THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI HAY CHỈ ĐẢO CHIỀU? - Bắt đầu từ THỨ 2 tuần sau mọi người sẽ tranh nhau bán - GIÁ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi suhaobapcai, 30/03/2007.

2314 người đang online, trong đó có 925 thành viên. 17:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3670 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. sinhkhi

    sinhkhi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ anh em ttvnol nên lập 1 topic để bầu chọn những tờ báo lá cải và nhà báo củ đậu đồng thời tôn vinh những người viết báo về TTCK có tài năng và đạo đức.
  2. suhaobapcai

    suhaobapcai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Đã được thích:
    70
    Ok, mình ủng hộ ý tưởng của bạn
    Mấy hôm trước thị trường down cũng 1 phần là do các anh nhà báo mới vào nghề đây mà
  3. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chán cái bọn nhà báo, lên cũng nói được mà xuống cũng nói được. Thôi việc của họ mà
  4. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
  5. kiucsaigon

    kiucsaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Kẻ ngoài cuôc và tư duy phản biện Việc đẩy mạnh mảng thông tin về thị trường chứng khoán trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Và điều này cũng đặt ra những vấn đề mới về vai trò của thông tin đại chúng.

    Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, vai trò cầu nối thông tin giữa thị trường và nhà đầu tư của các phương tiện truyền thông đại chúng rất quan trọng. Tuy nhiên, mức độ niềm tin của nhà đầu tư vào các thông tin do những đơn vị truyền thông cung cấp thường quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy, thách thức của một đơn vị truyền thông là xác lập niềm tin hợp lý từ phía những người sử dụng thông tin của mình.




    Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thường rất xem trọng các thông tin trên báo chí.



    Khái niệm ?oniềm tin?



    Nếu ai đã hoặc đang là nhà đầu tư chứng khoán, có thể người đó đã từng hoặc sẽ có một lúc nào đó tỏ ra bực bội khi đọc hoặc nghe một thông tin phân tích thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng mà theo bản thân mình là ?olá cải?, được đưa ra bởi những người ?okhông biết có đầu tư chứng khoán không mà viết lung tung?. Tâm lý này sẽ lại càng phổ biến trong những trường hợp thị trường đang nóng lên rất nhanh và rất lạc quan, lại có ai đó đứng ra bảo ?othị trường đang tiềm ẩn rủi ro?. Đây chính là một mặt trong lý thuyết về ?ocảm xúc trong thị trường tài chính? (emotions in finance), thể hiện sự thiếu ?oniềm tin? của các nhà đầu tư đối với những tin tức không được tốt đẹp lắm mà phương tiện truyền thông đưa ra. Rủi thay, đôi khi, những người dám đứng ra ?othọc gậy bánh xe? đầu tiên này lại đúng, ví dụ như trường hợp một số tờ báo như Time, Newsweek, New York Times và The Guardian đăng các bài viết thể hiện sự nghi ngờ về ?ocơn sốt công ty dotcom? vào những năm cuối thế kỷ 20. Thế nhưng, nhiều bài báo tiên phong và quyển sách mang tính đột phá lúc đó - ?oIrrational Exuberance?, cũng chẳng được tán thưởng ngay là cảnh báo đúng, mà đã bị thị trường cho là góp phần gây ra sự sụp đổ của các công ty ?odotcom? bắt đầu từ đầu năm 2000. Đây là một mặt của tâm lý thiếu niềm tin và thiếu thiện cảm đối với một số bài viết mang tính đi ngược thị trường.



    Ngược lại, đôi khi công chúng đầu tư lại đặt niềm tin rất lớn vào những bài viết mà nguồn thông tin không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của những bài viết mang tính đẩy giá cổ phiếu, ?omarketing? giúp cho một công ty nào đấy, nhằm mục đích trục lợi riêng cho bản thân tờ báo hay công ty truyền thông đó, cho người viết bài báo; hay đơn thuần là do tác giả bài viết đã không kiểm chứng một cách nghiêm túc các thông tin. Kết quả là có những cổ phiếu không đáng giá nhưng đã được giới truyền thông góp tay thổi phồng thành những cổ phiếu ?onóng sốt?.



    Trong lịch sử thị trường tài chính thế giới, cụ thể là của Mỹ và châu Âu, nhiều trường hợp còn phức tạp hơn rất nhiều, khi mà các công ty truyền thông (trong đó có những công ty cực kỳ nổi tiếng và rất uy tín) do một tập đoàn nào đấy sở hữu, và hành động vì lợi ích của tập đoàn và ban biên tập, với những kỹ thuật dẫn dắt thị trường bằng thông tin rất tinh vi. Chính vì điều này mà xuất hiện một số nhà đầu tư trên thị trường quốc tế thường luôn tỏ ra nghi ngờ khi có một công ty công bố những thông tin rất tốt và được báo chí và các nhà phân tích đánh giá rất tích cực. Đây được gọi là hành vi phản ứng không đầy đủ với tin tức - ?ounder-reaction?. Hiện tượng ấy, e rằng cũng sẽ lan đến Việt Nam.



    Người đứng ngoài với tư duy phản biện

    Vai trò của giới chuyên gia phân tích sẽ ngày càng thể hiện rõ trên các thị trường tài chính đang phát triển, vì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được điều gì đang diễn ra. Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích và nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin giúp các phóng viên giải thích hành vi thị trường trong bài báo của họ, đồng thời là nguồn tư vấn mua/bán ?ođáng tin cậy? (một lợi thế cạnh tranh mà các hãng tin tài chính tìm kiếm). Tuy nhiên, quan điểm và tư vấn về thị trường của những chuyên gia phân tích này, ở góc độ nào đó, không thể lúc nào cũng khách quan. Họ hoàn toàn có thể thông qua phương tiện truyền thông để dẫn dắt sai thị trường.



    Một nguồn thông tin quan trọng khác cho các phóng viên tài chính đến từ bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng của các công ty (bộ phận PR). Như vậy, giới truyền thông trên thị trường tài chính đang đứng trước một hệ thống quan hệ: họ cần thông tin từ các nhà phân tích, họ cần thông tin (và cả hợp đồng quảng cáo) từ các bộ phận PR của doanh nghiệp, nhưng họ cũng cần phải có nhiều công chúng đầu tư tin tưởng và mua báo hay xem tin tức của họ, nghĩa là tin tức của họ phải vừa đáng tin cậy, lại vừa phải có nét độc đáo riêng.



    Trong bối cảnh đó, tiêu chí đặt ra cho các phương tiện truyền thông là phải ?ochuyên nghiệp hóa? và ?ochủ động hóa? đội ngũ phóng viên về tài chính. Các phóng viên tài chính, dứt khoát không thể là ?odiễn viên chính? trong ?otrò chơi tài chính?, mà phải là ?ongười đứng ngoài? đưa tin về cuộc chơi. Mặt khác, những phóng viên này phải luôn duy trì tư duy phản biện thông tin, có thêm các ý kiến độc lập, phân tích chuyên sâu của riêng mình, thậm chí là lật ngược lại phân tích của người khác.



    Để làm được như vậy, phóng viên tài chính chuyên nghiệp cần phải là một người có kiến thức tốt và am hiểu về thị trường. Nhiều hãng tin tài chính lớn đã thuê những chuyên gia tài chính làm việc cho mình, và bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo phóng viên. Nếu phương tiện truyền thông nào làm được điều này, ?oniềm tin? của nhà đầu tư vào phương tiện truyền thông đó sẽ tăng lên, đặc biệt là qua những đợt biến động lớn của thị trường.
  6. kiucsaigon

    kiucsaigon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    Giảm nhiệt

    Sabam Siagian, cựu Đại sứ Indonesia tại Úc và hiện là thành viên Ban Biên tập nhật báo tiếng Anh hàng đầu The Jakarta Post, nói bên lề cuộc gặp The Asian Banker Summit diễn ra trong hai ngày đầu tuần này tại Jakarta rằng Việt Nam đang thay đổi nhanh, nhất là thị trường chứng khoán. ?oChứng khoán phát triển là dấu hiệu tốt, nhưng nóng quá. Chúng tôi thường xuyên đưa tin về thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi trích nguồn chủ yếu của Bloomberg và Reuters?. ?oTuần này chứng khoán TPHCM không còn nóng nữa? - tôi trả lời. ?oThế à?? - ông hơi ngạc nhiên. Giới đầu tư bên ngoài chưa kịp cập nhật tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi xuống.



    Màu đỏ trải rộng

    Năm ngoái Công ty Quản lý quỹ và Đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) chọn điểm rơi tháng 5-6 để tăng vốn điều lệ lần thứ nhất lên 500 tỉ đồng cho Quỹ VF1. Số tiền được giải ngân ngay sau đó vào lúc mà giá cổ phiếu cả niêm yết và OTC đều rớt mạnh, chỉ số VN-Index rơi từ 635 điểm ngày 25-4-2006 xuống dưới 400 điểm đầu tháng 8-2006. VF1 đã mua chứng khoán ở mức giá đáy và vài tháng sau khi thị trường ?obùng nổ?, họ đã là quỹ đầu tư thành công nhất ở Việt Nam năm 2006. Năm nay VF1 dự tính đi lại lối mòn cũ khi vừa có giấy phép tăng vốn đợt hai lên 1.000 tỉ đồng. Họ đang chuẩn bị cho đợt giải ngân mới. Liệu họ có lặp lại thành công?



    Thị trường đang cho thấy những chuyển động ngầm, báo hiệu khả năng giảm nhiệt trung - dài hạn khi mùa mưa đến. Những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm đã bán cổ phiếu, kể cả một số cổ phiếu hàng hiệu. Những người trường vốn cũng chỉ giữ lại một hai chứng khoán, mà theo nhận định của họ là hiệu quả nhất, và sẵn sàng nắm giữ từ sáu tháng trở lên. Trong khi đó lớp nhà đầu tư mới, đặc biệt những người tham gia thị trường từ sau Tết Âm lịch vừa rồi, vẫn còn ít nhiều hăm hở. Họ hy vọng cổ phiếu sẽ lên giá trở lại trong những tuần kế tiếp.



    Trên thực tế cổ phiếu trên sàn TPHCM (từ ngày 20-3-2007) đã qua sáu phiên rớt giá và càng ngày màu đỏ càng trải rộng hơn (đợt rớt giá dài hơi nhất của năm 2006 là 12 phiên liên tiếp). Trước mắt chỉ còn những công ty có kế hoạch tăng vốn lớn và hiệu quả kinh doanh ấn tượng mới có thể giữ cho cổ phiếu màu xanh. Trong số này, nổi lên HRC (Cao su Hòa Bình), BMC (Khoáng sản Bình Định) và SJS (Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà). HRC sau đợt chia cổ tức 60% bằng tiền mặt cho năm 2006, vừa quyết định chia cổ phiếu thưởng ở mức 80% (10 cổ phiếu được thưởng 8 cổ phiếu). BMC chắc chắc sẽ phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn và mở rộng đầu tư. Vốn điều lệ hiện hành của BMC chỉ có 13 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận năm ngoái lên tới hơn 18 tỉ đồng, chưa kể lợi nhuận của những năm trước để lại. Kế hoạch của BMC là tăng vốn lên 80 tỉ đồng theo quy định để trụ lại ở sàn TPHCM. SJS đã chia thưởng 1-3 trong tháng 1-2007 (1 cổ phiếu được thưởng 3 cổ phiếu và trả cổ tức chín tháng đầu năm 2006 15% bằng tiền mặt), vừa tiến hành đại hội cổ đông và thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu theo tỷ lệ 1-1 cho cổ đông hiện hữu với giá bán 20.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ mức vốn 50 tỉ đồng cuối năm ngoái, SJS sẽ có vốn điều lệ 400 tỉ đồng, tăng tám lần trong vòng chưa đầy 12 tháng. Tổng công ty Sông Đà đang tính toán giảm bớt tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ ở SJS từ 51% xuống dưới 40%, đồng thời lập một công ty kinh doanh bất động sản mới mang tên Đô thị Sông Đà.



    Khơi luồng thông tin

    Cơ quan quản lý thị trường và cả giới đầu tư đều có chung quan điểm một thị trường phát triển bền vững, ổn định không thể cứ tăng trưởng quá nóng với tốc độ tên lửa như những tháng vừa qua. Trong bối cảnh ?olửa? trên sàn chứng khoán giảm nhiệt từ từ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và Chính phủ, đã quyết liệt và công khai hơn trong điều hành thị trường theo hai hướng. Thứ nhất ráo riết đẩy nhanh việc thực hiện các quy định của Luật Chứng khoán và các thông tư hướng dẫn, điển hình là việc đăng ký công ty đại chúng. Ngày 26-3-2007 một văn bản thứ hai đã được gửi tới các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty sau khi việc tiến hành đăng ký công ty đại chúng diễn ra quá chậm. Một quan chức của UBCKNN nói rằng nếu tiến độ vẫn tiếp tục chậm, sẽ có những biện pháp mang tính ?othúc ép, cưỡng chế?. Hội nghị tập huấn công ty đại chúng đã được chuẩn bị. Đây sẽ là bước đầu tiên để đưa thị trường OTC vào vòng kiểm soát cần thiết.







    Bên cạnh đó Chính phủ thúc giục Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh việc lập cơ quan độc lập giám sát thị trường tài chính. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhân sự cho cơ quan này đã được lên khung. Cơ quan có thể được chuẩn y ra đời và hoạt động trong quí 2-2007.



    Thứ hai nguồn cung hàng hóa cho thị trường đang gia tăng mạnh mẽ. Một số lượng lớn hồ sơ xin tăng vốn của các công ty đủ điều kiện đã được chấp thuận. Điều không thể không ghi nhận là những ?ođại gia? liên tiếp khẳng định thông tin sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 8, 9-2007. Ít nhất là luồng thông tin về các đợt phát hành đã mở rộng hơn, cụ thể hơn, công khai hơn, giúp nhà đầu tư định hình rõ ràng nên bỏ vốn vào đâu, thời điểm nào, mức độ nào.



    ?oNhiệt độ? ở thị trường OTC cũng đang giảm theo nhiệt của sàn niêm yết. Dấu ấn rõ nét nhất là sự chững lại hoặc giảm giá của cổ phiếu ngân hàng. Các hồ sơ tăng vốn của các tổ chức tín dụng như Đông Á, Eximbank, VPBank... mặc dù đã được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương chuyển lên Ngân hàng Nhà nước trung ương, nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Ngân hàng Nhà nước đang siết chặt hơn việc tăng vốn của các ngân hàng.


    TBKTSG
    ----------
  7. suhaobapcai

    suhaobapcai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Đã được thích:
    70
    Tiếp đi bác

Chia sẻ trang này