TCD: Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 28,800 đồng/cổ phiếu (YSVN)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 02/08/2022.

1959 người đang online, trong đó có 783 thành viên. 18:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1345 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://finance.*********.vn/bao-ca...i-mua-voi-gia-muc-tieu-28800-dongco-phieu.htm
    CTCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ VẬN TẢI (HOSE: TCD)
    Báo cáo cập nhật Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ Q1/2022, TCD ghi nhận LNST đạt 111 tỷ đồng, tăng +61% YoY (+79.2% QoQ) và tương đương 26% dự phóng LNST của chúng tôi. Tăng trưởng của lợi nhuận chủ yếu được thúc đẩy bởi tăng trưởng của thu nhập tài chính và lãi từ công ty liên doanh/liên kết bù đắp cho sự sụt giảm của doanh thu. Doanh thu thuần Q1/2022 đạt 525 tỷ đồng, giảm -18.7% YoY (-48% QoQ), tương đương hoàn thành 12% dự phóng doanh thu của chúng tôi. Doanh thu suy giảm chủ yếu do doanh thu từ hoạt động xây lắp (-42% YoY) và khai thác đá (-13% YoY) giảm. Doanh thu mảng xây lắp trong kỳ chủ yếu đến từ các dự án BĐS nằm trong hệ sinh thái của BCG. Trong khi đó doanh thu từ các dự án NLTT sụt giảm mạnh so với cùng kỳ do hầu hết các dự án NLTT lớn đã hoàn thành xây dựng và ghi nhận doanh thu trong năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 13.9% so với mức 11.4% của Q1/2021, chủ yếu do tỷ trọng doanh thu của mảng xây lắp trong tổng doanh thu giảm. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng xây lắp giảm xuống mức 6.8% so với mức 7.2% của Q1/2021 nhưng tăng nhẹ so với mức 6.5% của quý trước. Lãi gộp đạt 70.5 tỷ đồng, giảm - 25% YoY. Thu nhập tài chính tăng +28% YoY, đạt 44 tỷ đồng và chủ yếu vẫn đến từ lãi phải thu theo hợp đồng hợp tác đầu tư (43 tỷ đồng, tăng +26% YoY). Trong khi đó, Công ty không phát sinh lãi phải trả theo hợp đồng hợp tác đầu tư (cùng kỳ ghi nhận 29.3 tỷ đồng). Ngoài ra, TCD còn ghi nhận khoản lợi nhuận 64 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết (BCG Land). Chi phí lãi vay trong kỳ đạt 12.4 tỷ đồng (+56% YoY). Hệ số D/E của TCD ở mức 0.51x, giảm so với mức 1.01x của Q1/2021 và không biến động so với Q4/2021. -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 05/20/2021 06/20/2021 07/20/2021 08/20/2021 09/20/2021 10/20/2021 11/20/2021 12/20/2021 01/20/2022 02/20/2022 03/20/2022 04/20/2022 05/20/2022 TCD VN-Index YUANTA SECURITIES VIETNAM – RETAIL RESEARCH YUTA / TRANG 2 Backlog không có sự thay đổi đáng kể trong Q1/2022 Theo chia sẻ từ phía Công ty, giá trị xây lắp chưa thực hiện (Backlog) tính tới thời điểm hiện tại là vào khoảng 8.5 nghìn tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với cuối năm 2021.
    Trong tháng 5 này, TCD sẽ thi công đường lăn sân bay Phan Thiết với giá trị gói thầu hơn 400 tỷ đồng. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu từ mảng xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh trong Q2/2022, chủ yếu được thúc đẩy bởi các dự án BĐS, đặc biệt là dự án Radisson Blu Hội An. TCD cũng vừa hoàn tất mua lại 51% cổ phần của CTCP Băng Dương E&C (có vốn điều lệ 89.8 tỷ đồng), đây là đơn vị chuyên về lĩnh vực san lấp, xử lý nền, cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng đơn vị này sẽ có đóng góp vào doanh thu mảng xây lắp của TCD trong thời gian tới. Trong thời gian tới, TCD sẽ cơ cấu lại nguồn vốn thông qua việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tài chính để tập trung nguồn vốn cho các dự án hạ tầng giao thông tại khu vực ĐBSCL mà Công ty sẽ tham gia với vai trò nhà đầu tư lẫn tổng thầu thi công. Trong Q2/2022, Công ty dự tính sẽ thoái vốn khỏi một số khoản đầu tư tài chính và dự kiến mang lại lợi nhuận tài chính ước tính vào khoảng 300 tỷ đồng. Cập nhật ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 Về kế hoạch kinh doanh năm 2022: TCD đặt mục tiêu doanh thu đạt 4,431 tỷ đồng (+42% YoY) và LNST đạt 507 tỷ đồng (+51% YoY). Công ty tiếp tục đặt mục tiêu chia cổ tức với tỷ lệ từ 10% cho năm 2022. Về kế hoạch tăng vốn: TCD đã hoàn thành việc phát hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn lên 1,744 tỷ đồng trong Q1/2022.
    Công ty đặt mục tiêu VĐL đạt mức 5,165 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022 thông qua các sự kiện sau:
     Chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phần với giá bán 20,000 VNĐ/cp (Đã thực hiện trong Q2/2022).
     Chuyển đổi 250 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu với giá chuyển đổi dự kiến là 12,500 VNĐ/cp (dự kiến thực hiện trong Q2/2022).
     Chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%  Phát hành 1.6 triệu cổ phiếu ESOP
     Chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 (dự kiến thực hiện trong Q3/2022) BLĐ cho biết sau năm 2022, TCD sẽ chủ yếu tăng vốn điều lệ thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Số tiền thu được từ các đợt phát hành sẽ được dùng với các mục đích như sau:
     Bổ sung vốn thực hiện mở rộng hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, KCN, BĐS (hợp tác đầu tư KCN Cát Trinh, mua cổ phần của CTCP Băng Dương E&C, hợp tác đầu tư với các đối tác để thực hiện dự án hạ tầng giao thông và đầu tư mỏ tài nguyên, VLXD.
     Bổ sung vốn lưa động và thanh toán các khoản nợ tới hạn. Quan điểm đầu tư Giá cổ phiếu TCD đã mất 39% giá trị trong vòng 1 tháng trở lại đây do ảnh hưởng từ các yếu tố
    (1) Chỉ số VN-Index giảm -23% trong cùng khoảng thời gian
    (2) NĐT lo ngại việc siết tín dụng đối với lĩnh vực YUANTA SECURITIES VIETNAM – RETAIL RESEARCH YUTA / TRANG 3 BĐS sẽ khiến tiến độ triển khai các dự án của TCD bị ảnh hưởng. Hiện tại, chúng tôi đang đưa ra mức giá mục tiêu đối với TCD là 28,800 VNĐ/cp (đã điều chỉnh cho đợt phát hành riêng lẻ), tương đương với mức sinh lời 101% so với giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi cho rằng mức giá hiện tại của cổ phiếu là khá hấp dẫn khi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 vẫn được đảm bảo. Chúng tôi sẽ cập nhật dự phóng lợi nhuận để phản ánh lợi nhuận bất thường từ hoạt động tài chính và điều chỉnh giá mục tiêu trong báo cáo tiếp theo.
    * Cập nhật: Lợi nhuận quý II 2022 tăng 300%
    https://*********.vn/2022/08/tcd-bctc-quy-2-nam-2022-737-986909.htm
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.864
  3. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công trước 31/12
    (Chinhphu.vn) - Chiều nay (1/8), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
    https://baochinhphu.vn/phan-dau-giai-ngan-toan-bo-von-dau-tu-cong-truoc-31-12-10222080117573084.htm


    01/08/2022 17:39
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Kết quả giải ngân tại các bộ, ngành, địa phương là chưa đạt yêu cầu (hơn 22% tính đến hết tháng 7/2022), còn thấp hơn bình quân chung cả nước - Ảnh: VGP/Đức Tuân

    14 cơ quan, đơn vị gồm 9 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương dự họp hôm nay là các cơ quan được giao đầu tư nhiều công trình dự án quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương và đất nước.

    Vướng nhiều khâu
    Tổng số vốn giao năm 2022 khoảng 132.326 tỷ đồng (gồm 21.155 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương gồm 13.454 tỷ đồng vốn trong nước và 7.701,45 tỷ đồng vốn nước ngoài và 111.171 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương). Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 6.438 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.706 tỷ đồng, Bộ Công Thương 825 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 920 tỷ đồng, Hà Nội 51.583 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh 54.268 tỷ đồng...

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đến 30/6/2022, giá trị giải ngân đạt khoảng 22.689 tỷ đồng, bằng 17,1% kế hoạch giao (thấp so với bình quân cả nước khoảng 29,1% kế hoạch).

    [​IMG]
    Các địa phương phát biểu qua cầu truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Đức Tuân

    Về nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân, qua tổng hợp từ các bộ, ngành và địa phương được kiểm tra cho thấy quá trình áp dụng một số quy định còn lúng túng, vướng mắc: Công tác chuẩn bị đầu tư (Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về định mức, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi), áp dụng quy định về tách giải phóng mặt bằng đối với dự án nhóm B và nhóm C (báo cáo của Đắk Lắk), nhiều thủ tục phải xin ý kiến nhiều bộ, ngành (báo cáo của Hà Nội) do dự án phải thực hiện theo nhiều quy định pháp luật...

    Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện nhiều bước, các bước phải lấy ý kiến nhiều cơ quan liên quan nên thời gian kéo dài, đại diện ý của tỉnh Đắk Lắk, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phản ánh.

    Quy trình, thủ tục cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương khá dài (từ 1,5-2 năm) ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng, theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Giá nguyên, nhiên liệu tăng, gây khó khăn cho đơn vị thi công, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai gói thầu, nhà thầu thi công cầm chừng, chờ điều chỉnh giá từ Nhà nước (ý kiến của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk).

    "Khó khăn vẫn là câu chuyện giải phóng mặt bằng mà lớn nhất là việc xác định nguồn gốc đất", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nói.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đức Tuân

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, theo kế hoạch trung hạn 2021 thì chủ yếu giao vốn cho các dự án chuyển tiếp và năm 2022 là năm đặc thù vì bắt đầu triển khai các dự án khởi công mới, nên thủ tục đầu tư cũng mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân những tháng đầu năm 2022. "Sau khi xong các thủ tục như đấu thầu, thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng, thì việc giải ngân những tháng cuối năm sẽ được cải thiện", Thứ trưởng Ngọc nói, vướng mắc chủ yếu vẫn là ở khâu triển khai dự án. Trong đó, khâu chuẩn bị dự án chưa tốt nên ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân.

    Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật của năm nay do các bộ, ngành, địa phương đề xuất ít hơn so với mọi năm, các vướng mắc chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện.

    Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, vướng mắc liên quan đến đánh giá tác động môi trường không nhiều. Liên quan đến đất đai, Thứ trưởng Kiên cho cho biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành 1 nghị định sửa nhiều Nghị định để tháo gỡ các vướng mắc trong khi chờ ban hành Luật Đất đai (sửa đổi).

    Rà soát, chuyển vốn cho dự án có khả năng giải ngân
    Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, thúc đẩy đầu tư và giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp cũng như thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác.

    Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt tại các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương - Ảnh: VGP/Đức Tuân

    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, kết quả giải ngân tại các bộ, ngành, địa phương là chưa đạt yêu cầu (hơn 22% tính đến hết tháng 7/2022), còn thấp hơn bình quân chung cả nước (34,47% tính đến hết tháng 7).

    Do đó, các bộ, ngành, địa phương phải rất nỗ lực, xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, phấn đấu giải ngân toàn bộ trong tháng 12/2022.

    Nhất trí với các ý kiến về nguyên nhân làm chậm giải ngân, Phó Thủ tướng cho rằng, các quy định pháp luật rất chặt chẽ, trong quá trình triển khai các bước đòi hỏi rất chuẩn xác. Bên cạnh đó, chuẩn bị dự án đầu tư chưa tốt cũng ảnh hưởng đến giải ngân.

    Phó Thủ tướng lưu ý, các bộ, ngành phải rất chú trọng từ khâu đầu tiên, từ đăng ký dự án đầu tư đến xây dựng đề án, phê duyệt chủ trương, lập dự án đầu tư... "Nếu không bảo đảm khâu này thì có vốn cũng không thực hiện được". Các bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án.

    Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát các dự án sử dụng nguồn vốn địa phương đã được phân bổ vốn nhưng không khả thi trong năm nay, kịp thời điều chuyển vốn sang các công trình khác để bảo đảm giải ngân, hiệu quả đầu tư.

    Đối với nguồn vốn Trung ương đã được phân bổ, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền cho điều chỉnh danh mục các dự án trong nội bộ địa phương hoặc sang các địa phương khác. Nếu không thể thực hiện được, cần tổng hợp để điều chuyển kịp thời.

    Liên quan đến hồ sơ thanh quyết toán, các địa phương cần sát sao hơn, đi kiểm tra tình hình thực tế, làm việc chặt chẽ với các nhà thầu, bảo đảm tiến độ thanh quyết toán cho nhà thầu.

    Về công tác giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng cho rằng, nhiều địa phương phản ánh vướng mắc trong lĩnh vực này. Trong tình hình hiện nay, quy định pháp luật đòi hỏi quản lý rất chặt chẽ, vai trò của các bộ, ngành Trung ương là rất lớn trong việc hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà soát, trình cấp có thẩm quyền xử lý các tồn tại, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công.
    --- Gộp bài viết, 02/08/2022, Bài cũ: 02/08/2022 ---
    Đầu tư công xanh miên man
  4. Batracu

    Batracu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2019
    Đã được thích:
    2.507
    Đang ôm mệnh giá mà thớt đặt cái giá 28.8 làm rén cmn luôn chả nhẽ các a chơi lớn thế cơ... :))
  5. Amnesty

    Amnesty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Đã được thích:
    2.428
    ngay đáy giữ đi cụ, cầm vàng chớ để vàng rơi ... EPS 6 tháng đã là 2,000.
    Batracu thích bài này.
  6. VNbroker88

    VNbroker88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Đã được thích:
    283
    TCD tiền vào rồi chắc sớm 2x thôi

Chia sẻ trang này