Thông điệp từ Mr Market: Hãy học cách tự thích nghi hoặc sẽ tự đào thải khỏi thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 05/04/2017.

1407 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 09:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31164 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Chuẩn bị tinh thần cho tuần cơ cấu quỹ vào 16/6, một số hoạt động bán ra là bình thường! Thị trường hãy hướng đến mục tiêu xa hơn bằng danh mục tiềm năng như đã nêu! ~o)
    xstock thích bài này.
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    PLX thể hiện đúng vai trò cầm trịch trận đấu! Một Bluchip tương lai rất gần! ~o)
    Xanh vỏ đỏ lòng là bình thường, một số nhóm đã có dấu hiệu tạo 2 đỉnh, hãy cẩn thận các nhóm đã cảnh báo hạn chế trading từ lâu, đặc biệt P (PVD) và BĐS ~o)
    buonchungvit thích bài này.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    PLX: Petrolimex: Hàng khủng lên sàn

    Sau khi cổ phần hóa, thương hiệu 60 năm tuổi Petrolimex niêm yết trên sàn chứng khoán nhằm tăng tính minh bạch và khai phá những dư địa tiềm năng.
    Hàng khủng lên sàn
    Vào một ngày đẹp trời cuối tháng 4, với mã chứng khoán PLX, tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) niêm yết toàn bộ 1,3 tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM. Ngay lập tức thương hiệu 60 năm tuổi xác lập kỷ lục mới của thị trường chứng khoán Việt Nam: Với hơn 123 ngàn tỉ đồng, doanh thu của Petrolimex cao nhất thị trường chứng khoán. Vị trí của Petrolimex càng trở nên độc tôn khi con số doanh thu lớn gấp đôi PV Gas, nhà quán quân nắm giữ kỷ lục này trong nhiều năm liền bị đẩy xuống thứ hai.
    Nổi bật về quy mô, ngay khi lên sàn Petrolimex ngồi ở nhóm chiếu trên, cùng hàng với các ông lớn Vinamilk, Việt Nam Airlines, Sabeco, Vietcombank, Vingroup... Xét trên số liệu thống kê, với vốn điều lệ 12.938 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu 23 ngàn tỉ đồng, Petrolimex thuộc nhóm quy mô lớn nhất thị trường. Cuối năm 2016 tổng tài sản của tập đoàn có tổng số nhân viên hơn 17 ngàn người này đạt 55 ngàn tỉ đồng, xếp thứ tư (không tính các ngân hàng).
    Tính ở thời điểm trung tuần tháng 5.2017, giá trị vốn của tập đoàn xấp xỉ ba tỉ đô la Mỹ, xếp thứ bảy. Năm 2016, Petrolimex đạt 5.147 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, cao nhất từ trước tới nay. Xét theo con số tuyệt đối lợi nhuận của Petrolimex xếp thứ tư nhưng trong nhóm 10 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS của Petrolimex đứng thứ ba, sau Vinamilk, Sabeco.
    "Petrolimex lên sàn nhằm tăng tính hiệu quả, khai thác các dư địa còn bỏ ngỏ,” ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch hội đồng quản trị Petrolimex nói trong buổi trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam tại trụ sở phía Nam của tập đoàn, một tòa nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp với hơn 100 năm tuổi. Với quy mô và vị thế kinh doanh vững chắc, Petrolimex có mặt trong danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam năm 2017. Thương hiệu 60 năm tuổi này quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam nhưng những bước đi kế tiếp của doanh nghiệp Nhà nước nắm 75% vốn sau khi lên sàn lại là câu chuyện chưa được kể.
    Thương hiệu có độ nhận biết thuộc hàng cao nhất và quy mô của Petrolimex khiến cổ phiếu PLX ngay lập tức thu hút sự chú ý đồng loạt của giới phân tích. CTCK Vietcombank viết: "Petrolimex là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam với vị thế dẫn đầu lĩnh vực phân phối xăng dâu." CTCK Bảo Việt cho biết: "Petrolimex có tình hình tài chính lành mạnh với các chỉ tiêu thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động đều ở mức ổn định và khá tương đồng nếu so sánh với các doanh nghiệp xăng dầu hàng đầu tại các thị trường như Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ." CTCK Bản Việt đánh giá: "Tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu nhanh chóng của Việt Nam sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng Petrolimex thời gian tới."

    Vị thế lớn của doanh nghiệp xăng dầu đầu ngành
    Thành lập năm 1956, hoạt động kinh doanh chính của Petrolimex là phân phối và bán lẻ xăng dầu, sau đó mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các báo cáo phân tích đều tập trung phân tích chính vào mảng xăng dầu, lĩnh vực mang lại hơn 86% doanh thu cho Petrolimex, lĩnh vực định vị thương hiệu Petrolimex trong tâm trí người dùng, theo lời kế của ông Bảo khi sử dụng tư vấn xây dựng thương hiệu của J.Water Thompson. Petrolimex có mạng lưới xăng dầu trải rộng khắp Việt Nam với 2.400 điểm sở hữu trực tiếp tại 63 tỉnh, thành phố, chưa kể các đại lý.

    "Ưu thế của PLX là có mặt bằng đẹp ở các vị trí thuận lợi do thâm nhập thị trường sớm," CTCK SSI bình luận.
    Mạng lưới bán lẻ rộng khắp, hệ thống kho chứa lớn phân bổ tương đối đồng đều trên các khu vực trọng điểm, cộng thêm đội tàu vận tải hùng hậu và hệ thống ống dẫn khắp sáu tỉnh miền Bắc, giúp Petrollmex bỏ xa đối thủ cùng ngành là PV Oil, xét về số lượng điểm bán, cho tới năng lực tích trữ.
    Petrolimex sở hữu hệ thống kho chứa dung tích 1,7 triệu m3, gấp đôi của PV Oil. Ngoài ra, PLX còn sở hữu kho ngoại quan lớn ở vịnh Vân Phonq, giúp tâp đoàn có thể tiếp nhận tàu chở dầu lên tới 150 ngàn DWT, ưu thế vượt trội so với 28 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu còn lại, vì theo thống kê Việt Nam phải nhập khẩu 70% lượng xăng dầu mỗi năm.
    Trong hoạt động bán qua kênh trung gian, Petrolimex phân phối xăng dầu tới khoảng 2.800 đại lý nhượng quyền. Công ty bán buôn xăng dầu đến các khách hàng lớn như tập đoàn Than và Khoáng sản hay Nhiệt điện ô Môn, nhà máy, khu công nghiệp, hộ sản xuất.... Ngoài ra, Petrolimex tái xuất một phần sang Lào và Campuchia chiếm 10% sản lượng tiêu thụ. "Xét về số lượng cửa hàng Petrolimex chỉ chiếm khoảng 20%, nhưng chiếm tới 50% thị phần nhờ uy tín và hoạt động hiệu quả," ông Bảo nói, vẻ tự hào.
    Không chỉ đứng đầu trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng dầu, với sáu tống công ty lớn và hơn 70 công ty con trải dài từ Bắc tới Nam, đều tạo được vị thế nhất định trong các lĩnh vực liên quan như hóa dầu, vận tải, gas, cho tới lĩnh vực tài chính như bảo hiểm.
    "Petrolimex là tập đoàn nhà nước duy nhất không có dự án lớn đắp chiếu, các công ty chủ chốt gần như đứng đầu các lĩnh vực đang hoạt động," ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch công ty chứng khoán SSI, đối tác tư vấn cổ phần hóa cho tập đoàn này năm 2011 nhận xét. Bí quyết nào giúp họ tránh được "cơn say nắng" đầu tư ngoài ngành mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều mắc phải trong giai đoạn 2006 - 2007?
    Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh đặc thù chịu sự quản lý, điều tiết của nhà nước và chỉ dịch chuyển theo hướng thị trường trong vài năm trở lại đây nhưng cơ quan quản lý vẫn khống chế mức trần lợi nhuận của ngành từ 4 - 5% doanh thu nếu quản lý tốt. Trước khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào khai thác, 100% xăng dầu của Việt Nam phải nhập khẩu.
    Với chức năng cung ứng nguồn năng lượng, mạch máu chính giúp cho tất cả các ngành nghề khác hoạt động, Petrolimex hội nhập và làm quen với các khái niệm quản trị hệ thống và rủi ro từ khá sớm ngay khi kinh tế Việt Nam mở cửa.
    Giai đoạn 2006 - 2008 nhiều tập đoàn, công ty nhà nước hào hứng với men say chứng khoán thì Petrolimex cũng gặp những lời đề nghị hấp dẫn "dù chỉ góp vốn bằng thương hiệu," nhưng theo lời ông Bảo "Petrolimex không đầu tư tài chính, mà đầu tư xây dựng doanh nghiệp," các công ty thuộc Petrolimex hoạt động "đa ngành, nhưng phải gắn kết với ngành nghề kinh doanh chính" và "dứt khoát phải lọt vào tốp đầu ngành."
    Nổi bật trong số các thành viên của Petrolimex là tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker). Công ty này ra đời năm 2013 từ sự tái cơ cấu của nhiều thành viên tập đoàn như CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO (VIP), CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO (VTO), CTCP Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex (PJT)... Các công ty "cháu" lên sàn sớm hơn tập đoàn hàng chục năm. Theo SSI, với tổng công suất 500 ngàn DWT, Petrolimex sở hữu đội tàu chuyên chở xăng dầu lớn nhất Việt Nam với nhiệm vụ chính vận chuyến nguồn nhiên liệu đa dạng diesel, Jet A1, condensate, FO... Trong bối cảnh ngành vận tải biển trên toàn cầu gặp khó khăn, PG Tanker vẫn có lãi nhờ "tiết giảm chi phí, hợp lý hóa cung đường vận chuyển."
    Cơ cấu doanh thu theo hoạt động kinh doanh
    Các đơn vị thành viên quan trọng khác của Petrolimex có thứ hạng quan trọng: Tổng công ty Gas Petrolimex - CTCP (PGC) chiếm 10% thị phần gas tại Việt Nam. Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex - CTCP (PGI) là công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ năm tại Việt Nam, hiện đang đứng thứ ba về bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra Petrolimex thành lập Petrollmex Singapore chủ yếu thực hiện chức năng nhập khẩu.
    Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý từ sớm
    Vị thế lớn, có lợi thế của một doanh nghiệp đầu ngành nhưng Nhà nước vẫn đang nắm hơn 75% vốn, làm sao "con voi" Petrolimex có thế linh hoạt theo kịp biến động lên xuống hàng phút của giá dầu thô trên thị trường quốc tế? Liệu bộ máy phức tạp, đa bộ phận, có thế giải quyết các bài toán lớn về quản trị, từ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, cho tới quản trị nhân sự? Hay nói như ông Bảo, Petrolimex "có thể tận dụng dư địa để phát triển" sau một thời gian dài họ quen với hoạt động "mang tính chất phục vụ" do tính chất ngành xăng dầu thuộc diện an ninh năng lượng?
    Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người trên thế giới (Đơn vị tính: Lít/ngày/người)
    Trước khi có động lực mới từ việc cổ phần hóa, Petrolimex trải qua quãng thời gian làm quen với kinh tế thị trường, thay vì vận hành theo nhiệm vụ "phục vụ là chính" như giai đoạn trước đó. Giai đoạn 2000 trở lại đây do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình địa chính trị bất ổn tại các quốc gia xuất khẩu chủ lực, giá dầu biến động thất thường liên tục phá vỡ và xác lập các mặt bằng giá mới. Từ năm 2009 trở lại đây, thông qua bốn nghị định, chính sách quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu từng bước dịch chuyển theo cơ chế thị trường.
    Do lợi nhuận bán lẻ bị cơ quan quản lý ấn định, mức lợi nhuận hiện tại khoảng 300 đồng/lít, để tăng hiệu quả kinh doanh, Petrolimex chỉ có hai cách. Thứ nhất, theo ông Bảo tập đoàn phải quản trị tốt, cắt giảm chi phí đầu vào. Thứ hai, tạo ra dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm hoạt động chính. "Tiềm năng tăng trưởng của Petrolimex được kỳ vọng vào khả năng tạo hoạt động có giá trị gia tăng thông qua dịch vụ tiên tiến”, ông nói.
    Mạng lưới kinh doanh phân tán quản lý mạng lưới phân tán, trải rộng khiến Petrollmex triển khai, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý từ sớm.
    Năm 2010, tập đoàn chuyển sang sử dụng hệ thống quản lý ERP của SAP sau 14 tháng triển khai. Việc thay đổi từ giải pháp quản trị do một công ty tin học trong tập đoàn xây dựng để "phục vụ tốt công tác quản trị, ra quyết định và còn phù hợp với quy chuẩn kế toán quốc tế," theo giải thích của ông Bảo. Thay đổi này còn tạo lợi thế trên bàn đàm phán cho Petrolimex khi chào bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài. "Họ muốn kiểm tra phần nào, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng," ông Bảo kể đáp ứng tất cả các yêu cầu của đối tác JX Nippon Oil and Energy trong hai năm tìm hiểu trước khi quyết định mua 10% cố phần của Petrolimex.
    Sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược
    Tác động quan trọng từ việc cổ phần hóa ở Petrolimex là cải tiến, quản trị doanh nghiệp. Đối tác Nhật có hoạt động cùng ngành nghề, đang nắm 50% thị phần bán lẻ xăng dầu tại Nhật Bản đã hỗ trợ công nghệ, công tác quản lý. Sau hai năm JXGT Energy hiện diện trong hội đồng quản trị, tên mới kể từ tháng 4.2017 của JX Nippon Oil and Energy sau khi sáp nhập với Tonen General, việc áp dụng công nghệ quản trị hiệu quả của Nhật, thuật ngữ mà ông Sunaga Kotaro, tổng giám đốc JXGT gọi là "Kaizen Office,” được triển khai trong hệ thống của Petrolimex. Họ áp dụng lập kế hoạch ba năm, thay vì năm năm như trước, mà quan trọng là "lập ra để thực thi." Có đối tác ngoại, cuộc họp hội đồng quản trị tại Petrolimex được duy trì hằng tháng thay vì hằng quý như trước. Lợi thế quản trị hệ thống bằng phần mềm giúp cho tập đoàn có hơn 70 công ty trong hệ thống có thể hoàn thành báo cáo hợp nhất sau 45 ngày.
    Kể từ khi cổ phần hóa, tốc độ mở cửa hàng xăng dầu của tập đoàn khoảng 60 trạm/năm và trong trung hạn 3 - 5 năm tới dự kiến tốc độ mở rộng nhanh hơn khoảng 100-150 trạm/năm sau khi lên sàn. Nắm trong tay mạng lưới bán lẻ rộng khắp sau khi cổ phần hóa, Petrolimex triển khai các hoạt động kinh doanh khác như bán bảo hiểm, chuyển tiền, cho thuê bất động sản thương mại như dịch vụ rửa xe, cửa hàng tiện lợi. Bước đi này của Petrolimex nằm trong xu hướng kinh doanh cửa hàng xăng dầu tích hợp của doanh nghiệp phân phối, bán lẻ xăng dầu trên toàn cầu, do biên lợi nhuận bán lẻ xăng dầu khá thấp tại hầu hết các quốc gia. Trong đó, dễ nhận ra nhất là việc tích hợp cửa hàng bán lẻ tiện lợi, với biên lợi nhuận ở mức trên 25%, cao hơn so với kinh doanh xăng dầu.
    Sau cú bắt tay với JX Nippon Oil & Energy nhiều điểm bán lẻ xăng dầu của Petrolimex đã có thêm sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Family Mart, một mảng hoạt động JX Nippon có nhiều kinh nghiệm phát triển tại Nhật Bản. Tính đến tháng 7/2016, Family Mart đã mở 106 cửa hàng ở Việt Nam. Ông Sunaga Kotaro cho biết: "Bên cạnh mảng kinh doanh tích hợp cửa hàng tiện lợi, bảo dưỡng xe hơi ở trạm xăng, JXTG Energy còn hoạt động trong mảng lọc dầu, khí hóa lỏng, năng lượng tái tạo. Những mảng hoạt động này hoàn toàn có thể triển khai ở Việt Nam."
    Ngoài tích hợp các cửa hàng tiện lợi, các điểm bán lẻ của Petrolimex cung ứng dịch vụ tài chính như bán bảo hiểm, hoặc chuyển tiền iflex, các dịch vụ mà Petrolimex có thể phát triển, dựa trên các công ty thành viên như bảo hiểm, ngân hàng. Do mạng lưới rộng, bám theo các trục giao thông, nên ở một số vùng sâu, vùng xa, có khi dịch vụ ngân hàng chưa thể với tới được, các điểm bán lẻ xăng dầu cung ứng dịch vụ chuyển, nhận tiền.
    Tuy nhiên không phải thử nghiệm nào của Petrolimex cũng thành công. Chẳng hạn, dịch vụ thanh toán tiền xăng bằng thẻ kết hợp với PG Bank gặp khó khăn khi ngân hàng thanh toán lấy phí 2% mỗi giao dịch bằng phân nửa mức lợi nhuận trên dưới 4%. PG Bank, nơi Petrolimex nắm 40% cổ phần, là khoản đầu tư duy nhất gần như ngoài ngành của tập đoàn này và đang thực hiện phương án sáp nhập với ngân hàng VietinBank. Theo ông Bảo, nhu cầu quản trị rủi ro tự thân và của các khách hàng doanh nghiệp, Petrolimex có thể "cung ứng dịch vụ cho khách hàng." Ông tóm lược: "Dịch vụ khách hàng gắn chặt với mạng lưới bán lẻ như dịch vụ bán hàng, tài chính, dựa trên nền tảng công nghệ."
    Thuyền trưởng Bùi Ngọc Bảo
    Sinh năm 1958, tại Hà Nội, chủ tịch HĐQT Petrolimex trưởng thành và gắn bó gần như cả đời với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Với tấm bằng kỹ sư khai thác dầu khí ở Baku, năm 1981 về nước, ông Bảo công tác tại Petrolimex được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở nhiều mảng kinh doanh từ kỹ thuật, kinh doanh, hóa dầu, dầu nhờn. Năm 1992, Việt Nam mở cửa kinh tế, ông tham gia đàm phán thành lập liên doanh với BP và theo lời kể "lần đầu tiên tiếp cận với các phương thức quản trị tiên tiến của nước ngoài," ông Bảo được bổ nhiệm Tổng giám đốc Petrolimex năm 2008.
    Vị chủ tịch HĐQT Petrolimex là người thành thạo tiếng Anh, tiếng Nga, có thể trực tiếp đàm phán với các đối tác. "Petrolimex làm đa ngành là do lịch sử 30 năm qua để lại. Nhưng đa ngành để phục vụ bán lẻ xăng dầu," ông Bảo nhớ lại về lịch sử hình thành và phát triển từ tổng công ty Xăng dầu mỡ ban đầu. Cái tên "xăng dầu mỡ" gần như gói hết các sản phẩm chính của Petrolimex hiện nay. Vì đặc thù ngành nghề mà công tác quản trị rủi ro tại Petrolimex được quản trị chặt chẽ từ rủi ro vật lý như cháy, nổ đến rủi ro kinh doanh khi giá dầu thô lên xuống thất thường, giao tiếp với khách hàng cân, đếm đủ.
    Ông Kotaro nhận xét về đối tác Việt Nam "có tư duy thị trường, khác hẳn với lối nghĩ thường có ở doanh nghiệp nhà nước," nên "sẵn sàng thay đổi, cải tiến công tác quản trị cho hiệu quả,” "mở rộng quy mô hệ thống dựa trên sự am hiếu về cạnh tranh thị trường."
    "Cạnh tranh làm doanh nghiệp tốt lên. Người dùng hưởng lợi và nhà nước cũng có lợi," chủ tịch Petrolimex nói. Ông lấy ngay dẫn chứng về công ty Nhiên liệu bay Petrolimex (PA), nơi Petrolimex sở hữu 59% cổ phần. Là một trong hai đơn vị cung cấp xăng Jet A1 cho các hãng hàng không, công ty ra đời năm 2008 này phá vỡ thế độc quyền trên thị trường cung cấp nhiên liệu bay vốn do Vinapco, công ty thành viên của Việt Nam Airlines đảm nhiệm.
    Do tập đoàn mẹ có chức năng kinh doanh xăng dầu, mua hàng theo quy mô lớn nên giá thành của PA cung cấp cạnh tranh sát với giá thị trường quốc tế hơn. Hiện tại, PA cung cấp nhiên liệu bay Jet A1 cho hơn 30 hãng hàng không tại các sân bay chính như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng... chấm dứt tình trạng trước đó các hãng hàng không quốc tế không hoặc chỉ tiếp nhiên liệu bay vừa đủ để tới được các sân bay quốc tế tại các nước láng giềng vì giá bán trong nước cao hơn quốc tế. Sản lượng tiêu thụ năm 2015 và 2016 của tăng trưởng 147% và 21,2%.
    Chuyển dịch cơ cấu doanh thu
    Theo cam kết hợp tác quốc tế Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường bán lẻ xăng dầu sau khi gia nhập WTO, song thị trường trong nước đang tiếp tục có thêm các doanh nghiệp khác. Trong 10 năm trở lại đây, PV Oil, rồi Mipec tuy mới gia nhập thị trường cũng chiếm được thị phần đáng kể. Năm 2018, theo chính sách áp dụng cho liên doanh lọc dầu Nghi Sơn, Petrolimex được quyền mở hệ thống bán lẻ. Áp lực cạnh tranh đó, cộng thêm với việc có thêm các cổ đông trong và ngoài nước, lãnh đạo Petrolimex đối mặt với mục tiêu nâng hiệu quả kinh doanh.
    "Chúng tôi đặt mục tiêu trong 10 năm tới phải tăng lợi nhuận ở mảng phi xăng dầu lên mức 50%," ông Bảo vạch ra mục tiêu phát triển Petrolimex. Với hàng loạt cải tiến trong công tác quản trị, áp dụng công nghệ có thể kiếm soát đến từng cột bơm, cũng như kế hoạch mở rộng hệ thống bán lẻ, tích hợp các loại hình khác, ông Bảo hi vọng hoàn thành mục tiêu "sớm hơn vài ba năm."
    Năm 2010, J. Water Thompson khảo sát, đánh giá về thương hiệu Petrolimex, hình ảnh vẽ nên là một "ông già 60, cồng kềnh, chậm chạp, bảo thủ." Khi đặt vấn đề làm mới thương hiệu, lãnh đạo Petrolimex nhận được câu hỏi thẳng từ đối tác cung ứng dịch vụ: "Quan trọng là các ông có muốn thay đổi không?
    Vì thay đổi cơ bản phải đến từ bên trong." Petrolimex lựa chọn thay đổi trong hệ thống quản trị, tư duy phân cấp, phân trách nhiệm. "Bảo thủ cũng cần thiết chứ, chẳng hạn phải giữ kỷ luật, nhưng phải bảo đảm sự tự chủ ở phía dưới," ông Bảo giải thích về việc thay đối từng phần "chưa triệt để" vẫn chuyến động chậm chạp ở công ty hoạt động theo mô hình nhà nước 55 năm.
    Buổi nói chuyện với Forbes Việt Nam diễn ra chớp nhoáng trong thời gian vài giờ ông có mặt ở TP.HCM. Buổi phỏng vấn tại tòa nhà trụ sở văn phòng phía Nam của Petrolimex, một tòa nhà kiến trúc cũ to đẹp, vốn là trụ sở cũ của Shell trước năm 1975.
    Bề ngoài tòa nhà buộc phải giữ nguyên để bảo tồn kiến trúc. Song bên trong, Petrolimex đã thay đổi rất nhiều công năng, cho phù hợp với cơ cấu, tổ chức mới. Đội ngũ nhân lực của tập đoàn, theo ông Bảo, đan xen giữa lớp có kinh nghiệm, giàu thực tiễn thị trường và lớp trẻ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, mà vị chủ tịch tự tin sẽ đủ để bắt kịp sự chuyển giao. Cũng như tòa nhà, dưới lớp vỏ sở hữu nhà nước chiếm đa số ở Petrolimex, là đại diện của đa sở hữu, mà tiếng nói chính yếu và luật lệ tuân thủ là cơ chế thị trường và động lực phát triển từ cạnh tranh.
    Con đường không thể khác được, khi hội nhập. "Mình không làm tốt khi tổ chức đại hội, cổ đông nào cũng có thế chất vấn, thậm chí xỉ vả," vị tiến sĩ Kinh tế nói.
  4. lephongxd

    lephongxd Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Đã được thích:
    6.156
    BVH: Chớp cơ hội, Bảo Việt vươn lên dẫn đầu toàn thị trường bảo hiểm


    [​IMG]
    Nếu như cuối năm 2016, Bảo Việt giành lại “ngôi Vương” sau 2 năm (2014, 2015) bị PVI vượt mặt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, khoảng cách của Bảo Việt với Prudential trong mảng nhân thọ cũng rất ngắn, thì sau 3 tháng đầu năm 2017, Bảo Việt đã nhanh chóng dẫn đầu toàn thị trường bảo hiểm.
    Theo số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 21.874 tỷ đồng, tăng 19,33% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 9.622 tỷ đồng, tăng 8,71% so với cùng kỳ năm 2016 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 12.252 tỷ đồng tăng 29,25% so với cùng kỳ năm 2016.

    Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Việt tiếp tục dẫn đầu

    Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 1.870 tỷ đồng, tăng 18,50% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 19,44% thị phần. Tiếp đến là PVI đứng thứ hai với doanh thu ước đạt 1.695 tỷ đồng, giảm 10,06% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 17,61% thị phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 856 tỷ đồng, tăng 15,87% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,90% thị phần, PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 748 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 7,77% thị phần, PJICO đứng thứ năm với doanh thu ước đạt 593 tỷ đồng, tăng 2,02% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 6,16% thị phần.
    Ngoài các DNBH dẫn đầu thị trường nêu trên, một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2016 như Phú Hưng (29 tỷ đồng, tăng 92,32%), UIC (220 tỷ đồng, tăng 89,07%), VNI (136 tỷ đồng, tăng 54,17%), BHV (62 tỷ đồng, tăng 50,64%).
    Một số DNBH khác có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2016 là Groupama (8 tỷ đồng, giảm 69,59%), AAA (56 tỷ đồng, giảm 14,81%), Samsung Vina (152 tỷ đồng, giảm 6,53%), Cathay (31 tỷ đồng, giảm 3,81%).
    Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (3.284 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,13%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (2.619 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,22%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (1.339 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,91%), bảo hiểm cháy nổ (784 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,15%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (545 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,67%).
    Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 3 tháng đầu năm 2017 ước là 3.014 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 31,32%; cao hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2016 (29,00%).
    19/30 DNBH và chi nhánh DNBH nước ngoài có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường. 11 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có 03 DNBH có tỷ lệ bồi thường trên 50% là Bảo Việt Tokio Marine (98,59%), Groupama (94,69%), PJICO (55,79%).

    Bảo hiểm nhân thọ: Bảo Việt đã soán ngôi của Prudential

    Kết quả khai thác mới 3 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới ước đạt 4.283,51 tỷ đồng tăng 28,32% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới như sau: Bảo Việt nhân thọ (21,81%), Prudential (19,68%), Manulife (13,91%), Dai-ichi (13,44%), AIA (10,64%), Generali (7,33%), Chubb (4%), Hanwha (2,98%), BIDV MetLife (1,47%), Sunlife (1,09%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.
    Các nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết chung vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí khai thác mới, trong đó bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 45,76%, bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 38,38%, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 1,92%, bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng 11,69% và các nghiệp vụ còn lại (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) chiếm tỷ trọng 2,25%.
    So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu khai thác mới của các nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư tăng 32,86%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp tăng 19,17%.
    Về số lượng hợp đồng khai thác mới trong 3 tháng đầu năm, dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư với 155.691 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 39,65%), tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm 2016, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp với 149.221 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 38,01%), tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2016, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ là 85.351 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 21,74%), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.
    Về quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ 3 tháng đầu năm 2017, số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt 6.633.414 hợp đồng, tăng 15,06% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 12.252 tỷ đồng tăng 29,25% so với cùng kỳ năm 2016. Tính doanh thu phí theo từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả với 46,76%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư 42,38%.
    Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt Nhân thọ (28,7%), Prudential (24,8%), Manulife (12,3%), Dai-ichi (10,5%), AIA (10,1%), Chubb (3,7%), Generali (3,3%), Hanwha (2,4%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.
    Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua MGBH 03 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.654 tỷ đồng (tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 1.135 tỷ đồng (tăng 7,7%), phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 519 tỷ đồng (tăng 50%);
    Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm 03 tháng đầu năm 2017 ước đạt 151 tỷ đồng (tăng 5,9% so với cùng kỳ 2016), trong đó hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc ước đạt 126 tỷ đồng (tăng 47,1%), hoa hồng môi giới tái bảo hiểm ước đạt 25 tỷ đồng (tăng 11%).
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Trụ đang được xử dụng rất hiệu quả! BVH PLX VCB ~o)
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    FED đã tăng lãi suất đồng USD lên thêm 0.25%, giá Oil đang bị áp lực nguồn cung rất lớn, với những thông tin bất lợi này tiếp tục bủa vây nhóm P và nhóm có mức vay USD cao trong thời gian tới.
    Banks đang phát đi thông điệp từ nghị trường về xử lý nợ xấu đó là tín hiệu tốt cho thị trường.
    Hãy chuẩn bị cho bữa tiệc cơ cấu quỹ vào phiên cuối tuần với danh mục cổ phiếu tiềm năng PLX BVH VCB VCG SSI - DCM TCM REE - NT2 DHG DVN.... tùy sở thích và khẩu vị!~o)
    Last edited: 15/06/2017
    xstock thích bài này.
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Phiên cơ cấu quỹ, cứ hàng chất giá khuyến mại mà quất: BVH VCB SSI VCG PVS NT2 MSN đều sẽ có ăn hết!
    3Phixstock thích bài này.
  8. xstock

    xstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.815
    :drm4:drm4:drm4:drm4 thks cụ nhiều
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Nhóm phòng thủ thật bá đạo: DHG REE CHP chưa biết đâu là đỉnh;
    Tổng kết sóng sau 6 tháng nhóm cổ phiếu tiềm năng chiến thắng tuyệt đối thị trường!
    Dư địa còn dài nằm ở những cổ phiếu tiềm năng cho đến khi nâng hạng thị trường như FPT BVH VCB SSI MSN PLX DHG VNM... sẽ là những cổ phiếu yêu thích của khối ngoại!
    xstock thích bài này.
  10. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.732
    Bác thiếu ctd, hbc, tra, mbb, acb

Chia sẻ trang này