TCM - Khủng long bất động sản ngành dệt may. Gía đã quá rẻ đẻ gom hàng...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Saola, 11/01/2008.

1274 người đang online, trong đó có 509 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2451 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. Saola

    Saola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Đã được thích:
    93
    TCM - Khủng long bất động sản ngành dệt may. Gía đã quá rẻ đẻ gom hàng...

    Phím hàng cho các bác đó. P/e = 13.3. quá tốt để lướt sóng, đầu tư trung và dài hạn.
    TCM: Cổ phiếu dệt may hứa hẹn nhờ... đất

    Thu, Dec 06 2007

    VnEconomy

    Sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khách quan, đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng.
    Tuy nhiên, cổ phiếu của những doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có cổ phiếu TCM của Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công.

    Trong sự hờ hững của giới đầu tư đối với cổ phiếu ngành dệt may, cổ phiếu TCM vẫn nổi lên như một điểm sáng. Điều này lý giải tại sao từ mức 54.500 đồng/cổ phiếu (mức kịch trần so với giá tham chiếu) trong phiên giao dịch đầu tiên (15/10/2007), TCM đã liên tục tăng trong 17 phiên kế tiếp với giá đỉnh là 111.000 đồng/cổ phiếu.

    Và TCM chỉ chịu hạ nhiệt khi thị trường điều chỉnh nhưng không phải giảm liên tục và hiện đang tạm dừng ở mức 82.500 đồng/cổ phiếu khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/12.

    Như vậy, tính từ ngày chính thức lên niêm yết, TCM đã trải qua 38 phiên giao dịch, trong đó chỉ có 14 phiên giảm giá, còn 24 phiên khác đều tăng. So với mức giá tham chiếu ban đầu (45.000 đồng/cổ phiếu), thì mức giá hiện tại của TCM (82.500 đồng/cổ phiếu) đã tăng 83,3%. Đây là mức tăng trưởng không thấp, thậm chí còn khá cao trong tình hình thị trường chứng khoán sụt giảm như hiện nay.

    Theo các chuyên gia, ngành dệt may khó có thể khởi sắc như một số ngành nghề khác, bởi đặc thù của ngành phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (70% nguồn xơ, sợi là nhập khẩu), công nghệ còn lạc hậu so với thế giới, lợi nhuận thực thu chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Hơn nữa, ?oán treo? về quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong việc giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định mua bán của các nhà đầu tư.

    Thế nhưng giá cổ phiếu TCM vẫn dẫn đầu so với cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng ngành như May Nhà Bè, Việt Tiến, Đồng Tiến, Sài Gòn 3, thậm chí vẫn tốt so với phần lớn cổ phiếu đang niêm yết trên sàn, khi đứng ở hàng 8 ?ochấm?, thậm chí có lúc lên trên 11 ?ochấm?.

    Theo giới chuyên môn, các doanh nghiệp dệt may nếu không được kèm theo... quỹ đất vốn là tài sản có từ trước thì hầu như không có nhà đầu tư nào quan tâm. Và sở dĩ cổ phiếu TCM được quan tâm chính là nhờ định hướng của công ty này ngay từ khi cổ phần hóa: hướng đến một tập đoàn đa ngành, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

    Theo ông Đinh Công Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Dệt may Thành Công, hiện Thành Công cùng với các đối tác đã và đang triển khai một số dự án như: Dự án Khu công nghiệp Sài Gòn - Long An 250ha, Dự án khu đất chuyên dùng tại Đức Hòa 7ha, Dự án Kho ngoại quan tại Cảng Phú Mỹ (17ha), Dự án Khu Du lịch, resort với diện tích 10 ha tại Phan Thiết... Công ty cũng vừa khởi công xây dựng khu thương mại - căn hộ cao cấp mang tên Thành Công Tower 1 với tổng vốn đầu tư lên đến 450 tỷ đồng.

    Mặc dù được đánh giá là cổ phiếu khá tiềm năng, nhưng nhiều nhà đầu tư không khỏi đặt chấm hỏi cho TCM khi cổ đông lớn của TCM - Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - bán ra 142.070 cổ phiếu TCM và cổ đông cá nhân có quan hệ đến cổ đông nội bộ của Công ty cũng đã đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu nắm giữ: 50.000 cổ phiếu (0.26%)?

    Nhiều người cho rằng đó là do ảnh hưởng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2007, mà cụ thể là lợi nhuận đã giảm so với quý 2/2007. Theo báo cáo của Công ty, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3/2007 đạt 10,69 tỷ đồng, giảm 62,76% so với quý 2/2007 (giảm 18,017 tỷ đồng); lũy kế 9 tháng TCM đạt hơn 73 tỷ đồng lợi nhuận.

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Chung - Giám đốc chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc, lợi nhuận quý 3 cũng như thông tin về việc DOC sẽ xem xét chính sách chống bán phá giá (đã được rời sang năm 2008) không ảnh hưởng gì đến giá của TCM, bởi các thông tin này được công bố ở trước và ngay thời điểm TCM lên sàn, thế nhưng giá TCM vẫn tăng nhiều phiên liên tiếp sau đó.

    Điều này thể hiện qua việc khối nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư vẫn âm thầm ?othu gom? TCM trên sàn. Theo kết quả thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu TCM hiện xấp xỉ 10%, tăng gần gấp đôi so với thời điểm niêm yết ban đầu.

    ?oĐây cũng chính là kết quả khảo sát ý kiến của chúng tôi với đại diện một số quỹ đầu tư. Tất cả đều đồng tình với nhận định trên và cho rằng giá TCM giảm do ảnh hưởng của sự đi xuống chung của thị trường?. Ông Chung cho biết thêm.
  2. Saola

    Saola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Đã được thích:
    93
    TCM: Khởi công xây dựng Thành Công Tower 1
    Thứ bảy, 1/12/2007, 05:31 GMT+7
    (ATPvietnam.com)-Ngày 30/11/2007, CTCP Dệt May Thành Công (mã chứng khoán: TCM) công bố thông tin về việc khởi công xây dựng dự án Thành Công Tower 1.


    Cụ thể, ngày 01/12/2007, Công ty với tư cách là chủ đầu tư dự án Thành Công Tower 1 sẽ tiến hành làm lễ động thổ dự án này.


    Dự án có diện tích 9.898m2, với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng. Mật độ xây dựng khoảng 30%, còn lại dành cho hồ bơi, sân chơi thiếu nhi, công viên? Toàn bộ dự án gồm 3 block nhà với 297 căn hộ (diện tích từ 50 m2 đến 137,5 m2) và 12 penthouse (diện tích từ 233 m2 đến 434,5m2); 14 tầng và 02 tầng hầm. Mỗi tầng hầm 9.461,3 m2 có thể xem là tầng hầm có diện tích rộng nhất hiện nay trong các khu nhà cao tầng thuộc quận Tân phú.


    Dự án có vị trí thuận lợi nằm tại khu vực đông dân cư, mặt tiền đường Tây Thạnh (cách đường Trường Chinh 50 m và gần trạm Metro), thuận tiện đi đến trường học, sân bay, các quận?


    Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, trong quý III/2007, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 10,69 tỷ đồng, giảm 62,76% so với quý II/2007 (giảm 18,017 tỷ đồng) và tăng 122% so với quý III/2006 (tăng 5,875 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 73,009 tỷ đồng.


    Lợi nhuận quý III/2007 của Công ty giảm tới 62,76% so với quý II/2007 là do Công ty tập trung thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngành nghề truyền thống trong 6 tháng đầu năm 2007, khai thác tối đa các thuận lợi về đơn hàng, thị trường xuất khẩu trong khi 6 tháng cuối năm 2007 thời điểm một số khách hàng thị trường Mỹ chựng lại do thận trọng về việc khả năng chính phủ Mỹ xem xét chính sách chống bán phá giá (hiện đã chuẩn bị xem xét đặt hàng trở lại cho năm 2008).
  3. Saola

    Saola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Đã được thích:
    93
    TCM: tăng vốn đầu tư nhà máy kéo sợi 60.000 cọc
    Thứ sáu, 14/12/2007, 17:27 GMT+7
    (ATPvietnam.com)-Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (Mã CK: TCM) thông báo, ngày 8/12/2007 vừa qua Đại Hội Đồng Cổ Đông của công ty đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

    Theo đó, công ty sẽ tiến hành 2 đợt phát hành riêng lẻ theo phương thức chào giá cạnh tranh và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1.

    Số vốn thu được từ đợt phát hành sẽ được công ty đầu tư vào nhà máy kéo sợi 60.000 cọc ?" ngành sợi, đầu tư xây dựng chung cư cao cấp Thành Công Tower?

    Được biết, Công ty đang có một số dự án rất được sự quan tâm của các nhà đầu tư như Khu Căn hộ - Thương mại cao cấp Thành Công Tower 1; dự án ra mắt Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC); dự án khai trương Công ty Cổ phần Phòng khám đa khoa vv?

    Đặc biệt, dự án Khu Căn hộ - Thương mại cao cấp Thành Công Tower 1 đã chính thức được khởi công ngày 01/12/2007 với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng. Dự án có diện tích 9.898m2 gồm 3 block nhà với 297 căn hộ (diện tích từ 50 m2 đến 137,5 m2) và 12 penthouse (diện tích từ 233 m2 đến 434,5m2); 14 tầng và 02 tầng hầm.

    Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, trong quý III/2007, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 10,69 tỷ đồng, giảm 62,76% so với quý II/2007 (giảm 18,017 tỷ đồng) và tăng 122% so với quý III/2006 (tăng 5,875 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 73,009 tỷ đồng.

    Lợi nhuận quý III/2007 của Công ty giảm tới 62,76% so với quý II/2007 là do trong 6 tháng cuối năm 2007 số khách hàng thị trường Mỹ chựng lại do thận trọng về việc khả năng chính phủ Mỹ xem xét chính sách chống bán phá giá (hiện đã chuẩn bị xem xét đặt hàng trở lại cho năm 2008).
  4. chuotnuoc1

    chuotnuoc1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    649
    Trông em này ngon phết nhỉ, kg biết thứ 2 còn hàng mua không
  5. Saola

    Saola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Đã được thích:
    93
    (ĐTCK-online) Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng lớn và nhiều hàng rào kỹ thuật mới được dựng lên, ngành Dệt may Việt Nam đã xuất sắc ?oqua mặt? dầu thô để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2007 với tổng kim ngạch đạt 7,8 tỷ USD, vượt 450 triệu USD so với kế hoạch và tăng tới 31% so với năm 2006.

    Dự kiến, ngành này sẽ còn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng lên đến 21,8% trong năm 2008 với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 10 tỷ USD và tăng lên 25 tỷ USD vào năm 2010. Sự tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may trong suốt năm qua và những chỉ số tương lai đầy hy vọng liệu có là cú hích phá vỡ sự hờ hững của NĐT đối với cổ phiếu ngành này?

    ?oTriển vọng tăng trưởng không cao?, đó là nhận xét của nhiều NĐT về cổ phiếu ngành này. Ngành dệt may có một khó khăn ai cũng nhìn thấy rõ là phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nước ngoài nên bị động, tỷ suất lợi nhuận thấp? Mặt khác, giá nhân công trong ngành hiện quá rẻ so với mặt bằng chung của xã hội nên các doanh nghiệp dệt may còn có lãi cao. Tuy nhiên, thời gian tới giá nhân công sẽ không thể thấp mãi và đương nhiên tăng lương thì lợi nhuận cũng giảm theo.

    Có lẽ vì mang tiếng là một ngành gia công nên kết quả đấu giá cổ phần trong vòng ba tháng gần đây của doanh nghiệp dệt may cũng thể hiện rõ sự không mấy mặn mà của NĐT. Giá đấu thành công bình quân của doanh nghiệp ?ođại gia? trong ngành là Tổng công ty may Việt Tiến chỉ ở mức 36.618 đồng/cổ phần. CTCP Dệt vải Phong Phú chỉ được ấn định ở mức 13.613 đồng/cổ phần và CTCP Dệt gia dụng Phong Phú 13.485 đồng/cổ phần. Nhà máy Dệt Tân Tiến còn thấp hơn, chỉ đạt 10.098 đồng/cổ phần. Chỉ có cổ phiếu TCM (CTCP dệt may Thành Công) là còn giữ được sự hấp dẫn với NĐT. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, TCM đã có giá 54.500 đồng/cổ phiếu (mức kịch trần so với giá tham chiếu ấn định) và cổ phiếu này đã tăng trong 17 phiên kế tiếp với giá đỉnh là 111.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù Dệt may Thành Công được biết đến là một trong mười doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may - với hàng loạt giải thưởng cũng như có thị phần khá lớn - nhưng đây không phải là lý do khiến NĐT ?obỏ phiếu? cho TCM. Hấp lực khác được chú ý hơn là định hướng của công ty này ngay từ khi CPH là trở thành một tập đoàn đa ngành, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Đến nay, TCM cùng với các đối tác đã và đang triển khai một số dự án như: Dự án KCN Sài Gòn - Long An 250ha, Dự án khu đất chuyên dùng tại Đức Hòa 7 héc - ta, Dự án Kho ngoại quan tại cảng Phú Mỹ (17hec - ta), Dự án Khu du lịch, resort với diện tích 10 héc - ta tại Phan Thiết, Dự án Trung tâm kinh doanh và căn hộ cao tầng tại Tp.HCM - Thành Công Tower với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng?

    Phát triển theo hướng đa ngành cũng đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp dệt may. Đơn cử, Việt Tiến hướng vào kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính, đầu tư và kinh doanh tài chính... Đại hội cổ đông thường niên 2007 của CTCP Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn cũng đã quyết định đến năm 2010, cơ cấu kinh doanh sẽ chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá hoạt động, vẫn giữ 60% doanh thu từ SXKD may mặc còn 30% doanh thu là từ hoạt động kinh doanh bất động sản và 10% từ hoạt động đầu tư tài chính.

    Theo ông Ân, trong quý I/2008 sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp ngành dệt may tiến hành IPO hoặc phát hành thêm. Nhưng ngay vị lãnh đạo ngành này cũng không quá hy vọng vào sự đột biến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong ngành nếu chỉ dựa chủ yếu vào sản phẩm truyền thống mà không kinh doanh thêm một số ngành nghề khác. Làm thế nào để cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành đắt giá hơn bằng chính giá trị nội tại của mình chứ không phải vì đầu tư ngành nghề không phải truyền thống? Đây sẽ là bài toán khó cho lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may. Mặc dù đánh giá cổ phiếu dệt may chỉ thuộc nhóm ?othường thường bậc trung? nhưng một số NĐT nhận định, cổ phiếu ngành này vẫn còn yếu tố để hấp dẫn vì đây là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nên chắc chắn Nhà nước sẽ có những chính sách phát triển. Một lợi thế nữa mà các doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu chú ý khai thác là họ có một quỹ đất rất lớn có thể sử dụng nhiều mục đích. Ngoài ra, việc các NĐT không đánh giá cao ngành này nên giá vẫn còn rẻ và đây cũng là một lợi thế để có thể quan tâm.
  6. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    em cut hết roài, lên 7x thì lại vô với các bác
  7. chuotnuoc1

    chuotnuoc1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    649
    Trong tình hình hiện này thì TCM quả là đáng hấp dẫn với các lý do:

    - Nước ngoài đang cơ cấu lại danh mục nhằm loại bỏ Blue Chip cũ và thay bằng Blue chip mới giá rẻ (TCM là ứng cử viên sáng giá)

    - Tower 1 khởi công tháng 12 >>> khả năng báo cáo Q1/2008 sẽ đẹp

    - EPS 2007 = 5000 >>> P.E = 13 >>> quá hấp dẫn so với các Blue chip khác

    - Giá đã xuống rất sâu trong thời gian vừa qua

    - Thương hiệu rất tốt (xuất khẩu may mặc trong top 10, tiềm năng BĐS không thua kếm bất cứ 1 cty BĐS đầu ngành nào)
  8. Tungsafi

    Tungsafi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    1
  9. thantai007

    thantai007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ nào chẳng ngon, bổ, rẻ bây giờ.
  10. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, trong quý III/2007, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 10,69 tỷ đồng, giảm 62,76% so với quý II/2007 (giảm 18,017 tỷ đồng) và tăng 122% so với quý III/2006 (tăng 5,875 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 73,009 tỷ đồng.

    Lợi nhuận quý III/2007 của Công ty giảm tới 62,76% so với quý II/2007 là do trong 6 tháng cuối năm 2007 số khách hàng thị trường Mỹ chựng lại do thận trọng về việc khả năng chính phủ Mỹ xem xét chính sách chống bán phá giá (hiện đã chuẩn bị xem xét đặt hàng trở lại cho năm 2008).

    Trong 10 phiên giao dịch gần đây cổ phiếu TCM có 3 phiên tăng giá và 7 phiên giảm giá, tổng giá trị giảm là 10.000 đồng. Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 11/1/2008 cổ phiếu TCM đóng cửa ở mức 64.500 đồng/cp với 104.470 được chuyển nhượng.

Chia sẻ trang này