Tăng thôi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietmgicz, 20/10/2014.

2124 người đang online, trong đó có 849 thành viên. 17:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2063 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. vietmgicz

    vietmgicz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    352
    Tích lũy đủ rồi, hôm nay chính thức phi mã.
    Gửi lời chúc sức khỏe đến các bác bán sàn hôm nay đã cùng quan tâm, chia sẻ cùng em.
    Mà bán cũng đúng, ôm tiền lâu quá mà . Hẹn gặp lại nhé
    tradingwin, Johnny NgmAGicZsTocK_vN thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  2. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Kết nối góp phần giảm lãi suất
    VietinBank đã cam kết cho 115 DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vay 15.506 tỷ đồng lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn và trung dài hạn không quá 11%/năm.

    Kết nối vay vốn thuận lợi

    Cuối tuần qua, VietinBank đã cam kết cho 115 DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vay 15.506 tỷ đồng lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn và trung dài hạn không quá 11%/năm. Trong đó, 10.921 tỷ đồng cho 74 DN vay vốn mới và điều chỉnh lãi suất cho 41 DN với tổng số vốn 4.594 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá, chương trình kết nối NH - DN có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì, phục hồi tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế thành phố trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Các TCTD chú trọng vào chất lượng tín dụng, chứ không phải con số tăng trưởng

    Khẳng định khả năng cung ứng vốn từ chương trình kết nối của hệ thống NH là rất lớn, chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh - ông Huỳnh Văn Minh cho biết: "Các DN thường kêu khó tiếp cận gói vay thương mại. Hiện nay, chỉ có thông qua chương trình kết nối NH - DN thì những DN cần vốn mới thực sự vay được".

    Điều có ý nghĩa hơn cả đối với DN trong thời điểm này là chương trình kết nối NH - DN đã giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ cũ hàng chục ngàn tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

    Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng doanh số cho vay chương trình kết nối của NH này ở TP. Hồ Chí Minh đạt trên 2.500 tỷ đồng, nếu cộng thêm số vốn vừa ký kết hồi cuối tuần qua là 15.506 tỷ đồng thì tổng số vốn tín dụng cung ứng cho thành phố là rất lớn. Trong tổng vốn cam kết cho vay theo chương trình kết nối NH - DN ở TP. Hồ Chí Minh là hơn 37.800 tỷ đồng, thì VietinBank đã chiếm hơn 18.000 tỷ đồng.

    Sự tham gia đầu tư vốn tín dụng cho TP. Hồ Chí Minh của VietinBank hiện nay thuộc diện lớn nhất trong những TCTD trên địa bàn. Ngoài vốn kết nối, VietinBank còn cho biết, doanh số cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn thành phố đã lên đến trên 45.000 tỷ đồng.

    NH này tham gia hỗ trợ lãi suất bình ổn giá, cho vay mua nhà xã hội với doanh số cho vay đạt 147 tỷ đồng; tham gia thu xếp vốn cho các dự án đô thị mới Thủ Thiêm với doanh số trên 9.000 tỷ đồng, tài trợ vốn cho những dự án hạ tầng, xử lý nước sạch với dư nợ gần 1.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng DN của VietinBank đến nay lên trên 70.000 tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

    "Đầu năm nay, kế hoạch của ngành NH trên địa bàn thành phố đề ra cho chương trình kết nối NH - DN với mục tiêu sẽ giải ngân khoảng 20.000 tỷ đồng. Đến nay, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện vượt kế hoạch cả năm", ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nói.

    Nhu cầu vốn đang thay đổi

    Chương trình kết nối NH - DN là mô hình ở TP. Hồ Chí Minh, hiệu quả không dừng lại ở những đồng vốn tại các buổi ký kết mà hiệu ứng lan tỏa của nó đã góp phần giảm lãi suất thị trường. Lãi suất trong chương trình kết nối đã như một kênh tham chiếu cho các NH xem xét cấp tín dụng, và các gói tín dụng giá rẻ của các NH thi nhau tung ra thị trường. Bên cạnh đó sự chuyển biến trong việc sử dụng vốn tín dụng NH ngày một ít đi cũng đang dự báo một xu thế vốn đầu tư DN đã chủ động hơn, thay vì cứ lập dự án lại "vác hồ sơ" đến NH đề nghị vay gần như 100% nhu cầu vốn đầu tư.

    Xu hướng này, có lẽ, còn cần thêm thời gian để quan sát ở các kênh chứng khoán, quỹ đầu tư và các hoạt động tạo lập vốn khác trên thị trường vốn. Thế nhưng, rõ ràng hoạt động kết nối có sự bảo lãnh của chính quyền địa phương cho DN vay vốn tác động rất lớn vào tâm lý người vay hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với những năm trước đây.

    Đó là tình trạng DN cứ thành lập còn việc vốn đã có… NH lo! Khi mỗi đồng vốn kết nối được khảo sát thực tiễn từ hiệp hội DN và có sự bảo lãnh của chính quyền địa phương, chất lượng tín dụng sẽ đảm bảo hơn. Và quan hệ vốn, lãi suất giữa NH với DN sẽ công bằng hơn.

    Trong bối cảnh vốn NH đang dồi dào thì các TCTD đang có xu hướng tìm vào chất lượng tín dụng, chứ không phải con số tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch. Việc hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ giúp hạn chế rủi ro cho NH và phục hồi sản xuất kinh doanh tạo ra tăng trưởng kinh tế. Có thể cuối năm nay các NHTM xây dựng kế hoạch kinh doanh không còn phải ngóng chờ hạn mức tín dụng năm sau của mình sẽ được nhà điều hành trao bao nhiêu mà "nở nồi" tín dụng cuối năm để rộng hạn mức cho năm sau.





    Theo Quỳnh Chi - Thời Báo Ngân Hàng
    Johnny Ng thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  3. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Kết nối góp phần giảm lãi suất
    VietinBank đã cam kết cho 115 DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vay 15.506 tỷ đồng lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn và trung dài hạn không quá 11%/năm.

    Kết nối vay vốn thuận lợi

    Cuối tuần qua, VietinBank đã cam kết cho 115 DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vay 15.506 tỷ đồng lãi suất thấp nhất 7%/năm với vay ngắn hạn và trung dài hạn không quá 11%/năm. Trong đó, 10.921 tỷ đồng cho 74 DN vay vốn mới và điều chỉnh lãi suất cho 41 DN với tổng số vốn 4.594 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá, chương trình kết nối NH - DN có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì, phục hồi tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế thành phố trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Các TCTD chú trọng vào chất lượng tín dụng, chứ không phải con số tăng trưởng

    Khẳng định khả năng cung ứng vốn từ chương trình kết nối của hệ thống NH là rất lớn, chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh - ông Huỳnh Văn Minh cho biết: "Các DN thường kêu khó tiếp cận gói vay thương mại. Hiện nay, chỉ có thông qua chương trình kết nối NH - DN thì những DN cần vốn mới thực sự vay được".

    Điều có ý nghĩa hơn cả đối với DN trong thời điểm này là chương trình kết nối NH - DN đã giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ cũ hàng chục ngàn tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

    Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng doanh số cho vay chương trình kết nối của NH này ở TP. Hồ Chí Minh đạt trên 2.500 tỷ đồng, nếu cộng thêm số vốn vừa ký kết hồi cuối tuần qua là 15.506 tỷ đồng thì tổng số vốn tín dụng cung ứng cho thành phố là rất lớn. Trong tổng vốn cam kết cho vay theo chương trình kết nối NH - DN ở TP. Hồ Chí Minh là hơn 37.800 tỷ đồng, thì VietinBank đã chiếm hơn 18.000 tỷ đồng.

    Sự tham gia đầu tư vốn tín dụng cho TP. Hồ Chí Minh của VietinBank hiện nay thuộc diện lớn nhất trong những TCTD trên địa bàn. Ngoài vốn kết nối, VietinBank còn cho biết, doanh số cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn thành phố đã lên đến trên 45.000 tỷ đồng.

    NH này tham gia hỗ trợ lãi suất bình ổn giá, cho vay mua nhà xã hội với doanh số cho vay đạt 147 tỷ đồng; tham gia thu xếp vốn cho các dự án đô thị mới Thủ Thiêm với doanh số trên 9.000 tỷ đồng, tài trợ vốn cho những dự án hạ tầng, xử lý nước sạch với dư nợ gần 1.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng DN của VietinBank đến nay lên trên 70.000 tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

    "Đầu năm nay, kế hoạch của ngành NH trên địa bàn thành phố đề ra cho chương trình kết nối NH - DN với mục tiêu sẽ giải ngân khoảng 20.000 tỷ đồng. Đến nay, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện vượt kế hoạch cả năm", ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nói.

    Nhu cầu vốn đang thay đổi

    Chương trình kết nối NH - DN là mô hình ở TP. Hồ Chí Minh, hiệu quả không dừng lại ở những đồng vốn tại các buổi ký kết mà hiệu ứng lan tỏa của nó đã góp phần giảm lãi suất thị trường. Lãi suất trong chương trình kết nối đã như một kênh tham chiếu cho các NH xem xét cấp tín dụng, và các gói tín dụng giá rẻ của các NH thi nhau tung ra thị trường. Bên cạnh đó sự chuyển biến trong việc sử dụng vốn tín dụng NH ngày một ít đi cũng đang dự báo một xu thế vốn đầu tư DN đã chủ động hơn, thay vì cứ lập dự án lại "vác hồ sơ" đến NH đề nghị vay gần như 100% nhu cầu vốn đầu tư.

    Xu hướng này, có lẽ, còn cần thêm thời gian để quan sát ở các kênh chứng khoán, quỹ đầu tư và các hoạt động tạo lập vốn khác trên thị trường vốn. Thế nhưng, rõ ràng hoạt động kết nối có sự bảo lãnh của chính quyền địa phương cho DN vay vốn tác động rất lớn vào tâm lý người vay hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với những năm trước đây.

    Đó là tình trạng DN cứ thành lập còn việc vốn đã có… NH lo! Khi mỗi đồng vốn kết nối được khảo sát thực tiễn từ hiệp hội DN và có sự bảo lãnh của chính quyền địa phương, chất lượng tín dụng sẽ đảm bảo hơn. Và quan hệ vốn, lãi suất giữa NH với DN sẽ công bằng hơn.

    Trong bối cảnh vốn NH đang dồi dào thì các TCTD đang có xu hướng tìm vào chất lượng tín dụng, chứ không phải con số tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch. Việc hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ giúp hạn chế rủi ro cho NH và phục hồi sản xuất kinh doanh tạo ra tăng trưởng kinh tế. Có thể cuối năm nay các NHTM xây dựng kế hoạch kinh doanh không còn phải ngóng chờ hạn mức tín dụng năm sau của mình sẽ được nhà điều hành trao bao nhiêu mà "nở nồi" tín dụng cuối năm để rộng hạn mức cho năm sau.





    Theo Quỳnh Chi - Thời Báo Ngân Hàng
    Hoang Diep thích bài này.
  4. ngocdt3

    ngocdt3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Đã được thích:
    15.532
    đánh xuống thêm chút nữa 56x cũng đc, lây đà dài cho nó khỏe?
    Johnny Ng thích bài này.
  5. vietmgicz

    vietmgicz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    352
    :)
    --- Gộp bài viết, 20/10/2014, Bài cũ: 20/10/2014 ---
    Bật là cao lắm đấy
    Johnny Ng thích bài này.
  6. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Thị trường hiện tại nên được nhìn dưới góc độ cổ phiếu cụ thể mới xác định được thanh khoản tốt hay xấu. Nếu giá ở quanh vùng hỗ trợ thì về lý thuyết, sẽ ít người bán ra. Ngược lại ở những cổ phiếu vẫn còn biên lợi nhuận ngắn hạn cao, áp lực bán sẽ vẫn được duy trì. Mặt khác, tính chất cổ phiếu cũng khiến thanh khoản khác nhau. Các blue-chips tốt về cơ bản sẽ ít bị xả hàng lớn vì trong tầm nhìn dài hạn có thể bỏ qua các dao động ngắn hạn.
    Hiện tượng phân hóa tăng giảm hôm nay là kết quả trực tiếp của yếu tố cung cầu trên từng cổ phiếu cụ thể. Với áp lực bán yếu, cầu yếu cũng tạo được thế cân bằng trên tham chiếu. Dao động tăng giảm có thể tùy thuộc vào cung cầu từng thời điểm, nhưng nếu áp lực bán thực sự thấp, thanh khoản sẽ thấp ổn định.
    Johnny NgNGAYMAITROILAI SANG thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  7. quesa

    quesa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    29
    Hôm nay anh em đi 20-10 hết hay sao mà thanh khoản có tý tẹo thế kia
    Johnny Ng thích bài này.
  8. cuongpm14

    cuongpm14 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    791
    buồn nhỉ, ko lên đc thì xuống đê..........................
    Johnny Ng thích bài này.
  9. vietmgicz

    vietmgicz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    352
    Đúng thế bác ạ,
    Johnny Ng thích bài này.
  10. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Quốc hội có nhà mới, kinh tế thay áo mới


    [​IMG]
    DÒNG SỰ KIỆN: Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII
    Chính thức khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIII
    Xem thêm »
    TIN MỚI
    [​IMG]
    Ngày 20/10, khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII. Một Kỳ họp đặc biệt, không chỉ bởi sau 68 năm, lần đầu tiên QH có nhà mới của riêng mình, mà còn vì nền kinh tế cũng sẽ được thay áo mới.
    Trong các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị cho Kỳ họp này như tại các phiên họp của UBTVQH, các cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều đã thể hiện chung một tinh thần, nói như Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi không cho rằng phải tô hồng tình hình kinh tế xã hội, nhưng phải đánh giá rõ những mặt đạt được, tạo bầu không khí phấn khởi để bước vào năm sau dự báo còn khó khăn”



    ************* Trương Tấn Sang: Lan tỏa tinh thần đồng thuận

    Năm nay, nền kinh tế của chúng ta tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng có bước tiến bộ hơn năm trước, xu hướng phát triển có bước chuyển động. Dự báo năm 2015 sẽ phát triển khá hơn năm nay, các mặt yếu kém, tồn đọng giảm đi.

    Để giải quyết căn cơ các vấn đề của kinh tế đất nước thì phải tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế một cách kiên trì, bài bản, kết hợp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Chủ trương này đến nay đã đạt những kết quả trên từng mặt nhưng trên tổng thể thì hình hài chưa ra rõ, cần thêm một khoảng thời gian nữa kiên trì thực hiện liên tục.

    Sau 30 năm đổi mới, nhiều thành tựu của đất nước được thế giới ca ngợi, vượt qua được khủng hoảng kinh tế - xã hội, từ chỗ đói đến hết đói, giảm nghèo rất nhanh… Nhưng bên cạnh đó, một điều không thể không nói là nước ta lẽo đẽo đứng thứ sáu trong ASEAN, vượt lên không được, đuổi mãi không kịp Thái Lan, không kịp Philippines; trong khi năm năm tới là một cuộc đọ sức ghê gớm về hội nhập, phải mở cửa rộng hơn nữa. Chính vì vậy, phải tạo được sự đồng thuận trong nội bộ Đảng, Nhà nước và lan tỏa ra nhân dân để giải quyết hiệu quả những bài toán nóng bỏng đang đặt ra với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.




    Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Đảm bảo 3 trụ cột lớn cho dân


    Không chỉ đưa ra các con số, mà Chính phủ phải đánh giá, phân tích làm rõ tinh thần của nhân dân có phấn khởi không, đời sống vật chất, tinh thần có được nâng lên không. Từ đó tính ra kinh tế ổn định, tăng trưởng duy trì và có chiều hướng tăng lên hay không, lạm phát kiềm chế được ở mức hợp lý hay không hợp lý. Nhìn ở kết quả đạt được của năm 2014, tăng trưởng ở mức từ 5 đến 6%, lạm phát được kiềm chế trong khoảng 4 đến 5%, tôi cho rằng hợp lý.


    3 trụ cột lớn cho dân đã được đảm bảo. Đó là an sinh xã hội, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện hơn, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được giữ vững. Nếu phân tích bối cảnh năm 2014 với tình hình trong nước và ngoài nước như vậy thì kết quả đạt được là đáng mừng. Đây là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của đội ngũ doanh nghiệp và đặc biệt là công tác điều hành, chỉ đạo vừa sát, năng động, giải quyết có bài bản, giải quyết cụ thể của Chính phủ và các cấp, các ngành. Đảng ta có chủ trương, Quốc hội ta có chủ trương và quyết định những vấn đề quan trọng, đặt ra mục tiêu, đặt ra nhiệm vụ đúng hướng và kịp thời giải quyết các vấn đề pháp luật để Chính phủ điều hành.


    Tất nhiên, nền kinh tế cũng còn nhiều điểm yếu kém như quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, nợ công là một mối đe dọa, cân đối ngân sách chưa tích cực...Tôi không đề nghị các cơ quan phải tô hồng. Nhưng cần đánh giá để một là thấy thành tựu rõ, hai là thấy khuyết điểm đã rõ và ba là thấy nhiệm vụ và giải pháp. Nhân dân ủng hộ, tin tưởng, tạo bầu không khí phấn khởi để bước vào năm sau dự báo còn khó khăn.



    Thành quả tăng trưởng cho mọi người


    Sau cuộc làm việc của ************* Trương Tấn Sang với Ban Kinh tế TƯ về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2014, Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ chia sẻ những trăn trở của ông khi thực hiện Báo cáo này.


    Mục tiêu tối thượng


    Trong đó, trăn trở lớn nhất của ông Vương Đình Huệ là đổi mới mô hình tăng trưởng phải đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân, vì con người và cho tất cả mọi người đều được hưởng thành quả từ tăng trưởng.


    Tại Nghị trường năm 2012, nhắc đến bữa ăn của người nghèo, một nữ đại biểu QH bật khóc và theo bà, tăng trưởng GDP chỉ thực sự có ý nghĩa khi người dân cảm nhận được đời sống của họ khá lên. Đồng cảm với nỗi niềm này, Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ cho rằngđể đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế thì có nhiều chỉ tiêu, trong đó, tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng và nhiều người đã cho rằng hiểu một cách đơn giản, thì GDP chính là con số thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia. Tăng trưởng GDP hàng năm có thể phản ánh nhiều chuyển động của nền kinh tế như việc đầu tư nhiều hơn cho phát triển hạ tầng; giảm nhập siêu…trong đó có thể có cả việc đời sống của người dân năm nay có sung túc hơn so với năm ngoái hay không.


    “Trong những năm qua, để việc tăng trưởng GDP có ý nghĩa với đa số người dân, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc cấu trúc lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Khi thực hiện công cuộc này, chúng tôi có kiến nghị rằng về mục tiêu tăng trưởng, cần hướng tới các mục tiêu dài hạn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả và vì con người, giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân, vì con người và cho tất cả mọi người”, ông Huệ nhấn mạnh.



    Trả lời câu hỏi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trong 3 năm qua đã hướng tới được mục tiêu tăng trưởng vì con người và cho tất cả mọi người chưa? Theo Trưởng ban Kinh tế TƯ, một thực tế thấy rõ của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng mà chúng ta thực hiện trong 3 năm qua, là quan điểm tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường đãđược quan tâm nhiều hơn. An sinh xã hội được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, trong 3 năm 2011-2013, cả nước tạo việc làm cho trên 4.601 nghìn người, đạt 57,52% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra.


    Đồng thời với đó là việc phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội tiếp tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2011-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội ước đạt 913.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,1% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2006-2010.


    Nghe nhiều thêm nữa tiếng dân


    Nhưng liệu người dân có cảm thấy rõ những chuyển động tích cực của quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng? Muốn trả lời được điều này thì chúng ta còn phải lắng nghe thêm nhiều hơn nữa tiếng nói, hiểu được nhiều hơn nữa tâm tư của người dân. Nhưng nếu chỉ nhìn ở góc độ kinh tế vĩ mô ổn định từ năm 2011 đến nay, tôi tin rằng người dân cảm nhận rõ đời sống của họ đã tốt hơn trước, khi mà không hàng ngày phải thường trực nỗi lo giá cả liệu có lại leo thang lên nữa hay thôi như những năm trước đây”, ông Huệ nói.


    Cùng với việc duy trì được tốc độ tăng trưởng là kiềm chế thành công lạm phát. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5,64%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ . Năm 2013 đã cơ bản chặn được đà suy giảm kinh tế từ năm 2010, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,42%, cao hơn mức 5,25% của năm 2012, đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam lên hơn 171 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 1.908 USD. Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012 và chỉ còn 6,04% vào năm 2013.


    Còn ở góc độ các chuyên gia và nhà khoa học, khi bắt đầu quá trình cấu trúc lại, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan thấy rất khó khăn để “mường tượng” ra hình thù cụ thể của nền kinh tế sẽ ra sao. Vậy đến nay, sự đổi thay về mô hình tăng trưởng đã dễ hình dung hơn chưa? TheoTrưởng ban Kinh tế TƯ, trong giai đoạn 2011-2013, mô hình tăng trưởng có chuyển biến bước đầu từ chiều rộng sang theo hướng chiều sâu, chú ý hơn đến chất lượng tăng trưởng. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được cải thiện, hệ số gia tăng vốn đầu ra (ICOR) giảm từ 6,7 giai đoạn 2006-2010 còn 5,53 giai đoạn 2011-2013. Trình độ công nghệ sản xuất giai đoạn 2011-2013 đã có thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn…


    Cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực trọng tâm đạt được một số kết quả bước đầu, có tác động tích cực đối với ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Chẳng hạn, cơ cấu lại đầu tư công bước đầu khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, giảm đầu tư có tính chất đầu cơ, cơ cấu đầu tư có chuyển biến hợp lý hơn, hiệu quả đầu tư công được cải thiện tuy còn khá khiêm tốn (hệ số ICOR bình quân khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2011-2013 đã giảm xuống còn khoảng 7,5 so với mức 9,6% giai đoạn 2006-2010); tiến độ, chất lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông có tiến bộ đáng kể. Hay trong việc cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính không để xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng...


    Tuy nhiên, ông Huệ nhận định với nhiều tâm tư: “Để thực hiện thành công quá trình này, thì còn rất nhiều công việc phải làm cũng như nhiều khó khăn cần phải rất nỗ lực và quyết tâm thì mới có thể vượt qua để đưa nền kinh tế phát triển bền vững”.


    Theo Lê Châu
    Johnny Ng thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này

Chia sẻ trang này