1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

THACO - không sản xuất ô tô nữa, chỉ nhập khẩu thôi á?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 07/11/2017.

4335 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 11:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2428 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.946
    Trong khi VAMA với các thành viên như Ford, Honda, Mercedes-Benz… cho rằng các quy định trong Nghị định 116 khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, người tiêu dùng bị ảnh hưởng, ý kiến một số doanh nghiệp sản xuất trong nước lại ngược lại, họ cho rằng, Nghị định đã thoả mãn được phần nào mong muốn của nhà nước, lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

    Nghị định mới về ô tô: Doanh nghiệp ngoại muốn bỏ lắp ráp chuyển sang nhập khẩu?

    Một số doanh nghiệp nhập khẩu hoặc đang có sản xuất ở ASEAN và nhập hàng về Việt Nam cho rằng quy định mới với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô chặt chẽ và khó khăn cho các nhà nhập khẩu.

    VAMA “phản ứng”, kêu khó

    Mới đây Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô đã chính thức có hiệu lực từ 17/10/2017. Liên quan đến một số nội dung tại Nghị định, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã gửi kiến nghị lên các cơ quan chức năng và cho rằng những vướng mắc mới có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tốn kém chi phí, người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

    Cụ thể, VAMA cho biết, với quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài là “vấn đề lớn” đối với doanh nghiệp vì Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu không tồn tại ở nhiều quốc gia. Góp ý trước đó của VAMA từng cho biết, quy định này sẽ vi phạm quy định của WTO về thuận lợi thương mại khi có thể được hiểu là hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế xe nhập khẩu.

    Theo đó, VAMA kiến nghị nên quy định “Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu (không cần thử nghiệm). Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định”.

    Tại điểm a, Khoản 2, Điều 6 của Nghị định cũng quy định, ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu, phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm đối với từng lô. Mỗi lô xe nhập về sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. VAMA cho rằng, điều này dẫn đến các xe cùng kiểu loại sẽ phải thử nghiệm lại vì nằm ở các lô khác nhau, quy định không có ý nghĩa về mặt chất lượng, chỉ làm kéo dài thời gian thông quan và làm lãng phí chi phí của xã hội.

    VAMA cũng kiến nghị nội dung Nghị định 116 yêu cầu phải có đường chạy thử dài tối thiếu 800m với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vì cho rằng quy định sẽ khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn khi tìm đất để làm đường thử mới hoặc đường thử mở rộng.

    Do đó, VAMA đề nghị Chính phủ chấp nhận phương pháp thử thay thế, dành cho các nhà sản xuất không đủ đất và không hồi tố yêu cầu mới, với các nhà đầu tư đã hoạt động ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực…

    Không muốn sản xuất, chỉ muốn nhập khẩu

    Trong khi VAMA với các thành viên như Ford, Honda, Mercedes-Benz… cho rằng các quy định trong Nghị định 116 khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, người tiêu dùng bị ảnh hưởng, ý kiến một số doanh nghiệp sản xuất trong nước lại ngược lại, họ cho rằng, Nghị định đã thoả mãn được phần nào mong muốn của nhà nước, lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

    Liên quan đến Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Hyundai Thành Công cho biết, với xe nhập khẩu nếu không có yêu cầu chứng nhận kiểu loại thì cơ quan đăng kiểm không thể kiểm tra để kiểm tra, thử nghiệm được tất cả các vật tư dùng trên xe, vì thiết kế đó đăng kiểm Việt Nam sẽ không làm lại việc của cơ quan của nước sản xuất xe đó, họ chỉ làm công việc kiểm định phù hợp tại Việt Nam.

    “Để xuất khẩu sang một quốc gia khác thì phải chấp nhận các yêu cầu của nước đó, doanh nghiệp có thể mang xe đến các trung tâm tổ chức thử nghiệm quốc tế được công nhận để làm và lý do VAMA đưa ra không thuyết phục. Hyundai Thành Công nếu xuất khẩu cũng xác định đối mặt với các quy định của nước xuất khẩu để bán được hàng”, ông Đức nói.

    Trước quan điểm của doanh nghiệp FDI cho rằng có sự phân biệt đối xử, chính sách là chỉ dành cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam, phân ra là nhập khẩu và lắp ráp, đại diện Huyndai Thành Công nói: “Các doanh nghiệp FDI hãy đầu tư đi, làm nhà máy, mở rộng sản xuất để lấy ưu đãi. Bản chất là họ không muốn sản xuất và chỉ muốn nhập khẩu, và điều đó không ưu tiên vì bám theo chiến lược phát triển sản xuất tại Việt Nam”.

    Đồng quan điểm ông Bùi Kim Kha, Phó Tổng giám đốc Thaco cũng cho biết, doanh nghiệp cần cung cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô chưa qua sử dụng để đảm bảo chất lượng của xe nhập khẩu, hạn chế ô tô kém chất lượng từ nước ngoài,nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời cũng tạo sự bình đẳng với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

    Về việc kiểm tra chất lượng đối với từng lô, ông Kha cho biết việc này là cần thiết vì nếu chỉ kiểm tra, thử nghiệm các lô xe đầu tiên và không kiểm tra các lô xe tiếp theo thì không thể kiểm soát được chất lượng của các lô xe tiếp theo đó (linh kiện, kết cấu thùng hàng, kết cấu xe có thể sẽ thay thế linh kiện kém chất lượng, không đảm an toàn, không đáp ứng được quy định).

    “Việc chạy thử xe sau khi sản xuất, lắp ráp là một việc rất quan trọng, đảm bảo cho xe đạt chất lượng trước khi xuất xưởng, nếu đường thử xe không đáp ứng được tiêu chuẩn, không bố trí được các địa hình thử theo quy định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của xe xuất xưởng”, ông Kha nêu quan điểm.

    Cũng theo ông Kha, việc đầu tư làm đường thử mới hoặc mở rộng quy mô đường thử thể hiện việc gắn bó lâu dài của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong tình hình thuế nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp sẽ hướng đến nhập khẩu nguyên chiếc hơn là chú trọng sản xuất lắp ráp, ảnh hưởng đến công việc của người lao động, nguồn thu của ngân sách.
  2. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.946
    CHÍNH PHỦ
    -------



    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------


    Số: 116/2017/NĐ-CP


    Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017


    NGHỊ ĐỊNH

    QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

    2. Các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các loại ô tô sau đây:

    a) Ô tô được sản xuất, lắp ráp:

    - Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

    - Từ ô tô sát xi có buồng lái hoặc từ ô tô hoàn chỉnh đã được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

    - Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp.

    b) Ô tô nhập khẩu:

    - Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

    - Theo hình thức tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    - Thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

    - Phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    - Theo hình thức tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;

    - Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp;

    - Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng và ô tô chở hàng chuyên dùng theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.

    3. Nghị định này không áp dụng đối với các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Ô tô là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm các chủng loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng và ô tô sát xi.

    2. Ô tô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.

    3. Sản xuất, lắp ráp ô tô là:

    a) Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống;

    b) Quá trình tạo ra ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.

    4. Triệu hồi ô tô là hành động của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đối với ô tô có khuyết tật trong quá trình thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp đã được cung cấp ra thị trường nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra.

    5. Thu hồi ô tô thải bỏ là việc tiếp nhận, thu gom ô tô thải bỏ để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    6. Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.

    7. Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.

    8. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

    9. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu là ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam.

    10. Lô xe nhập khẩu là các ô tô thuộc một tờ khai hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

    11. Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu là kết quả kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu vào Việt Nam.

    12. Bản sao được hiểu là:

    a) Bản chụp có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, công văn hành chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp);

    b) Bản chụp xuất trình kèm bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);

    c) Bản scan từ bản chính (đối với trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).

    Điều 4. Trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô

    1. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thực hiện trách nhiệm bảo hành ô tô theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    2. Đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu 03 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô khách và tối thiểu 01 năm hoặc 30.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.

    3. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, thời hạn bảo hành tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 01 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.

    4. Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố thông tin về thời hạn, nội dung và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có đủ năng lực theo quy định tại Nghị định này và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.

    Điều 5. Trách nhiệm triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ

    1. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật.

    2. Mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chi trả.

    3. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu

    1. Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước:

    a) Trường hợp kiểu loại ô tô có sự thay đổi tính tiện nghi và thẩm mỹ nhưng không làm thay đổi các thông số an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được sử dụng làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận kiểu loại thì doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được sử dụng kết quả chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại ô tô trước đó;

    b) Các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành của ô tô thuộc phạm vi áp dụng của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải được thử nghiệm và chứng nhận theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam;

    c) Trường hợp chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành nhập khẩu từ nước ngoài đã có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận;

    d) Kiểu loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành nhập khẩu của ô tô được cơ quan quản lý chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho Đại diện hợp pháp tại Việt Nam của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được sử dụng kiểu loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành này mà không phải thử nghiệm, chứng nhận lại;

    đ) Kết quả kiểm tra, chứng nhận chất lượng ô tô, các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành có hiệu lực trong thời hạn 36 tháng.

    2. Đối với ô tô nhập khẩu:

    a) Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu

    - Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất,lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;

    - Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó;

    - Ô tô nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận.

    b) Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu

    - Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

    - Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định;

    - Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

    3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.

    Chương II

    ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

    Điều 7. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Cơ sở vật chất:

    a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

    2. Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm.

    3. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

    4. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.

    5. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

    c) Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;

    d) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;

    đ) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;

    e) Bằng cấp chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản sao;

    g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao;

    h) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

    3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:

    a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

    Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;

    d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    đ) Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

    Điều 9. Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô, tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cấp: 01 bản sao;

    c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.

    3. Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:

    a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;

    d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

    Điều 10. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.

    2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:

    a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 11. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Kiểm tra, giám sát định kỳ

    Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.

    2. Kiểm tra đột xuất

    Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong các trường hợp sau:

    a) Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này;

    b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.

    3. Nội dung kiểm tra: Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra các dây chuyền công nghệ và kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này.

    4. Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản (Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.

    Điều 12. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

    a) Không duy trì các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này trong quá trình hoạt động;

    b) Thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về triệu hồi, bảo hành ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ;

    c) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

    Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.

    2. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

    a) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

    b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

    c) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;

    d) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;

    đ) Không triển khai hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;

    e) Không thực hiện các quy định của pháp luật về triệu hồi ô tô, thu hồi ô tô thải bỏ và bảo hành sản phẩm;

    g) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

    3. Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận.

    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận cho Bộ Công Thương.

    5. Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng kiểm và công bố công khai về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

    6. Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

    Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    1. Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định tại Nghị định này.

    2. Chấp hành việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

    4. Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:

    a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bằng tiếng Việt;

    b) Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.

    5. Báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

    Chương III

    ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NHẬP KHẨU Ô TÔ

    Điều 14. Quy định chung về kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

    2. Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này.

    3. Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

    Điều 15. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

    Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

    2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

    Điều 16. Cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

    c) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô quy định tại Điều 15 Nghị định này, cụ thể:

    - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao.

    - Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

    3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:

    a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp (Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

    Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

    Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    d) Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

    Điều 17. Cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy phép.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã được cấp: 01 bản sao;

    c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.

    3. Trình tự cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:

    a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

    Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

    Trường hợp không cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy phép đã được cấp trước đó.

    Điều 18. Cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Trường hợp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.

    2. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:

    a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 19. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

    a) Không thực hiện trách nhiệm bảo hành, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu;

    b) Không cung cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác tài liệu hướng dẫn sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này;

    c) Không cung cấp sổ bảo hành, hoặc cung cấp điều kiện bảo hành thấp hơn so với điều kiện bảo hành theo quy định tại Nghị định này;

    d) Không báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này sau khi đã được Bộ Công Thương đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản.

    Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy phép.

    2. Thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

    a) Doanh nghiệp trả lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã được cấp;

    b) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

    c) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

    d) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ để được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;

    đ) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;

    e) Không duy trì các điều kiện về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng quy định tại Nghị định này trong quá trình kinh doanh nhập khẩu ô tô;

    g) Không triển khai hoạt động kinh doanh trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô;

    h) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

    3. Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép.

    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy phép cho Bộ Công Thương.

    5. Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan và công bố công khai về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

    6. Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy phép phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

    Điều 20. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

    1. Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảodưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

    2. Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:

    a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng ô tô bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài hoặc được dịch sang tiếng Việt từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài;

    b) Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.

    3. Báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm về tình hình nhập khẩu ô tô của năm trước đó (Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

    Chương IV

    ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

    Điều 21. Điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

    2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.

    3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.

    4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

    5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.

    6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.

    7. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:

    a) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc

    b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

    8. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

    9. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.

    10. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều 22. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    1. Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

    c) Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    d) Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 5, 7, 8, 9 và 10 Điều 21 Nghị định này: 01 bản sao.

    3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

    a) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

    Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng biết và có các biện pháp khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có);

    d) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    đ) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác;

    e) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu, nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng sẽ bị hủy và Cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản tới cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận sẽ phải thực hiện lại trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

    Điều 23. Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    1. Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

    b) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đã được cấp: 01 bản sao;

    c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.

    3. Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

    a) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;

    d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Cơ quan kiểm tra bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

    Điều 24. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.

    2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

    a) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra xem xét cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 25. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    1. Kiểm tra, giám sát định kỳ

    Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trên, phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.

    2. Kiểm tra đột xuất

    Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra đột xuất Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong các trường hợp sau:

    a) Cơ quan kiểm tra nhận được văn bản khiếu nại có căn cứ của khách hàng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng về các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    b) Cơ quan kiểm tra nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng vi phạm các quy định tại Nghị định này hoặc vi phạm các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    c) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.

    3. Nội dung đánh giá: Cơ quan kiểm tra đánh giá việc duy trì hoạt động tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận. Nội dung đánh giá sẽ căn cứ vào các số liệu đánh giá của lần đầu và các năm trước đó, Báo cáo tình hình hoạt động của Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) và báo cáo về sự thay đổi (nếu có) của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

    4. Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.

    Điều 26. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

    1. Tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau:

    a) Vi phạm các quy định liên quan đến việc duy trì các kết quả đã được kiểm tra, chứng nhận hoặc vi phạm các quy định khác tại Nghị định này;

    b) Vi phạm các quy định khác của pháp luật và phải thực hiện theo quyết định xử lý của các cơ quan chức năng;

    c) Không chấp hành các quyết định tại thời điểm kiểm tra đột xuất của Cơ quan kiểm tra.

    Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.

    2. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau:

    a) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    b) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    c) Chấm dứt hoạt động kinh doanh;

    d) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;

    đ) Không triển khai hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    e) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    3. Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thực hiện theo Quyết định của Cơ quan kiểm tra. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận.

    4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.

    5. Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

    Điều 27. Trách nhiệm của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp Giấy chứng nhận

    1. Thực hiện bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khi khách hàng đưa xe tới địa điểm của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    2. Thực hiện bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng chế độ bảo hành, bảo dưỡng do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô quy định.

    3. Phối hợp cùng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong quá trình thực hiện việc triệu hồi ô tô theo quy định.

    4. Thực hiện việc đào tạo, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, kỹ thuật viên theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

    5. Duy trì tình trạng hoạt động của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này.

    6. Chấp hành việc kiểm tra giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

    7. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có trách nhiệm giải quyết, hoàn thiện đầy đủ tất cả các công việc chưa hoàn thành tính đến thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận với khách hàng và phải chịu trách nhiệm với tất cả những công việc đó trong suốt thời gian bảo hành theo cam kết của Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

    Điều 28. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm tra

    1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, cấp, tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo quy định tại Nghị định này.

    2. Thông báo cho Bộ Công Thương và công bố công khai về việc cấp, tạm dừng hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không còn giá trị.

    Chương V

    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ

    Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

    1. Bộ Công Thương:

    a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định này;

    b) Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô và Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô; Thông báo cho các cơ quan liên quan về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép;

    c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình các cấp có thẩm quyền bổ sung các giải pháp kỹ thuật để giảm lượng khí phát thải của các phương tiện ô tô tham gia lưu thông;

    d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô;

    đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương pháp xác định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với ô tô.

    2. Bộ Giao thông vận tải:

    a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc kiểm tra cấp, tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; thông báo đến các cơ quan liên quan về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận;

    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô; quy định về triệu hồi ô tô;

    c) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, ô tô và linh kiện ô tô phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;

    d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô tô và linh kiện ô tô;

    đ) Chủ trì kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô theo quy định tại Nghị định này.

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ:

    a) Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, linh kiện ô tô hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; chủ trì thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với ô tô, linh kiện ô tô hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế;

    b) Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan xây dựng, công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

    c) Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô tô, linh kiện ô tô phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;

    d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đo lường trong hoạt động về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

    4. Bộ Tài chính:

    a) Chủ trì, phối hợp vơi các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về thuế linh kiện theo tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế;

    b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại và thực hiện công tác phòng, chống gian lận thương mại đối với các loại xe nhập khẩu;

    c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về giá xe nhập khẩu và xe sản xuất, lắp ráp trong nước trên Cổng thông tin điện tử.

    5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

    Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường.

    Điều 30. Trách nhiệm của địa phương

    1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát về việc duy trì các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp khẩu ô tô trên phạm viđịa bàn.

    2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát về việc duy trì các điều kiện kinh doanh của các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trên phạm vi địa bàn.

    Chương VI

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Đối với điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

    Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang hoạt động được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Sau thời hạn trên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này.

    2. Đối với điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

    a) Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017;

    b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này;

    c) Không phụ thuộc vào các quy định nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 31 tháng 12 năm 2017 được quyền nhập khẩu ô tô kể từ ngày Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô có hiệu lực.

    Điều 32. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

    Điều 33. Tổ chức thực hiện

    1. Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



    Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng *************;
    - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: VT, CN (2b).XH204


    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Xuân Phúc



    PHỤ LỤC I

    YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
    (Kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ)

    I. YÊU CẦU CHUNG VỀ NHÀ XƯỞNG

    1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

    2. Nhà xưởng phải có đủ diện tích để bố trí các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, kiểm tra phù hợp quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô theo Dự án đầu tư.

    3. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn hoặc có biện pháp khác nhằm chống trơn trượt và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và khu vực lắp đặt, bố trí các dây chuyền sản xuất.

    4. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí ở nơi thuận tiện thực hiện, theo dõi và kiểm soát quy trình.

    5. Nhà xưởng phải được trang bị các hệ thống, trang thiết bị phụ trợ khác phục vụ sản xuất, lắp ráp như: Hệ thống điện công nghiệp - điện sinh hoạt; hệ thống cấp nước công nghiệp - sinh hoạt; hệ thống thông gió; hệ thống cung cấp và phân phối khí nén; máy phát điện dự phòng, bãi đậu xe, khu vực thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

    II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ LẮP RÁP

    1. Doanh nghiệp phải trang bị và lắp đặt dây chuyền công nghệ lắp ráp bao gồm: Lắp ráp khung, thân xe, lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô theo đúng quy trình công nghệ đã nêu trong Dự án đầu tư.

    2. Dây chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính sau:

    a) Hệ thống nâng hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn hướng dùng cho xe gá đẩy;

    b) Các đồ gá hàn lắp cho sườn trái, sườn phải, mui xe, sàn xe, đuôi xe và cho lắp các cụm khung, vỏ đối với ô tô con; các đồ gá cho hàn lắp các dầm ngang dọc của khung đối với ô tô khách;

    c) Các đồ gá chuyên dụng cho ghép mảng, cụm vỏ ô tô vào khung;

    d) Đồ gá lắp thùng chở hàng vào thân đối với ô tô tải;

    đ) Các trang thiết bị phụ, sửa chữa đi kèm.

    3. Dây chuyền lắp ráp tổng thành vàlắp rápô tô bao gồm: Lắp ráp cáccụm tổng thành, hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính, trang thiết bị nội thất bên trong và hệ thống cửa lên xuống, cửa cạnh vào thân ô tô,

    4. Số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng trong Dự án đầu tư.

    III. DÂY CHUYỀN HÀN

    Doanh nghiệp phải trang bị dây chuyền hàn phù hợp với từng chủng loại ô tô, nhưng tối thiểu phải trang bị các thiết bị chính sau đây:

    1. Máy hàn, thiết bị hàn và đồ gá chuyên dùng.

    2. Hệ thống nâng, hạ, vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền.

    3. Đồ gá hàn các mảng thân ô tô.

    IV. DÂY CHUYỀN SƠN

    1. Doanh nghiệp phải có dây chuyền sơn tự động hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau đây:

    a) Làm sạch và xử lý bề mặt;

    b) Rửa, loại bỏ khoáng chất và điều hòa thể tích;

    c) Sơn nhúng điện ly, sơn phun, sơn áp lực, sấy;

    d) Chống thấm nước;

    đ) Sơn trang trí, sơn bóng lớp ngoài cùng và phủ sáp để bảo vệ nước sơn.

    2. Yêu cầu kỹ thuật về công nghệ sơn:

    a) Đối với ô tô con: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly lớp bên trong; lớp ngoài thân vỏ ô tô được sơn phun;

    b) Đối với ô tô khách: Thân vỏ ô tô phải được sơn nhúng điện ly toàn bộ hoặc từng phần trước khi được sơn màu;

    c) Đối với ô tô tải: Cabin ô tô được sơn nhúng điện ly lớp bên trong và sơn phun lớp bên ngoài; khung ô tô được sơn phun.

    3. Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng lớp sơn như: Độ dày, độ bóng, độ bám dính bề mặt.

    V. DÂY CHUYỀN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

    1. Dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp và thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng theo quy định hiện hành bao gồm cả chỉ tiêu an toàn và nồng độ khí thải.

    2. Các thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường.

    3. Doanh nghiệp phải trang bị hệ thống máy tính để lưu trữ các kết quả kiểm tra chỉ tiêu ô tô lắp ráp xuất xưởng.

    VI. ĐƯỜNG THỬ Ô TÔ

    1. Yêu cầu chung

    Tất cả ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải được chạy thử trên đường thử ô tô đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tối thiểu quy định tại Nghị định này. Kết quả chạy thử phải được lưu trữ trên hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

    Đường thử xe có chiều dài tối thiểu 800 m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe sản xuất, lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại đường: Đường bằng phẳng (là loại đường có mặt đường vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của xe và thẳng hướng theo hướng di chuyển của xe), đường sỏi đá (là loại đường có mặt đường được phủ sỏi đá), đường gồ ghề (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều trên bề mặt), đường gợn sóng (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều trên bề mặt), đường dốc lên xuống (là loại đường có độ dốc tối thiểu 20% theo cả hai chiều dốc lên và dốc xuống), đường trơn ướt (là loại đường được thiết kế với hệ số ma sát nhỏ hơn so với hệ số ma sát đường bằng phẳng), đường cua (là loại đường có hình dạng một phần của cung tròn).

    2. Quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với đường thử ô tô

    a) Đường bằng phẳng:

    - Chiều dài tối thiểu là 400 m và là loại đường thẳng;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,75 m;

    - Mặt đường có hệ số bám thấp là 0,6.

    b) Đường sỏi đá:

    - Chiều dài tối thiểu là 40 m;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,5 m;

    - Hình ảnh minh họa 2.1.

    [​IMG]

    Hình 2.1

    c) Đường gồ ghề:

    - Chiều dài tối thiểu là 25 m;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,5 m;

    - Hình ảnh minh họa 2.2.

    [​IMG]

    Hình 2.2

    d) Đường gợn sóng:

    - Chiều dài tối thiểu là 25 m;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,5 m;

    - Hình ảnh minh họa 2.3.

    [​IMG]

    Hình 2.3

    đ) Đường dốc lên xuống:

    - Chiều dài tối thiểu là 30 m;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,5 m;

    - Độ dốc tối thiểu là 20%;

    * Hình ảnh minh họa 2.4.

    [​IMG]

    Hình 2.4

    e) Đường trơn ướt (áp dụng đối với ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi);

    - Chiều dài tối thiểu là 25 m;

    - Chiều rộng tối thiểu là 3,5 m;

    - Hình ảnh minh họa 2.5.

    [​IMG]

    Hình 2.5

    g) Đường cua:

    - Chiều dài theo từng kiểu loại xe bố trí phù hợp;

    - Chiều rộng theo từng kiểu loại xe bố trí phù hợp;

    - Hình ảnh minh họa 2.6.

    [​IMG]
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.946
    Hiện nay đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, mỗi kiểu loại ô tô phải thực hiện các bước: Thiết kế, thử nghiệm mẫu, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng linh kiện (trừ trường hợp linh kiện đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài chứng nhận), thử nghiệm khí thải, đánh giá điều kiện xuất xưởng (COP). Các nội dung này phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá, thử nghiệm xác nhận hàng năm (trừ thiết kế). Sau khi kiểu loại ô tô đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng. Mỗi chiếc ô tô trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra sự phù hợp các linh kiện (gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính an toàn, lốp,….) so với sản phẩm mẫu, kiểm tra từng ô tô trên dây chuyền thiết bị. Nếu mỗi ô tô đó không có chứng nhận an toàn về linh kiện thì sẽ không được cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu xuất xưởng.

    Trong khi đó, đối với ô tô NK việc kiểm tra chất lượng đối với linh kiện lắp đặt trên xe giống như xe sản xuất lắp ráp là điều không thể thực hiện được. Do đó, giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là cơ sở đảm bảo cho linh kiện, hệ thống, các tổng thành trên xe đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và là một trong các căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra và chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

    Việc kiểm tra chất lượng đối với từng lô là cần thiết vì nếu chỉ kiểm tra, thử nghiệm các lô xe đầu tiên và không kiểm tra các lô xe tiếp theo thì không thể kiểm soát được chất lượng của các lô xe tiếp theo đó. Hiện ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đang thực hiện quy định này.


    Ông Bùi Kim Kha- Phó Tổng giám đốc kinh doanh xe du lịch Thaco

    Ngay sau khi Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (NĐ 116) được ban hành (có hiệu lực ngay từ 17/10/2017), nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực này đã lên tiếng.

    Có ý kiến cho rằng, một số quy định mới tại NĐ 116 sẽ khiến DN gặp khó, tốn kém chi phí... Cũng có DN cho rằng NĐ 116 sẽ góp phần lập lại trật tự trong hoạt động KD, SX, NK ô tô, tạo thuận lợi cho những DN đầu tư bài bản, và quan trọng hơn là quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo.

    Ai khó?

    Chỉ sau ít ngày NĐ 116 được ban hành, ngày 25/10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có văn bản số 102501/2017/VAMA gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, cho rằng: “Hoạt động kinh doanh của các thành viên VAMA sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định mới”.

    Cụ thể liên quan đến quy định DN NK phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô NK, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, VAMA cho rằng, yêu cầu này là vấn đề lớn đối với tất cả các thành viên VAMA vì Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô NK không tồn tại ở nhiều quốc gia. Một số quốc gia áp dụng chính sách các nhà sản xuất tự chứng nhận. Một số quốc gia cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể cấp Giấy chứng nhận này, nhưng hệ thống tiêu chuẩn và đăng kiểm không giống với hệ thống ở Việt Nam. Vì vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể sẽ không chấp nhận do có sự khác biệt. Chẳng hạn như sự khác biệt về vị trí ngồi lái xe, tiêu chuẩn khí thải, hay các đặc điểm kỹ thuật khác, giữa những xe bán ở các thị trường khác nhau.

    Hơn thế nữa, VAMA cũng cho rằng: Quy định này không có nhiều ý nghĩa bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam đang thực hiện rất nghiêm ngặt các thủ tục kiểm tra, thử nghiệm, nhằm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

    Do vậy, VAMA đề nghị Chính phủ chấp thuận cho nhà NK thêm lựa chọn, làm thủ tục kiểm tra thử nghiệm bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam, thay vì chỉ chấp nhận Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô NK, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

    [​IMG]
    Quy định mới nhằm đảm bảo chất lượng xe ô tô tại thị trường Việt Nam

    Đại diện VAMA cũng đưa ra ý kiến liên quan đến quy định ô tô NK phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra, thử nghiệm đối với từng lô; mỗi lô xe NK sẽ phải lấy mẫu đem đi kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo VAMA, như vậy các xe cùng kiểu loại sẽ buộc phải thử nghiệm lại, chỉ vì chúng nằm ở các lô hàng khác nhau. Quy định này không có ý nghĩa về mặt chất lượng, chỉ làm kéo dài thời gian thông quan và làm lãng phí chi phí của xã hội.

    Việc thử nghiệm 1 mẫu xe có thể kéo dài tới 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 USD cho thử khí thải Euro 4. Ngoài ra, trong thời gian này các xe khác cùng lô sẽ phải buộc lưu kho ở cảng và VAMA lo ngại về sức chứa của các cảng biển, liệu có đáp ứng được khi thực hiện quy định này. Quy định này sẽ làm các DN tốn kém thêm chi phí không cần thiết cho việc chuẩn bị địa điểm lưu giữ xe.

    Không chỉ “khó” trong NK, cả trong sản xuất lắp ráp ô tô, theo VAMA, quy định DN phải có đường chạy thử dài tối thiểu 800m, sẽ khiến nhiều DN đối mặt với khó khăn khi tìm đất để đầu tư làm đường thử mới hoặc đường thử mở rộng. Vì vậy, VAMA đề nghị Chính phủ chấp nhận phương pháp thử thay thế, dành cho các nhà sản xuất không đủ đất và không hồi tố yêu cầu mới, với các nhà đầu tư, đã hoạt động ở Việt Nam, trước khi NĐ 116 có hiệu lực.

    Khá cẩn trọng và không “quyết liệt” như văn bản nêu trên, ngày 1/11, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan về việc có gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô khi thực hiện NĐ 116 hay không? Ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, đồng thời cũng là Chủ tịch VAMA cho biết: Trong ngắn hạn, sẽ có ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên DN đang chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành thì mới biết mức độ ảnh hưởng ra sao.

    Không khó

    Không phải thành viên nào của VAMA cũng đồng tình với quan điểm của VAMA, ông Bùi Kim Kha, Phó Tổng giám đốc kinh doanh xe du lịch Thaco, đồng thời là Phó chủ tịch VAMA lại lên tiếng ủng hộ các quy định tại NĐ 116.

    Không đồng thuận kiến nghị của VAMA (tại văn bản 102501/2017/VAMA), cho rằng những nội dung trong NĐ 116 là hợp lý, ông Bùi Kim Kha phân tích:

    Tất cả xe NK về Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đang áp dụng tại Việt Nam. DN NK khi thực hiện NK một kiểu loại ô tô phải kiểm tra, đối chiếu với các quy định kỹ thuật hiện hành, do đó, không thể xảy ra trường hợp xe NK về có sự khác biệt về vị trí ngồi lái xe, tiêu chuẩn khí thải, hay các đặc điểm kỹ thuật khác, giữa những xe bán ở các thị trường khác nhau.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp muốn sản xuất lắp ráp ô tô cần phải đầu tư bài bản.

    Ông Kha cũng cho rằng quy định yêu cầu DN cung cấp “Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài” là cần thiết. Quy định này để đảm bảo chất lượng của xe NK, hạn chế ô tô kém chất lượng từ nước ngoài, nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời cũng tạo sự bình đẳng với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Bởi việc cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là bằng chứng rõ ràng về chất lượng của ô tô NK, là một trong các căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra và chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành, đồng thời quy định này cũng nhằm đảm bảo bình đẳng với sản xuất trong nước.

    Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Bùi Kim Kha cũng khẳng định, hiện Thaco đang NK các xe Mazda 2, Mazda BT 50, Kia, Peugeot, và không xảy ra vướng mắc, khó khăn gì, cũng như không có tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu. Bởi NĐ 116 có hiệu lực từ ngày 17/10/2017, nhưng đối với hoạt động kinh doanh NK được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31/12/2017. Thời gian này hoàn toàn đủ để DN chấp hành các quy định mới tại NĐ 116.

    Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện một DN NK ô tô hạng sang lớn tại Việt Nam cũng đồng tình cho rằng: NĐ 116 sẽ đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng hơn giữa các DN NK, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

    Khẳng định DN hoàn toàn có thể đáp ứng được các quy định của NĐ 116, tuy vị đại diện này đang lo lắng, trong thời gian từ 17/10 đến 31/12/2017, liệu DN có kịp chuẩn bị các giấy tờ, văn bản theo quy định mới để NK hàng hóa hay không.

    Sao khó?

    VAMA hiện có 17 thành viên, trong đó phần lớn là các liên doanh như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, GM Việt Nam, Ford Việt Nam… Đây là các liên doanh đã có nhiều năm đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam

    Một câu hỏi đặt ra là vì sao các liên doanh này lại “phản ứng” trước một chính sách được cho là sẽ tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, NK bình đẳng, khuyến khích DN đầu tư bài bản, siết chặt các quy định để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?


    Thực tế sau nhiều năm đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam, theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới dừng ở lắp ráp giản đơn, tỉ lệ NĐH đạt thấp (dưới 10%). Trước xu thế giảm thuế NK xe nguyên chiếc trong khu vực, nhiều DN đã không còn ý định đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam, thậm chí nhiều DN đã chuyển hướng giảm bớt sản phẩm lắp ráp trong nước, chuyển sang NK nguyên chiếc.

    Do đó việc các DN thấy “khó” khi chính sách “siết chặt” các quy định về NK để đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều dễ hiểu.

    Mặt khác quy định các DN phải đầu tư bài bản trong sản xuất cũng là điểm mà nhiều DN không muốn. Đơn cử như việc VAMA kêu khó với yêu cầu về chiều dài đường thử với chiều dài tối thiểu 800 m và tối thiểu 400 m đường thẳng theo qui định tại NĐ 116 cho thấy các DN này không muốn đầu tư thêm vào sản xuất.

    [​IMG]
    Chính phủ ủng hộ DN đầu tư vào sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá

    Thực tế, theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, tiêu chuẩn đường thử trên phù hợp với thông lệ quốc tế. Rõ ràng các DN, nhẽ ra cần phải đầu tư bài bản chuyên nghiệp từ trước chứ không cần phải chờ đến giờ quy định “cứng” mới thấy khó và “kêu”. Việc chạy thử xe sau khi sản xuất, lắp ráp là một việc rất quan trọng, đảm bảo cho xe đạt chất lượng trước khi xuất xưởng, nếu đường thử xe không đáp ứng được tiêu chuẩn, không bố trí được các địa hình thử theo quy định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của xe xuất xưởng.

    Có thể nói sau một thời gian dài đầu tư, phát triển không đạt được như mục tiêu đề ra, giai đoạn hiện nay, các chính sách của Chính phủ cho thấy rõ một quan điểm, đó là ủng hộ DN đầu tư vào sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá và đưa ngành sản xuất kinh doanh ô tô, một mặt hàng ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng, vào ngành kinh doanh có điều kiện với những quy định chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

    Và các DN, nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực này, buộc phải chấp nhận “cuộc chơi”.
    --- Gộp bài viết, 07/11/2017, Bài cũ: 07/11/2017 ---
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    @Loi_cu_ta_ve ! Bác bán hết THACO rồi á? NĐT "tổ chức" như bác mà ko chịu nổi nhiệt á?
    Loi_cu_ta_ve thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.946
    Điều bất thường trên thị trường ô tô: Nín lặng chờ đợi

    Lượng ô tô dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam tiếp tục giảm mạnh trong tháng 10, ngược chiều hẳn so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến bất thường này cho thấy tâm lý chờ đợi giá xe ngoại nhập giảm mạnh hơn là điều được khẳng định, nhưng sự chờ đợi của người dân liệu có bị “dội gáo nước lạnh”?

    [​IMG]
    Số liệu của Hải quan cho thấy lượng ô tô nhập đang giảm mạnh

    Lượng ô tô nhập giảm mạnh


    Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 10/2017 chỉ có 878 chiếc. Tháng 9, cũng chỉ có 918 chiếc ô tô ngoại dưới 9 chỗ về Việt Nam. Trong khi đó, tháng 8 có tới gần 3.700 chiếc nhập về.

    Trung bình 10 tháng, lượng ô tô dưới 9 chỗ nhập về là 34.430 chiếc, trị giá 622 triệu USD. Như vậy, giá trung bình mỗi chiếc ô tô nhập về là hơn 410 triệu đồng/chiếc (chưa bao gồm các loại thuế phí).

    Có thể thấy, lượng ô tô nhập về Việt Nam những tháng cuối năm 2017 đã giảm rất mạnh, từ gần 3.700 chiếc của tháng 8 giảm chỉ còn 878 chiếc trong tháng 10, tức hơn 4 lần. Còn nếu so với tháng 10 năm ngoái (hơn 4.300 chiếc) thì lượng xe nhập về tháng 10 năm nay giảm tới gần 5 lần. Rõ ràng, so với cùng kỳ năm trước, có thể thấy xu hướng nhập xe của năm nay rất khác biệt.

    Tổng cộng, lượng ô tô dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam trong 10 tháng năm 2017 ít hơn 2.200 chiếc so với cùng kỳ, còn mức giá trung bình lại tăng hơn 47 triệu đồng/chiếc.

    Giá xe nhập về tăng hơn năm trước có thể lý giải là do có sự khác biệt về chủng loại xe nhập về Việt Nam. Nếu doanh nghiệp nhập nhiều mẫu xe có giá thành cao hơn thì giá nhập về cũng sẽ cao hơn và ngược lại.

    Trong 10 tháng năm 2017, Thái Lan tiếp tục là thị trường nhập ô tô các loại (xe con, xe tải, xe khách) lớn nhất của Việt Nam. 10 tháng có 28.889 chiếc ô tô của Thái Lan được nhập về Việt Nam; đứng thứ hai là Indonesia với 16.120 chiếc, Hàn 6.872 chiếc, Trung Quốc 7.504 chiếc, Ấn Độ là 5.495 chiếc, Mỹ 2.851 chiếc,...

    Giá ô tô nhập khó giảm

    Lượng ô tô nhập về cuối năm giảm mạnh tiếp tục khẳng định tâm lý chờ đợi việc giảm thuế nhập khẩu ô tô vào đầu năm 2018. Theo đó, từ năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong ASEAN sẽ giảm từ 30% về 0%.

    Một lý do khác có thể là nguyên nhân khiến lượng xe nhập về giảm mạnh là sự thay đổi chính sách. Một loạt doanh nghiệp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho biết đã quyết định hủy đơn hàng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt Nam vào đầu năm 2018. Theo các doanh nghiệp này, đến hết tháng 2/2018, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc chưa thể về Việt Nam.

    Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp những điều kiện mới đặt ra trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, có hiệu lực từ 17/10/2017.

    Theo quy định, các doanh nghiệp nhập khẩu xe phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài. Thông thường ở các nước, cơ quan này chỉ cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe bán ra trong nước, không cấp cho xe xuất khẩu. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xin được chứng nhận này.

    Trên thị trường, hiện một số mẫu xe nhập khẩu đã bị đẩy giá tăng. Chẳng hạn như mẫu Fortuner của Toyota Việt Nam, nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, nếu khách hàng mua vào thời điểm này sẽ phải cộng thêm 40 triệu đồng nữa.

    Cùng với một loạt chính sách với ô tô nhập, giá xe nhập năm 2018 chưa chắc đã giảm nhiều như kỳ vọng của người tiêu dùng.

    Đơn cử, quy định mỗi một lô hàng nhập khẩu phải mang 1 chiếc xe đi thử nghiệm, bao gồm cả thử khí thải, độ bền về phanh, động cơ... Theo các doanh nghiệp, chi phí thử nghiệm như thế tốn từ 40-100 triệu đồng/lần và phải chờ từ 2 tuần đến 2 tháng mới có kết quả.

    Theo quy định trước đây, khi nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ lấy 1 xe làm mẫu mang đi thử nghiệm. Những lô hàng sau nhập mẫu xe đó thì không cần thử nghiệm lại. Nhưng bây giờ mỗi lô hàng nhập về, lô trước lô sau đều phải thử nghiệm giống nhau. Nhập khẩu 1 xe hay 3 xe, đều phải đi thử nghiệm, như vậy vừa thêm tốn kém chi phí vừa mất thời gian. Nếu số lượng xe nhập về nhiều, quá tải, sẽ phải chờ đợi rất lâu, như vậy xe không thể mang ra bán ngay được, chi phí kho bãi sẽ rất lớn.

    Tất cả những chi phí này đều được tính vào giá thành khiến giá xe khó giảm như mong đợi.
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.946
    “Chính phủ kiến tạo” tại Việt Nam qua định nghĩa của Thủ tướng

    HỒNG TRÀ

    18/11/2017 17:12

    Từ đầu nhiệm kỳ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nội các đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp về "Chính phủ kiến tạo", nhưng trong phiên trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường chiều 18/11, lần đầu tiên, đích thân ông nêu định nghĩa của mình trước Quốc hội từ chất vấn của đại biểu Vũ Tiến Lộc.

    Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi, "Chính phủ kiến tạo" là tuyên ngôn của Chính phủ hay là một mô hình? Nội hàm của nó ra sao và nội dung nào cần nhấn mạnh?

    Trả lời đại biểu Lộc, Thủ tướng cho biết, về nội hàm của Chính phủ kiến tạo, ông đã trả lời tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Qua định nghĩa của ông, có 4 nội dung chính của Chính phủ kiến tạo.

    Thứ nhất, đó phải là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế.

    Thứ hai, là Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư.

    Thứ ba, theo Thủ tướng, Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD.

    Thứ tưChính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Cần xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử đến tòa án điện tử… Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng Chính phủ kiến tạo.

    Nhắc Thủ tướng về việc "bỏ sót" một ý trong câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, đại biểu Lộc còn hỏi là Chính phủ kiến tạo thì khác gì với Chính phủ điều hành từ trước tới nay?

    Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng nhấn mạnh: "Như trên tôi đã nêu, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ chủ động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn".

    "Bộ máy Chính phủ phải năng động hơn, có sáng kiến nhiều hơn, nghiên cứu thế giới xung quanh nhiều hơn để áp dụng cùng với đường lối, chính sách của Đảng để chủ động tốt hơn, chứ không phải rơi vào thế bị động".

    Cũng trong mạch trả lời về xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải cách hành chính, Thủ tướng đã bày tỏ một trong những điều lo lắng của ông là việc "trên nóng dưới lạnh", còn một bộ phận cán bộ xa dân, quan liêu, nhũng nhiễu.

    Trả lời chất vấn của đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn yếu (điều cũng liên quan rất lớn đến năng lực điều hành của chính phủ), Thủ tướng khẳng định sẽ xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực với nhà đầu tư, tiếp tục cải cách hành chính, chất lượng phục vụ của cán bộ.

    Liên quan đến việc "lạm dụng" xã hội hóa - một chủ trương rất đúng nhưng lại phát sinh những biến tướng, gây phản ứng trong xã hội hiện nay, Thủ tướng cho biết: phải dựa vào dân, dân biết, dân làm, dân bàn dân kiểm tra thì mới thành công, nên vừa qua Chính phủ thực hiện xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực.

    Tuy nhiên, Thủ tướng cũng "đồng ý là vẫn còn lạm dụng xã hội hoá làm tăng gánh nặng cho người dân. Ví dụ trẻ em đi học còn bị lạm thu, trẻ em mới sinh cũng phải đóng phí thế này thế khác".

    "Đó là điều hết sức vô lý. Chính phủ phải có thể chế minh bạch, công khai, huy động trong dân một cách hợp lý hơn, không vì xã hội hoá mà đè gánh nặng lên người dân".

    "Ta nói vì dân, thì phải làm sao phù hợp sức chịu đựng của người, như thu phí BOT giao thông, mức phí và số năm thu phí phải làm sao cho hợp lý", Thủ tướng nói.

    http://vneconomy.vn/chinh-phu-kien-...dinh-nghia-cua-thu-tuong-2017111816395712.htm
    Last edited: 18/11/2017

Chia sẻ trang này