TCB- Sự trỗi dậy mạnh mẽ P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 28/07/2021.

1399 người đang online, trong đó có 559 thành viên. 16:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149051 lượt đọc và 953 bài trả lời
  1. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.194
    Hàng kẹp phía trên chờ bán chất như núi. Muốn chạy cần lực kéo rất khủng khiếp.

    Muốn chạy thì xin nâng room ngoại cho tây nó vào kéo. :D
    Tinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ACE cứ bán thoải mái, có con gái chủ tịch gom sạch á...Mua có 22tr chứ nhiêu :))
  3. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.194
    Nó thông báo mua xong rồi bác, từ tuần trước thì phải.
    Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Vậy ACE mua được giá thấp hơn rùi việc gì phải sợ :D
  5. harleyy

    harleyy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    672
    về 47 múc lại :drm:drm
    Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Nhớ năm 2019 con trai ông Trần Đình Long gom cổ phiếu vùng 15-16k sau đó HPG tăng kinh hoàng á @};-
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    48.x là hết đát :-P
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021 ---
    ................................................
    Số liệu vừa công bố của Trung tâm Lưu ký cho biết trong tháng 6 vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 140.054 tài khoản. Đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử mới.
    [​IMG]
    bnw2006 thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ...................................................................
    Vì sao ngân hàng vẫn 'khoẻ' mùa Covid-19
    Với mức lợi nhuận tăng trưởng phổ biến trên 50%, ngân hàng là một trong số ít ngành chống chọi tốt giữa tâm dịch.

    Lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng trưởng hai chữ số khiến ngân hàng tiếp tục trở thành "điểm sáng" và là một trong những ngành có sức chống chịu tốt nhất trước sự tàn phá của Covid-19. Hàng loạt ngân hàng công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với mức tăng trưởng phổ biến trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong 6 tháng đầu năm, đã có ba nhà băng báo lãi trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Dẫn đầu là Vietcombank với mức lợi nhuận ước khoảng 14.800 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ. Tiếp theo là VietinBank 13.000 tỷ (+75%), Techcombank 11.526 tỷ (+71%).

    Nhóm nhà băng quy mô lợi nhuận thấp hơn như VPBank tăng trưởng 37%, MB (+56%), ACB (+66%), VIB (+68%), TPBank (+48%), MSB (+188%), LienVietPostBank (+100%), OCB (+42%).

    Ở top dưới, các ngân hàng lợi nhuận dưới nghìn tỷ đồng báo lãi tăng bằng lần so với cùng kỳ như NCB (gấp 5 lần), Viet Capital Bank (gấp 5 lần), Kienlongbank (gấp 7 lần).

    ValuesLợi nhuận hợp nhất ngân hàng 6 thángđầu năm14 80014 80013 00013 00011 53611 5369 0009 0008 0008 0006 3536 3533 9503 9503 0073 0072 8002 8002 6612 6612 0372 03710 98010 9807 4607 4606 7376 7376 6006 6005 1005 1003 8203 8202 3502 3502 0342 0349709701 8641 8641 0041 0046T/20216T/2020VietcombankVietinbankTechcombankVPBankMBACBVIBTPBankMSBOCBLienVietPostBank05k10k15k20k
    Nhiều doanh nghiệp đều lao đạo vì Covid-19 nhưng ngành ngân hàng vẫn chống chọi tốt, theo lý giải của các chuyên gia phân tích ở Công ty chứng khoán ACB (ACBS) là nhờ ba yếu tố.

    Việc giải ngân tín dụng thận trọng và chặt chẽ hơn giai đoạn trước giúp các nhà băng giảm được rủi ro tín dụng và nợ xấu phát sinh mới. Bên cạnh đó, thay vì phụ thuộc vào cho vay doanh nghiệp, xu hướng cho vay bán lẻ ngày càng được đẩy mạnh giúp rủi ro được phân tán.

    Các khoản vay được cơ cấu theo Thông tư 01 và Thông tư 03 cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của họ như dự đoán. Trên thực tế, dư nợ cho vay tại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như du lịch, nhà hàng, khách sạn... chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1% dư nợ cơ cấu của toàn ngành.

    Bên cạnh đó, điểm chung giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh nửa đầu năm nay là nhiều nhà băng nới rộng được chênh lệch thu, chi từ lãi (đến từ nghiệp vụ huy động và tín dụng).

    Trong khi thu nhập lãi và thu nhập tương tự vẫn tăng tốt, tốc độ tăng chi lãi và các chi phí tương tự của một số ngân hàng (chủ yếu gồm chi lãi tiền gửi và chi lãi phát hành giấy tờ có giá) tăng chậm so với cùng kỳ, thậm chí ở một số đơn vị còn lần đầu giảm sau nhiều năm như MB (-6%), VPBank (-19%), Techcombank (-24%), ACB (-18%).

    Ở đây, chênh lệch thu chi từ lãi được nới rộng nhờ sự cộng hưởng của hai yếu tố. Một là lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với lãi suất tiết kiệm. Hai là tăng trưởng tiền gửi từ dân cư thấp kỷ lục nửa đầu năm, một số ngân hàng cũng gia tăng nguồn vốn giá rẻ khác ngoài tiền gửi có kỳ hạn giúp cải thiện chi phí vốn.

    Chênh lệch thu, chi từ lãi nới rộng khiến biên lãi thuần (NIM) của ngân hàng tăng cao. Đây cũng là nguồn gốc nảy ra những ý kiến việc ngân hàng lãi cao, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân kiệt sức vì dịch bệnh, là hiện tượng thiếu thiện cảm.

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, điều này không đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngân hàng tăng do "ăn" chênh lệch lãi suất cao. Ông thừa nhận chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra nới rộng hơn trong năm nay, nhưng mức chênh lệch này chưa tính toán tới chi phí rủi ro tín dụng tăng lên với các ngân hàng.

    Với những khoản nợ tiềm ẩn đang được tái cơ cấu nhưng chưa thành nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải tăng chi phí trích lập dự phòng theo lộ trình ba năm. "Lợi nhuận tăng không phải do ngân hàng lợi dụng việc giảm lãi suất đầu vào nhưng giữ nguyên lãi suất cho vay", ông Hùng nói.

    Không chỉ dựa vào biên lãi thuần, theo ông Hùng, cần phải đánh giá khách quan các ngân hàng dựa trên hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), do ngân hàng là ngành cần vốn lớn trong kinh doanh. Top 10 doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn nhất trên sàn chứng khoán thì có 6 ngân hàng.
    Đơn vị: Tỷ đồngThu ngoài lãi của các ngân hàng nửađầu năm5 6035 6035 4305 4304 7474 7472 2732 2731 4491 4491 4431 4433 5933 5933 7783 7783 1323 1321 9491 9491 2781 2781 3871 3876T/20216T/2020MBTechcombankVPBankACBOCBTPBank02k4k6k
    Ngoài thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng (vốn đóng góp trung bình 75% thu nhập hoạt động), các nhà băng cũng có các cách "kiếm tiền" khác.

    Nguồn thu ngoài lãi có thể đến từ thu nhập bất thường, thu dịch vụ (bảo hiểm hoặc thanh toán...) từ đầu tư kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối hay từ thu hồi nợ.

    Nửa đầu năm nay, một số đơn vị báo lãi tăng nhờ ghi nhận khoản thu nhập bất thường.

    Như tại VPBank, nhà băng này có khoản thu nhập bất thường từ việc thoái vốn công ty tài chính. Trong nửa đầu năm nay, ngân hàng mẹ VPBank hạch toán khoảng 3.600 tỷ đồng lợi nhuận từ việc chuyển nhượng một phần vốn tại công ty tài chính FE Credit.

    Tại MSB, bên cạnh khoản thu 200 tỷ đồng từ bán cổ phiếu MB, lãnh đạo nhà băng này cho biết MSB cũng ghi nhận phần lớn khoản phí trả trước (upfront) từ hợp đồng bảo hiểm với Prudential trong năm nay.

    Ngoài ra, một số tăng thu lãi từ dịch vụ, từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay thu hồi nợ.

    Thu lãi từ dịch vụ, thường đến từ bán bảo hiểm hoặc từ dịch vụ thanh toán tại hầu hết nhà băng tăng trưởng hai đến ba chữ số trong nửa đầu năm.

    Riêng tại Techcombank, thu nhập phí liên quan tới chứng khoán chiếm cấu phần lớn nhất trong thu lãi từ dịch vụ, tăng trưởng hơn 18%, bao gồm 420 tỷ đồng phí bảo lãnh phát hành trái phiếu và 865 tỷ đồng phí từ các dịch vụ khác, gồm phí từ hoạt động ủy thác, tư vấn và đại lý, phí môi giới và phí quản lý quỹ.

    Hay như tại Vietcombank, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ mỗi năm vẫn mang về lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng cho nhà băng này. Chưa kể trong nửa đầu năm nay, Vietcombank còn có khoản 1.750 tỷ đồng phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm độc quyền với FWD. Một số ngân hàng như ACB, VietinBank cũng bắt đầu ghi nhận phí trả trước từ các thoả thuận độc quyền bảo hiểm từ năm nay.

    Nửa đầu năm, việc mua bán chứng khoán đầu tư cũng đưa về lợi nhuận hơn nghìn tỷ cho hai nhà băng Techcombank và VPBank.

    Với khoản lãi đến từ thu hồi nợ, sau quá trình trích lập dư phòng và xoá sổ nợ xấu giai đoạn 2015-2020, dư nợ ngoại bảng của các ngân hàng đang ở mức rất lớn. ACBS ước tính vào cuối 2020, dư nợ ngoại bảng của Vietcombank vào khoảng 20.000 tỷ đồng, VietinBank 19.000 tỷ đồng, MB 13.000 tỷ đồng và Techcombank 10.000 tỷ đồng. Quá trình thu hồi các khoản nợ ngoại bảng có thể kéo dài nhưng sẽ là nguồn thu nhập tiềm năng cho năm nay vvà các năm tới.
    Giới trong ngành đánh giá, ngành ngân hàng sẽ có triển vọng tích cực không chỉ nửa đầu năm nay mà sẽ duy trì trong trung và dài hạn.

    ACBS nhận định, NIM vẫn còn dư địa cải thiện nhờ tỷ lệ CASA tiếp tục tăng nhờ số hoá và chiến dịch khuyến mãi thúc đẩy giao dịch trực tuyến, tỷ lệ cho vay bán lẻ ngày càng tăng (có lãi suất tốt hơn cho vay bán buôn).

    Áp lực giảm lãi suất cho vay từ phía Ngân hàng Nhà nước có thể ảnh hưởng lên lợi nhuận ngân hàng, tuy nhiên tác động tới nhóm ngân hàng quốc doanh hơn là các ngân hàng tư nhân.

    Với đợt giảm lãi suất mới từ tháng 7 đến hết năm nay (mức độ và quy mô giảm tuỳ thuộc từng ngân hàng), theo đại diện của một ngân hàng tư nhân, cũng không kéo biên lãi ròng của các ngân hàng xuống thấp, mà sẽ quay trở lại mức năm 2020.

    Các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo lộ trình ba năm, nhưng việc trích lập này không ảnh hưởng hết đến toàn bộ ngân hàng mà sẽ có sự phân hóa. Nhóm nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoặc mạnh về bán lẻ gần như không bị ảnh hưởng.

    Đơn cử tại VIB với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm trên 90%, đại diện nhà băng này cho biết tỷ lệ nợ cơ cấu vì dịch bệnh ở nhóm thấp nhất hệ thống, chỉ khoảng 0,1% dư nợ cho vay. Trong bối cảnh dịch bệnh, các ngân hàng mạnh về cho vay bán lẻ ít bị chịu tác động hơn khi rủi ro được phân tán do khách hàng cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ cũng có nguồn dự phòng khác như tiết kiệm và không phải duy trì các chi phí hoạt động lớn như doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, ACBS dự đoán, chi phí dự phòng tín dụng của ngành ngân hàng có thể giảm trong năm nay nhờ chất lượng tài sản được cải thiện, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng, các khoản nợ tồn đọng và trái phiếu VAMC đã được trích lập dự phòn đáng kể giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, dư nợ cho vay lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh chỉ chiếm 1% cơ cấu dư nợ. Đa số đều lạc quan về khả năng thu hồi các khoản nợ này với tỷ lệ thu hồi trên 90%.

    Theo Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, xét cho cùng, ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế. Việc ngân hàng "mạnh khoẻ" là tin vui bởi nếu sức khoẻ của ngân hàng có vấn đề sẽ để lại nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế. Họ "khoẻ", họ sẽ có thêm sức hỗ trợ "người ốm" là các doanh nghiệp. Ở một góc độ khác, ngân hàng là doanh nghiệp và họ cũng phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về hiệu quả kinh doanh và không phải là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.

    Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm 2020 đến giữa năm nay, các nhà băng trên toàn hệ thống đã miễn, giảm lãi vay cho khách hàng với tổng số tiền hơn 18.300 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất áp dụng cho khoảng 680.000 khách hàng với dư nợ hơn 1 triệu tỷ đồng.

    Tại Vietcombank, nhà băng này cho biết riêng năm ngoái hỗ trợ khoản tiền lãi 3.290 tỷ đồng cho khách hàng. Trong năm 2021 với đợt giảm lãi suất mạnh nhất từ trước tới nay, nhà băng này "hy sinh" khoảng 6.100 tỷ thu nhập từ lãi. Hay tại Agribank, ngân hàng 100% vốn nhà nước cũng ước tính dành khoảng 5.500 tỷ đồng lợi nhuận năm nay để giảm lãi suất tối thiểu 0,5 điểm phần trăm cho khách hàng...

    Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, họ vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn thế trong bối cảnh đã "ốm yếu" và kiệt quệ vì Covid-19. https://vnexpress.net/vi-sao-ngan-hang-van-khoe-mua-covid-19-4329443.html
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .......................................................
    Ông Lã Giang Trung: "TTCK cơ bản đã tạo đáy trong tháng 7, VN-Index có thể lên tới 1.700 điểm trong năm nay"
    28-07-2021 - 11:24 AM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 3:55

    [​IMG]
    Ông Lã Giang Trung cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện covid khống chế trong tháng 8-9/2021. Thậm chí, khả năng rất cao VN-Index sẽ ở mức 1.600 điểm trong năm nay.


    Tham gia trao đổi tại Toạ đàm trực tuyến "Nhận diện thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021" ngày 28/7/2021, ông Lã Giang Trung - Tổng giám đốc Passion Investment – khẳng định điều chỉnh chỉ mang tính ngắn hạn, nhìn về dài hạn TTCK cũng như nền kinh tế đang trong chu kỳ đi lên, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu.

    "Khi đầu tư, chúng tôi nhìn vào dài hạn nhiều hơn là các biến động ngắn hạn. TTCK Việt Nam, như anh Tuấn Dragon Capital đã chia sẻ, lợi nhuận doanh nghiệp vẫn dự báo tăng trưởng từ nay đến năm 2022", vị này nói.

    Nhìn về chu kỳ kinh tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ nhận định suy thoái kinh tế do Covid đã kết thúc vào tháng 4/2020. Đây là nền kinh tế đầu tầu trên thế giới, đã hồi phục và TTCK cũng hồi phục. Vậy cần thấy rằng, suy thoái do Covid đã đi qua dù nhiều quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn.

    Tương tự ở Việt Nam, là quốc gia xuất khẩu nhiều, cũng đã xuất hiện đáy TTCK vào cuối tháng 3/2020. Trong quá khứ, giai đoạn 2009 – 2010 khi kinh tế Mỹ vượt qua suy thoái năm 2009 và tạo đáy, thì Việt Nam cũng tương tự.

    Như vậy, có thể khẳng định trong tháng 7/2021, TTCK Việt Nam giảm 13% là cơ bản tạo đáy, và đang trong xu hướng đi lên dài hạn chung. Với kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, kỳ vọng khống chế Covid sớm, TTCK ở giai đoạn đầu tăng trưởng thì còn đi lên, ông Trung dự báo sau nhịp điều chỉnh thì thị trường có thể lên 30-40%.

    Dù rằng, trong quá trình tăng trưởng, các nhịp điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Theo thống kê, nhịp điều chỉnh bình quân cho TTCK Việt Nam 17%/nhịp, thời gian bình quân là 6 tháng. Trong khi con số tại thị trường Mỹ là điều chỉnh 14% từ đỉnh, cùng thời gian bình quân là 6 tháng. Thống kê cho thấy, Việt Nam từ 3/2020 đến nay đã có 4 nhịp điều chỉnh, gồm tháng 6 - 7/2020, 1/2021 và 7/2021, khá tương đồng với các con số trong quá khứ.



    iTVC from Admicro
    Trở lại với đợt giảm hồi tháng 3/2020, Việt Nam có thể nhận định đã xác lập đáy TTCK và nền kinh tế đi lên. Nếu chu kỳ dài thì tăng trưởng này có thế kéo dài 7 - 10 năm. Passion Investment đầu tư là nhìn chu kỳ tăng trưởng này, thì việc điều chỉnh giảm trong ngắn hạn không là vấn đề.

    "Với các giả định này, tôi cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện covid khống chế trong tháng 8-9/2021. Thậm chí, khả năng rất cao VN-Index sẽ ở mức 1.600 điểm trong năm nay", ông Trung nói.

    Và trong chu kỳ đi lên đó, thì lợi nhuận doanh nghiệp cũng tốt dần lên. Trong sóng đó, sẽ có những lúc niềm tin đi quá sự tăng trưởng của doanh nghiệp, lúc bày TTCK sẽ bước vào nhịp điều chỉnh. Tuy nhiên, điều chỉnh xong thì mọi thứ lại tiếp tục chu kỳ đi lên, tạo 1 vòng mới.

    Tựu chung, tất cả những điều này theo ông Trung đang tạo ra một xu hướng tất yếu của dòng tiền: Dòng tiền liên tục bơm vào thị trường.

    Cũng theo ông Trung, hiện có rất nhiều nhà đầu tư chờ đợi sự phục hồi rõ ràng hơn từ TTCK. Tuy nhiên, một khi dịch Covid-19 được khống chế thì những người này sẽ rất nhanh chóng trong việc giải ngân vào TTCK, và sẽ khiến thị trường tăng vọt.

    Thanh khoản 15.000-17.000 tỷ hiện nay là hoàn toàn hợp lý, VN-Index sẽ sớm quay lại vùng 1.450-1.500 điểm
    Tri Túc

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    https://cafef.vn/ong-la-giang-trung...1700-diem-trong-nam-nay-20210728112210851.chn
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    VNI dạo này đánh đi tàu lượn vui nhỉ, cụ nào không có lòng tin chắc không đủ can đảm ôm hàng :D
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .....................................................
    Ông Petri Deryng: “Kinh tế Việt Nam có thể tăng tốc trở lại từ mùa thu, thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng đi lên”
    28-07-2021 - 00:06 AM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 3:11

    [​IMG]
    Ông Petri Deryng cũng tiết lộ rằng sẽ đăng ký nộp tiền vào Pyn Elite Fund trong đợt huy động vốn cuối tháng 7 này của quỹ.

    Trong thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, người quản lý danh mục Pyn Elite Fund đánh giá Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Tỷ lệ lây nhiễm đã gia tăng đáng kể từ tháng 4 và số ca mắc mới mỗi ngày hiện đã vượt mốc 5.000. Chỉ số VN-Index đã giảm nhanh chóng từ mức 1.420 điểm vào đầu tháng 7 xuống 1.250 điểm, tương ứng mức giảm 12%.

    Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận bị ảnh hưởng khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Tương tự, Hà Nội cũng áp dụng lệnh giãn cách. Tại một vài khu công nghiệp cũng xuất hiện những ca lây nhiễm. Các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nghiêm ngặt tại TP.HCM có hiệu lực từ 9/7 và Pyn Eltie Fund dự báo các ca lây nhiễm mới sẽ giảm dần từ tháng 8.

    Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam vẫn còn thấp, nhưng những nỗ lực trong những tuần gần đây đã cải thiện đáng kể. Hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 5 triệu người được tiêm chủng, chiếm khoảng 5% dân số, trong đó số người tiêm đủ 2 mũi hiện vẫn chiếm tỷ lệ dưới 1%. Chính Phủ Việt Nam cho biết đã sẵn sàng cho kế hoạch tiêm chủng 1 triệu người mỗi ngày, với kế hoạch đạt tỷ lệ tiêm chủng lên tới 60 -70% vào cuối năm nay.

    Ông Petri Deryng đánh giá các biện pháp giãn cách xã hội sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế trong quý 3. Dự báo tăng trưởng các doanh nghiệp niêm yết năm 2021 sẽ phải điều chỉnh đôi chút, dù mức tăng trưởng lợi nhuận vẫn được kỳ vọng từ 30-40% so với năm trước. Chỉ số VN-Index hiện đang giao dịch với P/E Forward 2021 ở mức 14,5 lần, P/E 2022 là 12 lần và P/E 2023 là 9,8 lần.

    [​IMG]
    Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục Pyn Elite Fund trong tháng 6


    iTVC from Admicro
    Cũng theo ông Petri Deryng, làn sóng Covid-19 đang gây tác động tiêu cực tới danh mục đầu tư của Pyn Elite Fund. Tuy nhiên, ông Petri Deryng tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có thể vừa hạn chế việc gia tăng lây nhiễm, vừa tăng tốc tiêm chủng trong khoảng thời gian hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tăng tốc trở lại vào mùa thu và thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục xu hướng đi lên. Các cổ phiếu tập trung vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong vòng 6 đến 12 tháng tiếp theo, mặc dù trong vài tuần tới có thể vẫn gặp nhiều khó khăn.

    Ông Petri Deryng cũng tiết lộ rằng sẽ đăng ký nộp tiền vào Pyn Elite Fund trong đợt huy động vốn cuối tháng 7 này của quỹ.

    Từ đầu năm tới nay, ông Petri Deryng đã nhiều lần đưa ra dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam và dự báo VN-Index có thể cán mốc 1.500 điểm trong năm 2021. Tuy vậy, vào cuối tháng 6 vừa qua khi VN-Index tiệm cận mốc 1.400 điểm, ông Petri Deryng đã đánh giá thị trường Việt Nam hiện không còn rẻ (trong ngắn hạn) và lợi nhuận ngành ngân hàng từ sau năm 2021 có thể sẽ ở mức vừa phải hơn.

    Minh Anh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    --- Gộp bài viết, 28/07/2021, Bài cũ: 28/07/2021 ---
    .................................................
    Nhiều ACE bị lừa mất hàng cả rùi =))=))=))
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    UBS điều chỉnh mục tiêu giá cổ phiếu TCB lên 63.000 đồng/cổ phiếu, trong lúc MBKE cũng tăng giá mục tiêu lên 78.000 đồng/cổ phiếu. @};-
    ..................................................................
    Maybank Kim Eng (MBKE) và UBS liên tục điều chỉnh tăng giá mục tiêu của cổ phiếu Techcombank (TCB), kỳ vọng lợi nhuận tăng đến 39% năm 2021
    Chuyên mục: Chứng khoán
    Covid - Vaccine
    [​IMG]
    UBS điều chỉnh mục tiêu giá cổ phiếu TCB lên 63.000 đồng/cổ phiếu, trong lúc MBKE cũng tăng giá mục tiêu lên 78.000 đồng/cổ phiếu.
    Đầu tháng 6/2021, các tổ chức quốc tế tiếp tục nâng định giá cổ phiếu Techcombank, tăng đến 45% so với dự báo trước đây, dựa trên kỳ vọng lớn về lợi nhuận của Techcombank trong ngắn hạn lẫn trung hạn, cũng như việc thị trường sẽ phản ánh đầy đủ hơn động lực tăng trưởng và các lợi thế khác biệt sẽ được gia tăng nhờ vào quá trình chuyển đổi số ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện trong chiến lược 2021-25.
    UBS: Lợi nhuận lớn từ chuyển đổi số chưa phản ánh hết vào giá cổ phiếu
    Trong báo cáo ra ngày 26/4/2021, UBS – Tổ chức Tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy Sỹ, xác định giá kỳ vọng của TCB đến cuối năm 2021 là 52.000 đồng/cổ phiếu.
    Chỉ sau đó hơn một tháng (1/6/2021), tổ chức này đã tiếp tục điều chỉnh mục tiêu giá cổ phiếu TCB lên 63.000 đồng/cổ phiếu.
    Với kết quả vượt kỳ vọng trong Q1/2021, UBS đã nâng mức dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2023 của Techcombank lên 11-12% so với dự phóng trước đó.
    Cụ thể, dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020, và cao hơn kế hoạch của Techcombank đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (kế hoạch lợi nhuận được ĐHĐCĐ thông qua của TCB là tăng 25%).
    Giá trị sổ sách vào cuối mỗi năm dự báo tăng 23% nhờ lợi nhuận tăng trung bình 15% trong giai đoạn 2024-2030 do biên lãi thuần (NIM) tăng và kỳ vọng thu nhập từ phí khi Techcombank hưởng lợi từ chuyển đổi số.
    “TCB xứng đáng được định giá vượt trội dựa trên ROA cao (hơn 3% giai đoạn 2021-2023), nguồn vốn mạnh cho phép duy trì tăng trưởng giá trị sổ sách ở mức 20%/năm trong 3 năm tới”, các chuyên gia phân tích của UBS đánh giá.
    UBS cho rằng, Techcombank sẽ được hưởng lợi lớn nhờ quá trình chuyển đổi số của ngân hàng, được dẫn dắt bởi mức tăng vượt trội các giao dịch E-banking, mạng lưới tiền gửi cá nhân được củng cố (retail deposit franchise), và chi phí huy động vốn giảm.
    Tỷ lệ CASA của Techcombank đã tăng từ 34,5% năm 2019 lên 44,2% trong Q1/2021, chủ yếu nhờ vào phân khúc khách hàng cá nhân. Điều này giúp chi phí huy động vốn giảm còn 2,24%, thấp nhất trong ngành (mức trung bình của ngành là 3,6% trong Q1/2021).
    Các chuyên gia phân tích của UBS kỳ vọng CASA của Techcombank tiếp tục tăng đến cuối năm và cho phép biên lãi thuần (NIM) của Techcombank mở rộng từ 4,8-4,9% trong 2020 lên mức 5,4% năm nay.
    “Chúng tôi tin rằng, sự tập trung của Techcombank vào năng lực phân tích dữ liệu, đổi mới và nỗ lực xây dựng hệ sinh thái số với các đối tác (như One Mount Group, Vingroup, tập đoàn Masan) sẽ giúp thu nhập từ phí tăng lên và nâng cao giá trị ngân hàng trong dài hạn” - UBS.
    [​IMG]
    Bên cạnh đó, UBS đánh giá chất lượng tài sản của Techcombank ở mức tốt. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã giảm đạt mức thấp kỷ lục 0,4% trong Q1/2021, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu được nâng lên mức 219%. Maybank Kim Eng: Tăng trưởng cao, chỉ số hoạt động đầu ngành, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) cải thiện. Duy trì khuyến nghị MUA
    Cũng trong những ngày đầu tháng 6/2021, các nhà phân tích của công ty chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) nâng giá mục tiêu trong 12 tháng tới của TCB lên 78.000 đồng/cổ phiếu, tăng 45% so với mức định giá trước đó là 51.400 đồng/cổ phiếu.
    Trong báo cáo phân tích mới phát hành, MBKE nhấn mạnh Techcombank đang “Trên đà trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam” và tiếp tục khuyến nghị “Mua” với điểm nhấn về ROE vẫn còn có thể tăng mạnh.
    [​IMG]
    Các chuyên gia phân tích cho rằng, kết quả kinh doanh năm 2020 và Q1/2021 của Techcombank có được nhờ mô hình lấy khách hàng làm trọng tâm, quản lý theo toàn chuỗi qua đó giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và tập khách hàng chất lượng liên tục được mở rộng.
    Các chỉ báo (hệ số an toàn vốn (CAR), CASA, NIM v.v) đều đứng đầu ngành ngân hàng. MBKE cũng tin rằng sự ghi nhận của thị trường đối với nền tảng vững chắc của ngân hàng, cũng như các bước triển khai chiến lược số 2021-25 sẽ giúp định giá cổ phiếu ở mức cao hơn, với P/B đạt 2,5 lần cho năm 2021 so với mức 2,1 lần hiện nay.
    Nhà đầu tư nên Mua và giữ trong trung hạn để được hưởng lợi từ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và của thị trường chứng khoán.
    MBKE duy trì khuyến nghị “Mua” với mức giá mục tiêu dựa trên chỉ số P/B 2,5 lần và dựa vào theo mô hình định giá Gordon Growth, với dự phóng ROE trung bình 18,7% cho giai đoạn 2021-2023, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (COE) 13,5%.
    NIM của Techcombank đã đạt mức gần 6% trong quý 1 nhờ tỷ lệ CASA cao nhất ngành (đạt mức 44%). Dự báo giai đoạn 2021-2022, tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank lần lượt đạt mức 26% và 22%. Theo đó, ROE dự báo đạt khoảng 19% (so với 18,1% năm 2020), nhờ vào bảng cân đối kế toán và tỷ lệ đòn bẩy lành mạnh (TA/TE dưới 6 lần).
    MBKE cho rằng, thị trường đang dần nhận ra sức mạnh của TCB, được phản ảnh thông qua việc cổ phiếu dần được định giá lại từ 11/2019.
    Tuy nhiên dư địa được đánh giá vẫn còn nhiều tiềm năng khi cổ phiếu TCB được giao dịch quanh mức 2,1 lần P/B năm 2021, tương tự các đối thủ khác dù nền tảng ngân hàng, thu nhập và chất lượng vượt trội.
    [​IMG]
    “Trong hơn 3 năm qua, Techcombank đã không ngừng củng cố bảng cân đối, xây dựng mô hình ngân hàng mạnh với những ưu thế cạnh tranh rõ nét và tăng trưởng CASA vượt trội. Bên cạnh tăng cường truyền thông giữa ngân hàng và nhà đầu tư, Techcombank còn có kế hoạch xem xét mở rộng tài chính hộ gia đình nhằm xoa dịu lo lắng về rủi ro tập trung. Vì thế, rủi ro đối với TCB hiện giờ chủ yếu chỉ là rủi ro vĩ mô đến từ kinh tế tăng trưởng chậm lại (VD: việc mất thời gian lâu hơn để kiểm soát đối dịch bệnh COVID) hoặc thay đổi bất ngờ trong một số chính sách”, Báo cáo MBKE nhận định.
    https://24hmoney.vn/news/maybank-ki...loi-nhuan-tang-den-39-nam-2021-c1a986222.html

Chia sẻ trang này