Thơm quá Omicron---------------- Hay------------ Ômely Mỗi khi CoVy TT tăng 200 Point $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 29/11/2021.

637 người đang online, trong đó có 254 thành viên. 06:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11803 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. F0moinhat

    F0moinhat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2021
    Đã được thích:
    2.183
    Rồi hôm nay DJF lại xanh mướt thôi.
    Cái gì cũng phải từ từ làm quen.
    Cứ bình tĩnh.
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Niềm tin đã mất, blue-chips lên là xả?
    Kim Phong -
    Thanh khoản càng ngày càng tụt giảm, thị trường nhích tăng đã gặp lực bán xuất hiện đè xuống. Đó là kiểu diễn biến bất lợi trong bối cảnh nhà đầu tư muốn tìm kiếm sự an toàn...
    [​IMG]
    Nhóm cổ phiếu nhỏ lại tăng rực rỡ trong khi blue-chips bị xả.
    Thanh khoản càng ngày càng tụt giảm, thị trường nhích tăng đã gặp lực bán xuất hiện đè xuống. Đó là kiểu diễn biến bất lợi trong bối cảnh nhà đầu tư muốn tìm kiếm sự an toàn.

    Chiều nay thị trường lại có thêm một nỗ lực tăng nữa. VN-Index thậm chí còn vươn lên đỉnh cao mới lúc 2h, tăng 0,58% so với tham chiếu. Từ đỉnh cao này, một đợt xả khá mạnh xuất hiện, ép chỉ số đến cuối phiên, giảm 0,21%.

    Diễn biến tăng trước giảm sau như vậy lại xuất hiện trên nền thanh khoản rất thấp. Cả phiên chiều HoSE chỉ khớp được 9.103 tỷ đồng, giảm 30% so với phiên sáng. Điều đó nghĩa là lực cầu đỡ rất yếu vì nhịp lao dốc cuối cùng biên độ giảm ở VN-Index cũng tới 0,8%.

    Chiều nay khả năng co kéo các mã trụ đã không thành công. Nhịp tăng tốt nhất buổi chiều xuất phát từ biến động đột ngột của VIC và MSN. VIC có ảnh hưởng hơn cả vì vốn hóa rất lớn. Mã này từ khoảng 1h45 đến 2h05 tăng vụt từ 106.700 đồng lên 108.500 đồng, tương đương thay đổi +1,69% trong thời gian rất ngắn. MSN vốn hóa nhỏ hơn và mức biến động trong cùng thời gian cũng khoảng 1,2%. Một số cổ phiếu lớn như VHM, VNM, SAB hay các mã ngân hàng cũng có nhịp nảy giá nhỏ.

    Tổng hợp các biến động này dưới sự dẫn dắt của VIC đã giúp VN-Index lẫn VN30-Index tăng lên đỉnh cao mới trong ngày. Diễn biến này khá kích thích, nhưng cơ bản vẫn dựa trên lối đánh chớp nhoáng với thanh khoản rất thấp. Ví dụ VN30 trong 20 phút huy hoàng này biến động +0,47%, giao dịch cả rổ chỉ chưa tới 700 tỷ đồng. VIC kéo mạnh nhất, giao dịch chỉ hơn 54 tỷ đồng.

    Không có nhiều nhà đầu tư tham gia mua đuổi trong biến động tăng này, nhưng luôn có lực cung thường trực, “rình” giá tốt để xả. Tất cả các trụ kéo của nhịp tăng ngắn nói trên đều nhanh chóng sụt giảm trở lại, kể cả VIC cũng lao dốc khoảng 1,2% so với đỉnh, đóng cửa còn tăng 1,13% so với tham chiếu. Rất nhiều blue-chips hôm nay đã tạo một bull-trap khá lớn trong ngày với biên độ 2-3% như BID, CTG, HDB, GVR, NVL, POW, SSI, STB, TPB, VPB. Có thể thấy cổ phiếu ngân hàng chiếm áp đảo trong số này.

    [​IMG]
    Vn30-Index thể hiện sự yếu ớt trong nhóm blue-chips.
    Cổ phiếu ngân hàng cũng là tiêu biểu cho sự suy giảm của dòng tiền. 10 cổ phiếu ngân hàng trong VN30 giao dịch còn chưa tới 2,5 ngàn tỷ đồng, giảm khoảng 23% so với hôm qua. Toàn bộ cổ phiếu ngân hàng trên HoSE giảm 25%. Tỷ trọng nhóm ngân hàng trong tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE chỉ còn 14,9%.

    Thị trường quốc tế chiều nay hoàn toàn ổn định, biến động trong nước do cung cầu tự nhiên. Điều quan trọng nhất là các biến động bất ngờ không có thanh khoản thường chỉ do thay đổi ở một vài trụ lớn và rất thiếu ổn định. Hôm nay thị trường thậm chí đã có 2 nhịp hồi lên là bị xả từ sáng, nhưng với biên độ hẹp hơn. Nhịp thứ 3 trong buổi chiều đã đủ mạnh để xác lập một phiên giảm 3,14 điểm ở VN-Index tương đương 0,21% ngay cả khi VIC tăng 1,13%, MSN tăng 1,4%, SAB tăng 1,6%, PLX tăng 2,21% đỡ được gần 3 điểm.

    Trong bối cảnh thị trường khá yếu, blue-chips không thể giữ nhịp, các mã đầu cơ lại có vẻ ổn định. HoSE kết phiên với 22 mã kịch trần, HNX có 24 mã và UpCOM là 26 mã. Giao dịch vẫn khá sôi động tại TTB, HDC, MCG, QBS, DLG, FCN, PLP, FTM, TDG, HCD, CEO, VIG, C69...

    Sự thất bại của nhóm blue-chips một lần nữa đang hướng dòng tiền quay lại các mã đầu cơ. Tỷ trọng giao dịch tại VN30 lại co rút xuống còn chưa tới 34% sàn HoSE, trong khi phiên đầu tuần vẫn còn tới hơn 43% và trung bình tuần trước khoảng 40%.

    Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gia tăng phiên chiều, tổng mức rút ròng cả ngày đạt 740,5 tỷ đồng. Khoảng một nửa số này (328 tỷ đồng) là rút đi với cổ phiếu thuộc VN30. HPG, MSN, SSI, CTG, GAS, VJC bị bán ròng nhiều nhất trong rổ blue-chips. Ngoài ra là DXG, KBC, CII, NLG, HCM, VGC.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 1.400 nghìn tỷ đồng, về đích trước 1 tháng

    Thu ngân sách nhà nước thực hiện 11 tháng ước đạt 1.389,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán và về đích trước 1 tháng. Tổng thể cân đối ngân sách thặng dư hơn 120 nghìn tỷ...
    [​IMG]
    Vượt qua nhiều khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19, thu ngân sách nhà nước 11 tháng vượt dự toán, "thở phào" giai đoạn về đích.
    Theo báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước thực hiện 11 tháng năm 2021 ước đạt 1.389,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngân sách Trung ương ước đạt 98,5% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt 109,5% dự toán.

    THU NGÂN SÁCH TỪ NHÀ, ĐẤT, DẦU THÔ VƯỢT XA DỰ TOÁN
    Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Tài chính, thu nội địa ước đạt 1.139,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% dự toán, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2020.

    Thu từ dầu thô ước đạt 38,1 nghìn tỷ đồng, bằng 164,2% dự toán, tăng 20% so cùng kỳ. Giá dầu thanh toán bình quân 11 tháng đạt 67,5 USD/thùng, cao hơn 22,5 USD/thùng so với giá dự toán. Sản lượng thanh toán ước đạt 8,1 triệu tấn, bằng 100,9% kế hoạch.

    Đáng chú ý, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu “cán đích” ngoạn mục trước hai tháng, ước đạt 210,6 nghìn tỷ đồng, bằng 118% dự toán, tăng 24,3% so cùng kỳ trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 347,1 nghìn tỷ đồng, bằng 110,2% dự toán, tăng 20,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng tăng mạnh.

    Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế ước tăng 29,4% so với cùng kỳ.

    Đáng chú ý, một số khoản thu vượt xa dự toán như thu về nhà, đất đạt vượt dự toán 21,6%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản vượt 58%, thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác cao hơn dự toán 77,1%.
    Bên cạnh đó, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 136,49 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ đạt 100% dự toán.

    Bộ Tài chính cũng chỉ rõ, có 8/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa cơ bản đạt và vượt dự toán.

    Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 101,6% dự toán. Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 99,7% dự toán. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 108% dự toán.

    Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân đạt 107,9% dự toán. Thu khác ngân sách đạt 107,2% dự toán.

    Ngoài ra, các khoản thu còn lại, chủ yếu là khoản thu nhỏ đạt từ 80-92% dự toán. Trong đó, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 91,6% toán, thuế bảo vệ môi trường đạt 81,9% dự toán, các loại phí, lệ phí đạt 88,5% dự toán...

    Bộ Tài chính cho biết thêm, có 55 địa phương thu nội địa 11 tháng đạt trên 90% dự toán, trong đó, có 50 địa phương thu đạt trên 95% dự toán và 08 địa phương đạt tiến độ thu thấp hơn 90% dự toán. Bên cạnh đó, 48 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%.

    TRÊN 55.000 TỶ PHÒNG CHỐNG DỊCH, HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN
    Cũng theo báo cáo, chi ngân sách nhà nước thực hiện11 tháng năm 2021 ước đạt 1.268,86 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán. Trong đó, chi trả nợ lãi ước đạt 90,18 nghìn tỷ đồng, bằng 81,9% dự toán. Chi thường xuyên đạt 874,8 nghìn tỷ đồng, bằng 84,4% dự toán.

    Đáng quan ngại, riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển mới đạt 63,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong khi cùng kỳ năm 2020 đạt 71,22%. Trong đó, vốn trong nước đạt 69,19%, vốn ngoài nước chỉ đạt 21,51% kế hoạch.

    "Tổng thể cân đối ngân sách nhà nước 11 tháng thặng dư 120,34 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bội chi, ngân sách địa phương thặng dư lớn".
    Bộ Tài chính.

    Bộ Tài chính chỉ rõ, vẫn còn 03 cơ quan chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao năm 2021, gồm Ủy ban dân tộc, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

    Ước tính 11 tháng, ngân sách nhà nước chi 34,34 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 khoảng 21,93 nghìn tỷ đồng, tổng cộng 56,27 nghìn tỷ.

    Trong đó, trung ương chi 25,35 nghìn tỷ đồng để mua vaccine và chi cho công tác phòng, chống dịch; mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 và hỗ trợ các địa phương. Các địa phương chi từ ngân sách địa phương 30,92 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

    Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ vaccine phòng Covid-19 là 7,94 nghìn tỷ đồng để mua vaccine.

    Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch và 153,4 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn bù đắp bội chi ngân sách trung ương và thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn của ngân sách nhà nước. Tính đến ngày 26/11 phát hành được 288 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,51 năm, lãi suất bình quân 2,28%/năm.

Chia sẻ trang này