★★★★★ Thị trường tuần 1/6: Giật mình vì trym lợn không ai lên tầu...★★★★★

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 30/05/2010.

272 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 05:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3770 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.222
    Tin xấu:
    - DJ đầy bất ổn, sự hưng phấn cao độ sau cú cover hàng của phe đánh xuống từ 10800 -> 10000 phiên 27/5 đã được thay thế bằng tâm lý lẩy bẩy cuối phiên 28/5 khi tin xấu từ các ngân hàng lớn tại Tây ban nha bắt đầu được loan báo...
    - Bán đảo Triều tiên đang căng thẳng cao độ, làn sóng rút tiền của các nhà đầu tư phương Tây tiếp tục với cường độ lớn...
    - Thanh khoản của các NHTM nội địa tiếp tục gia tăng căng thẳng khi ngày hết hạn tăng vốn 30/6 đã cận kề, lãi suất huy động tiếp tục đua tranh, lượng tiền vẫn đổ mạnh vào các kênh Gold, $ và BDS...
    - Tâm lý rã rời và mong muốn sự thanh thản trước giờ bóng lăn tại cực nam châu Phi xa xôi,...tất nhiên để thanh thản, không nhà đầu tư nào muốn cầm cổ phiếu trong một mùa hè cực kỳ nóng bức này...
    - Khủng hoảng tài chính tại châu Âu là một câu chuyện khác hẳn với khủng hoảng tại Mỹ, việc giải cứu và hồi phục gần như không tưởng khi tính thời lượng bằng năm (xem bài báo đính kèm)


    Tin tốt:

    - Khối nhà đầu tư ngoại quốc vẫn mạnh dạn giải ngân
    - Hai hội nghị "hội hè" liên quan đến tài chính được tổ chức tại VN..
  2. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.222
    Mỹ không phải Hy Lạp!
    [​IMG]

    Sự thật là Mỹ không phải Hy Lạp, và dù gì đi chăng nữa, bài học từ Hy Lạp không phải giống những gì bao lâu nay người ta lầm tưởng.



    Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp khiến một số người, những người đang phản đối cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe hay chờ đợi một lý do để dỡ bỏ hệ thống an sinh xã hội, rất rất vui mừng.



    Đâu đâu cũng thấy những bài bình luận giả bộ khách quan khẳng định rằng Hy Lạp hôm nay là tương lai của nước Mỹ trừ khi Mỹ thôi làm tất cả những gì đang rất cần thiết.
    Tuy vậy, sự thật là Mỹ không phải Hy Lạp, và dù gì đi chăng nữa, bài học từ Hy Lạp không phải giống như những gì đám người kia muốn dân chúng phải tin.


    Cả hai nước gần đây đều chịu thâm hụt ngân sách nặng nề, gần bằng nhau nếu tính theo phần trăm GDP.



    Tuy vậy thị trường lại đối xử rất khác: lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp cao hơn gấp đôi trái phiếu Mỹ, vì nhà đầu tư thấy có nhiều nguy cơ Hy Lạp sẽ không trả nợ hơn trong khi gần như không e ngại nước Mỹ sẽ bùng nợ.



    Vì sao vậy?


    Lý do thứ nhất là mức độ nợ của Mỹ, tức là số đã nợ trên số nợ vay mới, thấp hơn nếu tính theo phần trăm GDP. Thực tế là đáng lẽ nợ của Mỹ còn thấp hơn.



    Mỹ đã có thể thỏai mái đối phó với tình thế hiện nay hơn nếu không phải quá nhiều tiền đã bị phung phí để cắt giảm thuế cho người giàu hay gây chiến khắp thế giới. Nhưng Mỹ vẫn bước vào cuộc khủng hoảng lần này với vị thế tốt hơn Hy Lạp nhiều.


    Quan trọng hơn là Mỹ có đường hướng hồi phục kinh tế rõ ràng hơn, còn Hy Lạp thì không.
    Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng kể từ mùa hè năm ngoái nhờ có các chính sách nới lỏng tài khóa tiền tệ của FED. Ước gì tăng trưởng có thể nhanh hơn; tuy vậy, cuối cùng thì nó cũng tạo ra việc làm và giúp chính phủ thu được thêm thuế.



    Hiện giờ, doanh thu từ thuế của chính phủ đang tăng mạnh đúng như dự kiến của Cơ quan Ngân sách Quốc hội.



    Đặt dự báo đó bên cạnh các chính sách của chính quyền Obama ắt hẳn sẽ đi đến kết luận rằng thâm hụt ngân sách sẽ giảm mạnh trong vài năm sắp tới.


    Mặt khác, Hy Lạp nhìn đâu cũng thấy vướng. Thời mọi chuyện còn tốt đẹp, vốn còn đổ vào ào ạt, giá cả và chi phí ở Hy Lạp tăng vượt xa phần còn lại của Châu Âu.



    Nếu Hy Lạp vẫn còn giữ đồng tiền của mình, nước này có thể phục hồi năng lực cạnh tranh bằng cách phá giá đồng tiền.



    Nhưng đồng tiền riêng đã không còn, chuyện rời bỏ đồng euro vẫn bị coi là điều không thể có nên Hy Lạp sẽ đối mặt với hàng năm trời giảm phát thê thảm cùng tăng trưởng kinh tế thấp hay thậm chí bằng không.



    Vì thế cách duy nhất giảm thâm hụt là cắt giảm ngân sách mạnh tay, và nhà đầu tư vẫn hoài nghi liệu động thái ấy có diễn ra thật hay không.


    Ngoài ra cũng nên chú ý rằng Anh Quốc có tình hình ngân sách tồi tệ hơn Mỹ nhưng không sử dụng đồng euro như Hy Lạp lại vẫn được vay với lãi suất thấp khá thấp. Có đồng tiền của riêng mình có vẻ cũng tạo ra sự khác biệt.


    Nói tóm lại, Mỹ không phải Hy Lạp. Mỹ có thể đang chịu thâm hụt ngân sách đáng kể, nhưng tình hình kinh tế mà theo đó là viễn cảnh tài khóa vẫn tốt hơn nhiều.


    Dù vậy, ngân sách Mỹ vẫn có vấn đề trong dài hạn. Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở đâu? “Nhu cầu của dân Mỹ vượt quá khả năng chi trả của họ” là một lý do thường thấy. Tuy vậy, lý do này hoàn toàn sai lầm.


    Đầu tiên, “dân Mỹ” ở đây là những ai? Hãy nhớ rằng cắt giảm thuế chỉ có lợi cho thiểu số giàu có: nếu cắt giảm thuế thời Bush được duy trì vĩnh viễn thì 39% lợi lộc từ nó rơi vào túi số 1% giàu nhất.


    Và cũng nên nhớ rằng, thu thuế thấp hơn chi tiêu một phần cũng là một chiến lược chính trị có chủ đích: phe bảo thủ đã cố tình lấy mất nguồn thu của chính phủ rồi lại khăng khăng cắt giảm chi tiêu là cần thiết.


    Trong khi đó, khi xem xét kỹ những dự báo u ám về ngân sách trong dài hạn sẽ phát hiện ra rằng chúng không phải hậu quả của việc chi tiêu bừa bãi.



    Thay vào đó, chúng chỉ phàn ánh một điều: giả định rằng chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng trong tương lại giống như nó đã tăng trong quá khứ.



    Điều đó cho thấy điểm cốt yếu khi giải quyết vấn đề ngân sách trong tương lai là nâng cao hiệu quả hệ thống chăm sóc sức khỏe.



    Đó cũng chính là những gì chính quyền Obama đang cố thực hiện, dù cho những người đang la lối về vấn đề thâm hụt ngân sách cũng chính là những người phản đối mạnh mẽ nhất cải cách y tế.



    Đây mới là thực tế: viễn cảnh ngân sách của Mỹ vài năm sắp tới không xấu. Ngân sách Mỹ trong dài hạn có một vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết bằng cả cải cách y tế và các biện pháp khác, có lẽ gồm cả tăng thuế vừa phải.



    Nhưng người Mỹ nên phớt lờ những kẻ giả bộ có trách nhiệm với ngân sách nhưng mục đích cuối cùng là phá hủy mô hình nhà nước phúc lợi, những kẻ đang sử dụng những cuộc khủng hoảng ở đâu đó để hù dọa buộc người Mỹ phải làm theo điều họ muốn.

    Minh Tuấn
    /NyTimes


  3. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Bác liệt kê tin xấu nhiêu quá làm em sợ. Kiểu này chắc mai em phải mua thêm. Càng xấu VNI càng lên !
  4. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.222
    Lãi suất lại “nóng”
    [​IMG]

    Âm thầm có, công khai có, rầm rộ khuyến mãi cũng có, lãi suất trên thị trường lại được các ngân hàng đẩy lên ở mức trên dưới 11,5%/năm.



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Arial; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Arial; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Người gửi tiền thì mừng vì đồng vốn có thêm khoản lãi nhưng các DN lại lo lắng bởi với mức huy động thế này, nguồn vốn vay với lãi suất 12% như các ngân hàng từng hứa sẽ khó được thực hiện.
    Tìm vốn từ lãi suất và trái phiếu
    Một loạt các ngân hàng cổ phần trong tuần qua đã công bố lãi suất huy động mới với mức tăng từ 0,1-0,8%/năm, đưa đỉnh mới của lãi suất huy động lên tới 11,9%, gần chạm lãi suất cho vay là 12%.

    Đơn cử như: Việt Á Bank đã áp dụng lãi suất huy động mới dao động ở mức 11,5-11,7%/năm, cao nhất là 11,9% dành cho khách hàng gửi từ 1 tỷ đồng trở lên; DaiABank cũng tăng 0,1-0,2%/năm ở các kỳ hạn từ 1-13 tháng, trong đó tăng mạnh nhất kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng lên ở mức 11,7%/năm; tại HDBank còn tặng thêm lãi suất từ 0,5-1% nếu khách hàng gửi tiền trên 3 tháng.

    Mặt bằng lãi suất huy động thực tế còn cao hơn mức lãi suất các ngân hàng công bố, tùy theo lượng tiền mà khách hàng gửi. Việc “mặc cả” lãi suất lại có cơ hội tái diễn đối với những khách hàng VIP. Ví như tại Ngân hàng Đệ Nhất, lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm cao nhất chỉ 11,6%/năm nhưng nếu gửi số tiền lớn khoảng 200-300 triệu đồng kỳ hạn 3 tháng trở lên sẽ được trả lãi đến 12%/năm; thậm chí tại đây còn nâng lãi suất lên tới 13% cho những khoản tiền gửi trên 5 tỷ đồng.

    Cùng với tăng lãi suất, một số ngân hàng cũng đưa ra chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi. Từ ngày 26/5/2010 đến ngày 10/8/2010 - Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình khuyến mại “Khoảnh khắc ngọt ngào” dành cho tất cả các khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND/USD có mức gửi từ 20 triệu trở lên với tổng số quà tặng lên tới 100 nghìn quà.

    Theo đó, bên cạnh việc được quà tặng ngay là những vật dụng đẹp và độc đáo dành cho các chuyến đi du lịch, khách hàng gửi tiền tiết kiệm số dư từ 100 triệu đồng/ 5.000 USD trở lên sẽ được nhận coupon giảm giá tour du lịch mùa hè của công ty Vacation Travel. Mức giảm từ 10% đến 15% cho tất cả các tour du lịch trong nước.

    Các tour du lịch nước ngoài đến một số nước như Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc, Châu Âu, Australia, Hoa Kỳ cũng được giảm giá từ 15 – 150 USD. Ngân hàng Nhà nước cũng nhận xét hiện tại một số ngân hàng thương mại có chi nhánh vẫn đang áp dụng các hình thức khuyến mại, cộng thưởng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn so với mức niêm yết.
    Để tăng nguồn vốn, nhiều ngân hàng còn tiến hành phát hành trái phiếu khiến thị trường đang rất sôi động bởi lãi suất cao, ổn định. Vietinbank ngày 26/5 công bố chính thức phát hành 6.000 tỉ đồng trái phiếu (TP) dài hạn năm 2010 theo hình thức riêng lẻ với kỳ hạn 2 năm.

    Điểm đáng chú ý, so với trần lãi suất huy động VND trong ngưỡng “cho phép” 11,5%/năm như hiện nay, lãi suất TP của Vietinbank trong năm đầu tiên được ấn định lên tới 12,5%/năm. Trong năm thứ hai, mức lãi suất này được thả nổi và được tính bằng trung bình cộng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm trả sau kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ tối đa 1%/năm.

    Với cách tính này, dễ dàng nhận thấy việc mua TP nhận được lãi suất cao hơn nhiều việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Trước đó, nhiều ngân hàng cũng lên kế hoạch và được NHNN chấp thuận việc phát hành TP dài hạn với khối lượng lớn như HDBank được phát hành 3.000 tỉ đồng mệnh giá giấy tờ có giá dài hạn; Vietcombank được phát hành 5.000 tỷ đồng; ABBank, LienVietBank và Techcombank cũng đã được chấp thuận hoặc công bố kế hoạch phát hành 2.000-3.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi trong năm 2010.


    Lãi suất cho vay khó giảm
    Mức lãi suất cho vay “kỳ vọng” của các DN và cơ quan quản lý nhà nước là 12% xem ra khó được các ngân hàng áp dụng vào thời điểm này, khi lãi suất huy động đã “ròm trèm” bằng với lãi suất cho vay. Ngoài một số ngân hàng thương mại quốc doanh có nguồn vốn lớn có thể áp dụng lãi suất cho vay 12% đối với một số đối tượng khách hàng nhất định, hấu hết các ngân hàng cổ phần đều vẫn giữ mức lãi suất cho vay trên 13,5- 15%/năm.

    Để đảm bảo lợi nhuận, chênhlệch giữa lãi suất huy động và cho vay giữa các ngân hàng phải đảm bảo ở mức từ 2-4%. Mặc dù được kêu gọi sự đồng thuận giảm lãi suất cho vay từ Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng nhưng trên thực tế, các ngân hàng cũng khó có khả năng hạ lãi suất cho vay bởi dù tiết giảm những chi phí đầu vào đến mức tối đa thì vẫn phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBANK cho rằng: Cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng gay gắt hơn khiến lãi suất huy động chưa thể giảm ngay.

    Đồng thời, với các khoản vốn huy động chi phí cao ở các tháng trước chưa đến kỳ đáo hạn, các ngân hàng đều cần có thời gian để cân đối lại. Với mức lãi suất mong muốn 12%, chỉ số lạm phát sẽ phải đẩy xuống mức 7% + 1, tỷ lệ biên độ lãi suất thực dương cho người gửi tiền khoảng 2% + biên độ lợi nhuận ròng ngân hàng 3%. Như vậy rõ ràng phải đưa chỉ số lạm phát xuống 7%, điều này khó thực hiện được trong thời điểm này.

    Từ nay đến cuối năm, mục tiêu đưa lãi suất cho vay xuống còn 12% có thể thực hiện được với điều kiện tính thanh khoản của ngân hàng phải được nâng cao hơn nữa.
    Theo ông Thanh, việc giảm lãi suất sẽ diễn ra từng bước và dự đoán 2-3 tháng tới lãi suất sẽ giảm thêm 50-100 điểm phần trăm so với hiện nay.
    Theo Duy Minh
    Báo Công thương
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    He he, tầm nhìn dự đoán chuẩn hay không là lý do trong danh sách điểm danh của mình, stockprovn được in đậm, còn langbavibo thì chưa được :D
  6. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.222
    Sau khi bộ trưởng tài chính Mỹ thất bại trong việc thuyết phục TQ mua trái phiếu châu ÂU, việc thuyết phục Đức bỏ lệnh cấm bán khống cũng thất bại nốt...

    Châu ÂU nguy hại thế nào chỉ cần cái lệnh cấm bán khống đã nói lên tất cả

    (So ****) Nếu tuần sau Tây ban nha ra lệnh cấm bán khống thì DJ sẽ nhanh chóng về 9000, đội tuyển Tây ban nha có lẽ sẽ phải bỏ Worlcup....=))

    -------------------------------------------------------------------------

    Động thái của Đức và nỗi lo sợ của Mỹ
    VIT - Mỹ e ngại động thái của Đức có thể tác động xấu đến việc hồi phục kinh tế...
    Hôm 27/5, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Đức vì Berlin đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm xiết chặt khu vực tài chính. Mỹ cho rằng những biện pháp này đang gây nguy hại đến việc hồi phục kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, trong chuyến công du đến châu Âu đã đến thăm Ngân hàng Trung ương châu Âu có trụ sở chính đặt tại Đức. Geithner bày tỏ sự thất vọng về quyết định đơn phương của Đức về việc cấm bán cổ phiếu trần thông qua bên thứ ba. Biện pháp này đã tạo ra một làn sóng ngầm trên thị trường. Đây cũng là biện pháp dự định sẽ được trình quốc hội để đưa vào hiến pháp Đức trong năm nay.

    Ông Geithner phát biểu tại Berlin: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều mong muốn chính phủ sẽ có những biện pháp thắt chặt hơn nữa về vốn và đòn bẩy. Tuy nhiên, biện pháp này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống tài chính sẽ ổn định hơn trong tương lai và không tạo ra bất cứ rủi ro nào về tài chính gây ảnh hưởng đến tiến trình khôi phục kinh tế.

    Khủng hoảng đồng euro đã khiến các nhà đầu tư ngừng sử dụng đồng euro để mua bán trài phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu chính phủ Đức. Mỹ dường như đã bị sốc bởi động thái của chính phủ Đức nhằm kiểm soát gắt gao thị trường tài chính. Việc làm này của Đức nhằm động cơ đạt được sự ủng hộ của phe đối lập đối với gói giải cứu đồng euro. Nói cách khác, mối quan tâm của chính quyền Angela Merkel dường như trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

    Chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ chứng tỏ Mỹ đang thực sự lo lắng”, Nikolaus Piper, chuyên gia bình luận kinh tế của tờ Süddeutsche Zeitung nói. “Chính quyền Obama lo sợ rằng Đức không những gây nguy hại cho đồng euro mà còn tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lần thứ hai”.

    Bộ trưởng Đức Schäubles, sau cơn bạo bệnh khiến ông vắng mặt trong các phiên họp về giải cứu đông euro, đã nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa Mỹ và Đức thực ra không lớn như hai nước vẫn nghĩ.

    “Như những gì có thể được thực hiện và những gì cần phải được thực hiện đối với quy định thị trường tài chính, rõ ràng là chúng tôi đang có những đánh giá chính xác hơn bất kì một thời điểm nào,” ông Schäubles nói. Đảng Dân chủ Xã hội đang thúc giục chính phủ Đức xiết chặt khu vực tài chính và đưa ra thuế giao dịch tài chính. Như vậy, Đảng Dân chủ xã hội sẽ là một thành phần quan trọng nếu bà Merkel muốn mở rộng sự đồng thuận của nghị viện đối với việc giải cứu đồng euro.

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng, Mỹ sẽ khó mà chấp nhận một đạo luật như thế. Thỏa thuận giữa hai nước nhằm mục đích kiểm soát rủi ro, tăng thêm vốn bảo toàn, đảm bảo sự minh bạch và mở đường cho các thị trường phát sinh. Từ đó đảm bảo rằng các nhà quản lý và giám sát có thể làm tốt công việc của mình trong việc bảo vệ nền kinh tế khỏi các rủi ro.




    var currentday=29; var currentthang=5; var currentnam=2010; Lê Hà (Theo TimesOnline)
  7. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.691
    Cái xanh nó triệt tiêu mịa nó cái đỏ rùi bác ợ :-w
  8. DoubleSeven

    DoubleSeven Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng Tây vào Việt Nam giờ mất gốc hết roài. Cha ông chúng nó dạy "Sell in May" mà nó cũng éo thèm để ý. [r23)]
  9. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.222
    Cái xanh nó không áp dụng cho nhà đầu tư nhỏ lẻ chăn vịt như em và bác..., thằng giải ngân 2 năm mới hết vốn, thằng giải ngân = 1 phím ENTER đã sạch tiền, trong ngắn hạn - hai thằng chả liên quan gì đến nhau bác ạ...
  10. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    14.613
    Vấn đề là tây nó ngu quá lấy tiền như núi của nó đẻ đổ xuống biển phải không bác?nếu nó chịu làm vậy thì tôi có 1 bao thôi thì cũng đổ chung vô cùng tụi nó cho vui,hehe=))=))=))chán ,cả thế giới nhà đầu tư đều lấy tiền đổ vô biển,chỉ còn mấy con chim lợn sợ chết không giám vào ,vậy mà ngồi đó lo hô.

Chia sẻ trang này