tiên có thể thí điểm ở một vài công ty đã hết room và có quản trị doanh nghiệp tốt, trong đó giai đoạn đầu phát hành 15% NVDR.
  6. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    HoSE có thể triển khai chứng khoán không có quyền biểu quyết để gỡ nút thắt vốn ngoại
    [​IMG]
    Lê Hải

    (NDH) Sở GDCK TP HCM đang tham khảo kinh nghiệm từ các nước Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia trong việc triển khai sản phẩm mới như cổ phiếu và chứng chỉ không có quyền biểu quyết, tạo điều kiện thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Sáng 8/5, tại hội thảo Tiếp cận thị trường vốn Việt Nam do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Chuyên trách Hội đồng Quản trị Sở GDCK TP HCM đề cập đến 2 sản phẩm mới mà HoSE đang nghiên cứu là cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR).

    [​IMG]

    Hội thảo của UBCKNN sáng 8/5. Ảnh: Lê Hải.

    Bà Việt Hà cho biết hiện nay việc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đối với các doanh nghiệp trên sàn còn nhiều khó khăn, liên quan đến việc xác định ngành nghề kinh doanh, điều kiện thủ tục thực hiện, tính pháp lý… Đến nay, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại sàn HoSE ở mức 24,6%, trong khi trong nhóm VN30 là 27,35%.

    HoSE đang nghiên cứu 2 sản phẩm mới được kỳ vọng là có thể tháo gỡ những hạn chế của dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam, qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn cho khối ngoại, tăng tính thanh khoản và nâng hạng thị trường. Bà Việt Hà đưa ra mô hình thực hiện từ 3 nước Malaysia, Thái Lan và Nhật.

    Với Malaysia và Nhật Bản, hai nước này đã triển khai sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua vượt trên giới hạn sở hữu tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Malaysia, NĐTNN không thể biết họ có quyền biểu quyết. Việc xác định quyền này sẽ được Trung tâm lưu ký, công ty xác định theo nguyên tắc mua/sở hữu trước - ưu tiên trước. Trong khi đó tại Nhật Bản, website của trung tâm lưu ký sẽ cập nhật danh sách nhà đầu tư nước ngoài có quyền biểu quyết và không có quyền biểu quyết. Các cổ phiếu vượt giới hạn sở hữu của khối ngoại đều được hưởng đầy đủ cá quyền lợi tài chính.

    Để triển khai các sản phẩm này, bà Hà cho biết sẽ cần sửa đổi một số điều trong Luật Chứng khoán, và Luật Doanh nghiệp 2014, liên quan đến các nội dung quyền biểu quyết và tỷ lệ để tiến hành họp ĐHCĐ.

    Với Thái Lan, thị trường này đang triển khai chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR). Sản phẩm này là một loại chứng chỉ lưu ký được phát hành bởi Tổ chức phát hành NVDR (Thai NVDR - công ty con của Sở GDCK Thái Lan). Loại chứng khoán này được tự động niêm yết trên Sở GDCK. Việc phát hành và thu hồi NVDR được thực hiện theo cơ chế tự động ngay khi lệnh mua/bán cổ phiếu cơ sở được giao dịch thành công. Mỗi NVDR sẽ tương đương với 1 cổ phiếu cơ sở.

    [​IMG]

    Quy trình của sản phẩm NVDR. Ảnh: Lê Hải.

    Để triển khai sản phẩm này, Sở GDCK cần thành lập công ty con nhằm tách bạch tư cách pháp nhân riêng giữa Sở và tổ chức phát hành NVDR, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuần thủ chặt chẽ các quy định.

    Tuy nhiên vấn đề của sản phẩm này là khi tổ chức phát hành NVDR nắm giữ cổ phiếu để có thể phát hành chứng chỉ thì sẽ ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của doanh nghiệp và chào bán chứng khoán của doanh nghiệp. Điều này tiềm ẩn việc gia tăng sức mạnh biểu quyết của nhà đầu tư ngoại tại các công ty.

    Bên cạnh đó với các đơn vị đặc thù như ngân hàng, hiện nay khung pháp lý quy định các tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn và việc mua bán chuyển nhượng cổ phần lượng lớn phải được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người liên quan không được sở hữu trên 5% vốn tại tổ chức tín dụng khác.

    Khắc phục các vấn đề này, HoSE đang đề xuất giớ hạn số lượng phát hành NVDR ở mức dưới 15% và đề xuất NHNN có cơ chế đặc thù ưu tiên cho NVDR. Đồng thời trong giai đoạn đầu, nhà đầu tư sẽ không được phép chuyển đổi NVDR sang cổ phiếu ngoại trừ trường hợp hủy niêm yết NVDR.

    Tham luận tại hội thảo, đại diện của Dragon Capital cũng đề cập đến các vấn đề tồn tại của NVDR. Vị này cho biết tại Thái Lan kể từ khi triển khai NVDR năm 2000, chưa xuất hiện tranh chấp giữa doanh nghiệp với khối ngoại và sự tồn tại của NVDR không ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

    So sánh về hai biện pháp này, bà Việt Hà nhận định sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ dễ áp dụng hơn, với thị trường vì không đòi hỏi thay đổi lớn về mặt hệ thống. Trong khi đó, NVDR sẽ cần thay đổi về mặt pháp lý, nếu chủ trương được thông qua sẽ phải bàn sâu hơn về hệ thống, Sở và VSD phải bàn bạc chi tiết và cần một khoảng thời gian.
  7. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    [​IMG]


    [​IMG]
    nguyên nhân DJ FUtures đang giảm
    tiền lại đổ sang mua trái phiếu do e ngại chiến tranh thương mai
    ruachoichung đã loan bài này
  8. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131

    lợi suất trái phiếu 10 năm sắp cắt xuống 3 năm
  9. ductrung231

    ductrung231 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    17

    giống hồi tháng 3 phết
  10. CF9X

    CF9X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2014
    Đã được thích:
    0
    nghệ thuật đàm phán của ngài trump

Chia sẻ trang này