TCB- Sự trỗi dậy mạnh mẽ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 28/07/2021.

349 người đang online, trong đó có 139 thành viên. 06:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 149057 lượt đọc và 953 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    [​IMG]

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
    - Thành lập vào ngày 27/09/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.- 1995 Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.- 1996 Tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.- 1999 Tăng vốn điều lệ lên 80,02 tỷ đồng.- 2001 Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos Holding NV.- 2002 Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng.- 31/12/2003 Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ đồng. Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 ngày 05/12/2003.Triển khai phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003.- 30/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng.- 02/08/2004 Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.- 26/11/2004 Tăng vốn điều lệ lên 412,7 tỷ đồng.- 21/07/2005 Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng.- 28/09/2005 Tăng vốn điều lệ lên 498 tỷ đồng.- 28/10/2005 Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.- 2005 Kí kết hợp đồng cổ đông chiến lược với HSBC- 24/11/2006 Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.- 2007 Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ- 2008 Tăng vốn điều lệ lên 3.342 tỷ đồng- 09/2009 Tăng vốn điều lệ lên 5.400,42 tỷ đồng- 6/2010 Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng.- 2011 Tăng vốn điều lệ lên 8.788 tỷ đồng- 2012 Tăng vốn điều lệ lên 8.848 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 179.934 tỷ đồng.- 2013 Tăng vốn điều lệ lên 8.878 tỷ đồng.- 2015 Tổng tài sản đạt 191.994 tỷ đồng- Ngày 04/06/2018, là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 128.000 đ/CP.
    LĨNH VỰC KINH DOANH
    - Tín dụng doanh nghiệp- Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro- Dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế- Dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ bảo lãnh- Bảo lãnh phá thành trái phiếu doanh nghiệp- Homebanking...
    VỊ THẾ CÔNG TY
    * Vị thế trong khu vực
    Trải qua chặng đường 25 năm với tốc đô phát triển mạnh mẽ và những thành tích kinh doanh vượt trội, Techcombank đã nhiều lần được ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Không những thế, so với một số ngân hàng hàng đầu trong khu vực, Techcombank có kết quả hoạt động với hiệu quả cao.
    Ngoài ra, Techcombank cũng như các ngân hàng lớn trong khu vực đều có tỷ trọng Thu nhập ngoài lãi ở mức cao trong Tổng thu nhập hoạt động. Điều đó chứng minh định hướng hoạt động hướng về dịch vụ của Techcombank là phù hợp với sự phát triển chung của ngành trong khu vực. Techcombank cũng thuộc những ngân hàng đạt mức cao đối với chỉ số này.
    * Vị thế của Techcombank tại Việt Nam
    - So với các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, Techcombank có nhiều thế mạnh góp phần khẳng đinh vị thế trên thi tṛường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và các dịch vụ có liên quan. Hệ thống phân phối hàng đầu trên thi trường. Techcombank đã thiết lập được một mạng lưới phân phối rộng lớn, hiện đại và hiệu quả nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, kể cả hệ thống các mô hình chi nhánh và hệ thống ngân hàng điện tử. Tính đến ngày 31/03/2018, mạng lưới phân phối của Techcombank là mạng lưới lớn thứ ba trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam với 01 hội sở, 02 văn phòng đại diện và 315 điểm giao dịch trên cả nước, chỉ sau Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng TMCP Á Châu. Techcombank cũng đang dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP về số lượng máy ATM với 1.117 chiếc.
    - Ngoài ra hệ thống POS được trang bị tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank cũng ngày càng mở rộng, tính đến hết 31/03/2018, Techcombank đã triển khai được mạng lưới POS với số lượng 1.996 máy tại các đơn vị chấp nhận thẻ là nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty du lịch, khách sạn… phục vụ chủ thẻ giao dịch thanh toán. Năm 2017, Tổng tài sản của Techcombank đạt 269.392 tỷ đồng. So với các ngân hàng đang niêm yết/ đăng ký giao dịch thì Techcombank thuộc nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản cao.
    - Tính đến thời điểm 31/03/2018, Techcombank có vốn chủ sở hữu đạt 37.615 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 273.153 tỷ đồng. Bên cạnh đó, về quy mô Vốn chủ sở hữu thì tại thời điểm cuối năm 2017, Techcombank đứng thứ bảy trong số các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết/đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
    - Năm 2017, Techcombank đạt kết quả đột phá về kinh doanh với mức lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 8.036 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2016. Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu bình quân tăng mạnh và đạt 27,7% - cao nhất trong số các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Chỉ tiêu so sánh về Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng và Dư nợ cho vay của Techcombank thấp hơn các ngân hàng quốc doanh và so với một số ngân hàng thương mại cổ phần thì Techcombank đứng thứ sáu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần được so sánh như trên. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank được kiểm soát tốt và thuộc nhóm những ngân hàng có NPL thấp hơn so với quy định của NHNN.
    - Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
    + Với hiểu biết vượt trội về nhu cầu và hành vi của khách hàng, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của khách hàng.
    + Không chỉ cung cấp các sản phẩm huy động đơn thuần, Techcombank đã phát triển các dịch vụ toàn diện hỗ trợ, nhờ đó khiến ngày càng nhiều khách hàng sử dụng Techcombank là ngân hàng giao dịch chính. Minh chứng cho thành công này là tổng số dư tài khoản thanh toán của khách hàng tại Techcombank tăng hơn 5% trong năm 2017 và giải thưởng Ngân hàng quản lý tiền mặt nội địa tốt nhất Việt Nam 2016 do Asian Banking & Finance trao tặng hay Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2016 do FinanceAsia trao tặng.
    + Quản trị rủi ro tại Techcombank được xây dựng theo từng phân khúc khách hàng, đáp ứng với quy mô, đặc tính, hành vi của từng nhóm khách hàng. Định hướng “Quản trị rủi ro chủ động tới gần khách hàng hơn, am hiểu kinh doanh hơn” đã giúp Techcombank ngày càng quản trị rủi ro hiệu quả hơn, hiểu khách hàng, nhận diện sớm các rủi ro và có các quyết định phù hợp hơn. Mặc dù số dư nợ tăng trưởng nhanh, Techcombank vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ quá hạn, được thể hiện bằng tỷ lệ nợ nhóm 3-5 khoảng 1,6%. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ quá hạn (nhóm 3-5) của Ngân hàng tăng lên trong năm 2017 và đạt mức 72,9% (2016: 66,6%) - thể hiện sự cẩn trọng và an toàn của Techcombank trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, Techcombank còn xây dựng các phương thức quản trị rủi ro thị trường và thanh khoản linh hoạt, đồng thời chủ động dự phòng cho các phương án rủi ro. Việc linh hoạt trong quản trị, giúp vừa quản lý được vốn vừa đơn giản trong vận hành kinh doanh. Theo đó, các giải pháp và dịch vụ cho khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với các nhu cầu của khách hàng.
    - Đứng đầu về khả năng CNTT: Techcombank luôn được coi là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nhất tại Việt Nam. Xác định hệ thống công nghệ là xương sống cho hoạt động của ngân hàng nên Techcombank không ngừng đầu tư cho phát triển công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cạnh tranh được với các đối thủ khác.
    - Đội ngũ quản lý tâm huyết và giàu kinh nghiệm Đội ngũ quản lý cao cấp của Techcombank có thành tích cao trong việc thực hiện thành công nhiều cải tiến sáng tạo và dẫn đầu thị trường, gồm (i) quyết định đầu tư rất sớm và đáng kể vào nền tảng CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất; (ii) chú trọng vào việc xây dựng chính sách và quy trình QTRR; (iii) thiết lập văn hóa kinh doanh đặt trọng tâm vào việc tạo lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng; (iv) triển khai các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo có khả năng thu hút khách hàng; và (v) mở rộng hệ thống các mô hình chi nhánh đến các đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
    - Techcombank cũng thực hiện chính sách chủ động trong việc tuyển dụng các chuyên gia trung và cao cấp được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm tại các tổ chức tín dụng hàng đầu của Việt Nam và quốc tế, các NHTMNN và NHNN, để tăng cường cho đội ngũ quản trị hiện tại.
    CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ
    Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới ngày càng có nhiều biến động ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, quy định quản lý của NHNN ngày càng được thắt chặt để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và chi tiết, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng lớn thì định hướng chiến lược của Techcombank hướng tới sự tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu và làm sâu sắc mối quan hệ với khách hàng và gia tăng giá trị của doanh nghiệp dựa trên các nền tảng xuất sắc về nhân sự, dữ liệu, vận hành và quản trị rủi ro là hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Nhà nước, định hướng của ngành ngân hàng và xu thế phát triển chung trên thế giới.
    Với thế mạnh sẵn có như nền tảng khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản trị rủi ro và nhân tố con người, Techcombank tiếp tục chú trọng vào xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến nhằm hiện đại hoá và phù hợp với yêu cầu hội nhập; kết hợp xây dựng khung quản trị rủi ro toàn diện cho toàn hàng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo ứng phó kịp thời trước các nguy cơ của nền kinh tế. Techcombank tin tưởng rằng sự phát triển của Ngân hàng sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành nghề, chính sách và xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung.
    ......................................................................
    SSI Research dự báo lợi nhuận Techcombank năm 2021 tiệm cận 1 tỷ USD
    08:44 | 28/07/2021

    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Kỹ Thương. (Ảnh: TCB).

    Trong báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Việt Nam Kỹ Thương (Techcombank - Mã: TCB) mới công bố, Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đã nâng mức dự báo lợi nhuận năm nay của Techcombank lên 22.300 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), tăng 7,5% so với dự báo trước đó và tăng 40,8% so với năm trước,

    Dự báo này được dựa trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông qua việc nới mức trần tín dụng cho Techcombank từ 12% lên hơn 17%. Nhóm phân tích cho rằng NHNN còn có thể nới thêm "room" tín dụng trong nửa cuối năm và duy trì giả định tăng trưởng tín dụng là 23,1% trong cả năm.

    Bên cạnh đó, Techcombank lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay và giảm phí giảm dịch và phí trả trước để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ COVID-19 trong nửa cuối năm.

    Cụ thể, mức giảm lên tới 1,5% cho các khoản vay hiện tại của khách hàng chịu ảnh hưởng và 1% cho khoản vay mới cho tất cả khách hàng doanh nghiệp và một số khách hàng cá nhân.

    Mặc dù vậy, SSI Research điều chỉnh giả định mức tăng của biên lãi ròng NIM (từ 5,27% lên 5,45%) do chi phí vốn cải thiện và đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm nhờ lãi suất huy động trung bình giảm, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), huy động được nguồn vốn lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính khác, một phần lớn ở nước ngoài. Tăng trưởng thu nhập lãi thuần cả năm ước tính đạt 29,6%.

    [​IMG]
    Ngoài ra, SSI Research dự báo thu nhập phí thuần có thể tăng 40,4% nhờ mảng bancassurance, ngân hàng đầu tư và môi giới chứng khoán, trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 27,8%.

    Tuy nhiên, chi phí hoạt động ước tính tăng trong nửa cuối 2021, do một số khoản đầu tư liên quan đến hoạt động marketing và chuyển đổi số bị trì hoãn và kéo dài do bùng phát dịch bệnh COVID-19.

    "Các hoạt động này sẽ quay trở lại trong quý IV/2021, nếu dịch bệnh đạt đỉnh trong tháng 8 tại Việt Nam, theo kịch bản cơ sở của SSI Research.

    Mặt khác, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) có thể giảm từ 32,5% còn 30%, phản ánh chi phí nhân viên giảm. Điều này do tăng trưởng thu nhập hoạt động (TOI) mạnh cũng như tăng cường tự động hóa và số hóa. Chi phí dự phòng ước tính giảm 2,6% so với cùng kỳ.

    [​IMG]
    Dự báo đến năm 2022, SSI Research kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của Techcombank có thể đạt 27.200 tỷ đồng (tăng 22,1%), do tăng trưởng tín dụng và huy động đạt lần lượt 22,9% và 21%, NIM không đổi ở mức 5,44%.

    https://vietnambiz.vn/ssi-research-...m-2021-tiem-can-1-ty-usd-2021072808245052.htm
    ...................................................................................

    Con gái Chủ tịch Hồ Hùng Anh muốn gom 22 triệu cổ phiếu TCB

    07/07/2021 08:03:16

    Con gái Chủ tịch Hồ Hùng Anh đăng ký mua hơn 22 triệu cổ phiếu TCB ngay trong phiên cổ phiếu này giảm cận sàn.



    Bà Hồ Thủy Anh, con gái ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đăng ký mua hơn 22 triệu cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

    Dự kiến giao dịch thực hiện từ ngày 12/7-4/8 theo phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.

    Hiện tại bà Hồ Thủy Anh không sở hữu cổ phiếu TCB. Nếu giao dịch thành công, con gái Chủ tịch sẽ nắm hơn 0,62% vốn Ngân hàng.

    Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ hơn 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với tỷ lệ sở hữu hơn 1,12%.



    Con gái Chủ tịch Hồ Tùng Anh gom vào cổ phiếu TCB.

    Sau phiên tăng mạnh hôm qua, cổ phiếu TCB bất ngờ giảm sàn trong hôm nay (6/7) và đóng cửa ở mức 54.000 đồng/cp. Ước tính theo vùng giá hiện nay, con gái ông Hùng Anh có thể phải bỏ ra hơn 1.200 tỷ đồng để mua cổ phiếu TCB.

    Ở chiều ngược lại thì bà Phùng Thị Thu Hồng - chị gái ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc thường trực Ngân hàng đăng ký bán ra 150.000 cổ phiếu TCB.

    Theo như thông báo, thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 9/7-3/8 theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu TCB bà Hồng còn nắm giữ là gần 122.300 cổ phiếu, ứng với 0,0035% vốn TCB.

    Tác giả: Anh Nhi
    http://antt.vn/con-gai-chu-tich-ho-hung-anh-muon-gom-22-trieu-co-phieu-tcb-317722.htm
    .................................................................
    Techcombank với tiềm lực lớn, hiện tại giá cổ cánh đang còn khá rẻ cùng sự hỗ trợ của kiềng 3 chân Vin Tech Masan. Kỳ vọng mục tiêu 70k cho Techcombank hết năm 2021. @};-

    Chúc các cụ thành công trên con đường đầu tư ạ!

    Cheer...Cheer :drm

    [​IMG]
    Ankaty, Vietnhat68, alibaba17191 người khác thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..........................................................
    Bất chấp dịch Covid-19: Ngân hàng vẫn ồ ạt tuyển dụng với lương cao nhất 18.000 USD, thu nhập bình quân Techcombank lên 44 triệu

    H.Anh Thứ ba, ngày 27/07/2021 08:42 AM (GMT+7)
    Aa Aa+
    Thống kê tại 14 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2021 cho thấy, 4 nhà băng trong số này có mức thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, cao nhất là nhân viên Techcombank với 44 triệu đồng/tháng.
    Bình luận 0

    Tuyển dụng gần 6.400 nhân viên, thu nhập bình quân vọt lên 44 triệu đồng/tháng
    Thống kê của Dân Việt cho thấy, các ngân hàng tăng cường tuyển dụng nhân sự trong nửa đầu năm nay.

    Cụ thể, tổng số nhân viên tại 14 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) tính đến thời điểm hiện tại là trên 99.000 người tính đến 30/6/2021.

    Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2020, số lượng nhân viên tại các ngân hàng đã tăng tới gần 6.400 người.

    [​IMG]
    Tổng số nhân viên tại 14 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) tính đến thời điểm hiện tại là trên 99.000 người tính đến 30/6/2021.

    Trong đó, VPBank là ngân hàng có số lượng nhân viên lớn nhất, gần 25.000 nhân viên. Đáng nói, thời gian trước đây VPBank thường được nhắc đến là nhà băng mạnh tay nhất trong việc cắt giảm nhân sự thì trong nửa đầu năm nay VPBank lại là nhà băng tuyển dụng nhiều nhân sự nhất trong số ngân hàng được thống kê.

    Theo đó, VPBank đã tuyển dụng tới 3.979 nhân viên trong nửa đầu năm, bình quân mỗi tháng nhà băng này tuyển thêm gần 670 nhân viên.

    Số lượng nhân viên phình to, kéo theo đó thu nhập bình quân của nhân viên VPBank giảm nhẹ từ mức 21,9 triệu đồng/người/tháng (6 tháng đầu năm 2020) xuống chỉ còn 21,64 triệu đồng/người/tháng ( 6 tháng đầu năm 2021).

    Cũng mạnh tay tuyển dụng nhân sự trong nửa đầu năm phải kể đến 2 ngân hàng là SeABank và LienVietPostbank, với số lượng nhân viên tăng thêm trong kỳ lần lượt là 898 người và 581 người.

    Tại hai nhà băng này, lương và phụ cấp bình quân đều giảm so với lương và phụ cấp bình quân của năm 2020.

    Cụ thể, năm 2020 bình quân mỗi nhân viên SeABank nhận về khoảng 20,3 triệu đồng/người/ tháng. Nửa đầu năm nay, lương và phụ cấp bình quân chỉ còn 17,4 triệu đồng/người /tháng.

    Tương tự, lương và phụ cấp bình quân nhân viên tại LienVietPostbank giảm từ 16,5 triệu đồng/người/tháng xuống còn 14,5 triệu đồng/người/tháng trong nửa đầu năm 2021 này.

    [​IMG]
    Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng cao nhất lên tới 44 triệu đồng/tháng/người. (*: lương và phụ cấp bình quân)

    Lương và phụ cấp bình quân thấp nhất theo thống kê là 10,6 triệu đồng/người/tháng tại OCB.

    Ngược lại, Techcombank là nhà băng có mức thu nhập nhân viên bình quân cao nhất lên tới 44 triệu đồng/tháng, tăng tới 8 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với mức thu nhập hiện nay, Techcombank tiếp tục là ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất trong các ngân hàng Việt và bỏ xa các ngân hàng còn lại.

    PG Bank là ngân hàng vừa cắt giảm nhân viên vừa giảm lương và phụ cấp của nhân viên trong nửa đầu năm nay.

    Theo đó, lương và phụ cấp bình quân của PG Bank chỉ còn 14,5 triệu đồng/người/tháng và số lượng nhân viên tính đến cuối quý II/2021 là 1.660 nhân viên.

    [​IMG]
    Techcombank tiếp tục là ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên cao nhất trong các ngân hàng Việt và bỏ xa các ngân hàng còn lại. (Ảnh: TCB)

    Nhân sự ngân hàng "hot" trên thị trường lao động, lương tháng cao nhất lên tới 18.000 USD
    Liên quan đến vấn đề nhân sự ngân hàng, báo cáo mới đây của Navigos Search về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam đánh giá, trái ngược với sự im ắng từ một số ngành nghề sản xuất, ngành ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn cho các vị trí Sales (Quan hệ khách hàng), các vị trí mảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển hệ thống và chuyển đổi số.

    Các ứng viên được các ngân hàng thương mại Việt Nam ưa chuộng trong mảng này là Việt Kiều, chuyên gia nước ngoài từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    [​IMG]
    Khảo sát lương nhân sự ngân hàng. (Nguồn: Navigos Group).

    Đáng chú ý, nhân sự ở bộ phận khách hàng có từ 1-5 năm kinh nghiệm - theo báo cáo của Navigos Search, sẽ có mức lương khoảng 400 - 800 USD/tháng tại các ngân hàng bán lẻ và cao hơn tại ngân hàng bán buôn với mức 600 - 1.200 USD/tháng.

    Vị trí quản lý tại ngân hàng bán buôn sẽ có lương tháng tối đa là 18.000 USD cao hơn so với 15.000 USD tại ngân hàng bán lẻ. Đây cũng là mức lương tháng cao nhất trong số các vị trí được Navigos Search khảo sát.

    Đối với bộ phận nhân sự, vị trí nhân viên sẽ có mức lương tháng dao động từ 637 USD đến 1.000 USD. Trong khi đó, vị trí giám đốc nhân sự tại các ngân hàng miền Nam có mức lương tối đa là 25.000 USD/tháng, cao gấp 1,5 lần so với mức lương tại miền Bắc là 16.000 USD/tháng.

    Ngoài ra, các vị trí trong mảng công nghệ thông tin, pháp chế và marketing cũng được trả lương khá cao.

    Khảo sát cho thấy vị trí giám đốc pháp chế tại ngân hàng miền Bắc có mức lương tối đa là 20.000 USD/tháng.

    Đối với mảng công nghệ và marketing, mức lương giám đốc nằm trong khoảng 8.000 USD - 12.000 USD/tháng.
    https://danviet.vn/bat-chap-dich-co...uong-cao-nhat-18000-usd-20210727081452477.htm
    Vietnhat68alibaba1719 thích bài này.
  3. thinhpcr

    thinhpcr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    5.873
    Hả.. quay lại tàu TCB rồi hả bác ... :)):)):))
    Vietnhat68Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Gom cổ cùng con gái Chủ Tịch thui các anh ;)
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    E quay lại đầu tư thui anh, thấy tiềm lực quá lớn, con gái Chủ Tịch nhắn em cứ múc full bao lỗ ạ! :D
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021 ---
    Hôm trước em có đọc 1 bài JP Morgan định giá mới cho Techcombank là 72k nhưng vẫn tìm chưa ra :D
    Vietnhat68, Mhoang79thinhpcr thích bài này.
  5. gianghot

    gianghot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2014
    Đã được thích:
    2.174
    Dài quá mục tiêu = Vcb. 100x
    Vietnhat68Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .............................................
    Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021
    21/07/2021 | 11:26
    [​IMG]
    Thu nhập từ lãi (NII) đạt 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 56,0% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) tăng trưởng 31,5%, đạt 2,8 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại hình phí chủ chốt. Thu nhập phí liên quan tới chứng khoán, cấu phần lớn nhất trong NFI, tăng trưởng 18,4%, bao gồm 420 tỷ đồng phí bảo lãnh phát hành trái phiếu và 865 tỷ đồng phí từ các dịch vụ khác - bao gồm phí từ hoạt động ủy thác, tư vấn và đại lý, phí môi giới và phí quản lý quỹ.

    Dịch vụ bảo hiểm tăng trưởng 60,1% về doanh thu khai thác mới (APE). Phí bảo hiểm tăng 48,1% so với cùng kỳ dù việc tư vấn trực tiếp cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ cuối quý 2 do các thành phố lớn thực hiện gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội, kiểm soát dịch bệnh Covid.

    Chi phí hoạt động tăng 29,6% so với cùng kỳ lên 5,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 28,4% do các khoản đầu tư về IT và Marketing ghi nhận độ trễ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chi phí dự phòng ở mức 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Cuối quý 2/2021, tổng tài sản Techcombank đạt 504,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 30/6/2021 đạt 353,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%. Nhu cầu tín dụng duy trì ổn định, với sự gia tăng đáng kể của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng 16,0% trong kỳ. Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn tăng khoảng 11,0%.

    [​IMG]
    Về huy động vốn, tổng tiền gửi tại ngày 30/06/2021 đạt 289,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 4,3% kể từ đầu năm. Tỷ lệ CASA đạt 46,1% tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2021, không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2020. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 55,1% trong vòng 12 tháng vừa qua và đạt 133,4 nghìn tỷ đồng.

    Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tăng lần lượt 56,9% và 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,8% so với 30/6/2020, do ngân hàng đã tối ưu hóa cấu trúc vốn, ưu tiên các nguồn vốn có lãi suất thấp.

    Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 76,6%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 39,1%, cao hơn mức 33,9% vào cuối năm 2020. Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý theo Basel II đạt 15,2%, cao hơn yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%.


    Tại thời điểm 30/6/2021, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,4%, thấp hơn mức 0,9% tại quý 2 năm 2020 và duy trì mức 0,4% đã công bố cuối quý 1 năm 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2/2021 là 259%, tăng so với mức 171% tại thời điểm cuối năm 2020, và 109% tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2/2021 là 259%, tăng so với mức 171% tại thời điểm cuối năm 2020, và 109% tại thời điểm 30/6/2020.

    Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giảm xuống còn 2,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,8% dư nợ hiện tại. Khoảng 67% số khách hàng trong chương trình này đã hoàn tất hoặc trả một phần nợ tái cơ cấu tính đến hết tháng 6 năm 2021.

    Trong 6 tháng đầu năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm gần nửa triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà Ngân hàng phục vụ lên 8,9 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 296,9 triệu giao dịch (tăng 94,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và gần 4,3 triệu tỷ đồng (tăng 122,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

    Không chỉ có ngân hàng mẹ, tình hình kinh doanh của các công ty con của Techcombank cũng đạt kết quả rất tích cực. Cụ thể, công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đạt 2,3 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện TCBS đang chiếm 46,2% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và duy trì ấn tượng khoảng 27% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong nửa đầu năm 2021.

    TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là quỹ trái phiếu lớn nhất thị trường, với tổng giá trị tài sản là 26,7 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/06/2021, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, kết quả hoạt động trong nửa đầu năm của Ngân hàng được cộng hưởng tích cực từ đà phục hồi của nền kinh tế từ quý 4 năm trước. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Đồng thời, tập khách hàng được mở rộng với nhu cầu gắn kết, sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao giúp Techcombank gia tăng đáng kể thu nhập từ phí.

    “Chúng tôi tiếp tục tin tưởng về tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong trung và dài hạn, tuy nhiên Covid-19 có thể sẽ tạo ra khó khăn, thách thức cho một số khách hàng. Mức độ nghiêm trọng của dịch đã gia tăng từ cuối quý 2, khi chính phủ đã ban hành các biện pháp giãn cách xã hội mạnh hơn nhằm kiểm soát đợt dịch mới, bên cạnh việc đẩy nhanh chương trình tiêm vắc xin trong cộng đồng”, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ.

    Cũng theo Jens Lottner, Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào việc bảo vệ nhân viên, cũng như cung cấp cho khách hàng các giải pháp điện tử, đảm bảo thông suốt, liên tục các hoạt động tài chính ngay cả trong điều kiện hạn chế đi lại, giao dịch tại quầy ... như Techcombank đã khẩn trương, quyết liệt thực hiện kể từ khi đại dịch bắt đầu trong năm 2020.

    Techcombank đang niêm yết tại HOSE với mã chứng khoán TCB. Đây là ngân hàng được xếp hạng tín dụng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng ở Việt Nam với xếp hạng Ba3, triển vọng Tích cực và là ngân hàng duy nhất chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ Moody’s. S&P xếp hạng Techcombank BB-, triển vọng Ổn định.

    Ngân hàng cũng được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021 và được FinanceAsia vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020, 2021.

    P.V
    XEM NHIỀU
    Kinh tế
    https://tienphong.vn/techcombank-cong-bo-ket-qua-kinh-doanh-6-thang-dau-nam-2021-post1357637.tpo[​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    E đưa theo kỳ vọng của JP thui, còn theo thời gian sẽ thay đổi ạ! :D
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021 ---
    Clip cũ năm 2020 cho các cụ chưa hiểu rõ về Techcombank tham khảo ạ. @};-
    Định giá Cổ phiếu TCB - Techcombank (2020) - Siêu phẩm kinh điển 5 năm tới
    Vietnhat68 thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .........................................................
    Hơn 33.200 tỷ đồng vào thị trường, Techcombank vọt lên top 5 vốn hóa
    THANH THỦY
    06/07/2021 14:00
    Theo dõi TGVN trên


    Baoquocte.vn. TCB, ACB và SHB là những cổ phiếu ngân hàng lội ngược dòng tăng mạnh và tác động tích cực lên chỉ số. Ngày đầu vận hành hệ thống mới còn xuất hiện một số lỗi nhưng vẫn thông suốt.
    Thị trường chứng khoán ngày 5/7 - Pháo hoa 'rực đỏ' chào mừng HoSE có hệ thống mớiQuy chế giao dịch chứng khoán mới tại HOSE có gì khác?Tính minh bạch - Nền tảng để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững
    [​IMG]


    [​IMG]
    Mức tăng đột biến của TCB không chỉ đưa cổ phiếu này xác lập đỉnh giá mới mà còn vượt qua nhiều "ông lớn" khác để trở thành tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa thị trường lớn thứ 5 trên sàn. (Nguồn: Thể thao Văn hóa)
    Skip in 6



    Cú lội ngược dòng của cổ phiếu nhà băng: TCB tăng gần kịch biên độ
    Sắc đỏ chiếm ưu thế trong phiên giao dịch ngày 5/7. Ngưỡng 1.400 điểm của VN-Index thậm chí còn bị phá thủng giữa phiên chiều. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã đẩy thị trường hồi phục. Cả ba chỉ số đều đóng cửa trong sắc đỏ nhưng đã tăng mạnh so với đáy.

    Chỉ số sàn HoSE kết phiên giảm 9,14 điểm (-0,64%) còn 1.411,3 điểm với 287 mã tăng/112 mã giảm. HNX-Index chỉ giảm 0,08% về mức 327,7 điểm. UPCoM-Index giảm 0,18%, còn 90,47 điểm.

    Số lượng các mã giảm giá trên cả ba sàn đều cao áp đảo. Sức bật từ giữa phiên chiều trên dựa nhiều vào đà bật tăng của một số trụ cột, đặc biệt là TCB, ACB trên HoSE và SHB trên HNX. Cổ phiếu ba ngân hàng này đồng loạt đóng cửa tăng mạnh. TCB kết phiên ở mức giá 58.000 đồng/cổ phiếu (+6,81%). ACB cũng tăng 5,12%, chủ yếu nhờ lực cầu tăng trong nửa cuối phiên chiều. SHB tăng 3,45%. TCB và ACB là hai yếu tố tác động tích cực vào VN-Index, còn SHB cũng là cổ phiếu kéo HNX-Index nhiều nhất.

    Mức tăng đột biến của TCB không chỉ đưa cổ phiếu này xác lập đỉnh giá mới. TCB còn vượt qua nhiều "ông lớn" khác để trở thành tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa thị trường lớn thứ 5 trên sàn, chỉ sau Vietcombank, VinHome, Vingroup, Hòa Phát. Đáng chú ý là giao dịch cổ phiếu trên cũng vọt lên 2.669 tỷ đồng, tương đương 46,7 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên. TCB cũng là cổ phiếu có mức thanh khoản lớn nhất thị trường hôm nay, đóng góp tới 8% tổng giá trị giao dịch trên sàn.

    Hệ thống mới khơi thông dòng tiền, còn lỗi tại một số công ty chứng khoán
    Tại phiên đầu tiên vận hành hệ thống mới do FPT cung cấp, bảng điện tử tại một số công ty chứng khoán gặp lỗi không hiển thị được diễn biến chỉ số và/ hoặc khối lượng. Tuy nhiên, lỗi này đã được khắc phục dần. Như trên bảng điện tử của Chứng khoán Đông Á, cả chỉ số và khối lượng giao dịch đều không hiện thị nhưng sang phiên chiều bảng điện tử đã xuất hiện đường diễn biến chỉ số. Bảng giá của VNDirect cũng lỗi khi mở cửa, FPTS cũng không thể hiện diễn biến khối lượng…

    Tuy nhiên, giao dịch vẫn được thông suốt, đặc biệt khi giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 26.637 tỷ đồng, tăng 17% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 28.036 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ phiên giao dịch 8/6 – thời điểm thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng rất nóng trước đây.

    Nhờ vậy, dù giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM giảm so với cuối tuần trước, thanh khoản trên ba sàn vẫn đạt 33.217 tỷ đồng, tương đương 1,45 tỷ USD.

    Ngoài cổ phiếu TCB gây bất ngờ khi tăng vọt về thanh khoản, giá trị giao dịch 7 cổ phiếu khác cũng vượt trên mốc ngàn tỷ đồng bao gồm HPG (1.908 tỷ đồng), STB (1.702 tỷ đồng), VPB (1.700 tỷ đồng), MBB (1.130 tỷ đồng) và SSI, SHB, CTG đều đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

    Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE 68,84 tỷ đồng. Trong đó, những cổ phiếu bị bán mạnh nhất là CTG (105,9 tỷ đồng), HPG (88,3 tỷ đồng) và NVL (62,8 tỷ đồng). Khối ngoại bán ròng 15,6 tỷ đồng trên sàn HNX và mua ròng nhẹ trên UPCoM. Dù quay lại bán ròng, giá trị bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài không quá lớn.
    https://baoquocte.vn/hon-33200-ty-dong-vao-thi-truong-techcombank-vot-len-top-5-von-hoa-150476.html
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    ..............................................
    Thời gian con gái chủ tịch mua gần xong rồi @};-
    Dự kiến giao dịch thực hiện từ ngày 12/7/2021 đến 4/8/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.
    Vietnhat68 thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ...................................................
    Không chia cổ tức càng hay, Techcombank càng cô đặc @};-
    ...........................................................................................................
    Techcombank: chưa có kế hoạch chia cổ tức trong năm nay
    [​IMG]
    Đăng bởi: Khôi Nguyên
    23/07/2021 23:38
    Chia sẻ tại buổi gặp gỡ với nhà đầu tư và cập nhật kết quả kinh doanh quý 2 (23/7), ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc thường trực Techcombank (TCB) cho biết, chưa có kế hoạch chia cổ tức trong năm nay. Trong tương lai, nếu kế hoạch thay đổi sẽ báo cáo tới các nhà đầu tư.

    Từng chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên, lãnh đạo Techcombank chia sẻ không đặt nặng về vốn điều lệ mà vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Việc chia hay không chia cổ tức để tăng vốn không quan trọng vì ngân hàng đã tăng đủ, mục tiêu là làm sử dụng thế nào để giá trị ngân hàng tăng lên.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 11.500 tỷ đồng, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 52,1% so với cùng kỳ, đạt 18,1 nghìn tỷ đồng với các mảng kinh doanh đều tăng trưởng khả quan.

    Cuối quý 2/2021, tổng tài sản Techcombank đạt 504,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 30/06/2021 đạt 353,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%.

    Trong buổi chia sẻ, ông Hưng cho biết, Techcombank sử dụng hết hạn mức tăng tín dụng mà NHNN giao trong nửa đầu năm. Mới đây, NHNN đã giao hạn mức tăng mới cho ngân hàng và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Techcombank.

    Techcombank thường nằm trong nhóm được cấp room tín dụng cao do có sức khoẻ tài chính tốt ở tất cả các khía cạnh như CAR, chất lượng tài sản cũng như nền tảng quản trị rủi ro tốt.

    Về huy động vốn, tổng tiền gửi tại ngày 30/06/2021 đạt 289,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 4,3% kể từ đầu năm. Tỷ lệ CASA đạt 46,1%. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 55,1% trong vòng 12 tháng vừa qua và đạt 133,4 nghìn tỷ đồng.

    CASA vẫn là trọng tâm chiến lược của TCB và đặt mục tiêu tỷ lệ này đến năm 2025 đạt 55%.

    Techcombank là ngân hàng mạnh về hệ sinh thái, các khách hàng chuyển tiền lẫn nhau trong ngân hàng giúp cho tiền thực chất không đi ra khỏi ngân hàng. Đây là lợi thế cạnh tranh của TCB.

    Đối với mối lo lắng của nhà đầu tư rằng việc giảm lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng, ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp tài chính doanh nghiệp của Techcombank cho biết, TCB chưa có ý định điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021.

    Chiến lược của Techcombank không tập trung vào tăng lãi suất cho vay mà chú trọng giảm lãi suất huy động, tối ưu hoá chi phí huy động. Tối ưu hoá nguồn vốn đầu vào có thể chuyển sang giảm lãi suất cho vay, giúp NIM không bị giảm.

    TCB cũng là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ở mức cao hơn so với các ngân hàng khác, bù đắp phần nào từ giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid.
    http://smartf.vn/bai-viet/techcombank-chua-co-ke-hoach-chia-co-tuc-trong-nam-nay/
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    ................................
    Techcombank là cổ mà em thấy thích nhất, tiềm lực mạnh mẽ lên tới đâu chắc tới đó, hàng cô đặc :D
    Vietnhat68 thích bài này.
  9. henringuyen

    henringuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2020
    Đã được thích:
    6
    :drm1Bao giờ chạy nhỉ
    Tinhledt thích bài này.
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Trễ nhất là sau khi con gái chủ tịch mua xong ngày 4.8 á :D

Chia sẻ trang này