Thôi xong rồi...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 22/05/2015.

6520 người đang online, trong đó có 882 thành viên. 16:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17909 lượt đọc và 232 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Liệu đây có phải là hình thức thâu tóm cả luống hành giá rẻ:


    Cổ đông cá nhân tiếp tục tăng sở hữu tại AVF

    [​IMG]

    Sau khi trở thành cổ đông lớn duy nhất của AVF, ông Lê Văn Lợi tiếp tục mua thêm cổ phần công ty này, nâng số lượng cổ phần nắm giữ lên 4,84 triệu đơn vị.

    Nhà đầu tư cá nhân Lê Văn Lợi vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu AVF của Công ty cổ phần An Việt (Anvifish)

    Trong 2 ngày 20 và 21/5/2015, ông Lê Văn Lợi đã mua vào lần lượt 300.000 và 287.570 cổ phần AVF, nâng số lượng cổ phần nắm giữ tại AVF từ 4,26 triệu lên con số 4,84 triệu đơn vị, tương đương 11,11% vốn điều lệ AVF.

    Trước đó, ngày 18/5/2015, cổ đông này cho biết đã gom vào 1,1 triệu cổ phần AVF nâng số lượng cổ phần sở hữu lên 3,23 triệu đơn vị và trở thành cổ đông lớn duy nhất của công ty này với tỷ lệ nắm giữ 7,45%.

    Như vậy, mặc dù không công bố, có thể thấy trong phiên giao dịch ngày 19/5 vừa qua, ông Lê Văn Lợi đã mua thêm hơn 1 triệu cổ phần AVF - phù hợp với số lượng cổ phiếu khớp lệnh ngày 19/5 (1,23 triệu đơn vị). Ông Lợi đã liên tục mua vào trong ít nhất 4 phiên từ 18/5 đến 21/5/2015.


    http://s.cafef.vn/avf-156736/co-dong-ca-nhan-tiep-tuc-tang-so-huu-tai-avf.chn



    Ps: buồn tình chém gió, không khuyến nghị mua bán!
    :D
    ptulip, npp2010, Kukumina8 người khác thích bài này.
    jelph đã loan bài này
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ngày 22/5: Khối ngoại mua ròng gần 149 tỷ đồng

    (NDH) Khối ngoại trên HOSE đã có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp, đạt hơn 145 tỷ đồng. Trong khi đó, đây là phiên thứ 12 liên tiếp khối ngoại cũng mua ròng trên HNX

    Phiên ngày 22/5, khối ngoại giao dịch vẫn khá tích cực, với gần 14,5 triệu cổ phiếu được mua vào, trị giá hơn 460 tỷ đồng, trong khi bán ra gần 9,3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 311 tỷ đồng.

    Tổng khối lượng mua ròng đạt gần 5,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là hơn 149 tỷ đồng.

    Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp, đạt hơn 145 tỷ đồng (gấp 2,74 lần so với giá trị mua ròng ở phiên hôm qua), tương ứng giá trị mua ròng là hơn 5 triệu cổ phiếu. Trong đó, họ mua vào 13,3 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra hơn 7,9 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào đạt hơn 438,4 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là hơn 293 tỷ đồng.

    Như vậy, sau 5 phiên giao dịch gần đây, khối ngoại trên HOSE đã mua ròng tổng cộng hơn 405 tỷ đồng.



    [​IMG]

    Phiên hôm nay, VCB tăng mạnh 2.200 đồng lên 42.200 đồng/CP và được khối ngoại mua ròng 772.710 cổ phiếu. Bên cạnh đó, SSI tăng 200 đồng lên 21.400 đồng/CP và cũng tiếp tục được mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu.

    Chiều ngược lại, SBT giảm 300 đồng xuống 11.600 đồng/CP và bị bán ròng 546.140 cổ phiếu. DPM cũng bị bán ròng 193.490 cổ phiếu.

    Trên sàn HNX, khối ngoại cũng tiếp tục mua ròng gần 3,8 tỷ đồng (giảm mạnh 80% so với giá trị mua ròng phiên hôm qua), tuy vậy, xét về khối lượng thì họ đã bán ròng trở lại 147.532 cổ phiếu.

    Đây cũng là phiên mua ròng thứ 12 phiên liên tiếp của khối ngoại trên HNX, với tổng giá trị mua ròng đạt hơn 187 tỷ đồng.

    Phiên hôm nay, khối ngoại trên HNX mua vào gần 1,2 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu, với giá trị mua vào đạt hơn 21,6 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là hơn 17,8 tỷ đồng.
    quocdai307, npp2010, SuSuCaRot4 người khác thích bài này.
    jelph đã loan bài này
  3. thinhtaytien

    thinhtaytien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2014
    Đã được thích:
    7.921
    mua toàn trụ bảo sao ko tăng 10 điểm ;;);;);;)
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    AVF và dấu hiệu “đổi chủ”

    Vi phạm công bố thông tin mới là nguyên nhân chính thức AVF bị hủy niêm yết, chứ không phải là khoản lỗ khổng lồ năm 2014. Cho đến khi có báo cáo kiểm toán, chưa thể kết luận về việc lãi lỗ năm 2014 cũng như hiện trạng hàng tồn kho của công ty.
    - Dấu hiệu nóng lên của cổ phiếu AVF cùng với những phiên tăng trần gần đây.

    - Xuất hiện cổ đông lớn tại Anvifish.

    - Đầu tư vào Anvifish có thể vẫn là khoản đầu tư tiềm năng, cho dù chứa đựng nhiều rủi ro.

    Ngày 18/5/2015, một cổ đông cá nhân bất ngờ mua vào 1,1 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Việt An. Đó là phiên cổ phiếu AVF giảm sàn xuống còn mức 700 đồng/cp. Sau đó, 3 phiên liên tiếp, AVF liên tục tăng trần, bất chấp thông tin AVF sẽ bị hủy niêm yết vào 10/6 tới.

    Thú vị ở chỗ, ông Lê Văn Lợi (cổ đông vừa mua cổ phiếu AVF) bất ngờ trở thành cổ đông lớn của AVF sau một thời gian dài công ty này không có cổ đông lớn. Cũng vì không có cổ đông lớn, việc bỗng dưng lỗ một khoản khổng lồ, rồi bị hủy niêm yết chỉ sau 1 năm thua lỗ chưa thực sự được giới đầu tư quan tâm.

    Trên thực tế, với vốn điều lệ trên 430 tỷ đồng, mỗi phiên giao dịch cũng có đến hàng triệu, hàng trăm nghìn cổ phiếu AVF được trao tay. Với mức giá siêu thấp, có thể nhiều nhà đầu tư đánh giá cao khả năng hồi phục của AVF.

    Việc AVF tăng trần và giao dịch nhộn nhịp thời gian gần đây có bắt nguồn từ "trào lưu" cổ phiếu tăng trần trước khi rời sàn như một loạt cổ phiếu đã từng trải qua? PXM (Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung) trước khi hủy niêm yết đã tăng trần 16 phiên liên tiếp, QCC (Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam) cũng có nhiều phiên tăng giá/tăng trần trước khi hủy niêm yết chính thức.... Sau khi hủy niêm yết, các cổ phiếu này đã tiếp tục giao dịch và phục hồi trên sàn UpCOM.

    Vậy, khả năng phục hồi của AVF có thể đến từ đâu?

    Anvifish đã từng thuộc top 10 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam. Từ năm 2009 đến 2013, doanh thu xuất khẩu của Anvifish liên tục tăng trưởng, từ 59 triệu USD lên 83 triệu USD. Bắt đầu từ năm 2014, tình hình mới bắt đầu khó khăn với AVF khi thị trường chính của công ty là Mỹ bị vướng thuế chống bán phá giá vào quốc gia này.

    Thị trường của AVF có 60% là từ châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ), còn lại là Châu Âu và Nga. Nói gì thì nói, thậm chí “bỏ đi” hoàn toàn thị trường Mỹ do vướng thuế chống bán phá giá, thì doanh thu xuất khẩu của AVF vào Châu Âu và Nga vẫn không quá tệ. Năm 2013, doanh thu xuất khẩu sang 2 khu vực này của AVF đạt 25 triệu USD.

    Những khó khăn của AVF bắt đầu xuất hiện và công bố chính thức ở báo cáo bán niên soát xét năm 2014. Trước đó, vào cuối tháng 4, công ty này đã kịp phát hành gần 14 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với mức giá được cho là ưu đãi (5.000 đồng/cp). Công ty đã thu về gần 70 tỷ đồng qua thương vụ này.

    70 tỷ đồng không đủ để AVF khắc phục những khó khăn về dòng tiền. Theo báo cáo bán niên soát xét, hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty bị đình trệ khiến khả năng tạo dòng tiền và thanh toán nợ của AVF bị ảnh hưởng.

    Cũng từ tháng 4/2014, các cổ đông lớn của AVF ồ ạt bán cổ phiếu nắm giữ của công ty, thị giá của AVF liên tục lao dốc.

    Theo báo cáo công ty tự lập, sau khi đánh giá lại hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho cuối năm của AVF chỉ còn 16 tỷ đồng, giảm sâu từ mức 512 tỷ đồng đầu năm. AVF đã dùng hàng tồn kho để thế chấp cho các khoản nợ tại ngân hàng của công ty này. Hiện tại giá trị hàng tồn kho còn lại của AVF vẫn là dấu hỏi khi công ty này chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014.

    Cũng lưu ý, vi phạm công bố thông tin, trong đó có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 mới là nguyên nhân chính thức AVF bị hủy niêm yết, chứ không phải là khoản lỗ khổng lồ năm 2014. Cho đến khi có báo cáo kiểm toán, chưa thể kết luận về việc lãi lỗ năm 2014 cũng như hiện trạng hàng tồn kho của công ty.

    Và ngay cả khi có báo cáo kiểm toán, hàng tồn kho vẫn có thể là khoản mục bị kiểm toán ngoại trừ khi chưa có đủ bằng chứng kết luận.

    Với những lý do đó, có thể AVF vẫn là khoản đầu tư tiềm năng, mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro.

    Theo điều lệ công ty theo đợt sửa đổi ngày 14/8/2014 (mới nhất), cổ đông và nhóm cổ đông nắm giữ 5% cổ phần từ 6 tháng trở lên của công ty ngoài quyền triệu tập ĐHCĐ bất thường, còn có quyền đề cử người vào HĐQT và BKS công ty. Với điều khoản này, việc “đổi chủ” của AVF và cải tổ công ty là hoàn toàn hiện hữu.

    Cũng nhắc lại, hiện tại toàn bộ thành viên HĐQT và BKS Anvifish hầu như không nắm giữ cổ phần công ty này. Họ là lao động nhận lương của công ty hơn là những ông chủ thực sự của AVF. Họ đã tự mình từ bỏ quyền làm chủ đối với doanh nghiệp mà họ sáng lập và quản lý trong suốt một thời gian dài.

    http://cafef.vn//doanh-nghiep/avf-va-dau-hieu-doi-chu-20150521174211402.chn
    npp2010, jelph, streetwalker1 người khác thích bài này.
    jelph đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Anh Lợi âm thầm múc thẳng trên sàn, với đà này chẳng mấy anh sẽ sở hữu 51% để trở thành Chủ tịt công ty
    :D
    npp2010jelph thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Giá này thì nhiều đại gia có thể mua 100% công ty ý chứ...
    npp2010, kimibullxauzai77 thích bài này.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Vì cái này mà giờ đây AVF mới có giá rẻ hơn cả cọng hành, dẫn đến bị một cá nhân chỉ bỏ có vài tỷ mà nghiễm nhiên trở thành cổ đông lớn, mà sự việc còn chưa dừng ở đây...

    Vì đâu AVF lỗ 736 tỷ đồng trong quý 4?

    CTCP Việt An (HOSE: AVF) vừa có giải trình về kết quả kinh doanh quý 4/2014.


    Theo đó, AVF cho biết doanh thu giảm mạnh do công ty chỉ thực hiện dịch vụ gia công cho khách hàng. Trong khi đó, mức độ gia tăng giá vốn cao hơn cùng kỳ năm 2013 là do trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

    AVF cũng thực hiện trích lập trước chi phí lãi vay trong kỳ nên dẫn đến chi phí lãi vay cao hơn.

    Đáng chú ý, mức độ gia tăng khoản chi phí khác trong quý 4/2014 là do công ty thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị thực thành phẩm tồn kho và chi phí dở dang vùng nuôi...

    AVF cho biết thêm là công ty đang cùng Công ty Tư Vấn hoàn thiện đề án tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2019.

    Trước đó, AVF tạo ra "cú sốc" lớn cho cổ đông khi công bố BCTC quý 4/2014 với mức lỗ bất ngờ lên đến gần 736 tỷ đồng, qua đó đẩy doanh nghiệp đến cận kề với án hủy niêm yết do vốn chủ sở hữu bị âm.
    --- Gộp bài viết, 22/05/2015, Bài cũ: 22/05/2015 ---
    Đúng thế, anh Lợi mới chỉ là cá nhân thôi đấy bác.
    Một bát phở mua được 400 cổ phiếu.
    Chỉ có ở VN
    :drm
    npp2010, jelph, kimibull2 người khác thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. labatvi_nana

    labatvi_nana Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    627
    Bó 10 tỷ mua cty ôm cục nợ 750 tỷ? Trừ phi bán đất của nó thôi không thì cứ ngồi đấy mà ôm.
    npp2010, nobita_78xauzai77 thích bài này.
  9. tiec_that

    tiec_that Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Đã được thích:
    18.788
    Cụ đã nâng tỷ trọng cp lên chưa?
    npp2010, SuSuCaRot, Nothing20142 người khác thích bài này.
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Sao lại có cái anh Lợi kia dại thế bác nhể?
    Biết là xác chết mà còn vứt 10 tỷ vào
    10 tỷ đấy mà mang đi làm từ thiện thì cả nước vinh danh
    Dại quá...
    :drm
    npp2010, SuSuCaRotjelph thích bài này.

Chia sẻ trang này