Thông báo có Link từ an ninh Mạng TW về việc f319 và hàng loạt Website VCcorp bị đánh sập tuần rồi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi poccapap, 21/10/2014.

6026 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 21:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4502 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    An ninh mạng Việt qua vụ hàng loạt website VCCorp bị đánh sập....vui lòng xem Link

    http://xahoi.com.vn/cong-nghe/cntt-...g-loat-website-vccorp-bi-danh-sap-187101.html


    An ninh mạng Việt qua vụ hàng loạt website VCCorp bị đánh sập...Thông báo này đã được đài truyền hình VTV1 phát sóng truyền hình vào lúc 19g15 phút tối 21/10/2014.


    Hiện các website Việt Nam chủ yếu bị tấn công bằng 2 hình thức: Thông qua các lỗ hổng trên hệ thống và thông qua việc phát tán virut, mã độc.
    [​IMG]Hàng loạt trang web của VCCorp và đối tác không thể truy cập trong nhiều ngày.
    Từ sáng sớm 13/10, một loạt cácwebsite lớn của VCCorpnhư Kenh14, Gamek, Genk, CafeF và một số báo điện tử do VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật như báo Dân Trí, Soha, Người Lao Động… bị “chết cứng” không thể truy cập được. Đáng chú ý, sự cố này kéo dài tới 5 ngày, đến ngày 19/10 thì mới khắc phục được hoàn toàn,gây thiệt hại cho VCCorp hàng chục tỷ đồngtheo như lời một đại diện của tập đoàn này nói. Đây được coi là sự cố về hệ thống nghiêm trọng nhất từng xảy ra với VCCorp từ trước tới nay, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
    Trao đổi với báo chí liên quan tới sự cố này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịchan ninh mạng Tập đoàn Bkav, cho biết: “Tôi có tham gia hỗ trợ VCCorp để giải quyết sự cố này. Một hệ thống lớn như hệ thống của VCCorp bị hacker tấn công dù có gây bất ngờ cho nhiều người song cũng là chuyện bình thường ở Việt Nam cũng như tại nhiều nước trên thế giới. Thực tế, website của nhiều tên tuổi tập đoàn lớn trên thế giới cũng từng bị hacker tấn công gây hậu quả lớn như JP Morgan, Bank of America, Citigroup, website mua bán trực tuyến eBay... Tại Việt Nam, trước đây, không ít website, báo điện tử lớn cũng từng bị hacker làm cho tê liệt như báo Tuổi Trẻ, VietnamNet... Thậm chí sau đó, nguyên nhân và thủ phạm tấn công vào website báo điện tử VietnamNet vẫn chưa được công bố chính thức mà chỉ có các giả thiết đưa ra.
    Quay trở về vụ hệ thống website của VCCorp bị tấn công, hiện các bên vẫn đang phối hợp điều tra nguyên nhân, cách thức cũng như thủ phạm”.

    Nhận định về mức độ tấn công, “tàn phá” của nhóm hacker này đối với hệ thống website của VCCorp, ông Tuấn Anh cho rằng “rất quyết liệt, tàn nhẫn, liều lĩnh”. “Nhóm này thậm chí rất chuyên nghiệp về truyền thông khi thực hiện khá nhiều thao tác giả, chủ ý đánh lừa bên điều tra và dư luận, chuẩn bị kĩ lưỡng và cài cắm kĩ. Việc tìm ra thủ phạm không phải đơn giản, kẻ tấn công chắc chắn phải là người có trình độ, chuyên môn và không phải chỉ có một người. Đây là cuộc tấn công có chủ ý và tương đối liều lĩnh, tuy nhiên không có nghĩa là không thể tìm ra thủ phạm. Bởi vì hacker kiểu gì cũng để lại các dấu vết và căn cứ vào đó sẽ tìm ra được. Dù có cố gắng che giấu đến đâu, hacker càng tấn công điên cuồng thì dấu vết số để lại càng nhiều và sẽ càng dễ bị phát hiện”, ông Tuấn Anh nói.
    [​IMG]
    Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch An ninh mạng Bkav.
    Hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật tốt và có hàng chục server đặt riêng lẻ, thế nhưng vẫn bị hacker tấn công khiến những người trong ngành an ninh mạng không khỏi lo ngại. Nhìn nhận về vấn đề an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay từ sự cố này, ông Tuấn Anh cho hay, hiện các website tại Việt Nam chủ yếu bị tấn công bằng 2 hình thức: Thứ nhất là thông qua các lỗ hổng trên hệ thống, thứ 2 là thông qua việc phát tán các virut, mã độc.
    Đối với trường hợp thứ nhất, hiện các website ở Việt Nam có tới 40% có lỗ hổng, chủ yếu là lỗ hổng Zero day và nhà sản xuất chưa có bản vá (phần mềm để khắc phục các lỗ hổng này). Đây là lý do khiến các website này dễ bị hacker tấn công.
    Với trường hợp thứ 2, website bị tấn công bởi các mã độc, virut, thường xảy ra ở những nước phát triển như Mỹ, Pháp, còn tại Việt Nam thì khá hạn hữu. Tuy nhiên, từ năm 2013, 2014, website của nhiều cơ quan ban ngành, công ty, tập đoàn, đặc biệt là các ngân hàng trở thành mục tiêu để các đối tượng hacker phát tán mã độc nhằm truy cập thông tin tài khoản để đánh cắp tài sản...
    Đối với trường hợp này, để khắc phục, hệ thống website bắt buộc phải được đầu tư bài bản, dự án công nghệ thông tin cần đầu tư các hạng mục an ninh, bảo mật..., trong đó giải pháp đơn giản là trang bị phần mềm chống virut, chống mã độc.
    “Theo tôi để hệ thống được an toàn hơn, trước hết các đơn vị cần phải thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của an ninh mạng, từ đó xây dựng được kế hoạch và kinh phí đầu tư cho hệ thống từ quy trình, công nghệ và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
    Thực tế thực trạng an toàn thông tin tại Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. An ninh mạng vẫn chưa thực sự được quan tâm tại các cơ quan, doanh nghiệp. Hầu hết cơ quan doanh nghiệp của Việt Nam chưa bố trí được nhân sự phụ trách an ninh mạng hoặc năng lực và nhận thức của đội ngũ này chưa tương xứng với tình hình thực tế. Đó là nguyên nhân chính.
    Nếu nhìn nhận lại chúng ta sẽ thấy hầu như các cuộc tấn ******* ninh mạng đều gây bất ngờ cho các bên bị hại, thậm chí có nhiều cuộc tấn công xâm nhập vào hệ thống mà vài tháng sau mới bị phát hiện. “Chính vì vậy, tôi cho rằng không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều sẽ gặp khó khăn khi gặp phải những cuộc tấn công mạng ở mức độ tinh vi. Để đảm bảo cho một hệ thống được an toàn, cần phải có các yếu tố công nghệ, quy trình và con người. Tuy nhiên, hiện nay, thực tế cho thấy, các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam gần như không có đầy đủ các yếu tố này khiến xuất hiện rất nhiều lỗ hổng để tin tặc khai thác, lợi dụng”
    , ông Tuấn Anh nhận định.
    Minh Hiếu




    Vài nét bổ sung

    Hễ máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại (malware) thì mọi người cứ đồng thanh cho rằng máy đã bị nhiễm “virus”, nhưng thực chất thuật ngữ chuẩn xác cho mỗi căn bệnh này đều có tên gọi khác nhau, bao gồm: malware, worm, Trojan, rootkit, keylogger, spyware và nhiều hơn thế nữa.
    Malware - Phần mềm độc hại
    [​IMG]

    Malware
    Thuật ngữ "Malware" là tên viết tắt của "malicious software." Nhiều người sử dụng từ "virus" để chỉ bất kỳ loại phần mềm độc hại, nhưng virus thực sự chỉ là một loại hình cụ thể của phần mềm độc hại mà thôi. Từ "malware" được sử dụng để mang hàm ý chung cho tất cả các phần mềm độc hại, bao gồm các “bệnh lý” phổ biến bên dưới.
    Virus
    Trong khoa họcmáy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus hay vi-rút) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính,...). Cũng giống như virus trong thế giới thực, chúng lây nhiễm các tế bào sinh học và sử dụng những tế bào sinh học để tái tạo ra các bản sao của chính mình.
    [​IMG]
    Virus
    Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng,... hoặc gây ra những trò đùa khó chịu.
    Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus.
    Chiếm trên 90% số virus đã được phát hiện là nhắm vào hệ thống sử dụng hệ điều hành “họ Windows” chỉ đơn giản bởi hệ điều hành này được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.Do tính thông dụng của Windows nên các tin tặc thường tập trung hướng vào chúng nhiều hơn là các hệ điều hành khác.
    Cũng có quan điểm cho rằng Windows có tính bảo mật không tốt bằng các hệ điều hành khác (như Linux) nên có nhiều virus hơn, tuy nhiên nếu các hệ điều hành khác cũng thông dụng như Windows hoặc thị phần các hệ điều hành ngang bằng nhau thì cũng lượng virus xuất hiện có lẽ cũng tương đương nhau.
    Sâu Morris đôi khi được gọi là "Great Worm" (Sâu khổng lồ)
    Sâu Morris là sâu máy tính đầu tiên được phát tán qua Internet; nó cũng là con sâu đầu tiên thu hút được sự chú ý đáng kể của các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả của nó là Robert Tappan Morris, một sinh viên tại Đại học Cornell. Sâu Morris được thả lên mạng vào ngày 2 tháng 11 năm 1988 từ học viện MIT, nó được phát tán từ MIT để che giấu thực tế là con sâu đã được bắt nguồn từ Cornell. (Tình cờ, Robert Tappan Morris hiện là một giáo sư tại MIT).
    [​IMG]
    Sâu Morris cũng tương tự như virus, nhưng cách thức lây lan của đôi bên lại khác nhau
    Theo tác giả, sâu Morris không được viết với mục đích gây thiệt hại mà chỉ để đo kích thước của Internet. Tuy nhiên, một hậu quả ngoài ý muốn đã làm cho nó trở nên gây hại: một máy tính có thể bị nhiễm nhiều lần và mỗi một tiến trình bổ sung sẽ góp phần làm chậm máy đến mức không thể sử dụng được.
    Sâu Morris hoạt động bằng cách lợi dụng một số điểm yếu đã biết trong các chương trình sendmail, Finger, rsh/rexec và các mật khẩu yếu trong Unix. Thân chương trình chính của sâu Morris chỉ có thể nhiễm các máy VAX của DEC đang chạy hệ điều hành BSD 4 và Sun 3.
    Một thành phần "móc" (grappling hook) khả chuyển viết bằng C theo cơ chế tràn bộ đệm đã được sử dụng để chở thân chương trình chính, và thành phần móc có thể chạy trên các hệ thống khác, sinh tải làm chậm hệ thống và biến hệ thống thành nạn nhân.
    Sai lầm nghiêm trọng đã biến con sâu từ chỗ một thí nghiệm trí thức có tiềm năng vô hại thành một tấn công từ chối dịch vụ đầy phá hoại là ở tại cơ chế lây lan. Con sâu xác định xem có xâm nhập một máy tính mới hay không bằng cách hỏi xem hiện đã có một bản sao nào đang chạy hay chưa.
    Nhưng nếu chỉ làm điều này thì việc xóa bỏ nó lại quá dễ dàng, bất cứ ai cũng chỉ phải chạy một tiến trình trả lời rằng "có" khi được hỏi xem đã có bản sao nào chưa, và con sâu sẽ tránh. Để tránh chuyện này, Morris thiết kế để con sâu tự nhân đôi với xác suất 40%, bất kể kết quả của việc kiểm tra lây nhiễm là gì. Thực tế cho thấy tỷ lệ nhân đôi này là quá cao và con sâu lây lan nhanh chóng, làm nhiễm một số máy tính nhiều lần.
    [​IMG]
    Robert Tappan Morris
    Người ta thống kê rằng có khoảng 6.000 máy tính chạy Unix đã bị nhiễm sâu Morris. Paul Graham đã nói rằng: "Tôi đã chứng kiến người ta xào xáo ra con số này, công thức nấu ăn như sau: ai đó đoán rằng có khoảng 60.000 máy tính nối với Internet và con sâu có thể đã nhiễm 10% trong số đó." Mỹ đã ước tính thiệt hại vào khoảng từ 10 đến 100 triệu đô la.
    Robert Morris đã bị xử và buộc tội vi phạm Điều luật năm 1986 về lạm dụng và gian lận máy tính (Computer Fraud and Abuse Act). Sau khi chống án, anh ta bị phạt 3 năm án treo, 400 giờ lao động công ích và khoản tiền phạt 10.050 đô la Mỹ.
    Sâu Morris đôi khi được gọi là "Great Worm" (Sâu khổng lồ) do hậu quả nặng nề mà nó đã gây ra trên Internet khi đó, cả về tổng thời gian hệ thống không sử dụng được, lẫn về ảnh hưởng tâm lý đối với nhận thức về an ninh và độ tin cậy của Internet.
    Trojan hoặc Trojan Horse
    Trojan horse (Ngựa Troia) là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy.
    Chữ Ngựa Troia xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Troia tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành.
    [​IMG]
    Trojan horse
    Trojan horse là chương trình máy tính thường ẩn mình dưới dạng một chương trình hữu ích và có những chức năng mong muốn, hay ít nhất chúng trông như có các tính năng này. Một cách bí mật, nó lại tiến hành các thao tác khác không mong muốn. Những chức năng mong muốn chỉ là phần bề mặt giả tạo nhằm che giấu cho các thao tác này.
    Trong thực tế, nhiều Trojan horse chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính thân chủ bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng. Khác nhau căn bản với virus máy tính là Trojan Horse về mặt kỹ thuật chỉ là một phần mềm thông thường và không có ý nghĩa tự lan truyền.
    Các chương trình này chỉ lừa người dùng để tiến hành các thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến hành. Ngày nay, các Trojan horse đã được thêm vào đó các chức năng tự phân tán. Điều này đẩy khái niện Trojan horse đến gần với khái niệm virus và chúng trở thành khó phân biệt.
    Spyware (phần mềm gián điệp) và tiền thân (Adware)
    Spyware là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ (thông thường vì mục đích thương mại) qua mạng Internet mà không có sự nhận biết và cho phép của chủ máy. Một cách điển hình, spyware được cài đặt một cách bí mật như là một bộ phận kèm theo của các phần mềm miễn phí (freeware) và phần mềm chia sẻ (shareware) mà người ta có thể tải về từ Internet.
    [​IMG]
    Spyware
    Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt động của máy chủ trên Internet và lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy khác (thường là của những hãng chuyên bán quảng cáo hoặc của các tin tặc). Phần mềm gián điệp cũng thu thập tin tức về địa chỉ thư điện tử và ngay cả mật khẩu cũng như là số thẻ tín dụng.
    Spyware "được" cài đặt một cách vô tội vạ khi mà người chủ máy chỉ muốn cài đặt phần mềm có chức năng hoàn toàn khác. Spyware là một trong các "biến thể" của phần mềm quảng cáo (adware). Spyware là chữ viết tắt của spy (gián diệp) và software (phần mềm máy tính) trong tiếng Anh; tương tự, adware là từ advertisement (quảng cáo) và software mà thành.
    Ngoài các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và tự do cá nhân bị xâm phạm, spyware còn sử dụng (đánh cắp) từ máy chủ các tài nguyên của bộ nhớ (memory resource) ăn chặn băng thông khi nó gửi thông tin trở về chủ của các spyware qua các liên kết Internet. Vì spyware dùng tài nguyên của bộ nhớ và của hệ thống, các ứng dụng chạy trong nền (background) có thể dẫn tới hư máy hay máy không ổn định.
    [​IMG]
    Adware
    Bởi vì là một chương trình độc lập nên spyware có khả năng điều khiển các tổ hợp phím bấm (keystroke), đọc các tập tin trên ổ cứng, kiểm soát các ứng dụng khác như là chương trình trò chuyện trực tuyến hay chương trình soạn thảo văn bản, cài đặt các spyware mới, đọc các cookie, thay đổi trang chủ mặc định trên các trình duyệt web, cung cấp liên tục các thông tin trở về chủ của spyware, người mà có thể dùng các tin tức này cho quảng cáo/tiếp thị hay bán tin tức cho các chỗ khác.
    Và tệ hại nhất là nó có khả năng ăn cắp mật khẩu truy nhập (login password) cũng như ăn cắp các các tin tức riêng tư của người chủ máy (như là số tài khoản ở ngân hàng, ngày sinh và các con số quan trọng khác...) nhằm vào các mưu đồ xấu.
    Keylogger
    Keylogger hay "trình theo dõi thao tác bàn phím" theo cách dịch ra tiếng Việt là một chương trình máy tính ban đầu được viết nhằm mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác thực hiện trên bàn phím vào một tập tin nhật ký (log) để cho người cài đặt nó sử dụng. Vì chức năng mang tính vi phạm vào riêng tư của người khác này nên các trình keylogger được xếp vào nhóm các phần mềm gián điệp.
    [​IMG]
    Keylogger
    Về sau, khi keylogger phát triển cao hơn nó không những ghi lại thao tác bàn phím mà còn ghi lại cả các hình ảnh hiển thị trên màn hình (screen) bằng cách chụp (screen-shot) hoặc quay phim (screen-capture) thậm chí còn ghi nhận cách con trỏ chuột trên máy tính di chuyển.
    Các loại phần mềm độc hại có thể hoạt động như keylogger. Một virus, sâu, hoặc Trojan đều có thể hoạt động như một keylogger, ví dụ: Keylogger cũng có thể được cài đặt với mục đích giám sát các doanh nghiệp hay thậm chí vợ chồng ghen tuông.
    Botnet, Bot
    Botnet là từ chỉ một tập hợp các rô bôt phần mềm hoặc các con bot hoạt động một cách tự chủ. Từ này còn được dùng để chỉ một mạng các máy tính sử dụng phần mềm tính toán phân tán.
    [​IMG]
    Botnet
    Một khi phần mềm bot nhiễm vào máy tính, nó sẽ kết nối với một số loại máy chủ điều khiển và chờ đợi để được hướng dẫn từ tác giả của botnet. Ví dụ, một botnet có thể được sử dụng để bắt đầu một cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service - từ chối dịch vụ phân tán). Đây được xem là một trong những nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính.
    Mặc dù phương tiện để tiến hành, động cơ, mục tiêu của tấn công từ chối dịch vụ có thể khác nhau, nhưng nói chung nó gồm có sự phối hợp, sự cố gắng ác ý của một người hay nhiều người để một trang hay hệ thống mạng không thể sử dụng, làm gián đoạn, hoặc làm cho hệ thống đó chậm đi một cách đáng kể với người dùng bình thường, bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống.
    Thủ phạm tấn công từ chối dịch vụ thường nhắm vào các trang mạng hay server tiêu biểu như ngân hàng, cổng thanh toán thẻ tín dụng và thậm chí DNS root servers.
    Rootkit
    [​IMG]
    Rootkit
    Rootkit là một bộ công cụ phần mềm do kẻ xâm nhập đưa vào máy tính nhằm mục đích cho phép mình quay lại xâm nhập máy tính đó và dùng nó cho các mục đích xấu mà không bị phát hiện, bộ công cụ này cho phép truy nhập vào hoạt động của máy tính ở mức căn bản nhất. Các mục đích của kẻ xâm nhập khi sử dụng rootkit bao gồm:
    - Thu thập dữ liệu về máy tính (kể các máy tính khác trong cùng mạng) và những người sử dụng chúng (chẳng hạn mật khẩu và thông tin tài chính)
    - Gây lỗi hoặc sai trong hoạt động của máy tính
    - Tạo hoặc chuyển tiếp spam
    Có các rootkit khác nhau được viết cho nhiều loại hệ điều hành như Linux, Solaris và các phiên bản Microsoft Windows. Từ "rootkit" trở nên phổ biến khi có cuộc tranh luận về chống sao chép CD Sony 2005, trong đó các đĩa CD nhạc của Sony BMG cài một toolkitvào các PC chạy Microsoft Windows.
    Ransomware - Phần mềm tống tiền
    Ransomware là một loại khá mới trong giới phần mềm độc hại. Nó bao gồm nhiều lớp phần mềm ác ý với chức năng hạn chế truy cập đến hệ thống máy tính mà nó đã lây nhiễm, và đòi hỏi một khoản tiền cho người đã tạo ra malware đó nhằm mục đích xóa bỏ việc hạn chế truy cập mà nó đã tạo ra trước đó.
    [​IMG]
    Ransomware
    Một vài dạng của ransomware mã hóa tệp tin, dữ liệu trên ổ đĩa cứng (nhằm tống tiền), trong khi một vài dạng khác thì đơn giản hơn, chúng khó hệ thống lại và hiển thị một thống báo để thuyết phục người bị hại trả tiền.
    Vào lúc đầu thì Ransomware phổ biến ở Nga, sau đó thì việc sử dụng Ransomware để lừa lọc kiếm tiền phát triển nhanh chóng và lan ra toàn cầu. Trong tháng 6 năm 2013, phần mềm bảo mật McAfee cho thấy rằng hãng đã thu thập được hơn 250,000 mẫu Ransomware độc đáo chỉ trong vòng Quý I năm 2013.
    Backdoor
    Backdoor, nghĩa là "cửa hậu" hay lối vào phía sau. Trong một hệ thống máy tính, "cửa hậu" là một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường.
    [​IMG]
    Backdoor
    Cửa hậu có thể có hình thức một chương trình được cài đặt (ví dụ Back Orifice hoặc cửa hậu rookit Sony/BMG rootkit được cài đặt khi một đĩa bất kỳ trong số hàng triệu đĩa CD nhạc của Sony được chơi trên một máy tính chạy Windows), hoặc có thể là một sửa đổi đối với một chương trình hợp pháp - đó là khi nó đi kèm với Trojan.
    ngoctinnt thích bài này.
  2. lionheart88

    lionheart88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2008
    Đã được thích:
    1.124
    Ngày xưa anh Quảng chém đã mạnh, ngày nay bố Tuấn Anh chém càng mạnh hơn :))
  3. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    Đã quá sợ mong cho các em website về chứng khoán bình yên...nhưng giờ SỢ hơn là NGÀY 22/10/2014 kHÔNG BIẾT ÔNG " GAS " có hưng phấn DOWN chơi chơi làm cho VNIDEX giảm tèo nữa không ?

    Tèo do " GAS " thì NÓI trước đi ÔNG để tui BÁN nha ÔNG " GAS "!!!!

    Làm ơn....
    Polarbear2012thatha_chamchi thích bài này.
  4. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    Ngày 22/10 mà " GAS " nó tung MÃ ĐỘC là TÈO kéo VNIDEX xuống thì còn SỢ hơn vụ này nha ...... giờ SỢ hơn là NGÀY 22/10/2014 kHÔNG BIẾT ÔNG " GAS " có hưng phấn DOWN chơi chơi làm cho VNIDEX giảm tèo nữa không ?

    Tèo do " GAS " thì NÓI trước đi ÔNG để tui BÁN nha ÔNG " GAS "!!!!

    Làm ơn....

    Nói gì thì Nói dù ông GAS tèo thì ông NGC của em vẫn CE .....thú vị thú vị ....
    thatha_chamchi thích bài này.
  5. Artemia

    Artemia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    2.229
    :drm4:drm2:drm2:drm2:drm2:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  6. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    anh có nghe nói gì về việc GAS chia 4:1 không ? lạy trời có để VNIDEX leo lên 650....

    Nhưng dù sao đi nữa thì NDF và NGC cứ CE mặc kệ con GAS tung mã TÈO ....
    --- Gộp bài viết, 21/10/2014, Bài cũ: 21/10/2014 ---

    VIC chỉ được cái TO XÁC

    Có thấy NGC chưa ? GAS đạp VNI giảm 17 hay GAS nâng bi VNI tăng 11 điểm thì NGC cứ CE ...mai đến NDF có tin Ngon nó CE tiếp ....độc hơn mã độc ....
  7. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    http://vinacorp.vn/news/vi-sao-gas-tang-tran/ct-567247

    Trong phiên giao dịch 21/10, cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam đã tăng trần lên 109.000 đồng/cổ phiếu, giúp VN-Index lấy lại mốc 600 điểm trong sự ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư. Vì sao cổ phiếu này bất ngờ tăng trần trong phiên 21/10?
    Đà tăng của GAS đã có từ phiên trước đó, khi giá cổ phiếu giảm về chạm mốc 100.000 đồng/cổ phiếu là mức giá hỗ trợ của GAS theo phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, giá GAS bốc tăng trên trong ngày 21/10 là do thông tin trên thị trường về GAS sẽ thực hiện chia cổ phiếu thưởng và có cả phát hành quyền mua cổ phiếu mới bằng mệnh gi.

    Có thể GAS tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới và sẽ là đầu tàu kéo các cố phiếu họ dầu khí trở lại trend tăng???

    Phịa ...giá dầu giảm te tua ....dòng P cho đi nghỉ ngơi ..tập trung NGC - NDF - GTN đã ....
    --- Gộp bài viết, 21/10/2014, Bài cũ: 21/10/2014 ---
    GAS có chia ko ? chưa biết nhưng có 1 tay công ty ck nói Hù tui bằng email



    [​IMG]
    Trời ơi đọc xong mail của công ty ck này tui sợ quá đi

    sợ quá nên mai tui mua thêm NDF và NGC ..tụi nó CE khi GAS giảm mà ..sợ gì
  8. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    trong khi 1 tay Broker Hù em là sẽ có GÃY trend gì đó thì 1 tay khác Nâng Bi em bằng mã độc ATC



    Phiên ATC hôm nay cũng gieo cho em nhiều niềm tin và hy vọng hơn. GAS ơi mày cứ xanh tiếp lên 120 đi, thị trường lên qua 610 là thanh khoản lại tăng nhẹ nhàng ngay. Em Vni chỉ cần xanh đủ 5 ngày là tình yêu với em lại dào dạt lại ngay, quên hết những sầu muộn em đã từng mang lại.
    Rất chuẩn,
    [​IMG]

    Bu ơi mai GAS lên 120 à? mặc kệ ..con NGC và NDF vẫn cứ CE ....GAS xuống 98 à ? chúng nó vẫn CE ...thế mới thích ....
  9. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.731
    Trong lúc đang điều tra mà bọn này vẫn llều lĩnh phá hoại, có tổ chức, có nghề ,Mục đích của chúng là rì ???:-w:-w:-w
  10. poccapap

    poccapap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    1.457
    trong lúc chờ có tin chính thức mời bác trả lời 1 câu hỏi

    vì sao 2 tuần qua giá DẦU giảm thê thảm ?
    --- Gộp bài viết, 21/10/2014, Bài cũ: 21/10/2014 ---
    bia bia bia thưởng cho ai nói đúng...

Chia sẻ trang này