tcm update

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doanngocthao1701, 15/08/2020.

5395 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 20:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1703 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu TCM với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 24.300 đồng trên cơ sở
    (i) Là một trong số ít trong số các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất hoàn thiện sợi-dệt-nhuộm-may, TCM tự cung cấp nguồn vải cho sản xuất và giảm phụ thuộc nhập nguồn nguyên liệu từ bên ngoài,
    (ii) Thị trường xuất khẩu đa dạng, phân bố đều ở Hoa Kỳ (22%), Nhật Bản (21%) và Hàn Quốc (27%) giúp hạn chế tác động suy giảm của đơn hàng và khả năng cam kết thực hiện đơn hàng của đối tác. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu của TCM chịu ít ảnh hưởng từ Trung Quốc,
    (iii) Ưu đãi về thuế từ hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ là động lực tăng trưởng giá trị xuất khẩu may mặc của TCM và mở rộng xuất khẩu sang châu Âu nhất là khi doanh nghiệp đã có lợi thế chuỗi sản xuất sợi-dệt-nhuộm-may hoàn thiện. Giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 9,6 lần (theo EPS 2021E khoảng 2.519 đồng). Doanh thu tháng 7/2020 giảm 10,9% n/n.
    T CM cho biết doanh thu tháng 7 đạt 14,87 triệu USD, tương đương khoảng 342 tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên LNST ghi nhận tăng 29% n/n, đạt 1,27 triệu USD, tương đương khoảng 29,3 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước nhưng đã giảm 26,5% so với tháng trước. Nguyên nhân là do các khách hàng Mỹ và châu Âu thông báo cho nhà cung cấp tại Việt Nam muốn giảm lượng đơn hàng khẩu trang và trang phục bảo hộ. Chúng tôi lo ngại kết quả kinh doanh của DN sẽ bị ảnh hưởng trong Q3, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trong khi nhu cầu về các sản phẩm may mặc vẫn đang ở mức yếu. Lũy kế 7 tháng, TCM đạt doanh thu 88,1 triệu USD (2.026 tỷ đồng), giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. LNST tương đương năm ngoái, đạt tương ứng khoảng 6 triệu USD (138 tỷ đồng). Cơ hội tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu và đẩy mạnh doanh thu mảng vải nhờ EVFTA.
    Theo chia sẻ từ phía DN, TCM hiện đang ghi nhận khoảng 10% tổng doanh thu may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Các mặt hàng này của DN hiện chịu mức thuế bình quân 12,5%, do đó khi hiệp định EVFTA trở nên có hiệu lực từ 1/8/2020, lợi thế cạnh tranh các sản phẩm của TCM sẽ được cải thiện đáng kể. Với lợi thế quy trình sản xuất khép kín, DN đặt mục tiêu xuất khẩu vào EU sẽ tăng 30-50% trong vài năm tới. Bên cạnh đó, yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) sẽ giúp TCM hưởng lợi ở mảng sản xuất vải khi 50% sản lượng vải do sản xuất được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Theo đó, ngoài để đáp ứng nhu cầu nội bộ, lượng vải còn lại sẽ được các DN trong nước tiêu thụ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhằm mở rộng thị trường tiềm năng nhờ EVFTA và CPTPP.
    Để hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA, TCM đã xây dựng một nhà máy nhuộm vải ở KCN Hòa Phú, Vĩnh Long với hơn 1.500 lao động. Ước tính mỗi năm, nhà máy này cung ứng số lượng vải đủ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Ngoài ra, DN dự kiến cũng sẽ mở thêm một nhà máy nữa tại miền Tây để có thể tăng tính tự chủ nguyên liệu trong sản xuất. Năm 2020, TCM dự kiến đầu tư thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng nhằm mở rộng công suất phục vụ việc mở rộng thị trường tiềm năng khi các Hiệp định mới có hiệu lực (CPTPP và EVFTA). Thời gian khởi công dự kiến trong Q4 2020 với thời gian thi công từ 6-8 tháng.
  2. Thanhbinh146

    Thanhbinh146 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2020
    Đã được thích:
    2.606
    24k3 trong 12 tháng còn có lý chút. Nhiều a e cứ mơ mộng vọt phát lên 25
  3. bubbub

    bubbub Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2017
    Đã được thích:
    860
    Hết tuần đến
  4. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    kiếm được tý cháo
  5. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX) hoạt động chính trong lĩnh vực may mặc (chiếm 98.7% trong cơ cấu doanh thu). Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 88%. Các nước có tỷ trọng lớn nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ cấu cổ đông của TCM khá cô đặc: E-Land sở hữu 44,96% cổ phần, ông Nguyễn Văn Nghĩa (thành viên HĐQT) sở hữu 16,89%. Với cơ cấu cổ đông cô đặc, giá cổ phiếu TCM thường biến động khá mạnh.

    Doanh thu quý III/2022 đạt 1.229,4 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái), lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 3.400 tỷ đồng (tăng trưởng 26%). Tăng trưởng chủ yếu từ mảng may mặc và dệt may, nhờ nhu cầu tăng mạnh sau thời gian giãn cách. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 10 đạt 13,5 triệu USD (tăng trưởng 17%) và 803 nghìn USD (tăng 922% ).

    Lũy kế lợi nhuận sau thuế 10 tháng đạt khoảng 9,84 triệu USD (tăng 99%), hoàn thành 91% so với kế hoạch năm 2022. Bên cạnh mảng kinh doanh may mặc, TCM đang mở rộng sang mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bất động sản, nhưng tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận chưa lớn.

    Do lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tiêu dùng tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản khiến đơn hàng của TCM có dấu hiệu giảm sút. Tính đến giữa tháng 11, công ty đã ghi nhận khoảng hơn 85% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu quý IV/2022, hiện đang nhận đơn hàng cho quý I/2023.

    Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nguồn vốn của TCM có Tổng nợ/Tổng tài sản tại quý III/2022 đạt 45,6%, tương đối thấp so với ngành, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với 86% trong tổng nợ. Mức sử dụng đòn bẩy tài chính thấp giúp TCM giảm áp lực chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất có chiều hướng tăng cao, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu nhiều áp lực vì các chi phí tăng.

    Biên lợi nhuận gộp quý III/2022 đạt 17.5%, cao hơn so với cùng kỳ 7.8 điểm phần trăm. So với các doanh nghiệp cùng ngành, biên lợi nhuận của TCM xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên ROE của TCM lại thấp hơn đáng kể, nguyên nhân do Thành Công sử dụng đòn bẩy thấp hơn các doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi đánh giá hoạt động kinh doanh của TCM ổn định. Tuy nhiên, sang năm Quý Mão TCM khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh do đơn hàng giảm sút tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản khi các nền kinh tế lớn này chậm lại.

    Định giá, khuyến nghị: Nhà máy Vĩnh Long 2 với công suất 9 triệu sản phẩm/năm được đưa vào vận hành nhưng tình hình kinh tế tại các thị trường chính chậm lại, tuy nhiên TCM được bù đắp bởi các thị trường khác như Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch, do vậy chúng tôi giả định đơn hàng tăng chậm lại khoảng 10% trong năm 2023.

    Với giả định trên chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 đạt khoảng 4.900 tỷ đồng; EPS tương ứng đạt 3.500 đồng/CP.

    Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị của cổ phiếu TCM. Với P/E trung bình khoảng 8 lần, giá trị hợp lý TCM là 28.000 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị trung lập với cổ phiếu TCM.
  6. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Trong 10 tháng năm 2023, doanh thu ngành may vẫn là động lực tăng trưởng chính của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM – sàn HOSE). Cụ thể, tỷ trọng ngành may chiếm khoảng 76,7% doanh thu thuần, tương đương gần 2.192 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ). Doanh thu từ vải ước đạt gần 454 tỷ đồng (giảm 16%), chiếm khoảng 15,9% doanh thu thuần.

    Trong khi đó, giá sợi xuất khẩu Việt Nam khó cạnh tranh với sợi giá rẻ từ Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến tỷ trọng ngành sợi vẫn chỉ chiếm 6% trong cơ cấu doanh thu của TCM, tương đương với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm mạnh từ mức 11% vào năm 2021. Tính đến tháng 8/2023, giá bông nhập khẩu đã giảm 33,7% so với cùng kỳ nhờ xu hướng giảm của giá bông thế giới, dự kiến sẽ tác động tốt lên sự hồi phục của ngành sợi trong tương lai.

    Về cơ cấu thị trường, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của TCM. Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ giảm 19,3% đạt 12 tỷ USD do sức ép tiêu thụ hàng tồn kho tăng cao kỷ lục vào quý III/2022, khiến đơn hàng tại các doanh nghiệp dệt may bị cắt giảm. Qua đó, TCM cũng bị ảnh hưởng theo tình trạng này với doanh thu xuất khẩu sang Mỹ theo chúng tôi ước tính giảm 36,3% còn khoảng 793 tỷ đồng.

    Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc ghi nhận mức sụt giảm thấp hơn với giá trị xuất khẩu đạt ,6 tỷ USD (giảm 6,8%). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giữ ổn định, đạt 3,3 tỷ USD (tăng trưởng nhẹ 0,5%).

    Trong 10 tháng năm 2023, TCM ghi nhận mức sụt giảm trong doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản thấp hơn so với thị trường Mỹ, lần lượt đạt 701 tỷ đồng (giảm 15,8% so với cùng kỳ) và 554 tỷ đồng (giảm 24,9%). Ngoài ra, TCM có đối tác chiến lược là E-land cũng giúp ổn định phần nào đơn hàng tại Hàn Quốc.

    Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với TCM tại mức giá hợp lý là 55.300 đồng/CP, tương ứng mức P/E và P/B trượt 2024 lần lượt là 15.5x và 1.7x.

Chia sẻ trang này