TCB - Lợi nhuận và tài sản tích cực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 13/08/2020.

1697 người đang online, trong đó có 678 thành viên. 20:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31209 lượt đọc và 167 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    TCB khi bà con chán nản nhất là lúc dễ tăng nhất.
  2. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    Sẽ có nhiều bác xuống tàu với giá này...
  3. TrungNeu

    TrungNeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2020
    Đã được thích:
    190
    có 20k xuống ko anh em, nghe bảo game lên 35
  4. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    nếu bác bị áp lực margin thì đừng bán
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    Ngân hàng chuyển sàn, nguồn hàng tỷ USD tạo cơn sóng mới


    Hàng loạt ngân hàng chuyển sàn sang niêm yết trên HOSE đã tạo nên làn sóng mới cho chứng khoán Việt Nam. Một nguồn hàng mới trị giá hàng tỷ USD kích hoạt tăng giá cho chứng khoán Việt hậu Covid-19.

    Nguồn hàng chất lượng
    Từ 9/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt (LPB) đưa gần 979 triệu cổ phiếu từ Upcom sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Với mức giá trên 12.000 đồng/cp, LPB có vốn hóa đạt khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 500 triệu USD).

    LPB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ gần 9,77 nghìn tỷ đồng lên gần 10,75 nghìn tỷ đồng. Tính đến 31/10/2020, tổng tài sản của LPB đạt gần 214.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đã đề ra cho cả năm.

    Sau đó 1 ngày, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) niêm yết hơn 924 triệu cổ phiếu VIB trên sàn HOSE với giá tham chiếu 32.300 đồng. VIB trở thành ngân hàng thứ 12 lên sàn HOSE với vốn hóa gần 30 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1,3 tỷ USD).

    VIB có quy mô tổng tài sản hơn 230 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 17 nghìn tỷ đồng. Tính đến 30/10, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.570 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 100% kế hoạch cả năm 2020.

    Sau 2 ngân hàng đầu tiên, giới đầu tư đang chờ đợi những tên tuổi như SHB hay ACB. Đây là 2 ngân hàng cổ phần lớn hàng đầu và đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ gần đây.

    [​IMG]
    Các ngân hàng dồn dập tính lên sàn HOSE.
    ACB đã xong giai đoạn hậu Bầu Kiên bước vào một chặng đường mới. Mới đây, ACB đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng 2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 6,4 nghìn tỷ đồng trong khi nợ xấu vẫn ở mức thấp 0,84%.

    SHB thuộc top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ hơn 17.558 tỷ đồng và có kế hoạch tăng lên hơn 19 ngàn tỷ. Tổng tài sản tính đến 30/09/2020 đạt hơn 402 nghìn tỷ đồng. Quý III/2020, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 947 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 2.607 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ.

    Năm 2020, SHB kết thúc thực hiện Đề án xử lý hậu sáp nhập HBB (từ 2016-2020) bước vào một giai đoạn mới. Với sự chuyển hướng mạnh vào bán lẻ, SHB đã chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong 2 năm gần đây. Mục tiêu đến năm 2025 SHB sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Theo đó, SHB sẽ triển khai lợi thế phát triển bán lẻ trong bán buôn thông qua khai thác tiềm năng thế mạnh từ quy mô hệ thống tệp KHDN lớn sẵn có và hệ sinh thái của KHDN lớn là các KHDN nhỏ và vừa, KHCN để phát triển bán lẻ…

    Cổ phiếu thăng hoa, nhà đầu tư chờ đợi

    Ngày 12/11 ghi nhận sự đột biến giao dịch và giá lên sát đỉnh lịch sử của cổ phiếu SHB và ACB. Tính từ đầu tháng 11, ACB đã tăng 9,5%, SHB tăng 13,6%. Cả hai mã này đều đang hướng tới đỉnh cao lịch sử. Dường như chuyển sàn là nhân tố giúp ACB, SHB giữ vị trí quán quân tăng giá trong ngắn hạn của nhóm ngân hàng cũng như các blue-chips nói chung.

    Và hiệu ứng tăng giá cổ phiếu ngân hàng được các chuyên gia dự đoán sẽ còn tiếp tục khi các ngân hàng này chuyển sàn chính thức.

    Ông Phạm Doãn Sơn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc LPB cho hay, niêm yết trên HOSE sẽ giúp thanh khoản của cổ phiếu tốt hơn, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng.

    Theo ông Sơn, giá cổ phiếu LPB hiện vẫn thấp hơn giá trị thực, chưa phản ánh đúng kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển. Việc chuyển sang niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn cao nhất sẽ góp phần đưa giá cổ phiếu LPB về đúng giá trị thực của nó.

    Tổng Giám đốc VIB Hàn Ngọc Vũ tin tưởng, việc cổ phiếu VIB được chính thức niêm yết trên sàn HOSE là một động lực quan trọng để ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng năng động với tốc độ cao và bền vững.


    [​IMG]
    Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới CTCK Mirae Asset, đánh giá, làn sóng các ngân hàng lên sàn HOSE sẽ tốt cho cả thị trường chứng khoán và chính các ngân hàng. HOSE sẽ có thêm hàng hóa chất lượng, quy mô mở rộng, như riêng trường hợp ACB đã có vốn hóa khoảng 2,5 tỷ USD.

    Dưới góc độ đầu tư, việc niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽ giúp các tổ chức này dễ dàng huy động vốn hơn, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Cổ phiếu ngân hàng khi đó sẽ đủ điều kiện để cho các tổ chức mua vào cũng như các tổ chức tính làm cổ đông chiến lược. Giá cổ phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, có lợi cho các cổ đông hiện hữu.

    Cổ phiếu SHB đang trên đà khởi sắc trước thông tin chuyển sang sàn HOSE và hiện tại được giao dịch ở mức 16.000 đồng/cổ phiếu, tăng 3.000 đồng/cổ phiếu so với tháng trước. Việc chuyển sàn của SHB sẽ là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi lên HOSE cổ phiếu này sẽ đủ điều kiện để được đưa vào các bộ chỉ số của HOSE (VN30, VNDiamond).

    Điều này trở nên đặc biệt khi SHB là ngân hàng vốn hóa lớn duy nhất hiện nay còn trống zoom ngoại, do đó SHB sẽ là cổ phiếu tiềm năng được vào “tầm ngắm” của khối ngoại.

    Mới đây, SHB đã trình đã có kế hoạch thoái vốn tại Công ty Tài chính MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB FC) cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc này sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể. Bên cạnh đó, quyết định "chuyển nhà" sang HOSE sẽ giúp nâng cao hình ảnh SHB tới các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và kết nối thị trường quốc tế qua chính nhà đầu tư chiến lược.

    Trong khi đó, ngân hàng ACB tận dụng việc chuyển sàn để có thể vào các rổ chỉ số quan trọng như VN30, VNDIAMOND, VNFINLEAD hay VNFINSELECT… Việc vào rổ vô cùng có lợi khi được nhiều nhà đầu tư dài hạn quan tâm, nhắc đến.

    Và một khi đã vào được rổ chỉ số, đặc biệt là VN30 thì thanh khoản sẽ tăng rất nhiều bởi các quỹ ETF sẽ tập trung mua bán chứng chỉ của họ thông qua các rổ chỉ số.
  6. TrungNeu

    TrungNeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2020
    Đã được thích:
    190
    Cty chứng khoán SSI tổ chức hội thảo với chủ đề "Cơ hội đầu tư cuối năm-Thị trường hướng mốc 1000 điểm" tại Hà Nội vào cuối tuần này, a/c tham gia đăng kí tham dự để cùng nhau tìm kiếm những mã siêu lợi nhuận cuối năm nhé.
    Link đk tham dự:
    https://bitly.com.vn/e6xhp5
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    =D>>:D:D:D
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    TCB xây nền 25 quá chắc.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    TCB vào sóng thật rồi
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    Công Thương (CTG) - Kỹ Thương (TCB): bộ đôi cùng tiến

    ==================================================
    Tiếp theo bài viết lần trước với tiêu đề "nhóm cổ phiếu ngân hàng: điểm danh những "bank" dư địa tăng còn cao !", em có gửi đến Anh/Chị danh mục đầu tư bao gồm 5 mã cổ phiếu ngân hàng có dư địa và câu chuyện tăng giá tốt bao gồm: CTG, TCB, ACB, STB, VCB, bài viết rất may được nhiều Anh/Chị quan tâm và phản hồi tích cực, có một số Anh/Chị yêu cầu em chọn ra 2 mã cổ phiếu ngân hàng trong danh mục này để đầu tư chiến lược, vì danh mục nhiều mã quá Anh/Chị đầu tư không có tập trung. Bài viết hôm nay em xin đề cấp kỹ hơn đến 2 cơ hội đầu tư em đánh giá cao trong danh mục này và đó là 2 mã cổ phiếu: CTG - TCB, một đại diện của bank quốc doanh và một đại diện của bank tư nhân.
    =================================================
    Đầu tiên em xin phép nhắc lại những yếu tố giúp một cổ phiếu ngân hàng tăng giá là gì ?Nếu xét về cơ bản của một cố phiếu ngân hàng, Anh/Chị sẽ hoa hết cả mắt khi xem hết một báo cáo tài chính của nhóm ngân hàng, một rừng các chỉ số tài chính, một rừng các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, rồi hạch toán doanh thu và lợi nhuận từ các cty con cứ loạn cả lên và để định giá được một cổ phiếu ngân hàng là việc mà một nhà đầu tư cá nhân dường như không thể nếu chỉ xem qua báo cáo tài chính của ngân hàng. Trong suốt quá trình theo dõi và đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, theo em động lực chính để một cổ phiếu ngân hàng tăng giá chỉ có thể gói gọn trong 2 từ "tin đồn", và từ "tin đồn" đến "sự thật" là cả một quá trình tăng giá tuyệt vời, và dấu chân để lại trong quá trình đó là một biểu đồ chart đẹp và dòng tiền cực lớn. Vậy các tin đồn này có thể đến từ những câu chuyện nào.
    - Tăng vốn: chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược
    - Nới room: đặc biệt là nới room ngoại
    - Chuyển sàn: chuyển từ sàn Upcom hoặc HNX sang HSX, hoặc chuyển sàn niêm yết nước ngoài
    - Thoái vốn cty con: bán mảng chứng khoán hoặc ký kết độc quyền bảo hiểm với các đối tác nước ngoài
    - M&A hoặc thâu tóm: sát nhập, mua lại ngân hàng yếu kém hoặc chuyển giao quyền chi phối ngân hàng cho cổ đông lớn khác
    - Yếu tố cơ bản cần quan tâm: Lợi nhuận chưa phân phối cao, tỷ lệ nợ xấu thấp, dự phòng rủi ro thấp, NIM cao.

    1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    2. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này