Thép:: Double Sóng [Sóng Thép, Đầu tư công]

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 26/11/2021.

1426 người đang online, trong đó có 570 thành viên. 10:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10723 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Chuẩn luôn, con sóng double và dài lâu. :)
    stock_victoryTinhledt thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Con người khuất phục trước thời gian.
    Thời gian khuất phục trước Kim Tự Tháp.
    ............
    Thép cũng vậy thui anh nhỉ, Vĩ đại cùng thời gian...Xây những ngôi nhà to thật to, những công trình cao thật cao. **==**==**==
    --- Gộp bài viết, 26/11/2021, Bài cũ: 26/11/2021 ---
    .......
    Giai đoạn lãi suất giảm đầu tư vào những doanh nghiệp sản xuất là tuyệt nhất ạ! @};-
  3. XmarKien

    XmarKien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2015
    Đã được thích:
    2.865
    SMC phiên nữa là đầu 5.
    Hôm nay mua mới TNS và ITQ.
    TinhledtInvestor_70 thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    SMC, TLH đã ce...Chiều mã nào ce tiếp đây. Mời anh em đoán :D
    --- Gộp bài viết, 26/11/2021, Bài cũ: 26/11/2021 ---
    ......
    Tất cả các con đường đều kéo về Thép lúc này....20-50k tỷ của TT sẽ kéo Thép thì ce phải biết :drm1:drm1:drm1
    XmarKien thích bài này.
  5. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.043
    Tinhledt thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Tiêu thụ thép trong tháng 10 tăng mạnh so với cùng kỳ do tiêu thụ nội địa phục hồi ở các mảng thép chính sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đặc biệt ở miền Nam.

    Ở mảng thép xây dựng, lượng tiêu thụ đã phục hồi khi cả lượng xuất khẩu và nội địa đều tăng trưởng cao. Lượng bán hàng đạt khoảng 1,2 triệu tấn, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

    lượng xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt 252.600 tấn trong tháng 10. Tại thị trường nội địa, các nhà bán lẻ cố gắng tích trữ hàng tồn kho sau khi bị gián đoạn vận chuyển liên vùng trong những tháng trước. Bên cạnh đó, giá thép tăng thúc đẩy tâm lý tích trữ hàng của các nhà bán lẻ.

    Do đó, lượng tiêu thụ nội địa tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái lên 928.700 tấn trong tháng 10, cao hơn đáng kể so với mức 636.000 tấn trong tháng 9. Tuy nhiên, VDSC cho rằng lượng bán hàng trong nước có thể sẽ có sự điều chỉnh trở lại mức bình thường trong tháng 11.

    Mặc dù vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng cuối quý III, tình hình bán hàng thép xây dựng quý IV dự kiến sẽ có triển vọng hơn. Xét thị trường tiêu thụ thép dài tại Việt Nam thì nhu cầu thực sự lớn cho công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công rất lớn.
    --- Gộp bài viết, 26/11/2021, Bài cũ: 26/11/2021 ---
    Hầu hết các cổ phiếu Thép đang hình thành mô hình 2 đáy ạ! :drm
    --- Gộp bài viết, 26/11/2021 ---
    Dự HPG hôm nay dự vol trên 30M hình thành cây nến xanh cao vút ~o)
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Báo cáo phân tích ngành Thép tháng 10 @};-
    https://cdn.vietnambiz.vn/171464876...ep-thang-10-final-16379802005921327152425.pdf
    ....................
    THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI
    ...............................
    1. Sản lượng thép thế giới Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 144,4 triệu tấn vào tháng 9, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1461,2 triệu tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Biểu đồ 1: Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 10/2021 (Nguồn: World Steel). 5 THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI THÁNG 10/2021 Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, ghi nhận giảm mạnh về sản lượng trong tháng 9, đạt 73,8 triệu tấn, giảm 21,2% so với tháng 9/2020. Các nước có sản lượng thép thô lớn khác phải kể đến như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,… 2. Diễn biến xuất nhập khẩu a. Tình hình xuất khẩu Nhật Bản: Theo số liệu từ Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép nước này đạt gần 2.972,2 triệu tấn trong tháng 9, tăng nhẹ 0,8% với tháng liền trước và tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm Nhật Bản đã xuất khẩu 25,9 triệu tấn thép, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 1: 10 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới (Nguồn: Worldsteel. Đơn vị: triệu tấn). 6 THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI THÁNG 10/2021 Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật trong tháng 9 với lượng xuất khẩu đạt 476.672 tấn, tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 52,5% so với cùng kỳ. Tiếp đó là Thái Lan với 435.220 tấn; Trung Quốc với 434.830 tấn... Mỹ: Theo số liệu từ US International tradae commission, giá trị xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Mỹ trong tháng 9 đạt 1.438,55 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng trước. b. Tình hình nhập khẩu Nhật Bản: Theo JIFS, Nhật Bản đã nhập khẩu 632.619 tấn thép trong tháng 9/2021, tăng 8,7% với tháng trước và tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu nhiều sắt thép nhất sang Nhật với 289.464 tấn trong tháng 9. Mỹ: Giá trị nhập khẩu sắt thép của Mỹ trong tháng 9 đạt gần 2.862,37 triệu USD, tăng 15,82% so tháng trước, theo Trading Economic. Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Nguồn: Trading Economics. Đơn vị: triệu USD). 7 THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI THÁNG 10/2021 3. Diễn biến giá Biểu đồ 3: Giá trị nhập khẩu sắt thép hàng tháng của Mỹ (Nguồn: Trading Economics. Đơn vị: triệu USD). Biểu đồ 4: Diễn biến giá nguyên vật liệu tính đến cuối tháng 10 (Nguồn: VSA). 8 THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI THÁNG 10/2021 Theo bản tin của VSA, giá nguyên liệu sản xuất thép toàn cầu diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng kể từ cuối năm 2020, trong đó giá quặng sắt thời điểm tháng 5/2021 tăng cao gấp 2,6 lần, giá phế liệu đã tăng 2,5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2020. Sau đó, giá nguyên liệu đã điều chỉnh giảm trong quý II, III và trong tháng 10. Cụ thể, giá quặng sắt ngày 8/11/2021 giao dịch ở mức 93,6 - 94,1 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm mạnh khoảng 31,25 USD/tấn so với thời điểm 8/10/2021. Mức giá này giảm khoảng 118 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (tương đương 210 – 212 USD/tấn); Trong khi đó, giá than mỡ luyện cốc (Premium Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/11/2021 giao dịch ở mức khoảng 337,25 USD/tấn FOB, tăng 4,75 USD so với đầu tháng 10/2021. Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 3/11/2021. Mức giá này tăng 14 USD/tấn so với hồi đầu tháng 10/2021. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu ổn định, trong khi Đông Á có xu hướng giảm. Giá điện cực than chì (GE) của Trung Quốc đã tăng 3.500 – 4.000 NDT/tấn (549 – 627 NDT/tấn) so với tháng trước do giá than cốc tăng. Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 8/11/2021 ở mức 815 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 45 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 10/2021. 4. Dự báo Theo Báo cáo ngành vật liệu xây dựng từ VIRAC Research mới đây, giá các sản phẩm vật liệu xây dựng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà để ở và không để ở dự kiến đạt 7,9% trong năm 2021, cao hơn 1,7% so với con số tăng trưởng 6,2% ước tính cho năm 2020. Trong đó, dịch COVID-19 được kỳ vọng được kiểm soát nhờ độ phủ vắc xin sẽ khiến các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh (dự kiến tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38,5% trong năm 2020, tăng 1,16 điểm % so với 2019) cùng tăng trưởng dân số 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng. Theo ước tính từ số liệu của CIC và Tổng điều tra dân số 2019, trong giai đoạn 2019– 2023, tổng nhu cầu nhà ở xây mới và thay thế sẽ ở mức 691,7 nghìn căn hộ, tương đương 2,5% số căn nhà cả nước năm 2019. VIRAC cho biết giá thép xây dựng tăng mạnh trong năm 2021, bắt đầu chững lại trong quý III tuy nhiên vẫn đang ở mức cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào gồm: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... đều đang ở mức giá cao. 9 THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI THÁNG 10/2021 Bên cạnh đó, giá thép trong nước cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng tăng giá của giá thép thế giới: Nhu cầu nhập khẩu sắt, thép của Trung Quốc tăng đã tác động tăng giá sắt, thép toàn cầu. Ngoài ra, tại châu Âu và Mỹ, việc thiếu hụt nguồn cung sắt, thép do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thời gian giao hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kéo dài cũng là nguyên nhân chính khiến giá sắt, thép tăng mạnh. Dù vậy, hiện sản xuất thép xây dựng trong nước được đánh giá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năng lực sản xuất thép xây dựng trong năm 2021 gia tăng nhanh với việc một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua nên năng lực sản xuất của thép xây dựng hiện đạt khoảng 14 triệu tấn. Tỷ trọng tiêu thụ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo thường chiếm tỷ trọng trên 90% do các sản phẩm giá trị thấp nhưng cồng kềnh không thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thị trường ống thép tương đối tập trung, nằm trong tay 2 ông lớn Hòa Phát (30,41%) và Hoa Sen (20,66%). Vào đầu tháng 10, Hiệp hội Thép Thế giới đã phát hành bản cập nhật về Triển vọng ngắn hạn cho năm 2021 và 2022. Worldsteel dự báo rằng nhu cầu thép sẽ tăng 4,5% trong năm 2021 và đạt 1.855,4 triệu tấn sau khi tăng trưởng 0,1% vào năm 2020. Năm 2022, nhu cầu thép sẽ tăng thêm 2,2% lên 1.896,4 triệu tấn. Dự báo hiện tại giả định rằng, với sự tiến bộ của việc tiêm chủng trên toàn thế giới, sự lây lan của các biến thể virus COVID sẽ ít gây tổn hại và gián đoạn hơn so với các đợt trước. Bình luận về triển vọng, ông Al Remeithi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thế giới, cho biết, “Năm 2021 đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến về nhu cầu thép, dẫn đến những điều chỉnh tăng trong dự báo, ngoại trừ Trung Quốc. Do sự phục hồi mạnh mẽ này, nhu cầu thép toàn cầu bên ngoài Trung Quốc trong năm nay dự kiến sẽ quay trở lại sớm hơn so với kỳ vọng lên mức trước đại dịch. Hoạt động sản xuất mạnh mẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu bị dồn nén là yếu tố đóng góp chính. Các nền kinh tế phát triển đã thực hiện tốt hơn kỳ vọng trước đó của chúng tôi với tỷ suất lợi nhuận lớn hơn các nền kinh tế đang phát triển, phản ánh lợi ích tích cực của tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và các biện pháp hỗ trợ của chính phủ. Tại các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đà phục hồi bị gián đoạn do sự bùng phát trở lại của các bệnh nhiễm trùng. Trong khi sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất vẫn bền bỉ hơn trước những làn sóng lây nhiễm mới, những hạn chế từ phía nguồn cung đã dẫn đến sự phục hồi chậm lại trong nửa cuối năm và đang ngăn cản sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021. Nhưng với lượng đơn hàng tồn đọng cao kết hợp với việc xây dựng lại hàng tồn kho và tiến bộ hơn nữa trong việc tiêm chủng ở các nước đang phát triển, Worldsteel kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022. Lạm phát gia tăng liên tục, tiến độ tiêm chủng tiếp tục chậm ở các nước đang phát triển và tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc đều gây rủi ro cho dự báo này”
    .........
    THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC
    .....................
    1. Sản lượng Trong tháng 10, ngành thép Trung Quốc nổi bật bởi sản lượng thấp, tỷ lệ xuất nhập khẩu duy trì ở mức bình thường, trong khi tốc độ giảm dự trữ tăng nhanh. Nhu cầu về quặng sắt tiếp tục suy yếu, tạo áp lực nặng nề đối với hàng tồn kho tại cảng, trong khi việc kiểm soát giá than diễn ra rất chặt chẽ. Dù vậy, sự điều chỉnh trong chính sách của chính phủ có thể phát huy tác dụng, khiến nhu cầu sắt thép nóng lên vào cuối năm nay. Theo ước tính của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, sản lượng thép thô và gang thép hàng ngày trong tháng 10 là 2,34 triệu tấn và 2,64 triệu tấn, giảm 4,9% và tăng 5,01% so với tháng 9. Theo VietnamBiz, giá thép thị trường Trung Quốc sẽ ngừng giảm và phục hồi nhẹ trong giai đoạn cuối năm, với nguồn cung vốn là động lực chính. Vào tháng 10, các nhà sản xuất thép đã chủ động cắt giảm sản lượng để tiến hành bảo trì các nhà máy. Do đó, sản lượng trong mười ngày đầu tiên của tháng 11 có thể tiếp tục ở mức thấp. Sau đó từ giữa tháng 11, sản xuất có thể khôi phục tích cực hơn. Theo khảo sát của SteelHome, giao dịch thép cây, thép tấm vừa và thép cuộn cán nóng hàng ngày tại các thị trường thép lớn vào ngày 28/10 là 80.300 tấn, 25.400 tấn và 18.800 tấn, giảm tương ứng 22,14%, 12,73% và 16,9% so với cùng kì năm ngoái. 2. Xuất nhập khẩu, tồn kho Theo khảo sát của SteelHome, tổng lượng tồn kho của 5 sản phẩm thép trên thị trường và các nhà máy đến ngày 28/10 là 19,55 triệu tấn, giảm 0,79 triệu tấn so với cuối tháng 9, bao gồm 13,24 triệu tấn tồn kho trên thị trường và 6,31 triệu tấn nhà máy. Bảng 2: Nguồn cung thép Trung Quốc trong nửa cuối tháng 10 (Nguồn: SteelHome). 11 THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC THÁNG 10/2021 Trong khi đó, tỷ lệ hoạt động lò cao của các nhà máy thép lớn ở Trung Quốc là 83,02% (tính theo công suất), tăng 2,47 điểm % so với cuối tháng 9. Tỷ lệ hoạt động của các doanh nghiệp độc lập dựa trên lò điện hồ quang EAF là 74,38%, tăng 9,95 điểm %. Vào tháng 10, PMI của Trung Quốc trong ngành sản xuất là 49,2%, giảm 0,4 điểm % so với tháng 9, thấp hơn mức tiêu chuẩn 50 trong hai tháng liên tiếp. Chỉ số sản xuất giảm phần lớn là do quốc gia này lâm vào tình trạng thiếu điện. Đơn hàng xuất khẩu mới là 46,6%, giảm 0,4 điểm %. Với việc bổ sung tài chính và trái phiếu đặc biệt, Trung Quốc sẽ chứng kiến các dự án gấp rút vào tháng 11 và đầu tháng 12. 3. Diễn biến giá Giá quặng sắt Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 10, phần lớn là do hoạt động sản xuất trở lại của một số nhà máy thép Trung Quốc và việc cắt giảm sản lượng ở một số công ty khai thác quặng sắt ở nước ngoài. Dự báo, lượng quặng sắt đến các cảng của Trung Quốc có thể giảm đáng kể trong tháng 11, trong khi tình trạng tắc nghẽn cảng vẫn ở mức tương đối cao. Do đó, giá quặng sắt ở Trung Quốc khó có khả năng giảm mạnh do sản lượng thép ở nước này đã xuống mức thấp. Biểu đồ 5: Diễn biến tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc (Nguồn: SteelHome). 12 THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC THÁNG 10/2021 Vào ngày 26/10, giá quặng sắt nhập khẩu (62%) tăng 2,7 USD lên 120,9 USD/tấn so với mức giá ngày 30/9. Giá quặng sắt 65% Fe sản xuất trong nước tăng 3,6% lên 1099 nhân dân tệ/tấn (170 USD/tấn). Giá quặng sắt của Trung Quốc sẽ tiếp tục dao động với biên độ hẹp, triển vọng giá quặng sắt 62% ở mức 110 - 140 USD/tấn trong tháng 11. Biểu đồ 6: Diễn biến giá quặng sắt (Nguồn: SteelHome. Đơn vị: CNY/tấn). Biểu đồ 7: Diễn biến xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil tới Trung Quốc (Nguồn: SteelHome. Đơn vị: CNY/tấn). 13 THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC THÁNG 10/2021 Sự chung tay của chính phủ đối với nguồn cung và giá than nhiệt đã đem lại một số ảnh hưởng. Trong một tuyên bố của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 19/10, giá than sẽ được can thiệp bằng mọi cách để có điều chỉnh hợp lý. Ngày 22/10, NDRC đã tổ chức cuộc họp, nghiên cứu các biện pháp chi tiết nhằm chấm dứt hoạt động đầu cơ kinh doanh than và bình ổn giá than. Từ ngày 19/10, giá than nhiệt điện tại Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh. Hiện tại, lượng than tồn kho tại các nhà máy điện là 117 triệu tấn, nguồn cung cũng sụt giảm. Đến ngày 29/10, xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC và phôi thép từ khu vực CIS là 770 USD/tấn và 665 USD/tấn (FOB), so với giá quy đổi của HRC tại Thượng Hải và phôi thép ở thành phố Đường Sơn là 840 USD/tấn và 767 USD/tấn. Theo nhận định của chúng tôi, các doanh nghiệp thép có thể kiểm soát nhịp độ sản xuất từ nửa cuối tháng 11 và luân chuyển sang dòng sản phẩm có lợi nhuận cao hơn, nhà đầu tư tham gia trên thị trường phái sinh có thể mở vị thế mua các hợp đồng có xu hướng tăng ở mức giá thích hợp.
    ...........................
    THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM
    1. Sản lượng và tiêu thụ thép Việt Nam

    Sau thời gian dài tạm dừng hoạt động (từ cuối tháng 4) do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các công trình xây dựng, dân dụng tại khu vực phía Nam được tái khởi động trở lại. Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết tình hình sản xuất - bán hàng thép xây dựng tháng 10 đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2020. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng đạt 1.058.773 tấn, tăng 42,28% so với tháng 9/2021 và tăng 2,2% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng đạt 1.181.279 tấn, tăng 38,43% so với tháng trước và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng đầu năm 2021, Sản xuất thép xây dựng đạt 10.264.715 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng đạt 10.010.306 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.822.677 tấn, tăng 54,9% so với cùng kì năm 2020. Tồn kho thời điểm 31/10/2021 là 653.521 tấn. Đây là mức tồn kho tương đối thấp để các doanh nghiệp tiêu thụ gối đầu trong các tháng tiếp theo. Đối với sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 618.860 tấn tăng 4,51% so với tháng 9 và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng đạt 557.805 tấn, tăng 5,83% so với tháng trước và tăng 67,6% so với cùng kỳ 2020. Bảng 3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm tháng 9/2021 (Nguồn: VSA). 15 THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM THÁNG 10/2021 Trong 10 tháng đầu năm, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 5.935.501 tấn, tăng 75,4% so với cùng kỳ; Bán hàng thép cuộn cán nóng đạt 5.938.433 tấn, tăng 86% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 1.104.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (KL & SPM) của các thành viên Hiệp hội trong tháng 10 ghi nhận kết quả khí tích cực khi đạt 526.292 tấn, tăng 6,59% so với tháng 9/2021, và tăng 37,7%so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng đạt 511.588 tấn, ngang mức so với tháng trước, và tăng 55,9% so với cùng kỳ 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 306.604 tấn, tăng 83% so với cùng kỳ 2020. 10 tháng đầu năm 2021, sản xuất tôn mạ KL & SPM của các thành viên VSA đạt 4.882.649 tấn, tăng 36,9% so với cùng kỳ 2020; bán hàng đạt 4.425.861 tấn, tăng 38,7% mức cùng kỳ2020 trong đó xuất khẩu đạt 2.773.851 tấn, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. VSA cho biết tôn mạ kim loại & SPM là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng bán hàng tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020. Đáng chú ý, trong tháng 10, sản xuất ống thép của các thành viên VSA đạt 243.031 tấn, tăng 45,58% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020; Bán hàng đạt 264.049 tấn, tăng 56,17% so với tháng trước, và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ống thép hàn đạt 18.688 tấn, tăng 14,6% so với tháng 9/2021 nhưng giảm 11,3% so với tháng cùng kỳ 2020. 10 tháng đầu năm 2021, sản xuất đạt 2.226.131 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Bán hàng đạt 2.306.087 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2020, trong đó lượng xuất khẩu đạt 203.582 tấn, giảm 14,1% so với cùng kỳ 2020. 2. Giá thép trong nước
    Trong tháng 10, thị trường thép toàn cầu ảnh hưởng bởi biến động giá quặng, than Coke và sắt thép phế liệu, ngoại trừ quặng sắt. Do đó, giá bán thép trong nước điều chỉnh do giá một số loại nguyên liệu tăng. Giá thép xây dựng vẫn giữ mức bình quân khoảng 16.800-17.050 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể. Giá thép phế nội địa tăng 200-500 đồng/kg giữ mức 11.000 đến 11.300 đồng/Kg, đặc biệt Shengli (phía Bắc) là 12.600 đồng/kg; Giá phế nhập khẩu giữ mức 552 USD/tấn cuối tháng 10/2021. Giá phôi nội địa tăng mạnh khoảng 300 đồng/kg đến 400 đồng/kg, giữ giá ở mức 15.400 đồng/kg đến 15.900 đồng/kg cuối tháng 10/2021. 16 THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM THÁNG 10/2021 a. Nhập khẩu Theo số liệu của VSA, trong tháng 9, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt gần 814.000 tấn với kim ngạch đạt 934 triệu USD, giảm 3,23% về lượng nhưng tương đương trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 19,55% về lượng nhưng tăng 48,2% về giá trị. Tính chung 9 tháng đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 9,68 triệu tấn với trị giá hơn 8,67 tỷ USD, giảm 5,93% về lượng nhưng tăng 43,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 236 triệu USD trong 9 tháng. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 4,46 triệu tấn, với trị giá nhập khẩu hơn 3,77 tỷ USD, chiếm 46,08% tổng lượng thép nhập khẩu và 43,56% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Các quốc gia tiếp theo cung cấp thép cho Việt Nam: Nhật Bản (13,91%), Hàn Quốc (13,63%); Ấn Độ (11,18%) và các quốc gia khác. b. Xuất khẩu Tháng 9, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,356 triệu tấn, giảm 11,74% so với tháng trước nhưng tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,404 tỷ USD giảm % so với tháng 8/2021 và tăng hơn 1,58 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 9,687 triệu tấn, với trị giá đạt hơn 8,67 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu thép các loại sang Biểu đồ 9: Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam qua các năm (Nguồn: VITIC, Tổng cục Hải quan). 17 THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM THÁNG 10/2021 Trung Quốc đạt 2,12 triệu tấn tương đương với trị giá 1,32 tỷ USD, giảm 16,25% về lượng nhưng tăng 26,8% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 15,64% tỷ trọng xuất khẩu thép 9 tháng năm 2021 của Việt Nam. ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt 3 triệu tấn, tương đương với trị giá 2,34 tỷ USD, giảm 1,68% về lượng xuất khẩu nhưng tăng 41,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 3. Dự báo Theo VSA, tình hình bán hàng thép xây dựng quý IV dự kiến sẽ có triển vọng khả quan hơn. Xét thị trường tiêu thụ thép dài tại Việt Nam thì nhu cầu thực sự lớn cho công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công rất lớn. Vừa khi Nhà Nước kiểm soát tốt dịch COVID-19 và cho phép mở giãn cách các vùng miền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, ngành hàng tái hoạt động bình thường lại. Các yếu tố trên khiến ngành xây dựng hoạt động tốt từ đầu tháng 10, nhu cầu thép tăng trở lại, các nhà máy đều tăng lượng hàng cung cấp cho thị trường. Biểu đồ 10: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 (Nguồn: VITIC). 18 THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM THÁNG 10/2021 Còn theo phân tích của SSI Research đầu tháng 11, nhận định về giá thép thời gian tới cần đánh giá từ hai phía cung cầu trên thị trường. Chuyên gia SSI cho rằng trong dài hạn, nguồn cung sẽ hồi phục và tăng trở lại dù Trung Quốc đang kiểm soát sản lượng thép. Hiện nay, giá thép cao cũng thúc đẩy các doanh nghiệp tại Đông Nam Á lên kế hoạch đầu tư nâng công suất. Về nguồn cầu thép sẽ có xu hướng tiêu cực. Khủng hoảng chất bán dẫn ảnh hưởng một số ngành công nghiệp. Đồng thời, đà lao dốc của thị trường bất động sản lớn như Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực xây dựng và tác động đến nhu cầu thép. Cầu thép của Trung Quốc đã giảm 10% và dự báo tiếp tục giảm. Điểm tích cực với thị trường thép trong nước là trong hai năm tới không có dự án sản xuất thép lớn, do đó, nguồn cung thép sẽ không tăng mạnh. Trong tháng 10, giá thép khu vực giảm nhưng giá thép Việt Nam vẫn tăng 4-5% do nhu cầu phục hồi sau giãn cách. Tuy nhiên, thông thường, giá thép Việt Nam sẽ biến động đồng pha với thế giới.
    .........
    1. Chính sách của Việt Nam
    Tính đến ngày 31/10/2021, Việt Nam chủ yếu rà soát các vụ việc như AD01, AD02, AD03, AD04 và ra quyết định áp dụng biện pháp CBPG chính thức đối với vụ việc AD12; Ngày 09/09/2021, Bộ Công Thương ban hành 06 Quyết định bổ sung miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG năm 2021 đối với các vụ việc AD01 (thép không gỉ cán nguội) và AD04 (thép phủ màu). Đối với các vụ việc kháng kiện: Philippines dừng điều tra 3 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam; Mexico nhận đơn điều tra CBPG thép tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày 13/10/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2301/QĐBCT và Thông báo kèm theo về việc tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc.
    - Australia thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá đối với ống đồng từ Việt Nam
    Ngày 29/10/2021, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã ban hành Kết luận điều tra sơ bộ đối với vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ống đồng được nhập khẩu từ Việt Nam. Được biết, Australia khởi xướng điều tra vụ việc vào ngày 15/06/2020 và kết luận rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam không bán phá giá (do có biện độ bán phá giá không đáng kể) và đề nghị chấm dứt điều tra đối với Việt Nam. Kết quả này nhiều khả năng sẽ được duy trì tại Kết luận điều tra cuối cùng của ADC. Ở giai đoạn tiếp theo, ADC dự kiến hoàn thành Kết luận điều tra cuối cùng và báo cáo Bộ trưởng phụ trách Công nghiệp, Năng lượng và Giảm phát thải (Bộ trưởng) muộn nhất vào 13/12/2021. Bộ trưởng sẽ quyết định về việc áp thuế hoặc không áp thuế Chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng ống đồng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của ADC.
    ........
    2. Chính sách của các nước trên thế giới
    - EU chấm dứt tranh chấp thương mại liên quan đến thép và nhôm

    Ngày 30/10, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo xác nhận nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí giải quyết tranh chấp thương mại song phương dai dẳng liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm, qua đó tránh được nguy cơ EU áp thuế trả đũa đối với môtô, rượu whishkey và các sản phẩm khác nhập khẩu từ Mỹ. Theo Bộ trưởng Raimondo, thỏa thuận trên sẽ bảo lưu Chương 232 trong quy định về thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm - vốn được áp dụng từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ cho phép nhập khẩu số lượng hạn chế các sản phẩm của EU vào thị trường Mỹ và hỗ trợ cả hai nền kinh tế đối phó với "thách thức chung" xuất phát từ tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trên toàn cầu, chủ yếu do Trung Quốc gây ra.
    - Trung Quốc: Thêm nhiều nhà máy thép phải giảm sản lượng trong mùa đông
    Trung Quốc mới đây đã yêu cầu thêm nhiều nhà máy thép ở miền Bắc nước này cắt giảm sản lượng trong khoảng thời gian từ 15/11/2021 - 15/3/2022 để đảm bảo đạt mục tiêu giảm sản lượng thép nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bộ Công nghiệp và Môi trường Trung Quốc ngày 13/10 thông báo các nhà máy thép phải tuân thủ kế hoạch cắt giảm sản lượng trong thời gian từ nay đến cuối năm để đảm bảo sản lượng không vượt quá mức của năm ngoái; đồng thời yêu cầu các nhà máy trong giai đoạn 1/1 đến 15/3/2022 phải cắt giảm sản lượng thép không dưới 30% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc – nước sản xuất thép lớn nhất thế giới - đã sản xuất 733,02 triệu tấn thép, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2020. Những yêu cầu mới này sẽ áp dụng cho các nhà máy thép trong chiến dịch chống ô nhiễm tập trung vào 28 thành phố ở thủ đô Bắc Kinh và các khu vực lân cận, cũng như 8 thành phố khác ở Sơn Đông và Hà Bắc – những khu vực chiếm hơn 40% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc năm 2020. Để thực hiện lộ trình giảm lượng khí thải, Trung Quốc đã cam kết hạn chế phát triển các lĩnh vực gây ô nhiễm cao và sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm thép, nhằm đạt mục tiêu về lượng khí phát thải. Theo đó, mục tiêu giữ sản lượng thép thô trong năm nay ở mức không vượt quá 1,065 tỷ tấn của năm 2020 Các nhà máy thép trong khu vực, đặc biệt là những nơi sản xuất thép bằng công nghệ lò cao, sẽ được lệnh cắt giảm sản lượng dựa trên mức khí phát thải của họ. Mặc dù các nhà máy sử dụng lò 21 CHÍNH SÁCH THÁNG 10/2021 điện hồ quang có thể thực hiện các biện pháp tự nguyện để giảm lượng khí thải, nhưng vẫn phải đảm bảo sản lượng thép của họ không cao hơn so với cùng kỳ năm trước. "Chính quyền địa phương được yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ bằng cách thực hiện các biện pháp hỗ trợ kinh tế cho các doanh nghiệp", thông báo của Bộ Môi trường cho biết. Theo đó, chính quyền các địa phương phải chịu trách nhiệm đảm bảo các cơ sở sản xuất phải được yêu cầu đóng cửa phải đóng cửa và việc cắt giảm sản lượng phải được thực thi.
    Last edited: 27/11/2021
    Tinhledt đã loan bài này
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ...................
    Phân tích các doanh nghiệp trong ngành @};-
    ........................
    Hòa Phát tiếp tục báo lãi kỷ lục Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết lợi nhuận sau thuế quý III vừa qua đạt 10.351 tỷ đồng, tăng trưởng 173% so với cùng kỳ 2020 và cũng là lần đầu tiên đại gia ngành thép này lãi trên 10.000 tỷ trong một quý. Doanh thu thuần tăng gần 57% lên 38.674 tỷ đồng. Biên lãi gộp và lãi thuần quý III vừa qua lần lượt là 30,5% và 26,6%, giảm nhẹ so với quý II nhưng vẫn là mức cao thứ 2 kể từ năm 2016 trở lại đây nhờ hiệu quả hoạt động theo quy mô. Biểu đồ 10: Biên lợi nhuận hợp nhất hàng quý của Hòa Phát (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ Hòa Phát). 23 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 Sản lượng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát đạt khoảng 610.000 tấn trong quý III, tăng 165% so với mức thấp cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 8% so với quý liền trước do dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước đối với dòng sản phẩm thép dẹt thành phẩm, nhất là ống thép. Tuy nhiên, giá bán HRC tăng 105% so với cùng kỳ và tăng 25% so với quý trước do công ty chốt giá hợp đồng hai tháng trước khi giao. Mức giá cao chốt trong khoảng tháng 5 và tháng 6 giúp kết quả kinh doanh quý III tăng mạnh. Chứng khoán HSC cho biết giá thép xây dựng và HRC trung bình quý III năm nay tăng lần lượt 50,6% và 94,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu tôn cũng là một động lực giúp Hòa Phát tăng trưởng kết quả kinh doanh. Trong 9 tháng đầu năm, khoảng 65% sản lượng tôn mạ của tập đoàn được bán ra nước ngoài, tỷ lệ xuất khẩu của riêng tháng 9 lên tới 86%. Biểu đồ 11: Kết quả kinh doanh hàng quý của Hòa Phát (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ hoaphat.com.vn). 24 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 Trong tháng 10 vừa qua, Hòa Phát tiêu thụ tổng cộng 968.000 tấn thép các loại, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 31% so với tháng liền trước. Đây là mức tiêu thụ cao thứ 2 trong lịch sử của Hòa Phát, chỉ sau con số kỷ lục của tháng 3 năm nay. Trong đó, thép xây dựng đóng góp nhiều nhất với 467.000 tấn, tăng 87%. Tập đoàn cũng đã hai lần tăng giá bán trong tháng 10. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt trên 200.000 tấn, tăng 16% so với tháng 9. Tiêu thụ ống thép cũng tăng 85% so với tháng liền trước, ghi nhận 72.000 tấn. Theo Chứng khoán HSC, khi các biện pháp phong tỏa dần được nới lỏng, sản lượng bán hàng thép nhiều khả năng sẽ cải thiện sau khi bị dồn nén trong những tháng qua. Bên cạnh đó, các đại lý bán thép thường có xu hướng tích trữ hàng tồn kho trong giai đoạn giá tăng. Cả hai lý do này sẽ khiến nhu cầu thép xây dựng trên thị trường nội địa không chỉ tăng trong tháng 10 mà còn tăng đến cuối năm, vốn là mùa cao điểm của ngành thép. Biểu đồ 12: Tổng tiêu thụ sản phẩm thép của Hòa Phát (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ Hòa Phát. VSA. Đơn vị: nghìn tấn). 25 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021
    .................
    Lợi nhuận và biên lãi thuần của Hoa Sen đều suy giảm so với quý trước Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cho biết trong quý III/2021 (tức quý IV theo niên độ tài chính của Hoa Sen) sản lượng tiêu thụ ước đạt gần 600.000 tấn, doanh thu khoảng 15.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 940 tỷ đồng, lần lượt tăng 9%, 89% và 109% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên khi so với quý liền trước, lãi sau thuế đã sụt 45%. Biên lợi nhuận thuần cũng vì vậy mà giảm từ 13,1% xuống còn 6%. Chứng khoán HSC ước tính giá bán bình quân trong quý vừa qua đã tăng 78,3% so với cùng kỳ năm ngoái và 40,7% so với quý trước, lên 28,2 triệu đồng/tấn. Giá bán của Hoa Sen tăng mạnh chủ yếu do giá toàn cầu lên cao và tỷ trọng xuất khẩu tăng. Mặc dù vậy, chi phí hoạt động của tập đoàn tăng do các biện pháp phong tỏa. Hoa Sen đã phải vận hành cơ sở sản xuất dưới điều kiện đáp ứng các yêu cầu giãn cách của Chính phủ từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9 do dịch COVID-19 bùng phát lần 4. Biểu đồ 13: Kết quả kinh doanh hàng quý của Hoa Sen (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ Hoa Sen. Niên độ (NĐ) tài chính của Hoa Sen bắt đầu từ ngày 1/10 và kết thúc vào 30/9). 26 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 Chi phí bán hàng tăng mạnh do tỷ trọng xuất khẩu trên tổng doanh thu tăng, cùng với đó là phí vận tải lên cao do tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu. Các khoản mục tồn kho và phải thu của Hoa Sen lên đỉnh mới vào ngày cuối tháng 9/2021 sau khi suy giảm trong đợt tái cấu trúc cuối năm 2018 – đầu 2019. Mặc dù vậy, lãi vay toàn niên độ 2020-2021 được kiểm soát ở mức 355 tỷ đồng, dưới 1% doanh thu thuần và thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 10 vừa qua, Hoa Sen tiêu thụ 175.300 tấn tôn mạ, tăng 24% so với cùng kỳ 2020 nhưng giảm nhẹ so với tháng liền trước. Sản lượng ống thép đạt gần 34.700 tấn, tăng 55% so với tháng liền trước.
    .....
    Nam Kim: Xuất khẩu là động lực tăng trưởng CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) cho biết doanh thu và lãi sau thuế quý III đạt lần lượt 7.531 tỷ và 607 tỷ, cao gấp 2,2 lần và 7,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Theo Chứng khoán HSC, sản lượng xuất khẩu đóng góp 81% tổng sản lượng tiêu thụ trong quý III vừa qua, tăng đáng kể so với mức 47% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng tiêu thụ trong nước giảm tương ứng từ 53% còn 19%. Biểu đồ 14: Sản lượng tiêu thụ tôn mạ hàng tháng năm 2021 (Nguồn Song Ngọc tổng hợp từ VSA. Đơn vị: tấn). 27 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép sẽ giảm trong nửa cuối năm 2021 từ mức so sánh cao của quý II. Nguyên nhân là giá thép cuộn cán nóng (HRC, nguyên liệu để làm tôn mạ và ống thép) đã điều chỉnh nhẹ từ mức 1.000 USD/tấn vào tháng 5 xuống ổn định quanh mức 900 USD/tấn. Theo Chứng khoán HSC, Nam Kim phải trích lập dự phòng hàng tồn kho HRC 167 tỷ đồng, dẫn tới tăng giá vốn hàng bán. Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng tăng do các biện pháp phong tỏa. Vì vậy, biên lãi gộp của Nam Kim giảm từ 18,6% còn 17,2%, kéo theo lợi nhuận ròng quý III giảm 28% so với quý liền trước mặc dù doanh thu thuần vẫn tăng 7,4%. VCSC cho rằng đà tăng của giá thép trong 6 tháng đầu năm 2021 sẽ hạ nhiệt rồi ổn định ở mức cao, khiến biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép sẽ đảo chiều trong 6 tháng cuối năm 2021. Tháng 10 vừa qua, Nam Kim tiêu thụ lần lượt khoảng 94.500 tấn tôn mạ và và 7.200 tấn ống thép. Biểu đồ 15: Sản lượng tiêu thụ ống thép trong 13 tháng qua (Nguồn: Song Ngọc tổng hợp từ VSA. Đơn vị: tấn). 28 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp thép khác: CTCP Đầu tư và Thương mại SMC (Mã: SMC) thông báo lãi sau thuế 129 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Doanh thu hơn 4.100 tỷ, tương đương quý III năm ngoái. CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco - Mã: TIS) ghi nhận doanh thu thuần 9.634 tỷ đồng, tăng 37,5% so cùng kỳ. Lãi sau thuế 113 tỷ, cao gấp 7 lần. CTCP Thép Mê Lin (Mã: MEL) báo cáo doanh thu giảm 19% còn 196 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế vẫn đạt 18,7 tỷ, gấp hơn 10 lần quý III/2020. Trong báo cáo giải trình, Thép Mê Lin cho biết công ty đã tiết giảm chi phí bán hàng và lãi vay, đồng thời tận dụng được nguồn hàng tồn kho giá rẻ trong khi giá thép tiêu thụ tăng cao. CTCP Thép Tiến Lên (Mã: TLH) ghi nhận doanh thu thuần hơn 909 tỷ đồng, nhích lên chưa đầy 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 105,5 tỷ đồng, cao gấp 8,3 lần quý III năm ngoái. Biểu đồ 16: Biên lợi nhuận của một số doanh nghiệp lớn ngành thép (Nguồn: Đức Quyền tổng hợp từ báo cáo tài chính. Đơn vị: %). 29 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÁNG 10/2021 CTCP Thép Vicasa - VNSteel (Mã: VCA) báo lãi sau thuế giảm 48% còn chưa đầy 2 tỷ đồng. Công ty lý giải nguyên nhân là dịch COVID-19 cùng với phong tỏa kéo dài trong quý III làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 24% so với quý III/2020, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào tăng lên. CTCP Thép Thủ Đức (Mã: TDS) ghi nhận lỗ ròng gần 644 triệu đồng trong khi quý III năm ngoái có lãi 2,2 tỷ.
    Tinhledt đã loan bài này
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ............................
    Ngành thép: Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh 55-110% so với cùng kỳ, nhu cầu nội địa có sự phục hồi trong tháng 10 nhờ nới lỏng giãn cách
    26Nov
    Tin Tức Khác, Truyền Thông
    [​IMG]

    Tiêu thụ thép trong tháng 10 tăng mạnh so với cùng kỳ do tiêu thụ nội địa phục hồi ở các mảng thép chính sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đặc biệt ở miền Nam.
    Ghi nhận ngành thép từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tổng tiêu thụ thép lũy kế 10 tháng tăng trưởng mạnh, chủ yếu nhờ sản lượng xuất khẩu cao ở cả tôn mạ và thép xây dựng. Cụ thể, ngành thép (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) sản xuất 17,4 triệu tấn thép, tiêu thụ 16,7 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 4,8 triệu tấn, tăng lần lượt 11,4%, 9,7% và 75,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đáng chú ý, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ tăng lần lượt 54,9% và 109,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, do ngành xây dựng trong nước chậm lại, tiêu thụ thép xây dựng trong nước giảm 6,1%. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa cũng giảm 11,5%.

    Tiêu thụ thép trong tháng 10 tăng mạnh so với cùng kỳ do tiêu thụ nội địa phục hồi ở các mảng thép chính sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, đặc biệt ở miền Nam.

    Ở mảng thép xây dựng, sản lượng tiêu thụ đã phục hồi khi cả sản lượng xuất khẩu và nội địa đều tăng trưởng cao. Sản lượng bán hàng đạt khoảng 1,2 triệu tấn, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng khi đạt 252.600 tấn trong tháng 10.

    Tại thị trường nội địa, các nhà bán lẻ cố gắng tích trữ hàng tồn kho sau khi bị gián đoạn vận chuyển liên vùng trong những tháng trước. Mặt khác, giá thép tăng thúc đẩy tâm lý tích trữ hàng của các nhà bán lẻ.

    [​IMG]

    Do đó, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái lên 928.700 tấn trong tháng 10, cao hơn đáng kể so với mức 636.000 tấn trong tháng 9. Tuy nhiên, VDSC cho rằng sản lượng bán trong nước có thể sẽ có sự điều chỉnh trở lại mức bình thường trong tháng 11.

    Thị trường trong nước phục hồi đã thúc đẩy doanh số ống thép tăng mạnh và hỗ trợ sản lượng tiêu thụ tôn mạ duy trì ở mức cao. Các nhà sản xuất ống thép bán được khoảng 264.000 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ tôn mạ tại thị trường nội địa tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 205.000 tấn trong tháng 10. Sản lượng xuất khẩu giảm từ 378.000 tấn trong tháng 9 xuống 307.000 tấn trong tháng 11, nhưng vẫn cao hơn 79% so với cùng kỳ.

    Giá thép ống và thép phủ vẫn ổn định kể từ tháng 8, tuy nhiên, một số nhà sản xuất ống thép đã bắt đầu giảm giá bán khoảng 1,2%.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Nguồn CafeF
    https://smc.vn/nganh-thep-xuat-khau...uc-hoi-trong-thang-10-nho-noi-long-gian-cach/
    Tinhledt đã loan bài này
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..........
    Báo cáo ngành vật liệu xây dựng từ VIRAC Research cho biết: Dự báo giá xi măng, thép xây dựng sẽ tăng tiếp trong năm 2022. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà ở và không để ở dự kiến đạt 7,9% trong năm 2021, cao hơn 1,7% so với con số tăng trưởng 6,2% ước tính cho năm 2020. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng tăng trưởng dân số 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng.

    Giá thép trong nước cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng tăng giá của giá thép thế giới: Nhu cầu nhập khẩu sắt, thép của Trung Quốc tăng đã tác động tăng giá sắt, thép toàn cầu. Ngoài ra, tại châu Âu và Mỹ, việc thiếu hụt nguồn cung sắt, thép do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời gian giao hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kéo dài cũng là nguyên nhân chính khiến giá sắt, thép tăng mạnh.
    --- Gộp bài viết, 27/11/2021, Bài cũ: 27/11/2021 ---
    .......
    Về TA: Các cổ phiếu dòng Thép đa phần đã hình thành Mô hình 2 đáy (chữ W) rõ ràng nhất theo thứ tự là: TLH, SMC, TVN, NKG, HSG, HPG...@};-
    =) Thép đã tạo đáy thành công tiếp tục chinh phục những chân trời mới. :drm
    XmarKien thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này

Chia sẻ trang này