Tháng 2/2023 tầm ngắm tới những mặt hàng chiến lược cho cả năm !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 29/01/2023.

1832 người đang online, trong đó có 732 thành viên. 22:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16574 lượt đọc và 43 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    1. TT có cây nến tháng 1 tương đối đẹp xanh mạnh dài hình thành đáy trung hạn@};-
    2. Sự nỗ lực của tạo lập dòng Blu đặc biệt dòng tiền của khối ngoại tạo lòng tin cho TT tốt@};-
    3.TT thế giới tích cực đặc biệt HSI@};-
    Có 2 game đáng chú ý trong 2023 :
    - 40 tỷ đô Dòng ĐTC@};-
    - 38 tỷ đô FDI
    @};-
    ---))) Quan điểm tháng 2 sẽ là cây nên xanh nhẹ cán mốc 115x là đẹp thấp nhất có thể test lại MA 20 khoảng 109x @};-
    Điểm sáng Hạ lãi suất tiết kiệm, Nhiều nhà đầu tư bắt đầu có chiến lược dài hạn@};-
    - Dòng Blu thay phiên nhau cân điểm@};-
    - ĐTC đã tăng tốt từ đáy nhiều em sẽ kỳ vọng siêu CP@};-
    - BĐS CN lên ngôi@};-
    - Dòng CP nhỏ sẽ bứt phá mạnh@};-
    - BĐS chọn lọc đào thải đi lên@};-
    - Lương thực nông nghiệp đầu tư dc@};-
    - Năng lượng giá dầu chưa Beark kênh giá sẽ quay lại quanh vùng 80, gas giảm chú ý dòng điện Gió và điện khí, Than cho KQ KD tốt @};-
    Hiện tại sau phiên khai xuân 1 số dòng đang có dấu hiệu chỉnh trang tích lũy lại.
    Chúc ace nhiều thắng lợi trong tháng 2/2023:drm@};-
    --- Gộp bài viết, 29/01/2023, Bài cũ: 29/01/2023 ---
    Small cap Stock kỳ vọng bứt phá mạnh trong tháng 2/2023 :drm4@};-
    Last edited: 29/01/2023
    meobeovn, system84, Hanale10 người khác thích bài này.
  2. phankhang89

    phankhang89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2021
    Đã được thích:
    308
    Gợi ý vài em vào tầm ngắm đi Bác chủ pic ơi
    Soigia271, SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  3. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    41.670
    Dòng ĐTC và BĐS KCN rất rõ còn gì

    ĐTC PLC LCG FCN VLB CTI DHA.... BĐS KCN IDC SIP SZC VGC DTD KBC.

    Kỳ vọng 2 siêu cổ phiếu xuất hiện trong loạt trên.
  4. niemtin69

    niemtin69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    27.521
    Bác dự xem ntn...
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngoài Hàng ngon đã tăng như ĐTC Than BĐS CN .. hàng nhỏ chú ý có định giá thấp ăn bằng lần mục tiêu 1 năm có BĐS CN nhiều như( hàng 1000 ha) : AAA , SCR , TCH nhà ở XH: HQC...:drm4@};-
    --- Gộp bài viết, 29/01/2023, Bài cũ: 29/01/2023 ---
    FCN LCG VCG HHV KBC GVR SZC LHG SIP PHR BCM..... giá đẹp vẫn tham gia được @};-
    Last edited: 29/01/2023
    niemtin69, Soigia271SongThanCK2015 thích bài này.
    BigDady1516 đã loan bài này
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thu hút FDI tháng 1/2023: Vốn đăng ký mới "đảo chiều" tăng mạnh

    Tháng 1/2023, thu hút FDI của Việt Nam dù giảm 19,8% so với cùng kỳ 2022, nhưng số dự án đăng ký mới lại tăng 48,5% và gấp 3,1 lần số vốn so cùng kỳ năm trước.

    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố vào sáng nay (29/1), tính từ đầu năm đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên, có một điểm tích cực là Việt Nam đã cấp mới cho 153 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]

    Tháng 1/2023, Việt Nam đã cấp mới cho 153 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD

    Cụ thể, trong tháng 1/2022, Việt Nam thu hút được 103 dự án FDI được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 388 triệu (USD), tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Vì vậy, kết quả thu hút các dự án mới trong tháng 1/2023 được đánh giá là tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho Việt Nam trong năm 2023.

    Trong số các dự án FDI được cấp mới, những dự án liên quan đến lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tỷ lệ vốn đăng ký lớn nhất, đạt 651,9 triệu USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 351,2 triệu USD, chiếm 29,1%; các ngành còn lại đạt 201,9 triệu USD, chiếm 16,8%.

    Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2023 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, trong đó Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 767,6 triệu USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; Trung Quốc xếp thứ 2 với 198,2 triệu USD, chiếm 16,4%.

    [​IMG]
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 1/2023 ước đạt 1,35 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2023, ước đạt 1,35 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.

    Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2023 có 3 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 126,6 triệu USD, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh thêm 140,4 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 126,7 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

    Trong tháng 1/2023 có 3 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 125,1 triệu USD; chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư, Thái Lan 1,5 triệu USD; chiếm 1,2%; Lào 140,4 nghìn USD; chiếm 0,1%
    SongThanCK2015 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Bất động sản khu công nghiệp sẽ là phân khúc dẫn dắt thị trường năm 2023
    Asean Times

    [​IMG]

    Năm 2022, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vững phong độ khi liên tục gia tăng về số lượng khu công nghiệp thành lập mới và tỷ lệ lấp đầy.
    [​IMG]

    Theo số liệu từ Vụ Quản lý khu kinh tế (KKT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng đầu năm 2022, đã có 26 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (mới/mở rộng/điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 7.651 ha.

    Qua đó, cả nước đã có 410 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, tăng thêm 15 KCN so với năm 2021 (bao gồm 367 KCN nằm ngoài các KKT, 36 KCN nằm trong các KKT ven biển, 07 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 128.500 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 86.400 ha.

    Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 49.000 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 56,9%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 71,1%.

    Theo báo cáo Industrial Insider do Savills Việt Nam công bố vào tháng 9/2022, do nhu cầu lớn nên giá thuê đất khu công nghiệp trong năm 2022 tăng mạnh. Trong đó, giá thuê khu công nghiệp tại Hà Nội đạt mức gần 140USD/m2, cao nhất miền Bắc. Tại TP HCM, giá đã vượt ngưỡng 200 USD/m2, đứng đầu khu vực phía Nam.

    Bức tranh sáng của bất động sản KCN năm 2022 còn thể hiện ở kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành khi các nhà phát triển bất động sản công nghiệp liên tục báo lãi trong Q3/2022.

    Trong quý 3, các doanh nghiệp trong ngành đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc ghi nhận lợi nhuận 203 tỷ đồng, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BECAMEX IDJ) báo lãi 2.263 tỷ đồng và Tổng Công ty IDICO lãi 2.053 tỷ đồng.

    Ngoài những cái tên nêu trên, các doanh nghiệp còn lại trong ngành cũng có những kết quả tích cực. Nếu xét doanh nghiệp có lợi nhuận tính bằng lần so với cùng kỳ, có thể kể đến CTCP Long Hậu báo lãi 178 tỷ và CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa lãi 99 tỷ đồng. Đặc biệt lợi nhuận ròng của 2 doanh nghiệp này lần lượt gấp hơn 4 lần và 6 lần so với quý 3/2021.

    Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác như CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, CTCP Thống Nhất lợi nhuận cũng lần lượt tăng 45%, 17%, 16% và 29% so với cùng kỳ.

    Nhờ động lực tăng trưởng trong quý 3, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp bất động sản KCN đều ghi nhận những tín hiệu tích cực, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm.

    [​IMG]

    Trong năm 2022, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong làn sóng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn công nghiệp nước ngoài. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,1 tỷ USD, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,68 tỷ USD, con số kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Trong 11 tháng đầu năm 2022, một loạt các dự án đầu tư quy mô lớn đổ bộ vào các khu công nghiệp. Tại miền Bắc, các tỉnh nhận được vốn đăng ký mới lớn nhất lần lượt là Thái Nguyên và Hải Phòng với một số thương vụ đầu tư lớn Trinar Solar (275 triệu USD), Autel Robotics (90 triệu USD) và Thép Việt Ý (80 triệu USD).

    Ở phía Nam, không thể không kể đến dự án đầu tư của Tập đoàn LEGO Đan Mạch (1,3 tỷ USD) tại KCN VSIP III Bình Dương. Hai dự án lớn tiếp theo là nhà máy của Libra International Investment Pte 210 triệu USD tại Tây Ninh và Coca Cola đầu tư 135 triệu USD tại Long An.

    Đứng trước làn sóng công nghiệp vào Việt Nam, Chính phủ tiếp tục đưa ra những ưu đãi phát triển lĩnh vực khu công nghiệp. Nghị quyết 39/2021/QH15 được thông qua về kế hoạch sử dụng đất quốc gia với lộ trình phân bổ tăng quỹ đất KCN từ 90.380 ha vào năm 2020 lên 152.840 ha (+68,3%) vào năm 2025 và 210.930 ha (+132,2%) vào năm 2030.

    Với những tín hiệu tăng trưởng tích cực từ các khu công nghiệp, chia sẻ với Mekong ASEAN, bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và Tư vấn JLL Việt Nam kỳ vọng phân khúc bất động sản KCN trong năm tới được sẽ tiếp tục phát triển.

    Phân tích tiềm năng và dư địa phát triển trong năm 2023, bà Trang Lê cho biết: “Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển KCN, trong đó lợi thế nguồn nhân công giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi và tình hình chính trị ổn định so với các nước trong khu vực giúp Việt Nam tạo nên sức cạnh tranh đón đầu hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần chậm lại”.

    [​IMG]

    “Việt Nam còn có hệ thống cao tốc Bắc – Nam xuyên suốt cùng với mạng lưới cảng biển và sân bay giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển và nâng cao năng lực logistic, tạo nên chất xúc tác cho sự tăng trưởng ngành công nghiệp và thương mại quốc tế Việt Nam. Đồng thời những ưu đãi thuế hiện tại được Chính phủ ban hành dành cho các công ty công nghệ cao và những dự án đầu tư phát triển bền vững sẽ là động lực thúc đẩy sự gia nhập của các đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam”, bà Trang nói.

    Về tương lai ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam trong năm tới, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield (Việt Nam) cho rằng sang năm 2023, bất động sản công nghiệp được đánh giá sẽ là loại hình dẫn dắt thị trường.

    Với số vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài cao kỷ lục, điều này khẳng định rõ niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiếp tục mở rộng đầu tư khi Việt Nam thực hiện các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau gần hai năm hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19. Phân khúc này vẫn sẽ diễn biến tích cực, thu hút nguồn vốn FDI lớn với cam kết của nhiều công ty lớn như Samsung, Apple tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam.

    Đánh giá chung, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, nên xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp là tất yếu.

    Nhận định về thị trường này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đây là phân khúc bền vững của thị trường, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô bởi nó đáp ứng được nhu cầu thực phục vụ kinh doanh sản xuất.

    [​IMG]

    Góp ý để tạo bước đột phá cho sự phát triển KCN, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng cần đẩy mạnh sự hơn nữa kết nối giữa KCN và khu đô thị dịch vụ. Nếu Việt Nam thực sự kết hợp được KCN với đô thị dịch vụ và lan tỏa nó ra các KCN lớn thì mới thật sự tạo ra động lực mới cho phát triển bất động sản công nghiệp.
    system84SongThanCK2015 thích bài này.
  8. seeyouagame

    seeyouagame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2020
    Đã được thích:
    3.781
    Cho các bác 3 con hàng chiến năm nay chưa tăng mấy nhé:
    Đầu tư công: CII
    Điện, KCN: GEX
    Xe Điện: VIC
    Chúc các bác 1 năm bội thu! :drm3
    npp2010, BigDady1516SongThanCK2015 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  9. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Thiếu DPG
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chủ nhật, ngày 29/01/2023 11:38 AM (GMT+7
    Thủ tướng chỉ đạo nóng về trái phiếu và tín dụng bất động sản

    [​IMG]

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngân hàng Nhà nước rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản.

    Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

    Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động theo dõi sát tình hình, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

    Chú trọng bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng nguồn vốn tín dụng vào các động lực tăng trưởng, phát triển sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

    Đáng chú ý, Chỉ thị của Thủ tướng nhấn mạnh, rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với cả doanh nghiệp bất động sản và người mua, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản hiệu quả, cơ cấu lại và phát triển thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…; tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế "tín dụng đen".

    Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

    Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động; tiếp tục phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy chuyển đổi số, bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động tín dụng, ngân hàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, các đối tác liên quan.

Chia sẻ trang này