TCB - Lợi nhuận và tài sản tích cực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 13/08/2020.

2759 người đang online, trong đó có 1103 thành viên. 13:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31233 lượt đọc và 167 bài trả lời
  1. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    dạ, CTG vẫn là số 1, nhưng volume hiện tại thì TCB vẫn đang cao nhất thị trường sáng nay, volume TCB 19tr vs CTG 8tr, ko hiểu tại sao volume TCB lại cao thế mà giá thì vẫn chưa tăng mạnh?
  2. ductung2011

    ductung2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Đã được thích:
    356
    Cuối phiên vẫn mới vui
  3. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    Riêng mình vẫn tin TCB là ngân hàng tư nhân tốt nhất dòng bank hiện tại dù TCB ko sinh lời nhiều như các mã bank khác. Nên tùy các bác mỗi người mỗi quyết định đầu tư cho riêng mình.
  4. namviet2020

    namviet2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2020
    Đã được thích:
    334
    GDTT 4tr giá sàn là sao nhỉ???
  5. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    hôm nay TCB vẫn được giao dịch thỏa thuận giá trần 24.4 (có cả thỏa thuận giá sàn với khối lượng lớn, mình nghĩ là mua giá sĩ :) ). Ngày nào TCB cũng có thỏa thuận giá trần cả, trên sàn giá 28.9 là giá rẻ rồi.
    Không biết ai bán TCB mà bán như phá mã, ko ngóc đầu lên nổi luôn, hic. Với lực bán thế này mà giá ko giảm, thì khi ngưng bán giá sẽ đi nhanh, giống CTG & HPG
    Last edited: 16/10/2020
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.017
    VIETINBANK CHUẨN BỊ BƯỚC ĐẦU CHO PHƯƠNG ÁN TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

    HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) vừa thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với Phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ các năm 2017, 2018 và 2019.

    Ngày đăng ký cuối cùng là 05/11/2020. Ngày tổng hợp ý kiến cổ đông là 23/11/2020.

    ACB, VIB SẴN SÀNG CHỜ NGÀY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

    • Ngày 16/10/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Ngân hàng Á châu (HNX: ACB). Ngân hàng đăng ký niêm yết hơn 2.16 tỷ cp ACB trên sàn HOSE, tương ứng vốn điều lệ gần 21,616 tỷ đồng. Theo dõi lại bản tin phân tích cổ phiếu ACB tại đây.
    • Ngày 16/10/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 924 triệu cp VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) được niêm yết trên HOSE, tương ứng giá trị gần 9,245 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, trong quý 3, VIB đạt 1,668 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 30% so với quý 2 và tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu đạt 7,854 tỷ đồng, tăng 34%, lợi nhuận trước thuế đạt 4,025 tỷ đồng, tăng 38% so cùng kỳ.
  7. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.656
    TCB tốt thật nhưng ko lẻ ai cũng thấy mà giá ko chịu lên!!!
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.017
    Điểm nhấn tuần qua:

    Điểm nổi bật là sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu trụ, trong đó đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Cụ thể, trong tuần cổ phiếu CTG tăng 12,7% lên 31.150 đồng/cổ phiếu, VCB tăng 4% lên 88.200 đồng/cổ phiếu, BID tăng 4,6% lên 42.200 đồng/cổ phiếu. Nhờ sự bùng nổ của nhóm ngân hàng đã hỗ trợ đà tăng điểm cho thị trường chung.

    Sau một giai đoạn dài lình xình đi ngang và tăng nhẹ, nhóm cổ phiếu ngân hàng nhà nước có tuần bùng nổ tương đối ấn tượng, đà tăng của nhóm ngân hàng này được hỗ tợ bởi hai yếu tố:

    Thứ nhất, sự hấp dẫn tương đối về mặt định giá.

    Trong khoảng gần 3 tháng trở lại đây khi thị trường bước vào đợt tăng điểm sau khi có đợt lây nhiễm dịch Covid-19 thứ hai. Tuy nhiên, chứng kiến sự tăng điểm không đồng điều giữa nhóm cổ phiếu ngân hàng.

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng được hỗ trợ bởi câu chuyện riêng biệt tăng mạnh như nhóm cổ phiếu chuyển sàn VIB, SHB, LPB, ACB, bên cạnh đó là cổ phiếu HDB cũng tăng mạnh với tỷ lệ cổ tức cao.

    Tuy nhiên, trong khoảng 20/07 đến 09/10 nhóm (CTG, BID, VCB) lại thể hiện sự tăng điểm nhẹ hơn rất nhiều ngân hàng tư nhân. Điều này đặt ra cho nhà đầu tư những câu hỏi về định giá nhóm ngân hàng nhà nước so với tương quan nhóm ngân hàng tư nhân.

    Thông thường do tính an toàn hơn nên định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng nhà nước sẽ phải cao hơn so với ngân hàng tư nhân. Tính tới ngày 16/10, định giá theo P/E hiện tại của CTG là 10,03 lần, BID là 19,76 lần, của VCB là 18,02 lần. Trong khi đó, định giá P/E của VIB đã là 9,11 lần, SHB là 11,31 lần, LPB là 8,12 lần, ACB là 6,59 lần, HDB là 7,6 lần.

    Như vậy, rõ ràng về mặt định giá cơ bản cổ phiếu CTG mặc dù là cổ phiếu ngân hàng nhà nước nhưng lại có mức định giá thấp nhất và tương đương với nhiều ngân hàng tư nhân chuẩn bị chuyển sàn HOSE. Đây có thể là một động lực mà cổ phiếu CTG được các nhà đầu tư quan tâm và theo sát trong thời gian qua.

    Thứ hai, cú huých chính sách

    Mặc dù việc định giá lại nhóm ngân hàng nhà nước là yếu tố hỗ trợ then chốt nhưng nhóm cổ phiếu này cũng cần một cú huých để hút dòng tiền.

    Ngày 09/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng sẽ được bổ sung nếu nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điêu lệ.

    Trong các ngân hàng nhà nước niêm yết CTG, BID và VCB thì CTG là ngân hàng cần cấp thiết tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ CAR theo quy định và tạo tiền đề tăng trưởng trong các năm sau, trong khi đó VCB và BID không cấp thiết do đã tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Ngoài ra, Nghị định này cho phép ngân hàng giữ lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

    Như vậy, Nghị định này đã mở cửa cho CTG sớm được tăng vốn bằng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng chuẩn mực Basel II, theo đó các ngân hàng phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%.

    Chính vì vậy, giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào cổ phiếu CTG với kỳ vọng ngân hàng có thể sớm tăng vốn trong thời gian tới, cũng như mở ra cơ hội bổ sung dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đặc thù chính sách ở Việt Nam kể từ khi ban hành tới khi áp dụng là một chặng đường dài, vì vậy việc cổ phiếu CTG tăng quá nóng lên vùng quá mua (Chỉ báo kỹ thuật RSI vùng 80) sẽ cảnh báo sớm quay lại điều chỉnh và cần thời gian tích luỹ trước khi tiếp tục xu hướng tăng.
    SOK thích bài này.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.017
    Techcombank (TCB) - Đã về giá chứng khoán Bản Việt (VCI) gom!

    Anh chị em mến thân, TCB có lẽ là ngân hàng muộn nhất công bố báo cáo tài chính Quý 3, vào chiều thứ 2 tuần tới. Một kết quả lợi nhuận khả quan là điều đương nhiên.

    Nhưng điều đó không thể đẩy thanh khoản của TCB từ 2 tr cổ/phiên lên tới 30 - 50 tr cổ/phiên.

    TCB trước khi chào sàn quá nổi tiếng với thương vụ bán 164 tr cổ với giá 128.000 tương đương giá 42.600 hiện tại. Đơn vị tư vấn lúc đó là VCI cũng tranh thủ gom được hơn 12 triệu cổ với giá vốn gần 24.000 (giá tính sau chia).

    Nhưng đời không như mơ, TCB từ ngày chào sàn 6/2018, giá cắm đầu đi xuống. Và đến hôm nay, giá đã chính thức về mức VCI gom mua.

    Với thanh khoản hiện tại, một kịch bản bán hàng kinh điển giống GEX hay một sự chuyển đổi cổ đông lớn giúp cổ phiếu thăng hoa sẽ được biết trong thời gian tới.
    SOK thích bài này.
  10. SOK

    SOK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2020
    Đã được thích:
    1.235
    Hóng

Chia sẻ trang này