Thông điệp từ Mr Market: Hãy học cách tự thích nghi hoặc sẽ tự đào thải khỏi thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 05/04/2017.

1274 người đang online, trong đó có 509 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31166 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Chào 500 ae Chứng sỹ!
    Thị trường chứng khoáng Việt Nam đã có trên 16 năm hình thành và phát triển gắn liền với sự mở cửa và phát triển nhanh chóng của kinh tế nước nhà, tuy nhiên vẫn chỉ được MSCI xếp vào nhóm thị trường chứng khoán sơ khai (FM) và còn thiếu rất nhiều yếu tố để có thể xem xét cho vào danh sách xét duyệt nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi (Emerging Markets), trong đó tồn tại các yếu tố về khả năng tiếp cận thông tin, minh bạch thông tin, tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài... còn rất hạn chế.
    Cũng như bộ phim Kong vừa được quay tại Việt Nam và đang trình chiếu trên thế giới, rất nhiều người trong và ngoài nước mới ngớ ra rằng hóa ra Việt Nam vẫn còn rất nhiều bí ẩn, nhiều nét đẹp chưa được khám phá bởi chính cái cơ chế, chính sách thu hút du lịch, năng lực quảng bá bằng truyền thông còn rất yếu kém của nhà quản lý thị trường (gần đây còn nở rộ Tour 0 đồng mới hài..)
    Chuyên mục này chỉ đề cập đến một khía cạnh đó là quản lý tính minh bạch thông tin trên thị trường đang rất có vấn đề, dẫn đến một số cổ phiếu tăng hoặc giảm giá bất thường, không thể lý giải và sự thiệt hại cuối cùng chính là những nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia với tâm trạng đánh bạc cầu may ở những cổ phiếu này!
    Những cổ phiếu dạng này gọi là những chiêu thức đa cấp trá hình trong chứng khoán Việt, chúng đang được nhân rộng với cách thức rất giống nhau và kết cục cũng tương tự nhau, giống các loại hình đa cấp ngoài xã hội đã và đang diễn ra, cụ thể:
    + Khởi đầu: Cổ phiếu có lịch sử tăng vốn thần tốc đến mức không tưởng, thậm trí đang giai dịch mức thị giá dưới 5 ngàn nhưng vẫn phát hành thành công cho các đối tác chiến lược đầy bí ẩn. Sự gia tăng số cổ phần không tương ứng với sự gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp (Tiền - Tài sản toàn nằm dưới dạng phải thu, ủy thác đầu tư tài chính mà chưa biết khi nào thu được)...
    + Chạy game: Những cổ phiếu này được tạo trend và tạo thanh khoản trong một thời gian khá dài nhằm thu hút các con mắt đầu cơ cú vọ, từ đó lôi kéo các nhà đầu cơ khác cùng chú ý. Bắc đầu vào giai đoạn tăng giá rất ấn tượng để thu húc dòng tiền tự tin nhập cuộc, trên các diễn đàn hô hào loạn xạ với hàng loạt các thông tin hấp dẫn về game phát hành, game ETF hay game M&A được tung ra ... Để tạo độ nóng của GAME thì giao dịch luôn có những chiêu trần sàn trong quá trình đi lên hoặc thoái lui nhằm kích thích lòng tham tột độ và tăng độ khó lường của GAME và tất nhiên giai đoạn chạy GAME thì đa phần thắng, đây gọi là giai đoạn thả con săn sắt!
    + Kết thúc: Mọi thông tin dần bị bại lộ và giá cổ phiếu đến giai đoạn lao dốc, tại mỗi ngưỡng hỗ trợ thần thánh nào đó lại có toppic hô hào bắt đáy và quả đúng như mong đợi, giá cổ phiếu đã có cú bull ấn tượng tại những mốc thần thánh đó ... Nhưng đến màn bắt cá rô thì cuối cùng mẻ lưới được tung ra hốt trọn tại nhịp bull cuối cùng và lao dốc không phanh về mức giá 2 đến 3 ngàn thậm trí là 1 ngàn đồng.... nhưng hầu như không thể tìm ra được câu giải thích nào hợp lý cho các hiện tượng làm giá đó trừ một số trường hợp đã bị mang ra xử lý và đã có những giải trình từ phía công ty như MTM TTF BGM SGO .... còn lại hầu hết là hành trình từ đỉnh cao rơi xuống vực xâu bằng việc làm xiếc nhào lộn nhiều vòng và không thể lý giải.... số này nhiều vô kể: BII VHG KLF TSC HAI HHS HKB HID FIT TIG SPI ... ngắn gọn đây là những Game over... chủ GAME đã đạt được mục đích và phế bỏ công cụ một thời gian để tự diễn biến và cũng là để loại bỏ các game thủ đeo bám nhằm thu lại tàn quân ở mức giá rất thấp thuộc nhóm móc cống, lâu lâu đầu xuân năm mới, đến hội đến hè mang ra diễn lại tích xưa cũng thu bộn tiền! Trên thị trường hiện nay, một hiện tượng tăng giá thần kỳ vẫn đang diễn ra, nhìn thì có vẻ việc tăng giá này khá tốn kém trong một thời gian rất dài, đó là ROS... có vẻ nó được viết tắt của từ ROSE, hiểu theo nghĩa bóng đó là đóa hồng, màu hồng... rất đẹp, huyền bí, nhưng nó cũng có nghĩa là thời quá khứ của từ RISE (Được kéo lên - tạm dịch nghĩa theo tiếng Anh cổ đại) ... :)

    Kết luận:
    - Thị trường nào cũng tồn tại một vài hiện tượng làm giá bí ẩn và thị trường sơ khai như tại Việt Nam thì điều đó là rất bình thường, nhưng cái khác thường là nó đang được nở rộ về mặt số lượng một cách nhanh chóng... Quy luật đào thải để phát triển của thị trường những hiện tượng đó sẽ bị thanh lọc dần và nếu các nhà đầu cơ nhỏ lẻ hiểu được điều này để mà tránh không hưởng ứng giao dịch thì mọi nỗ lực quay tay, tung tin dụ gà cũng sẽ đến hồi kiệt sức và tự diệt vong như những loại hình đa cấp đang tự diệt vong!
    Có vẻ đây chính là những bài học thực tiễn sinh động nhất mà cơ quan quản lý muốn truyền đạt cho các nhà đầu cơ: muốn thành công thì hãy trả học phí để học cách tự thích nghi với thị trường như một nhà đầu tư thông thái chứ đừng kêu ca phàn nàn làm gì! :))
    - Tốt nhất hãy kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn thị trường giá lên và thuận theo xu hướng dòng tiền để tham gia kể cả đầu cơ ngắn hạn lẫn đầu tư dài, thường diễn ra vào Quý 1 và đầu mùa Xuân thì các quỹ bắt đầu giải ngân cho niên độ mới, các công ty chứng khoán mở lại trạng thái giao dịch tốt nhất cho các nhà đầu tư để khởi một năm được thuận lợi. Giai đoạn này đánh đầu cơ cũng dễ, hàng cơ bản cũng có ăn khá đơn giản và thường chỉ diễn ra trong 2 tháng đầu sóng... đừng cố nấn ná ở chiếu bạc đầu cơ đến phút cuối cùng vì kiểu gì cũng bị lôi kéo và lột sạch thành quả!
    Khi thị trường chuyển sang giai đoạn phân hóa mạnh thì hãy quan sát dòng tiền tham gia ở những cổ phiếu vừa có yếu tố cơ bản vừa có yếu tố thị trường và có tin tức ủng hộ về mặt vĩ mô như đang diễn ra ở Nhóm tài chính, chứng khoán: ACB, STB, SSI; Nhóm Bđs& Vlxs: DXG HBC CTD VCS; Nhóm hạ tầng: CII LCG... và đừng ngoan cố chống lại xu hướng thị trường bằng cách cứ khư khư ôm hàng đầu cơ đang thoái lui hay ôm những nhóm đang gặp bất lợi về mặt vĩ mô từ giá hành hóa, tỷ giá ngoại tệ hay từ giá dầu thế giới!
    Thị trường nhìn về mặt điểm số sẽ rất khó thấy sự điều chỉnh mạnh... nhưng rất nhiều cổ phiếu đang đi tìm đáy khá mạnh và bên cạnh đó cũng có nhiều cổ phiếu đang loanh quanh vùng đỉnh chưa rõ xu hướng...

    Chắc chắn cuộc vui thì còn rất dài, đừng lo sập, chỉnh là xúc ... Nhưng hãy học cách tự thích nghi với thị trường để mà tồn tại lâu dài, chờ đến ngày trở thành đại da được Forbes công nhận nhé
    :))
    Đừng để xã hội phải chuộc lại với giá 0 đồng trong Uptrend vĩ đại này là mệt đấy :))
    magyar, minh168, prometal16 người khác thích bài này.
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Những doanh nghiệp tiềm năng cho tương lai:
    DCM: Triển vọng phục hồi từ 2017

    [​IMG]
    (ĐTCK) Đón nhận hàng loạt thông tin tích cực kể từ đầu năm đến nay, triển vọng cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đang được đánh giá lạc quan trở lại trong năm 2017. Dòng tiền vào cổ phiếu DCM đang gia tăng tích cực khi nhiều nhà đầu tư cho rằng mức PE của cổ phiếu thấp và còn nhiều dư địa tăng giá.
    Ngành phân bón qua cơn bĩ cực

    DCM là một trong hai nhà sản xuất phân urea có công suất lớn nhất tại Việt Nam, với thị phần thực tế khoảng 38% sản lượng tiêu thụ cả nước. Từ đầu năm 2017 đến nay, các yếu tố trong và ngoài nước có nhiều diễn biến tích cực cho ngành phân bón nói chung và DCM nói riêng.

    Đầu tiên phải kể đến là sự hồi phục mạnh của giá phân urea trong nước và thế giới. Sau giai đoạn giảm mạnh và đi ngang trong 9 tháng đầu năm 2016, do ảnh hưởng tăng giá nhiên liệu (dầu khí, than đá,…) và chính sách cắt giảm sản lượng tại Trung Quốc - quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới - vì ô nhiễm không khí, khiến sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, giảm lượng hàng xuất khẩu… giá urea thế giới đã hồi phục trở lại kể từ đầu quý IV/2016. Tính đến ngày 6/3/2017, giá FOB phân urea giao sau tại Mỹ tăng 22,6% so với mức thấp nhất vào tháng 7/2016. Tại thị trường trong nước, tính từ đầu năm đến nay, giá phân urea cũng hồi phục tích cực khi tăng khoảng 10%.

    [​IMG]
    Diễn biến giá ure thế giới
    Thứ hai là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón, hạn chế các doanh nghiệp nhập khẩu ồ ạt phân bón Trung Quốc vào Việt Nam.
    Thứ ba, Bộ Công thương đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đưa mặt hàng phân bón về diện chịu thuế 0%. Khí tự nhiên chiếm tới 60% chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất phân bón của DCM, hiện chịu thuế VAT đầu vào 10%, nếu chính sách thuế 0% được áp dụng, đây sẽ là một tin vui bởi doanh nghiệp có thể giảm được lượng chi phí, gia tăng lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng nhờ được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào so với chính sách không áp thuế trước đây.
    Thứ tư, ngành nông nghiệp được Chính phủ định hướng trọng tâm, đặc biệt là mảng nông nghiệp sạch cùng các giải pháp mở rộng thị trường và gia tăng nguồn tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón gia tăng trong thời gian tới.
    Bên cạnh những lợi thế chung, DCM còn có lợi thế riêng biệt so với các doanh nghiệp trong ngành khi thu nhập được hưởng ưu đãi với thuế suất danh nghĩa hiện là 5%, duy trì trong 8 năm tới, sau đó sẽ là 10% cho đến năm 2025. Giá khí đầu vào giai đoạn 2015 - 2018 được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – công ty mẹ đảm bảo lợi nhuận đạt 12% trên vốn chủ sở hữu. Do vậy, mặc dù giá dầu đang có xu hướng tăng trở lại, nhưng DCM được đánh giá ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp có giá khí đầu vào thả nổi. Mặt khác, nhà máy của DCM mới đi vào hoạt động từ năm 2012 có lợi thế về công nghệ sản xuất, vị trí địa lý đặt ngay tại đồng bằng sông Cửu Long, một trong hai vùng nông nghiệp trọng điểm có nhu cầu phân bón cao nhất cả nước.

    [​IMG]
    Cơ cấu cô đặc, nền tảng tài chính mạnh


    Cơ cấu cổ đông của DCM khá cô đặc, với cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 75,56% và CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư tài chính Dầu khí nắm 10,17%, gần 4% thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ có khoảng 16% được sở hữu bởi các cổ đông bên ngoài, gồm cả khối ngoại.
    Tại thời điểm cuối năm 2016, số dư tiền và các khoản tiền gửi của DCM lên đến 3.100 tỷ đồng và tài sản cố định chiểm 8.750 tỷ đồng là hai khoản mục lớn nhất, chiếm lần lượt 24% và 68% tổng tài sản.
    Hàng tồn kho chiếm hơn 374 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, lượng tồn kho giá thấp sẽ đem lại lợi thế cho DCM trong năm 2017 khi giá phân bón phục hồi. Khoản phải thu cuối năm tăng mạnh lên 360 tỷ đồng (đầu năm là 79,8 tỷ đồng), nhưng chủ yếu là tăng từ phải thu với PVN về tiền khí trong giai đoạn cổ phần hóa (276,7 tỷ đồng) nên không đáng ngại.
    Tổng nợ tại thời điểm 31/12/2016 ở mức 6.995 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn, giảm 1,250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và giảm đáng kể so với mức 75% cuối năm 2013. Dư nợ của DCM chủ yếu đến từ khoản vay 500 triệu USD đầu tư nhà máy ban đầu. Trong năm 2016, tỷ giá tương đối ổn định và chỉ tăng nhẹ 2%, khiến lỗ tỷ giá của DCM giảm 1/3 so với năm 2015. Xu hướng này được dự báo tiếp tục duy trì trong năm 2017.
    Giải quyết rủi ro về tỷ giá, song song với tích cực trả nợ nhằm giảm dư nợ, giảm lãi vay theo lộ trình, DCM cũng đang đàm phán tái cấu trúc các khoản nợ nhằm chuyển khoản vay sang VND, hoặc chuyển vay nợ nước ngoài thành vay nợ trong nước để có lãi suất tốt hơn, nâng cao hiệu quả hợp đồng vay bằng ngoại tệ. Tính đến ngày 6/3/2017, dư nợ của DCM chỉ còn hơn 240 triệu USD. Nếu việc cơ cấu nợ thành công trong năm 2017 sẽ tạo thêm bước đột phá mới cho doanh nghiệp.
    Điểm nổi bật là dòng tiền hoạt động kinh doanh của DCM liên tục duy trì con số dương ở mức cao, lên đến hơn 1.080 tỷ đồng trong năm 2016. Dòng tiền mạnh, số dư tiền mặt lớn, giúp Công ty giảm phụ thuộc vào vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ cũng như đầu tư dự án mới.

    [​IMG]
    Triển vọng tích cực từ 2017
    Số liệu thống kê cho thấy, nguồn cung phân bón urea trong nước hiện chủ yếu từ 4 “ông lớn”, với tổng công suất đạt 2.660.000 tấn mỗi năm. Trong số này, Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ là 2 nhà máy có công suất lớn nhất, đều đạt 800.000 tấn/năm.
    Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc có công suất thiết kế trên 500.000 tấn/năm. Yêu cầu đầu tư lớn, dẫn đến khấu hao và áp lực lãi vay, chưa kể đến chênh lệch tỷ giá hối đoái, khiến chi phí sản xuất của Đạm Ninh Bình lớn, đứng trước nguy cơ phải tạm ngừng hoạt động, đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp còn lại trong ngành.
    Theo kế hoạch kinh doanh năm 2017 mới được công bố, DCM đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 5.328 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 633 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 9%, tương đương với số thực hiện của 2016. Với triển vọng tích cực trong năm 2017, nhiều dự báo cho rằng, DCM hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng cao trở lại, đặc biệt là từ định hướng đầu tư các sản phẩm mới và tăng cường xuất khẩu.
    Về xuất khẩu, DCM gia nhập thị trường Campuchia từ năm 2013 và hiện chiếm 30% thị phần. Đây tiếp tục sẽ là thị trường trọng điểm được DCM đẩy mạnh khai thác bên cạnh thị trường trong nước.
    Sau khi cho ra đời sản phẩm mới N.Humate+Te năm 2015, tháng 12/2016, DCM tiếp tục ra mắt sản phẩm mới N46 Plus, giúp tiết kiệm phân bón và tăng năng suất cho cây trồng. Công ty cũng đang nghiên cứu, triển khai dự án sản xuất phân bón phức hợp NPK cao cấp, kỳ vọng sẽ góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới cũng như cơ hội cho xuất khẩu.
    Đây là dự án được đánh giá có nhiều tiềm năng, bởi nhu cầu thị trường NPK trong nước đang rất lớn, tổng nhu cầu NPK cả nước khoảng 4 triệu tấn, nhưng mức cung của các nhà máy trong nước hiện chỉ hơn 1 triệu tấn. Đặc biệt, thu nhập từ các hoạt động này sẽ được tính ngoài mức ROE cam kết 12%.
    Trong 2 năm trở lại đây, xu hướng giao dịch trên thị trường chứng khoán cho thấy khẩu vị nhà đầu tư đã có nhiều thay đổi, dòng tiền hướng đến các doanh nghiệp quy mô lớn, sản xuất cơ bản, đầu ngành. Với điểm mạnh về cơ cấu tài chính mạnh, tiền mặt dồi dào, chi trả cổ tức đều đặn (tỷ suất cổ tức khoảng 9% so với thị giá), nhiều phân tích cho rằng, DCM là cổ phiếu có triển vọng, đón đầu giai đoạn phục hồi của giá phân bón trong nước và thế giới
    Nhờ những yếu tố thuận lợi từ thị trường, năng lực sản xuất lớn, cùng kế hoạch kinh doanh mới, Đạm Cà Mau đang kỳ vọng trở lại giai đoạn tăng trưởng và đạt hiệu quả cao hơn. Với kết quả kinh doanh 2016, mức thu nhập trên giá (PE) của cổ phiếu mới đạt khoảng 10 lần, tương đối thấp so với PE bình quân của thị trường chứng khoán Việt Nam và nhiều công ty cùng ngành tại Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan như Shandong Hualu Hengsheng Chemical Co Ltd (Trung Quốc) - 21,47 lần, Coromandel International Ltd (Ấn Độ) - 25,64 lần, Engro Corp Ltd (Pakistan) - 14,65, vốn là các nước có sản lượng sản xuất urea hàng đầu châu Á.
    (Khắc Lâm)
  3. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
    Đào thải rồi lại thay lớp NĐT mới
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Thị trường đang điều chỉnh khá mạnh (VN30).. nhưng không có sự hoảng loạn nào diễn ra cả mà chỉ xuất phát từ những cổ phiếu đã tăng khá nóng trong sóng này! điều chỉnh là bình thường! Hãy tận dụng cơ hội để gom những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, được đánh giá có tiềm năng trong năm 2017 và đang tích lũy tốt như DCM, FCN, PXS...TRA.. SKG.. DSN....FOX... FPT... LKW :drm3 rất nhiều đấy
    --- Gộp bài viết, 05/04/2017, Bài cũ: 05/04/2017 ---
    Đó là một phần không thể thiếu của thị trường... có vậy cá mập và các công ty chứng khoán mới sống to béo được và gà thì vẫn phải nuôi mà! Chúng ta cần tìm đường riêng để thích nghi cùng cá mập chứ không nên sống trong bầy gà!
    streetwalker thích bài này.
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Những câu chuyện ly kỳ ở thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn, những câu chuyện nóng hổi đang diễn ra ở một số cổ phiếu sau:

    1. STB: Nghe đồn thổi từ tháng 9 năm ngoái đã được đưa vào diện cần kiểm soát đặc biệt, rồi câu chuyện mới đây nhất:
    Novaland lý giải việc bỏ tham gia tái cơ cấu Sacombank

    “Trong thời gian chờ đợi, đã xuất hiện rất nhiều thông tin trái chiều gây bất lợi cho chúng tôi”...
    Tập đoàn Novaland đã có lý giải cụ thể về nguyên do rút kế hoạch xin tham gia đề án tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
    Quyết định trên đưa ra sau khi Novaland đã có ba tháng theo đuổi các đề xuất của mình.
    Cụ thể, ngày 16/12/2016, tập đoàn này có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước xin tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank. Đến ngày 18/3/2017, tập đoàn tiếp tục có văn bản và các thuyết minh kế hoạch cụ thể sẽ triển khai nếu được xét duyệt, trong đó có đề xuất mua 20% cổ phần ngân hàng, cũng như chuẩn bị ứng cử nhân sự quản trị, điều hành…
    Nhưng, như VnEconomy đề cập ở bản tin trước, Novaland vừa có quyết định rút lại kế hoạch trên, không xin tham gia đề án tái cơ cấu Sacombank nữa.
    Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Novaland Group nhắc lại đánh giá của mình trong đề xuất trước đây rằng, tham gia tái cơ cấu Sacombank là một việc rất khó, rất phức tạp và sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc; cần sự minh bạch, cần sự quyết tâm của toàn đội ngũ và phải được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.
    “Trong thời gian chờ đợi sự phê duyệt, đã xuất hiện rất nhiều thông tin trái chiều gây bất lợi cho chúng tôi”, ông Bùi Thành Nhơn cho biết nguyên do.
    Cho rằng Sacombank “đang trong giai đoạn cùng cực của sự khó khăn”, Chủ tịch Novaland khuyến nghị ngân hàng này đang rất cần người lái tàu tâm huyết gắn liền với nguồn vốn thật, cần nhóm quản lý chuyên nghiệp trong và ngoài nước thông hiểu việc tái cấu trúc ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cần người có mối quan hệ hài hoà với tất cả các bên để tránh xung đột, cần người quy tụ được nhân tài về hợp sức kiên trì vực dậy ngân hàng.
    Với phương châm kinh doanh trung thực - minh bạch - thượng tôn pháp luật, chúng tôi cho rằng việc chung tay giúp sức với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tái cơ cấu Sacombank tuyệt đối không nên là một cuộc cạnh tranh để giành lợi ích ngắn hạn. Sacombank muốn phục hồi phải cần sự đồng lòng hỗ trợ của cả hệ thống”, ông Nhơn khuyến nghị.
    Chủ tịch Novaland cũng cho biết thêm, do nhận thấy có nhiều yếu tố khó khăn xuất hiện, nên tập đoàn đã xin rút lại đề xuất tham gia tái cơ cấu Sacombank trình Ngân hàng Nhà nước trước đó.
    Như trên, Novaland đã theo đuổi kế hoạch của mình ba tháng qua, và thu hút sự chú ý của thị trường thời gian gần đây.
    Về tiềm lực tài chính, trong kế hoạch trình Ngân hàng Nhà nước, Novaland cập nhật quy mô vốn điều lệ hiện đã đạt 7.000 tỷ đồng, quy mô vốn hóa khoảng 2 tỷ USD. Và tham gia kế hoạch còn là tiềm lực tài chính của riêng cá nhân ông Bùi Thành Nhơn.
    Ngoài ra, Novaland cho biết đã có các hoạt động huy động vốn tích cực trong vòng hai năm trở lại đây.
    Cụ thể, năm 2015, tập đoàn đã phát hành gần 50 triệu USD cổ phần ưu đãi chuyển đổi cho quỹ đầu tư VinaCapital, Dragon Capital và một công ty tài chính trong nước. Năm 2016, tập đoàn được tài trợ một khoản vay chuyển đổi trị giá 100 triệu USD từ Credit Suisse, là một tổ chức tài chính uy tín nước ngoài, trong đó 60 triệu USD đã được giải ngân trong tháng 7/2016.
    Tháng 11/2016, tập đoàn đã hoàn thành đợt phát hành cổ phần riêng lẻ đạt mức huy động gần 120 triệu USD với sự tham gia của Dragon Capital, VinaCapital, GIC (Chính phủ Singapore), J.P. Morgan, RWC Partners, Duxton Asset Management, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM), Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt…

    P/s: Câu chuyện càng trở nên bí hiểm thì giá cổ phiếu càng tăng mạnh và hấp dẫn người tham gia, do vậy thanh khoản luôn rất cao:
    [​IMG]
    Nhưng có vẻ Nhóm Banks đầy bí hiểm này không nên giành cho nhỏ lẻ quan tâm vì nó quá sức tưởng tượng!​
    Last edited: 07/04/2017
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    2. TTF: Cổ đông lớn liên quan đến VIC, kinh nghiệm đầy mình nhưng cũng đã bỏ chạy bán sống bán chết với khoản lỗ kha khá thì nhỏ lẻ đương nhiên không thể phân tích nổi, nhưng TTF có vẻ càng lỗ nặng thì cổ phiếu càng trở nên hấp dẫn:
    “Game” mới lại đẩy sóng nổi dậy ở cổ phiếu của Gỗ Trường Thành
    Trước mắt sóng nổi lên tại TTF dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư vào một “game” mới tại Gỗ Trường Thành khi cuộc cơ cấu các khoản đầu tư của các ông lớn được thực hiện. Tuy nhiên, có lẽ cuộc chơi này chỉ dành cho những người mạo hiểm

    Trong 3 ngày qua, thị trường chứng kiến sự nổi dậy ở cổ phiếu “tai tiếng” TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Ngay ngày đầu tuần 03/04, TTF đã có sự lật ngược tình thế khi đang giảm hơn 4% bỗng hồi phục về tham chiếu, tăng giá rồi đúng 2 giờ chiều thì vọt lên giá trần. Cuối phiên hôm đó, TTF tạm lùi khỏi sắc tím và đóng cửa tăng 2,74%.
    Thế nhưng trong 2 phiên sau, dù chỉ được giao dịch buổi chiều vì đang ở diện kiểm soát đặc biệt thì TTF đã được săn đón ngay khi bắt đầu có thể mua bán. Với lệnh mua áp đảo, TTF tăng trần 2 phiên và đặc biệt dư mua tại giá trần đều lên đến hơn 1 triệu đơn vị.
    Trước đó, từ đầu tháng 2/2017, TTF đã có một đợt tăng mạnh mẽ từ giá dưới 5.000 đồng lên đến 9.000 đồng, tương ứng mức tăng 80%, được cho rằng có sự hỗ trợ từ việc công ty này giảm lỗ sau kiểm toán tới 350 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 87% tương đương 353 tỷ đồng so với trước kiểm toán và chỉ còn 53 tỷ đồng. Thuyết minh BCTC cho thấy, dự phòng phải thu khách hàng khó đòi đã giảm mạnh. Nếu như trước kiểm toán, phải thu khách hàng ngắn hạn của TTF là 745,5 tỷ đồng và trích lập dự phòng tới 420 tỷ đồng thì sau kiểm toán, khoản dự phòng chỉ còn 151 tỷ đồng trên tổng 791 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, tức giảm đi gần 270 tỷ đồng.
    Nhưng hóa ra “game” Gỗ Trường Thành chưa hết. Cú nổ 3 phiên qua của TTF bắt nguồn từ cuộc thoái vốn của CTCP Đầu tư và Xây dựng Tân Liên Phát – một công ty con của Vingroup. Sau một thời gian gắn bó, cuối cùng Tân Liên Phát đã quyết định tạm biệt Gỗ Trường Thành, bán đi 36,2 triệu cổ phiếu, giảm số lượng sở hữu xuống còn 7 triệu cổ phiếu – chiếm 4,84% vốn điều lệ. Như vậy, Tân Liên Phát không còn là cổ đông lớn của Gỗ Trường Thành. Và ngày không còn là cổ đông lớn là ngày 31/03/2017.
    Thay vào đó, CTCP Xây dựng U&I (U&I Construction) đã mua 29 triệu cổ phiếu TTF và trở thành cổ đông lớn nắm giữ 20,054% vốn điều lệ. Còn hơn 7 triệu cổ phiếu, tương đương 5,06% vốn, chưa lộ diện người mua.
    U&I Construction là công ty thành viên của CTCP Đầu tư U&I (U&I Investment Corporation) do ông Ông Mai Hữu Tín là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Ông Tín hiện cũng giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank).
    Trở lại với sự kiện Gỗ Trường Thành đột nhiên giảm lỗ tới 350 tỷ đồng sau kiểm toán, Báo cáo tài chính sau kiểm toán cho biết, vào ngày 26/12/2016, công ty và một nhà đầu tư tổ chức (gọi tắt là Nhà đầu tư) đã thống nhất thông qua thỏa thuận nguyên tắc về việc Nhà đầu tư đồng ý hỗ trợ và sẵn sàng đảm bảo khả năng thu hồi các khoản phải thu từ một số khách hàng của Nhóm công ty với tổng số tiền dự kiến là 400 tỷ đồng. Đổi lại, Nhà đầu tư sẽ được quyền mua cổ phiếu trong tương lai khi nhóm công ty phát hành.
    Vào ngày 04/02/2017, công ty, Nhà đầu tư và một cá nhân là cổ đông của Nhóm công ty đã ký kết thỏa thuận thu hồi nợ với nội dung và điều khoản tương tự như trên. Cá nhân đồng ý dùng số tiền đã cho Nhóm công ty vay trong năm 2016 với số dư tại ngày 31/12/2016 là 300 tỷ đồng để bảo đảm cho số tiền phải thu được quy định cụ thể theo thỏa thuận là 350,2 tỷ đồng trong trường hợp Nhà đầu tư thực hiện không đúng thời hạn cam kết thanh toán cho Nhóm công ty.
    Như vậy, trước mắt sóng nổi lên tại TTF dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư vào một “game” mới tại Gỗ Trường Thành khi cuộc cơ cấu các khoản đầu tư của các ông lớn được thực hiện. Tuy nhiên, có lẽ cuộc chơi này chỉ dành cho những người mạo hiểm bởi tương lai của Gỗ Trường Thành không phải là câu chuyện giản đơn và ai cũng biết.
    Thật ly kỳ, những người tham gia canh bạc này cũng thật sự phải có tinh thần thép! ~o)

    Và trường hợp của HID: liên tục đi tìm đáy mới.... thì chưa thể lý giải nổi, nhưng có rất nhà đầu tư đang tham gia mua bán:
    [​IMG]
    Last edited: 07/04/2017
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Bên cạnh đó, chứng khoán Việt vẫn được quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, việc mua ròng liên tục trong Quý 1 là điểm sáng báo hiệu thị trường còn rất tiềm năng tăng trưởng:

    Cấp thêm mã chứng khoán cho 228 nhà đầu tư ngoại

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán vừa công bố tình hình cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3/2017...
    [​IMG]
    Hiện, số dư mã số giao dịch chứng khoán hiện hành là 20.798 mã.

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) vừa công bố tình hình cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3/2017.
    Theo đó, trong tháng 3/2017, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 228 nhà đầu tư nước ngoài - trong đó, có 40 tổ chức và 188 cá nhân.
    Ngoài ra, VSD đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 36 nhà đầu tư - trong đó, có 7 tổ chức và 29 cá nhân, hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 02 nhà đầu tư - trong đó, có 1 tổ chức và 1 cá nhân.
    Hiện, số dư mã số giao dịch chứng khoán hiện hành là 20.798 mã - trong đó, có 3.247 tổ chức và 17.551 cá nhân.
    Trước đó, trong tháng 2/2017, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 200 nhà đầu tư nước ngoài - trong đó, có 44 tổ chức và 156 cá nhân.

    Xuandoa thích bài này.
  8. Eros1979

    Eros1979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    57.183
    Viết hay
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Chào chuyên gia tranh, ngứa tay viết vài câu, coi như để tự nhắc nhở bản thân là chính! thanks! ~o)
    sgnvina2015 thích bài này.
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.530
    Cập nhật thông tin doanh nghiệp tiềm năng:
    DHG: Kế hoạch lãi 800 tỷ, cổ phiếu thưởng 2:1, tăng room ngoại lên trên 49%
    Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) đặt kế hoạch 2017 với doanh thu thuần 4,369 tỷ đồng, tăng 15.5% so thực hiện 2016. Lợi nhuận trước thuế trước và sau trích lập quỹ khoa học công nghệ lần lượt là 820 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, tăng tương ứng 8.4% và 5.7%. Cổ tức tiền mặt 30%.

    Năm 2016, DHG thực hiện được 3,783 tỷ đồng doanh thu thuần và 757 tỷ đồng lãi trước thuế sau trích lập quỹ khoa học công nghệ. Cổ tức tiền mặt 35%, tương ứng 305 tỷ đồng.
    DHG cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP giai đoạn 2018-2020. Theo đó, số cổ phiếu ESOP phát hành hàng năm dựa trên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất từng năm trong kế hoạch kinh doanh 5 năm (2016-2020) đã được ĐHĐCĐ 2015 thông qua, từ 500,000 - 600,000 cp/năm. Giá phát hành bằng giá trị sổ sách.
    Điều kiện để phát hành là công ty phải đạt hoặc vượt kế hoạch lãi trước thuế từng năm. Cụ thể, 2018 lãi 890 tỷ, 2019 là 1,009 tỷ và 2020 là 1,148 tỷ đồng.
    Công ty cũng dự kiến phát hành 43,582,165 cp, tương ứng tỷ lệ 2:1, nguồn từ quỹ đầu tư phát triển. Dự kiến vốn điều lệ tăng lên 1,307 tỷ đồng sau phát hành.
    Ngoài ra, ĐH cũng sẽ thông qua việc miễn nhiệm vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014-2018 đối với bà Đặng Phạm Minh Loan và ông Shuhei Tabata kể từ ngày 24/03 và bầu bổ sung ông Jun Kuroda thay thế. DHG cũng dự kiến nâng room ngoại lên trên 49%./.
    Tài liệu đính kèm:
    20170404_20170404 - DHG - CBTT bo tai lieu DHDCD 2016.pdf

Chia sẻ trang này