--------------- Thôi rồi , nhiều người còn không tin --‐-‐--------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/04/2020.

1189 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 19:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15390 lượt đọc và 79 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng: Hiện gói hỗ trợ tiền tệ nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng
    THỨ 5, 09/04/2020, 13:55


    Thủ tướng nêu rõ tinh thần không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì để như cũ.
    [​IMG]
    Chiều 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị trực tuyến “4 trong 1” của Chính phủ với các địa phương.


    Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh suy thoái được nhìn nhận còn nặng nề hơn cả năm 2008, chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.

    Một số ngành quan trọng đều suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều ngành hoạt động cầm chừng và sẽ nguy hiểm hơn nếu dịch bệnh kéo dài, Thủ tướng lưu ý cần nêu rõ bức tranh tổng thể để các cấp, các ngành nhận thức rõ khó khăn.

    Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết, về gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng, Thủ tướng nêu rõ tinh thần không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì để như cũ.

    Thủ tướng cũng đề nghị tiếp tục tính toán việc giảm lãi suất cho vay, ngành ngân hàng cần lưu ý kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về tiếp tục miễn, giảm tiền lãi, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất với tinh thần ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, "doanh nghiệp sống được, ngân hàng sống được".

    Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng đặt vấn đề toàn quốc, các cấp, các ngành phải giải ngân hết số vốn còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020, không để dồn vào cuối năm như những năm trước đây. Số vốn này gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD. Cơ quan nào, bộ, ngành, địa phương nào làm chậm thì người đứng đầu trực tiếp kiểm điểm, chịu trách nhiệm. Nếu không hoàn thành hoặc đến tháng 9 không giải ngân được thì điều chuyển vốn sang các đơn vị khác.
    xgameno1Rolex4646 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giá dầu tăng trước thềm cuộc họp của OPEC+

    Giá dầu Brent tương lai tăng 97 cent, tương đương 3%, lên 32,84 USD/thùng.

    Giá dầu WTI tương lai tăng 1,46 USD, tương đương 6,3%, lên 25,09 USD/thùng.

    OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, sẽ họp trực tuyến trong ngày 9/4. Cuộc họp dự kiến thành công hơn so vói hồi tháng 3, khi các bên bất đồng về thỏa thuận gia tăng mức cắt giảm sản lượng, dẫn đến cuộc chiến giá giữa Nga và Arab Saudi.

    “Các bên đang chịu áp lực phải hạ sản lượng”, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nói.

    Tâm lý thị trường được cải thiện sau khi truyền thông đưa tin Nga sẵn sàng hạ sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày và Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab dự báo về một cuộc họp “có thành quả”.

    Nhóm các hạ nghị sĩ Cộng hòa tại Mỹ ngày 8/4 thông báo với thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman rằng hợp tác kinh tế và quân sự song phương sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi vương quốc này giúp ổn định giá dầu bằng cách hạ sản lượng.

    Một số nguồn tin OPEC nói một thỏa thuận giảm sản lượng sẽ bao gồm điều kiện Mỹ phải tham gia. Ngày 7/4, Bộ Năng lượng Mỹ nói sản lượng của Washington đã giảm dù chính phủ không hành động.

    Tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 3/4 tăng 15,2 triệu thùng, ngay cả khi sản lượng đã giảm 600.000 thùng/ngày xuống còn 12,4 triệu thùng/ngày, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Trong khi đó, nhu cầu năng lượng giảm mạnh vì ảnh hưởng từ đại dịch virus corona.
    xgameno1 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    GAS thay SAB giữ đà tăng, VnIndex tăng gần 100 điểm trong 7 phiên giao dịch
    THỨ 5, 09/04/2020, 15:06



    Sắc xanh lan tỏa thị trường trong bối cảnh nhiều cổ phiếu bluechips đảo chiều tăng bền vững.
    [​IMG]
    Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/4, SAB bất ngờ mất giá trần, chỉ còn tăng 1,4% cuối phiên. Tuy nhiên, GAS đã thay thế SAB giữ đà tăng cho VnIndex khi chốt phiên tăng kịch biên độ lên 67.000 đồng. Sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn liên tục giúp thị trường chứng khoán tăng điểm. VnIndex tăng tiếp 12,31 điểm lên 760,33 điểm. Như vậy, so với vùng giá 662 điểm tuần trước, chỉ số VnIndex đã tăng gần 100 điểm chỉ sau 7 phiên giao dịch.


    SSI tiếp tục là cổ phiếu ngành tài chính gây chú ý khi tăng trần phiên hôm nay với dư mua trần lớn.

    VCB hôm nay tăng mạnh 5,2% lên 71.000 đồng. So với mức giá "không biết đỉnh là đâu" hồi cuối năm ngoái thì cổ phiếu VCB vẫn đang bị mất gần 30% giá trị.

    Dù ngành hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng đáng kể từ COVID-19 nhưng-như một người lạc quan nói-thì dù gì ngành công nghiệp hàng không vẫn không thể bị thay thế bởi máy bay giấy nên chờ dịch bệnh qua đi, mọi thứ sẽ lại đâu vào đó. Cổ phiếu VJC đã giảm hơn 40% từ khi dịch bệnh xảy ra nên cú hồi phục hiện tại vẫn là mức giá thấp nhất của VJC kể từ cuối năm 2017 đến nay.

    [​IMG]

    Trong tâm lý lạc quan của nhà đầu tư, chúng tôi vẫn nhắc nhà đầu tư lưu ý về việc rút vốn ồ ạt của khối ngoại. Dù gì đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận khối ngoại đang nắm vốn khá nhiều tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, ở nhiều cổ phiếu là nắm đến nửa vốn. Việc rút vốn của khối ngoại có thể khiến lực cầu nội không đủ sức hấp thụ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng rằng nhà đầu tư toàn cầu sẽ sớm bình ổn lại và dòng tiền bắt đáy cũng sẽ được kích hoạt trên toàn cầu như đã xảy ra ở TTCK Việt.
    xgameno1 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Kỳ vọng dịch Covid-19 gần đến đỉnh, giới đầu tư mạnh dạn xuống tiền
    Thứ Năm, 9/4/2020 09:21
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Không như lo ngại về đợt bán tháo tiếp theo của các chuyên gia đưa ra trước đó, phố Wall có phiên giao dịch bùng nổ trở lại trong ngày thứ Tư (8/4) khi giới đầu tư kỳ vọng dịch Covid-19 tại Mỹ đã gần đạt đỉnh.
    [​IMG]Ảnh AFP
    Trong phiên thứ Ba, sau khi duy trì đà tăng gần như suốt phiên, nhưng phố Wall chứng kiến đợt bán mạnh cuối phiên khi nhà đầu tư vẫn cảm thấy bất an với đại dịch Covid-19 với số người chết tại Mỹ ghi nhận mức kỷ lục trong 24h trước đó.

    Đợt bán mạnh cuối phiên thứ Ba khiến giới phân tích lo lắng sẽ châm ngòi cho đợt bán tháo tiếp theo diễn ra trên phố Wall với nỗi bất an về đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, diễn biến trong phiên thứ Tư lại hoàn toàn ngược lại.

    Các con số thống kê mới cho thấy, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ đã giảm hơn so với trước đó, một số vùng dịch lớn có số ca nhiễm mới cũng giảm dần.

    Tổng thống Donald Trump cho biết tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 8/4, Mỹ sắp chiến thắng virus Covid-19 và tiến gần đến thời điểm đất nước trở lại bình thường như trước đây.


    Còn Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết, những nỗ lực của chính quyền trong việc cách ly xã hội đã kiểm soát sự lây lan của virus tại tiểu bang này, cũng là vùng dịch lớn nhất Mỹ.

    Những thông tin trên khiến giới đầu tư kỳ vọng vào đại dịch Covid-19 tại Mỹ đã bắt đầu đạt đỉnh, nên tự tin xuống tiền mua vào, giúp phố Wall tăng mạnh trong phiên thứ Tư.

    Ngoài ra, việc giá dầu thô tăng trở lại sau tuyên bố của ông Trump về việc các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ đã bắt đầu giảm sản lượng cũng hỗ trợ cho đà tăng mạnh của phố Wall trong phiên này.

    Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Dow Jones tăng 779,71 điểm (+3,44%), lên 23.433,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 90,57 điểm (+3,41%), lên 2.749,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 203,64 điểm (+2,58%), lên 8.090,90 điểm.

    Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Âu, sau chuỗi tăng mạnh, các chỉ số chính của thị trường này đều điều chỉnh lại trong phiên thứ Tư, một phần cũng bởi nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính EU về gói cứu trợ. Sau đó, về cuối phiên, khi phố Wall khởi sắc, thị trường chứng khoán châu Âu cũng trở lại, nhưng chỉ có chứng khoán Pháp và chỉ số chung của khu vực có được sắc xanh nhạt, chứng khoán Anh và Đức chỉ hạn chế được số điểm mất mát.

    Kết thúc phiên 8/4, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 26,72 điểm (-0,47%), xuống 5.677,73 điểm. Chỉ số DAX tại Frankfurt (Đức) giảm 23,81 điểm (-0,23%), xuống 10.332,89 điểm. Chỉ số CAC40 tại Paris (Pháp) tăng 4,49 điểm (+0,10%), lên 4.442,75 điểm.

    Chứng khoán châu Á cũng có sự trái chiều trong phiên thứ Tư. Trong khi chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng tốt sau khi Thủ tướng Abe công bố tình trạng khẩn cấp một số khu vực trong đó có Tokyo khiến nhóm cổ phiếu đường sắt, hàng thiết yếu tăng mạnh, thì các thi jtrwowngf khác quay đầu điều chỉnh khi số các nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đại lục bất ngờ tăng trở lại.

    Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 403,06 điểm (+2,13%), lên 19.353,24 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,39 điểm (-0,19%), xuống 2.815,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 282,92 điểm (-1,17%), xuống 23.970,37 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 16,46 điểm (-0,90%), xuống 1.807,14 điểm.

    Giá vàng giao dịch lình xình trong phiên thứ Tư và đóng cửa tiếp tục giảm giá phiên thứ 2 liên tiếp, nhưng mức giảm khiêm tốn hơn nhiều so với phiên trước.

    Kết thúc phiên 8/4, giá vàng giao ngay giảm 3,2 USD (-0,19%), xuống 1.646,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 tăng 0,6 USD (+0,04%), lên 1.665,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 0,6 USD (+0,04%), lên 1.684,1 USD/ounce.

    Giá dầu thô cũng quay đầu tăng mạnh trở lại sau 2 phiên điều chỉnh khi ông Trump cho biết, các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, mở ra hy vọng về thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Nga và OPEC.

    Kết thúc phiên 8/4, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,46 USD (+5,82%), lên 25,09 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,97 USD (+2,95%), lên 32,84 USD/thùng.
    xgameno1 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Muốn giúp được người khác, ngân hàng cần phải khoẻ
    Thứ Năm, 9/4/2020 13:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Được nhìn nhận là “huyết mạch” của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng càng cần mạnh khỏe, tăng sức đề kháng trước khó khăn bên ngoài. Có lẽ đó cũng là lý do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực.
    [​IMG]
    Nguồn lực các tổ chức tín dụng đang bị bào mòn

    Cuối tuần trước, VPBank công bố triển khai gói hỗ trợ đặc biệt thứ 2 đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm, mức giảm lãi suất tối đa 1,5%/năm đối với khoản vay VND, 1%/năm đối với khoản vay USD.

    Ðối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, VPBank áp dụng mức giảm lãi suất tối đa 2%/năm đối với VND và 1%/năm đối với USD.

    Tương tự, đối với dư nợ hiện hữu, BIDV cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

    Bên cạnh đó, BIDV hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2%/năm so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.

    MSB triển khai gói tín dụng 7.000 tỷ đồng được thiết kế cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp.

    Ðối với vay tín chấp, MSB áp dụng lãi suất chỉ 12,99%/năm trong 12 tháng đầu. Còn gói tín dụng 25.000 tỷ đồng của SHB với nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng, đặc biệt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm so với lãi suất thông thường.


    Ðể hỗ trợ các ngân hàng giảm phí dịch vụ cho khách, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng 2 lần giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ trong năm 2020.

    Bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị NAPAS cho biết, tỷ trọng giao dịch trong phạm vi giảm phí lần thứ 2 chiếm gần 40% lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS. Dự kiến, chương trình giảm phí của cả 2 lần sẽ làm giảm gần 40% doanh thu của NAPAS trong năm 2020.

    Lãnh đạo NAPAS nhấn mạnh, thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chuyển mạch quốc gia trong việc cung cấp hạ tầng thanh toán bán lẻ tốt và tiện lợi để các ngân hàng có thể cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân với mức phí hợp lý nhất, NAPAS chưa bao giờ đặt lợi nhuận là mục tiêu hoạt động.

    “Giảm phí đồng nghĩa với giảm trực tiếp doanh thu của Công ty, nhưng NAPAS luôn chủ động thực hiện vì đây là nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh, NAPAS càng phải nỗ lực đồng hành, sát cánh cùng các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân”, bà Tú Anh nói.

    Ông Nguyễn Ðình Vinh, Phó tổng giám đốc VietinBank cũng cho biết: “Ước tính, các chương trình hỗ trợ lãi suất, phí dịch vụ có thể làm giảm từ 10 - 20% lợi nhuận của Ngân hàng”.

    Nhìn nhận bối cảnh chung, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nhận định: “Chưa ai dự đoán được dịch Covid-19 bao giờ kết thúc nên khó có thể ước tính thiệt hại cụ thể. Nhưng rõ ràng, tín dụng tăng thấp, mặt bằng lãi suất giảm, phí dịch vụ giảm sẽ giảm lợi nhuận của ngân hàng. NIM (Chỉ số thu nhập lãi cận biên) bị thu hẹp lại sẽ bào mòn nguồn lực của các tổ chức tín dụng”.

    Trong khi đó, một trong những phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng là phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II.

    Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II, các ngân hàng bắt buộc phải tăng vốn theo quy định, phải thường xuyên duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 8% - con số tiệm cận với tiêu chuẩn Basel II, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020.

    Ðã không thể hoàn tất việc này theo đúng thời hạn, bao gồm cả ngân hàng lớn, nhỏ nên NHNN cũng “linh động” cho phép các ngân hàng phải gửi văn bản đến NHNN trước ngày 1/1/2020 nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn và giải pháp, lộ trình để đảm bảo tuân thủ Thông tư 41/2016/TT-NHNN chậm nhất kể từ ngày 1/1/2023.

    “Ðược giãn thời gian nhưng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, ngân hàng lại càng cần phải tập trung nguồn lực về tài chính để tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhưng khó khăn đang chồng khó khăn”, chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết.

    Ðó là chưa kể đến tình huống, các ngân hàng thương mại tiếp tục gánh trên vai mối lo nợ xấu khi giải pháp cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được nhận định chỉ tạm thời hãm lại phần nào đà tăng của nợ xấu trong năm nay, song lại đẩy rủi ro nợ xấu về tương lai.

    “Muốn giúp được người khác, mình cần phải khoẻ”

    Ngày 31/3/2020, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN, trong đó đối với các tổ chức tín dụng, NHNN yêu cầu chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội đồng cổ đông. Trước mắt, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.

    Trao đổi với phóng viên Báo Ðầu tư Chứng khoán, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB nêu quan điểm: “Chỉ thị này có lẽ mục tiêu NHNN muốn hướng tới là, trước tình hình kinh tế sẽ rất khó khăn, các tổ chức tín dụng phải thực hiện chính sách tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng nhằm đảm bảo giữ được "sức khoẻ" tài chính để khi dịch bệnh đi qua, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động. Trước khi giúp được người khác, mình cần phải khoẻ”.

    Thực tế, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là khó khăn kép vì dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận.

    Trong khi nợ xấu lại được dự báo sẽ tăng nhanh, càng khiến năng lực tài chính của các ngân hàng bị bào mòn. Thế nhưng, các tổ chức tín dụng vẫn phải tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận để kéo giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế.

    Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vừa diễn ra mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã lên tiếng đề nghị các tổ chức tín dụng cũng thuộc đối tượng được thực hiện giãn thuế, giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

    “Vừa qua, các tổ chức tín dụng vừa qua tham gia rất trách nhiệm, rất gương mẫu trong việc triển khai tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Vì vậy, cần được xem xét để giãn việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo cho tổ chức tín dụng có dòng tiền, có thanh khoản để hỗ trợ và tiếp tục cung ứng vốn cho nền kinh tế”, Thống đốc nói.

    Là một doanh nghiệp, ngân hàng vẫn phải đảm bảo kinh doanh có lãi để duy trì hoạt động và quan trọng hơn, ngân hàng là một trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên yêu cầu tối cao là phải bảo toàn được đồng vốn của người gửi tiền.

    Ðược nhìn nhận là “huyết mạch” trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng có mạnh khỏe, kinh doanh hiệu quả mới có thể đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, lâu dài.
    --- Gộp bài viết, 09/04/2020, Bài cũ: 09/04/2020 ---
    Có các bác ấy mới vui :D
    xgameno1 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ả Rập Saudi mua 1 tỷ USD cổ phiếu của các đại gia dầu khí châu Âu
    15:03 | 09/04/2020

    Quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập Saudi đã mua cổ phần của 4 công ty dầu khí lớn của châu Âu với tổng số tiền khoảng 1 tỷ USD, tờ Wall Street Journal trích dẫn những nguồn tin quen thuộc với vấn đề này đưa tin ngày 8/4.

    [​IMG]
    Thái tử Mohamed ben Salman
    Theo tờ báo, 4 công ty này là Equinor, Shell, Total và Eni.

    Hiện chưa có bình luận nào từ phía các công ty trên.

    Quỹ đầu tư thuộc Ả Rập Saudi (PIF) đã mua khoảng 200 triệu USD cổ phần của Equinor vào tuần trước, vào thời điểm giá dầu tăng trở lại, tờ Wall Street Journal viết, nhưng cho biết họ không thể xác định số cổ phiếu mà PIF đã mua của 3 công ty còn lại. Tổng cộng, số cổ phiếu mà PIF mua tương đương khoảng 1 tỷ USD, Wall Street quả quyết.

    Những vụ mua bán này diễn ra vào thời điểm nhu cầu dầu mỏ trên thị trường đang giảm mạnh do cuộc khủng hoảng virus corona mới.

    Một đại diện của Ả Rập Saudi được Wall Street dẫn lời cho biết các khoản đầu tư tương tự có thể được thực hiện trong tương lai. "PIF sẽ một lần nữa tái xuất trên thị trường. Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy các giao dịch tương tự khác một lần nữa", ông nói.

    PIF do Thái tử Mohamed ben Salman làm chủ tịch, hiện đang quản lý hơn 300 tỷ USD tài sản.
    xgameno1 thích bài này.
  7. xhm

    xhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2015
    Đã được thích:
    131
    Xem lại lịch sử mở tài khoản tăng đột biến vào tháng 3 năm 2018 cho thấy thị trường đang chính thức bước sang chu kỳ tăng
    [​IMG]
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thứ nhất :Trong cuộc chiến chống dịch, phải chi “tiền tươi” ra mà an dân. Có lập luận rằng, nền kinh tế trong giãn cách xã hội sẽ như lò xo bị nén chặt; nếu nới lỏng giãn cách, nó sẽ bung mạnh trở lại. Song muốn “bung” trở lại, thì tiền đề phải là không để doanh nghiệp và người dân - chủ thể quan trọng trong nền kinh tế - bị kiệt quệ. Một khi người dân và doanh nghiệp kiệt quệ, thì coi như thất bại. Khi “chống dịch như chống giặc”, thì cứu nền kinh tế cũng phải như cứu đói. Không thể chần chừ.

    Nhìn vào thực tiễn, khác với Ấn Độ, Italy và Tây Ban Nha, có vẻ như Mỹ, Anh, Áo, Pháp, Đức, Na Uy, Đan Mạch - những nước cũng thực hiện giãn cách xã hội chặt chẽ vẫn còn tránh được bất ổn xã hội là bởi Đức, Pháp giàu có hơn, có quỹ dự trữ an sinh xã hội tốt hơn. Những nước như Na Uy có tích lũy thặng dư ngân sách và có “tấm đệm” an sinh xã hội rất tốt. Ngoài ra, những nước như Anh, Mỹ và Đức nhờ thị trường tài chính phát triển, nên chính phủ không khó huy động tiền “cấp cứu”nền kinh tế qua phát hành trái phiếu (Đức vừa phát hành hơn 300 tỷ Euro trái phiếu).

    Nhưng không phải chính phủ nào cũng có thể làm như vậy. Vì sao Italy chỉ có thể chi ra vài trăm triệu euro thay vì tiền tỷ? Lý do là những giới hạn tài khóa và chính sách tiền tệ không nằm trong tay họ, mà nằm trong tay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu Âu. Những nước như Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nghèo hơn, ít thặng dư ngân sách, nên việc “xoay tiền” với họ hiện không dễ. Ngoài ra, không thể không nói đến tình trạng tham nhũng, quan liêu đến mức tồi tệ ở những nước này.

    Bài học trên có hàm ý rất quan trọng với Việt Nam. Chúng ta tự chủ ngân sách và chính sách tiền tệ. Để tránh những tình trạng như ở Italy khi người nghèo bị buộc phải tiếp tay cho mafia vì hết tiền sống, chính phủ trung ương và địa phương phải quan tâm hỗ trợ người dân, chứ không phải lo đi ngăn người dân đi từ vùng này qua vùng khác chỉ để đảm bảo lợi ích cục bộ là địa phương mình không có dịch. Điều quan trọng hơn, là những gói tài trợ hàng ngàn tỷ đồng mà chính phủ đang nói tới khi nào sẽ về đến tay người dân và doanh nghiệp, đúng những nơi đang cần tiền.

    Lúc này, những chính phủ giàu có, nắm trong tay nhiều tiền và các quỹ khẩn cấp, có thể đi vay trên thị trường quốc tế hiện có lợi thế. Vừa thoát khỏi nhóm nước nghèo, Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, nhưng không thể vì thế mà trì hoãn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đừng nói tới nền kinh tế gì cho xa xôi, đừng nói tới tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm, hãy đảm bảo an dân trước đã.

    Thứ hai, là về ý thức xã hội và niềm tin cộng đồng. Đọc các bài viết, bình luận trên mạng, trao đổi với bạn bè ở nhiều nước, tôi thấy, ở đợt dịch này, xã hội nào mà dân tin tưởng vào năng lực chính phủ, tuân thủ chặt hướng dẫn của Nhà nước về chống dịch, thì mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn ở những xã hội mà chính phủ khuyến cáo cần ở nhà, còn dân thì chạy ra mở tiệc tùng. Những xã hội đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong kiểm soát dịch.

    Có một câu chuyện tôi đọc được ở Mỹ: trong lúc chính phủ đi khuyến cáo giữ vệ sinh, bảo vệ người già, một vài em trẻ tuổi ở Mỹ chẳng rõ vì muốn nổi tiếng hay vì lý do gì khác mà đi quay video thể hiện quan điểm bất mãn với người già, đổ thừa họ làm đảo lộn cuộc sống các em, rồi đi liếm... toillet thể hiện. Một em “người có ảnh hưởng” (influencer) lỡ “chơi dại” như vậy đã phải nhập viện ở California vì... nhiễm coronavirus. Nhiều người cho rằng, những em này đã chịu “quả báo”; có người còn nói những em này không xứng đáng được chữa trị ở bệnh viện. Trong một xã hội có một bộ phận người trẻ thiếu suy nghĩ như vậy, nếu không cách ly thì khó có thể diệt được “giặc” virus. Nhưng đâu phải ở Mỹ mới có chuyện đó?

    Nói vậy để thấy, với những nước càng đông dân, nếu ý thức xã hội, niềm tin cộng đồng, hiểu biết xã hội càng thấp, sự tin tưởng của chính quyền vào hành vi tự giác của người dân càng thấp, thì niềm tin của người dân vào hiệu quả của chính quyền cũng sẽ lung lay. Những xã hội đó càng phải tiến hành thêm nhiều biện pháp cách ly cực đoan hơn để chống dịch. Như vậy, về mặt kinh tế, cái giá phải trả cho những biện pháp đó cũng cao hơn. Cũng bởi vậy, vòng xoáy nghèo khó sẽ còn đeo bám nhiều nước.

    Hy vọng, Việt Nam sẽ một lần nữa tạo ra sự thần kỳ khác nằm ngoài vòng xoáy nói trên.
    xgameno1 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển thịnh vượng

    09/04/2020 15:02
    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 462/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.


    Phạm vi ranh giới quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 2.694,64 km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố (3 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; 2 thị xã: Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện: Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên).

    Nguyên tắc lập quy hoạch phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch năm 2017. Trong đó, quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam bộ, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên địa bàn tỉnh; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.

    [​IMG]
    Tỉnh Bình Dương
    Một trong những mục tiêu lập quy hoạch đặt ra là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

    Quy hoạch tỉnh phải đưa ra các quan điểm phát triển, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới cho tỉnh; đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược; đề xuất danh mục các dự án đầu tư quan trọng, cũng như chuẩn bị nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh theo các kịch bản khác nhau.

    Đồng thời, quy hoạch tỉnh phải định hướng phân bố không gian có tính chiến lược các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là không gian cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu đặt trong tổng thể vùng, quốc gia và những khu vực có vai trò động lực phát triển của tỉnh; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ, thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế.

    Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

    Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

    Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
    xgameno1 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Hôm nay vẫn đẹp tăng điểm ! Kết Tăng cả tuần !
    MỸ châu âu vẫn tăng ! Á Tăng điểm !
    Có rung lắc đặc biệt dòng P ! Thực ra Opec đã cắt giảm nhưng vì nhu cầu dầu giảm ! Chứ kk quá bi quan !
    Bark ! V, M, Hàng ATF, hưởng lợi đầu tư công ! Đặc biệt khu sân bay Long Thành !:D
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này