Tạp luận vui: Từ triết học đến Đầu tư - Tranh luận trong Cách tiếp cận và Mục Đích

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi brandykhoa, 26/06/2019.

201 người đang online, trong đó có 80 thành viên. 02:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 495 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    249
    [​IMG]


    Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư chứng khoán cần lý trí và tỏ ra khá cay nghiệt với những từ như "trực giác", "cảm tính", "cảm xúc"... những thứ thuộc về tình cảm hay cảm xúc của con người.

    Tuy nhiên việc này theo tôi đánh giá không hoàn toàn chính xác vì mọi phương pháp đều xây dựng từ viên gạch đầu tiên và viên gạch đó luôn luôn tồn tại yếu tố mà nhiều người lên án, yếu tố cảm tính mà tôi gọi là nguyên tắc ban đầu (first principle) hay điểm bắt đầu (starting point), tương tự về tranh luận của triết học trong công cuộc đi tìm chân lý (truth).

    Tức là mọi phương pháp đều dựa trên những yếu tố cơ bản như lý luận, diễn dịch, quy nạp... để đi đến kết luận mà chúng ta công nhận rằng đúng. Điều này dẫn đến việc nếu như lý luận ban đầu dựa trên lý trí sẽ đi đến một kết luận được cho là tiệm cận chân lý trong khi đó nếu lý luận ban đầu dựa trên cảm tính nó được cho là mang lại kết quả tồi và xa rời chân lý. Vậy, liệu con người có lý trí 100%? Tuyệt đối không! Vì con người không chỉ hình thành bởi những suy nghĩ, nó còn là những bản năng, những ham muốn, con người đi ra từ tự nhiên nên cũng có đầy đủ các tính chất của tự nhiên. Việc tách rời con người khỏi tự nhiên và cho rằng lý trí là yếu tố thống trị như cách con người thống trị là một sự cuồng vọng của con người.

    Đơn giản nhất là ví dụ về tiên đề Euclid trong toán học, bộ môn đến nay vẫn được nhiều người đánh giá là cần nhiều trí thông minh, óc logic. Ở đó, nó bấp bênh, không đúng, không sai, người ta xây dựng những hệ quả sau đó dựa trên niềm tin mà bản thân hai chữ "niềm tin" tạo cảm giác lo sợ khó tả cho những người đề cao lý trí.

    Thực tế, cảm xúc là cái tác động và điều khiển ta đưa ra quyết định chứ không phải là lý trí. Ở đó, những cảm xúc tự nhiên "gut feeling" sự vui, buồn, giận, sự tự tin, sự hoài nghi v.v. hay như những tín hiệu trực giác "intuitive signals" trực giác, linh cảm v.v. quyết định đến quá trình đưa ra quyết định theo một cách đặc biệt mà nếu chỉ biết 1+1=2 mà không có một sự tự tin, một cảm xúc mãnh liệt, cậu học trò không thể điền vào số 2 đằng sau dấu "=". Nó được xây dựng trên nhiều yếu tố, từ hệ thống giáo dục, từ kinh nghiệm, trực giác, tính cách… chứ không đơn thuần chỉ từ tính logic, cái hiện thực khách quan nằm ngoài giác quan.

    Trong mọi lĩnh vực cần yếu tố phân tích, không chỉ giới hạn trong phân tích đầu tư chứng khoán, luôn tồn tại yếu tố cảm tính trong mọi phương pháp luận. Điều đó là không tránh khỏi, thậm chí sức ảnh hưởng của nó còn tỏ ra khá phổ biến. Như trong chứng khoán, chúng ta sẽ thấy những phương pháp định giá dựa trên chiết khấu dòng tiền, dòng cổ tức dựa trên những... suy đoán về tương lai. Hay phương pháp so sánh P/E, dựa trên những dự đoán chủ quan hay dựa trên những dữ liệu lịch sử với niềm tin tằng chúng sẽ như ta nghĩ? Hay với nhiều nhà đầu tư giá trị câu châm ngôn phổ biến về học thuyết cân bằng, rằng mọi thứ sẽ được trả về điểm cân bằng trong dài hạn khi sự điên loạn trong ngắn hạn qua đi, thị trường từ một cổ máy bình chọn "vote machine" thành một cổ máy cân "weighing machine" Hay với những nhà phân tích kỹ thuật, cơ sở của họ là phân tích kinh tế học hành vi và tìm cách định lượng chúng, ở đó họ khẳng định những phương pháp tuyệt vời chỉ dựa trên tiên đề rằng lịch sử sẽ lặp lại, số đông sẽ hành động theo cùng một hướng và giá thì đã bao gồm tất cả các yếu tố tác động rồi... Tất cả chúng đều vì một mục đích, đi tìm giá trị của doanh nghiệp, về một mức giá mà người mua có thể mua rẻ hơn và bán ở mức kỳ vọng đó. Cuối cùng, như mọi phương pháp luận khác, chúng ta chỉ tiệm cận mà không đạt được tối đa chân lý. Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên khi mọi người với phương pháp mà mình tin, họ luôn dè bỉu tính đúng đắn của người khác trong khi tất cả chúng ta đều không thể nào đạt được chân lý "truth". Chân lý chỉ có một, vậy thì tại sao chân lý của anh lại đúng hơn của tôi, của tôi thì đúng vừa vừa còn anh kia lại sai? Và phương pháp không nói lên được tính đúng đắn, mà kết quả. Ở đó kết quả hay đúng hơn là mục đích tối hậu thể hiện rằng đâu mới là tiệm cận chân lý hơn trong khi đó một vòng lặp xuất hiện, liệu kết quả kia có chịu sự tác động hay sự hiện diện của cái gọi là "bản năng", ham muốn hạnh phúc, ham muốn làm giàu, sự thể hiện, sự tranh đấu v.v.


    Nếu mục đích giống nhau, đều là kiếm tiền, thì phương pháp nào kiếm được càng nhiều tiền thì phương pháp đó càng gần với "sự đúng đắn". Tức là bạn không có lý do gì để chê trách phương pháp nằm mơ để có cơ hội một ăn bảy mươi của nhà đầu cơ chân chính thông qua số đề nếu phương pháp đó mang lại tiền cho họ còn bạn thì không.

    Việc chê bai kẻ khác phi lý trí chẳng khác nào hành động tự ngửa mặt lên trời và nhổ nước bọt vì ở giác độ nào đó, tất cả chúng ta đều có phần phi lý trí. Thậm chí việc “quá lý trí” dẫn đến những hệ luy rườm rà và trái tự nhiên của con người hay điển hình nhất trong đầu tư là việc bỏ qua những cơ hội mà chúng cực kỳ đơn giản để phân tích hay nhìn nhận. Trong triết học, những thứ cực kỳ đơn giản như Đạo Đức Kinh của Đạo Giáo chủ trương loại bỏ lý trí để vô vi hóa con người như loài vật trong tự nhiên mà chỉ 5000 chữ mà đã thách thức những cái đầu thông minh nhất suốt 25 thế kỷ chỉ vì cố lý giải nó dưới góc độ lý trí. Hay Đức Phật, xem lý trí là một dạng của phiền nào, và để giải thoát cần phải hạn chế sử dụng lý trí, ở đó trực giác tỏ ra mạnh mẽ hơn và cao hơn cả lý trí thông thường mà nhờ đó tiếp cận được chân lý (truth) cái mà không thể nói bằng lời, không thể mô tả chỉ là vô ngôn và im lặng.

    Hay khập khiễng hơn, điển hình như những quyển sách như “Phân tích đầu tư chứng khoán” hay những chia sẻ về đầu tư của những bậc thầy như Mr. Ben hay Mr. Buff tỏ ra cực kỳ đơn giản và trong sáng, dễ hiểu đến mức chúng con nhang và đệ tử không ngừng ngai đi nhai lại mà vẫn… thua lỗ triền miên.

    Để đạt được thành công, hạnh phúc, phương pháp và mục tiêu đôi khi chưa đủ. Đôi khi nó là một khả năng, một chân lý tự nhiên chui vô đầu bạn được diễn giải theo nhiều nghĩa như mặc khải, khải thị, mặt trời chân lý, trí huệ, sự thông minh v.v. tất nhiên, nó không cảm tính, cũng chẳng lý tính nó là tự nhiên. Hoặc hiểu đơn giản, bạn chưa lời trong đầu tư chứng khoán là do "Tổ" độ thằng kế bên chưa độ đến bạn, có gì đâu mà buồn.

    Đăng lại từ Blog của Brandy Khoa đẹp trai tài năng: https://brokerphamdinhkhoa.blogspot.com/2019/06/tap-luan-tu-tranh-luan-triet-hoc-ve-ly.html

Chia sẻ trang này