Thông điệp từ Mr Market: Hãy học cách tự thích nghi hoặc sẽ tự đào thải khỏi thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 05/04/2017.

7042 người đang online, trong đó có 1068 thành viên. 16:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31174 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. ntdz27

    ntdz27 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Đã được thích:
    308
    Bác chủ cho thêm ý kiến về dvn nhé. Thanks
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    DVN cần thêm thời gian ổn định do nạn đầu cơ ngắn hạn, tốt nhất đợi sau khi SAM công bố đã mua thành công là tốt nhất! Vẫn sẽ là cổ phiếu tiềm năng nhưng không thể trong ngắn hạn!
    --- Gộp bài viết, 17/06/2017, Bài cũ: 17/06/2017 ---
    Đại diện thôi, kể hết thì phải đến 100 cổ phiếu tiềm năng và vài trăm cổ phiều gần đạt mức tiềm năng!
    xstock thích bài này.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Thị trường vẫn tiếp tục hưng phấn vài phiên cho đến ngày 21/6 là ngày quan trọng liên quan đến bấm nút nghị trường thông qua các quyết sách và cũng là ngày MSCI công bố liệu Việt Nam có được xét nâng hạng hay không và cổ nào sẽ lọt vào rổ 100 của chỉ số!
    Đỉnh ngắn hạn sẽ xuất hiện cuối tuần này!~o)
    xstock thích bài này.
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Bùng nổ trụ, bùng nổ rổ VN30! Thông điệp về thị trường đầu cơ giá lên hàng hóa chất lượng cao! ~o)
    xstocktuankiet032013 thích bài này.
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Tây chạy thì ta kéo, hàng chất lượng không thể bỏ qua! :drm3
    PLX tích lũy xong nay sẽ break... ~o)
    Thị trường quá nhiều kỳ vọng và cách tốt nhất hãy giữ chặc danh sách nhóm cổ phiếu tiềm năng chất lượng cao, bán ra rất dễ mất hàng!
    xstock thích bài này.
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Hãy chờ đợi phiên 21/6 đón thông điệp từ MSCI và quan sát những ứng viên sau và rổ VN30 để xem các BBs hành xử: FPT BVH VCB SSI MSN PLX DHG VNM... sẽ là những cổ phiếu yêu thích của tổ chức và khối ngoại!
    Ngoài ra nhóm phòng thủ như Dược: DHG DHT DVN; Điện: CHP NT2 REE tiếp tục nắm giữ!
    TCM phiên lăn chốt cổ tức, đang thể hiện một cổ phiếu còn nhiều hấp dẫn và kỳ vọng ngắn hạn!~o)

    Vẫn tiếp tục khuyễn nghị hạn chế tối đa nhóm P, BĐS, Banks và đầu cơ nóng trong ngắn hạn, đây là những con sóng không có tính vững bền, vào sai nhịp rất dễ thua lỗ!
    Last edited: 20/06/2017
    xstock thích bài này.
    Kong007 đã loan bài này
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Xuất khẩu sang Mỹ dự báo sẽ gặp khó
    Mỹ vừa đề nghị Việt Nam gửi thông tin đến phiên điều trần tại Mỹ giải thích về việc Việt Nam có giá trị xuất siêu sang thị trường này tăng cao thời gian gần đây.
    Và điều này được dự báo sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường lớn này trong tương lai.
    Thông tin với báo chí chiều nay (19-6), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Đại sứ Việt Nam tại Mỹ thông tin phía Mỹ vừa yêu cầu trong vòng 3 ngày tới, Việt Nam phải gửi thông tin cho phiên điều trần về việc tại sao Việt Nam lại xuất siêu sang Mỹ.
    Hiện trên thế giới, có 16 quốc gia đang có giá trị xuất siêu sang Mỹ, trong đó Việt Nam đứng thứ 6 trong số 16 nước này.
    “Điều này sẽ khiến xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn bởi hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đi các thị trường lớn, trong đó có Mỹ. Chúng ta chấp nhận nhập siêu của Trung Quốc và nhiều nước để chúng ta xuất siêu sang các nước khác như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ nhưng nếu thị trường Mỹ như vậy thì sẽ rất khó khăn do những chính sách mới từ chính quyền mới của nước này”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói tại buổi gặp gỡ báo chí chiều nay (19-6).
    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2017, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch đạt 16 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là châu Âu đạt 14,6 tỉ đô la Mỹ (tăng 9,5%), Trung Quốc đạt 10,5 tỉ đô la Mỹ (tăng 40,3%)…
    Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt 79,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2016 và đây được cho là mức tăng trưởng rất cao.
    Trong khi đó, về nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch đạt 22 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 18,6 tỉ đô la Mỹ; các nước Đông Nam Á đạt 11,1 tỉ đô la Mỹ; Nhật Bản đạt 6,5 tỉ đô la Mỹ; châu Âu đạt 4,6 tỉ đô la Mỹ và Mỹ đạt 3,8 tỉ đô la Mỹ.
    Từ số liệu xuất nhập khẩu nói trên của Tổng cục Thống kê, có thể thấy xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2017 là 12,2 tỉ đô la Mỹ.
    Liên quan đến sức đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng GDP chung của cả nước trong năm nay, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 5,7% và ngành công thương phấn đấu để cả năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8% so với năm 2016. Đây là mục tiêu cần nhiều cố gắng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp – thương mại cả nước.
    (VHC HVG IDI TCM GMC...)
  8. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Giá dầu giảm mạnh, chạm đáy 7 tháng
    (NDH) Giá dầu giảm vào hôm thứ Hai do tiếp tục phải chịu áp lực từ sản lượng dầu tăng ở Mỹ, Libya và Nigeria.
    Động thái này đã phá vỡ sáng kiến của OPEC trong việc hỗ trợ thị trường dầu bằng cách cắt giảm sản lượng. Dấu hiệu nhu cầu xăng dầu giảm đã khiến giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có trong vòng 7 tháng.
    Kết phiên giao dịch hôm thứ 2, giá dầu WTI kỳ hạn giảm 54 cent tương đương 1,2% xuống còn 44,2 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 14/11. Cùng lúc đó, giá dầu Brent kỳ hạn cũng giảm 40 cent xuống còn 46,97 USD/thùng.
    Như vậy, kể từ khi cuộc họp OPEC kết thúc hôm 25/5, giá dầu thô liên tiếp giảm 13%.
    Các chuyên gia phân tích cho biết việc sản lượng khai thác Mỹ không ngừng tăng, kèm theo sản lượng ở Libya và Nigeria khôi phục trở lại đã làm giảm hiệu quả thỏa thuận cắt giảm giữa OPEC và một số quốc gia sản xuất, xuất khẩu dầu khí khác.
    Sản lượng khai thác của Libya đã tăng hơn 50.000 thùng/ngày lên mức 885.000 thùng/ngày sau khi mâu thuẫn giữa công ty dầu khí quốc gia Libya và công ty dầu khí Đức Wintershall được giải quyết.
    Trong tháng 5, nguồn cung dầu thô của OPEC bất ngờ tăng trở lại nhưng chủ yếu là do sản lượng của Nigeria và Libya- hai quốc gia thành viên OPEC không ký thỏa thuận cắt giảm.
    Tại Mỹ, theo báo cáo từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan nước này tăng tuần thứ 22 liên tiếp đạt 747 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
    Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự đoán nếu vẫn giữ xu hướng này, sản lượng khai thác dầu khí của Mỹ tại các mỏ Permian, Eagle Ford, Bakken và Niobrara có thể tăng 770.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian từ quý IV năm ngoái đến quý IV năm nay.
    Kèm theo đó, một vài dầu hiệu cho thấy nhu cầu xăng dầu ở thị trường châu Á- khu vực tiêu thụ lớn nhất thế giới, sẽ giảm sút.
    Hải quan Nhật Bản cho biết nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 5 giảm 13,5% so với đầu năm. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 5 cũng giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

    P/s: Kỳ lạ đây là nhóm cổ phiếu đang rất được sự quan tâm trading của giới đầu tư với quan điểm đã quá rẻ....
    Hậu quả chỉ được nhìn thấy trong vài tháng đến vài năm tới!
    Last edited: 20/06/2017
    xstock thích bài này.
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Góc chuyện nhỏ:
    Ama Kông

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Ama Kông (1910-2012) có tên khai sinh là Y Prông Êban, tên Lào là Khăm Proong, vì có con đầu lòng tên Kông nên theo luật tục gọi là Ama Kông có nghĩa là cha thằng Kông. Ama Kông là người dân tộc M’Nông, sinh năm 1910 (theo lời gia đình hoặc sinh năm 1917 theo khai sinh), tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nơi săn voithuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của Việt Nam. Ama Kông là người săn được nhiều voi nhất ở Việt Nam (298 con).
    Thời thơ ấu
    Mộ vua voi Khun Ju Nốp - Người khai phá và là ông tổ nghề săn voi bản Đôn.
    Ông là cháu của "vua săn voi" - Khun Ju Nốp [1]. Năm 13 tuổi, Ama Kông đã làm thợ phụ trong đoàn săn voi. Đến năm 17 tuổi trở thành thợ chính. Trong chuyến đi này, ông đã bắt được năm con voi. Một chuyến đi săn của ông thường kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến trên 30 ngày.
    Thanh niên
    Năm 17 tuổi, ông trở thành thợ chính và ngay trong chuyến săn đầu tiên, Ama Kông đã bắt được năm con voi. Do không có con nên vua săn voi Khun Ju Nốp đưa Amakông và H'Nố về nuôi từ nhỏ, lớn lên thì cho lấy nhau dù cùng huyết thống. Luật tục quy định lấy nhau cùng huyết thống là điều cấm kỵ nhưng ba anh em Y Ki, Y Leo có và danh giá nhất vùng. Họ sợ nếu con lấy người ngoài thì của cải bị phân tán. Họ gả con cho nhau để của cải không vào tay người ngoại tộc. Ông còn là tay chơi nổi tiếng: Tay không bắt bò rừng, biết thổi tù và, chơi giỏi nhiều nhạc cụ, khiến các sơn nữ mê mẫn. Cũng là người mê cờ bạc từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn đánh bạc chỉ 3 ngày cúng chiếu bạc hết cả con voi trị giá 40.000 đồng (thời 1959, 60). Số tiền đó đủ làm 10 căn nhà sàn dài bằng gỗ tốt. Theo những người mô tả kể cả các bức ảnh thì thời thanh niên ông: Cao lớn, vạm vỡ, đẹp trai, giàu có, nổi tiếng, sống phóng túng, hoang dã, dữ dội, tài ba, và đào hoa.
    Thời điểm săn bắt mạnh nhất
    Người vợ đầu của ông mất vào năm 1941 do chứng hậu sản, theo tục nối dây, em gái của H'Nố là H'Hốt thay chị nâng khăn sửa túi cho anh rể. Ở với nhau một thời gian, cuộc hôn nhân này bị gãy gánh do H'Hốt không đồng ý cho Amakông lấy vợ. Theo luật tục của người M'Nông, khi người chồng muốn bỏ vợ và ngược lại, ngoài việc phải nộp phạt cho làng, anh ta phải để lại toàn bộ của cải cho vợ nuôi con. Thế nên khi quyết định lấy người vợ thứ 3, Amakông bước ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Tiếp tục làm nghề săn bắt voi trong rừng, trở thành vua Voi của Cao Nguyên trung phần. Ông từng tặng voi cho vua Thái Lan, vua Lào, từng đi săn voi với Hoàng đế Bảo Đại, từng tặng một con voi trắng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm (được tặng lại 3 khẩu súng và rất nhiều tiền bạc). Ama Kông cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giấy khen kèm khoản tiền thưởng 50 nghìn đồng, do thành tích góp voi cho kháng chiến vào năm 1954. Người vợ thứ ba cũng không nhắc đến nhiều, chỉ biết rằng ông 75 tuổi thì góa vợ. Những năm 90 thế kỷ trước, "Vua voi" Ama Kông khi đã ngoài 80 tuổi,trong một lần dạo chơi ở buôn khác, tình cờ quen một cô gái mới 25 tuổi tên là H’Khăm. Ông đã đưa cô này về ra mắt buôn làng, chính thức kết duyên vợ chồng.
    Chuyến đi săn cuối cùng
    Mộ Ama Kông (có tháp nhọn) tại bản Đôn
    Rừng Tây Nguyên ngày càng thu hẹp, không gian cho các loài động vật trong rừng ngày càng lùi xa. Chính phủ cấm săn bắt và bắn các động vật rừng. Voi rừng cũng không nằm trong ngoại lệ đó. Trong chuyến đi săn cuối cùng vào năm 1996 Ama Kông bắt được bảy con voi, sau đó dũng sĩ săn voi rừng số 1 Tây Nguyên đã chuyển nghề sang làm huấn luyện voi cho rừng quốc gia Yok Đôn. Ông bước vào mối tình thứ 4 với một người vợ trẻ, mỗi lần đi bước nữa ông để lại của cải cho con cái. Khi lấy bà vợ 4 Ama Kông không đất đai, không nhà cửa, chỉ có tay trắng. Đám cưới không giết trâu, giết bò, lúc đó chỉ làm con gà. Lễ buộc dây buộc chân không có vòng vàng vòng bạc, lấy dây rừng làm tượng trưng.
    Rạng sáng nay 3/11/2012, huyền thoại săn voi Ama Kông đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 103 (tuổi ta). Ông có 21 người con, 118 cháu, chắt. Ama Kông còn nổi tiếng với bài thuốc gia truyền, tráng dương, bổ thận được nhiều người ca ngợi!
    Last edited: 20/06/2017
    xstock thích bài này.
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Động thái tích cực đầu tiên trong thương mại Việt – Trung
    Tuy vẫn nhập siêu lớn với Trung Quốc, song trong năm qua, thương mại song phương với “người khổng lồ” này đã có những chuyển biến rất tích cực.
    Việt Nam - điểm sáng thương mại toàn cầu
    Trước hết, nhìn một cách tổng quát, năm 2016 tiếp tục là một năm đầy khó khăn đối với thương mại toàn cầu. Các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, chỉ số giá hàng hóa thế giới năm 2016 chỉ đạt 99,9 điểm phần trăm, giảm 10,1% so với năm 2015.
    Không những vậy, nếu tính từ năm 2011 đến nay, đây đã là năm thứ năm liên tiếp, giá hàng hóa trên thị trường thế giới giảm và tổng mức giảm (năm 2016 so với năm 2011) đã lên tới 48%. Trong đó, nếu xét theo nhóm hàng, giá năng lượng “rơi tự do” ở mức 57,8%, giá hàng phi dầu mỏ giảm 30,9%, hàng lương thực - thực phẩm giảm khiêm tốn nhất cũng ở mức 19,6%.
    Rõ ràng, bất chấp nỗ lực gia tăng xuất khẩu của các quốc gia, việc giá cả thế giới ngày càng tụt dốc mạnh đã làm cho thương mại thế giới “co lại”.
    Các số liệu thống kê nhanh của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, trong 10 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới chỉ đạt gần 12.200 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, “người khổng lồ” số 1 thế giới là Trung Quốc chỉ đạt 1.700 tỷ USD, giảm tới 8,2%; cường quốc xuất khẩu số 2 thế giới là Mỹ chỉ đạt 1.200 tỷ USD, giảm 4,6%; còn cường quốc xuất khẩu số 3 thế giới là Đức đạt 1.120 tỷ USD, hầu như giậm chân tại chỗ...
    Trong bối cảnh thương mại thế giới trì trệ như vậy, Việt Nam thực sự là điểm sáng nổi bật, bởi không chỉ là quốc gia hiếm hoi có nhịp tăng trưởng dương, mà còn là quốc gia đạt kỷ lục tăng trưởng, với mức tăng 7,1%, nằm trong Top 50 quốc gia xuất khẩu hàng hoá nhiều nhất thế giới.
    Việt Nam - thị trường của hàng hóa Trung Quốc
    Các số liệu thống kê cho thấy, nếu như cách đây một thập kỷ, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang nước ta mới là 5,6 tỷ USD và chúng ta chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 22 của nước này, thì đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng vọt lên 66,4 tỷ USD và Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc.
    Trong khi nhập khẩu từ thị trường thế giới nói chung tăng 4,6%, thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc không tăng. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện giảm tới gần 1 tỷ USD...
    Nhìn từ một góc độ khác, trong khi xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc ra thị trường thế giới nói chung trong 10 năm qua chỉ tăng bình quân 11,6%/năm, xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất cũng chỉ tăng bình quân 11,3%/năm, thì xuất khẩu sang Việt Nam tăng tới 28%/năm.
    Trong khi đó, cho dù nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Việt Nam trong cùng kỳ cũng tăng cao gấp 2,5 lần so với nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu của 40 thị trường lớn nhất (25,7%/năm so với 9,8%/năm), nhưng do xuất phát điểm chỉ ở mức gần 2,6 tỷ USD, nên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2015 cũng chỉ đạt hơn 25 tỷ USD và nước ta khiêm tốn xếp thứ 17 trong các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc.
    Chính vì xuất phát điểm thấp và lại tăng chậm hơn, nên xuất siêu của Trung Quốc sang Việt Nam trong 2 năm 2014 - 2015 đều vượt ngưỡng 40 tỷ USD/năm.
    Đặc biệt, do xuất siêu của Trung Quốc sang Việt Nam có xu hướng tăng lên, nên đây đã là vấn đề không ít lần được đưa vào chương trình nghị sự của lãnh đạo hai nước, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.
    Năm 2016 bắt đầu chuyển hướng
    Câu chuyện Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc đã bắt đầu có chuyển biến từ năm 2016. Các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 11 tháng của năm 2016 đạt 19,6 tỷ USD, tăng đột biến hơn 4,1 tỷ USD (tương đương mức tăng 26,7%), cao gấp hơn 3 lần so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung.
    Trong đó, riêng mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng hơn 1 tỷ USD; nhóm 11 mặt hàng nông - lâm nghiệp và thủy sản xuất khẩu chủ yếu tăng 650 triệu USD (riêng mặt hàng rau quả tăng tới 450 triệu USD)…
    Trong khi đó, ở đầu vào nhập khẩu, trong khi nhập khẩu từ thị trường thế giới nói chung tăng 4,6%, thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc không tăng. Trong đó, tuy nhập khẩu hầu hết các mặt hàng vẫn tăng, nhưng nhập khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện giảm tới gần 1 tỷ USD; còn nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 400 - 500 triệu USD…
    Chính nhờ những động thái như vậy, nên thay vì hầu như xuất 1 nhập 3 như mấy năm gần đây, tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc trong 11 tháng năm 2016 đã giảm còn 25,5 tỷ USD.
    Tất cả những điều nói trên cho thấy, giảm nhập khẩu và nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là cả một chặng đường dài, phải dựa vào những nỗ lực tự thân.

    (Nguyễn Đình Bích Theo Báo Đầu tư)
    xstock thích bài này.

Chia sẻ trang này