Thông điệp từ Mr Market: Hãy học cách tự thích nghi hoặc sẽ tự đào thải khỏi thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 05/04/2017.

3942 người đang online, trong đó có 396 thành viên. 07:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31173 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Trông người mà ngẫm đến ta, câu chuyện tương tự:
    Cổ phiếu Trung Quốc kỳ vọng được thêm vào chỉ số MSCI thị trường mới nổi

    MSCI dự kiến sẽ đưa ra quyết định có thêm các cổ phiếu được giao dịch tại nội địa Trung Quốc vào rổ tính chỉ số của mình hay không trong hôm nay. Đây là năm thứ 4 liên tiếp MSCI đưa ra đánh giá với các cổ phiếu này và đang được chờ đợi câu trả lời năm nay sẽ là "có".
    MSCI nên thêm các cổ phiếu Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi cơ bản của mình sớm, một số chuyên gia phân tích nói, đặc biệt là khi các nhà quản lý tài sản Mỹ lớn đang đổ về Trung Quốc bất kể những trở ngại.
    Theo CNBC, người khổng lồ chuyên cung cấp các chỉ số chứng khoán MSCI có kế hoạch công bố trong ngày thứ Ba về việc liệu các cổ phiếu Trung Quốc có trở thành một phần của chỉ số MSCI các thị trường mới nổi hay không, hiện chỉ số này đang theo dõi giá trị tài sản ước tính khoảng 1.500 tỷ USD. Đây là năm thứ tư liên tiếp MSCI xem xét việc bổ sung các cổ phiếu được giao dịch trong nước Trung Quốc, thường được gọi là các cổ phiếu A.
    Việc được bổ sung vào chỉ số của MSCI có thể là một lực đẩy lớn cho thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, hiện vẫn đang thu hút hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài bởi tình trạng biến động cao, các giao dịch thường xuyên bị ngừng và hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến.
    Tuy nhiên, các nhà quản lý tài sản Mỹ đang hào hứng đẩy mạnh xâm nhập thị trường Trung Quốc. Hiện nay các cổ phiếu Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số MSCI thị trường mới nổi, với 27,66%, mặc dù chỉ bao gồm các cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong và các cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.
    Ngày càng nhiều các hãng tư nhân lựa chọn vào thị trường Trung Quốc nên bất kể quyết định nào của MSCI cũng sẽ tác động tới thị trường, một chuyên gia cao cấp tại hãng tư vấn quản lý đầu tư Z-Ben trả lời CNBC.
    MSCI hiện chưa trả lời CNBC về yêu cầu đưa ra bình luận về thông tin này.
    [​IMG]
    Tỷ trọng dự kiến của các cổ phiếu A trong rổ tính chỉ số MSCI thị trường mới nổi (Nguồn: CNBC)
    Năm ngoái, MSCI đã từ chối các cổ phiếu A bởi giới hạn nắm giữ đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các yêu cầu phải được phê duyệt từ nhà quản lý Trung Quốc đối với các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các cổ phiếu A. Những hạn chế này vẫn tồn tại, tuy nhiên các nhà quản lý tài sản Mỹ lớn vẫn tăng đầu tư tại Trung Quốc, bất chấp các quy định.
    "Cuối cùng, MSCI phản ánh quan điểm của khách hàng của nó", Brendan Ahern, giám đốc đầu tư của KraneShares, hiện đang điều hành một số quỹ đầu tư chỉ số Mỹ giao dịch tại Trung Quốc bình luận. Ông Ahern cho rằng những khách hàng cuối cùng của MSCI muốn điều này xảy ra bởi họ muốn kinh doanh tại Trung Quốc.
    Các cổ phiếu A có thể chiếm tỷ trọng 0,5% chỉ số MSCI các thị trường mới nổi nếu được tính thêm. Giám đốc điều hành và đứng đầu bộ phận dịch vụ chứng khoán tại Trung Quốc và Bắc Á của Standard Chartered Barnaby Nelson ước tính 8 tỷ USD tài sản đang được quản lý sẽ đổ vào chỉ số MSCI thị trường mới nổi nếu các cổ phiếu A được thêm vào rổ tính chỉ số.
    Chắc chắn rằng, niềm tin tích cực của các nhà quản lý quỹ và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở cửa thị trường nội địa có thể vẫn chưa đủ với MSCI trong năm nay.
    Lucy Qiu, một chiến lược gia thị trường mới nổi tại UBS Wealth Management cho rằng câu trả lời của MSCI sẽ là "không". Thị trường trong nước Trung Quốc cũng kỳ vọng thấp.
    Chỉ số Shanghai composite đã tăng 1,3% trong năm nay, trong khi các chỉ số EEM và Hang Seng của Hong Kong tăng tới 17%. Trong khi S&P 500 tăng gần 9% kể từ đầu năm, giao dịch quanh mức cao kỷ lục.

    (Tú Yên Theo Kinh tế & Tiêu dùng)
    xstock thích bài này.
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Việt Nam chưa được vào danh sách tiềm năng của MSCI
    07:02 | 21/06/2017
    MSCI kỳ này đưa cổ phiếu của Saudi Arabia vào danh sách tiềm năng, đồng thời đưa 222 cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào rổ chỉ số thị trường mới nổi.
    Rạng sáng nay, MSCI đã công bố đánh giá xếp hạng thị trường. Theo đó, MSCI sẽ đưa các cổ phiếu hạng A của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào rổ chỉ số thị trường mới nổi MSCI Emerging Markets Index.
    Sẽ có 222 cổ phiếu vốn hóa lớn của Trung Quốc được thêm vào rổ chỉ số này, chiếm khoảng 0,73% rổ chỉ số. Việc đưa cổ phiếu vào danh mục sẽ trải qua 2 bước, bước 1 vào tháng 5/2018 và bước 2 vào tháng 8/2018.
    MSCI cũng thông báo hoãn đưa ra quyết định phân loại thị trường đối với Arghentina và Nigeria.
    Việt Nam được kỳ vọng sẽ được thêm vào danh sách tiềm năng cho thị trường mới nổi. Tuy nhiên, MSCI kỳ này đã không đưa Việt Nam vào danh sách tiềm năng, mà thay vào đó là thị trường Saudi Arabia.
    Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán trong nước đã liên tục tăng điểm, một phần xuất phát từ kỳ vọng được vào danh sách tiềm năng để lên thị trường mới nổi của MSCI. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán như Rồng Việt hay HSC đều cho rằng Việt Nam sẽ chưa được đưa vào danh sách này.
    Cả HSC và VDSC đều nhận định, Việt Nam vẫn sẽ ở lại Frontier Market Index nhưng tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam sẽ tăng lên sau khi Pakistan được nâng hạng lên mới nổi. VDSC đánh giá, tỷ trọng của Việt Nam có thể tăng từ 3,57% lên tới 12,38%, cũng là cơ hội lớn để thu hút dòng vốn ngoại đối với thị trường trong thời gian sắp tới.
    (Gia Linh Theo Kinh tế & Tiêu dùng)

    P/s: Nâng hạng đó là thì tương lai còn phải phấn đấu rất nhiều nhưng khó vẫn phải làm!
    Trước mắt là phiên giao dịch khó khăn do lượng hàng etf về tk, tuy nhiên một số cổ phiếu tiềm năng không nhất thiết phải bán trong các nhịp rung lắc vì rất dễ mất hàng như PLX NT2 BVH...
    Đỉnh ngắn hạn của thị trường đang rất gần.... ~o)
    xstock thích bài này.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Tin vĩ mô: TCM
    Dệt may nhắm kim ngạch xuất khẩu 31,3 tỉ đô la Mỹ

    20:57 | 20/06/2017
    Dự báo ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 31,3 tỉ đô la Mỹ cho cả năm 2017 với mức tăng trưởng gần 11% so với năm ngoái, đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và hiện ngành này đang giải quyết việc làm cho 2,5 triệu lao động.
    [​IMG]
    Ngành dệt may nhắm đến kim ngạch xuất khẩu 31,3 tỉ đô la Mỹ năm 2017 - Ảnh: TL.
    Theo thông tin từ buổi làm việc của Tổ Công tác Thủ tướng Chính phủ với Tập đoàn Dệt may Việt Nam hôm nay (20-6), trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành nói trên, dự báo riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng góp gần 3 tỉ đô la Mỹ.
    Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ 41 dự án đang đầu tư với tổng số vốn 5.500 tỉ đồng, đẩy mạnh cổ phần hóa, tạo chuỗi giá trị sản phẩm, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh cải cách hành chính. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện nghiêm việc thoái vốn sâu, nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối trong lĩnh vực dệt may.
    Ông Mai Tiến Dũng nêu kinh nghiệm của các doanh nghiệp như May Nhà Bè, Việt Tiến, May 10, Phong Phú để chứng minh việc nếu không cổ phần hóa thì không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, không thể chinh phục các thị trường khó tính, không thể thu hút đầu tư, không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao.
    Báo cáo với Tổ công tác Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị cam kết sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 3 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, tăng 9% so với con số 2,78 đô la Mỹ theo kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2016.
    Cũng theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện vẫn tồn tại những thách thức lớn với ngành dệt may, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh nặng ký, trong khi chỉ có một số doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và thị phần cũng không nhiều. Chưa kể, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chưa phát triển, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí đầu vào cao, lãi suất cho vay cao so với khu vực…
    Mới đây, trong một lần trao đổi với báo chí, ông Lê Tiến Trưởng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nước khác trong bối cảnh khách hàng không chỉ đòi hỏi về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng mà còn đưa ra yêu cầu cao hơn về điều kiện bảo vệ môi trường khi ký các đơn hàng xuất khẩu.
    Theo đó, để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải bám theo bốn giá trị cốt lõi để đầu tư phát triển gồm năng suất, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
    Năm 2016, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 28,3 tỉ đô la Mỹ, với tỷ trọng nội địa hóa đạt trên 50% và là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

    (Văn Nam Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Thông tin ngành: BVH PGI...
    5 tháng, doanh thu phí toàn ngành bảo hiểm ước tăng 19%
    14:27 | 20/06/2017
    Tại buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp 21/6 hôm qua (19/6), ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, doanh thu phí bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 38.736 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.
    Ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát biểu (Ảnh: ĐTCK)
    Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 15.946 tỷ đồng, tăng trưởng 9%; doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 22.790 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.
    Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 256.240 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 66.030 tỷ đồng, tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 190.210 tỷ đồng.
    Cũng theo ông Gia Anh, đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm tính đến tháng 5/2017 ước là 208.980 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã đầu tư 35.125 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư 173.855 tỷ đồng.
    Trong 5 tháng đầu năm, tổng mức bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt khoảng 10.904 tỷ đồng.
    Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 5.394 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt mức bồi thường 5.510 tỷ đồng.
    Đến tháng 5/2017, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp xây dựng được tổng cộng 56 công trình đề phòng hạn chế tổn thất với tổng giá trị tài trợ đạt 79 tỷ đồng. Các công trình này được xây dựng nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông tại các điểm đen về tai nạn.
    Được biết, năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 87.468 tỷ đồng, tăng trưởng 24%. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 36.996 tỷ đồng, tăng trưởng 15%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 50.471 tỷ đồng, tăng trưởng 32%.
    Last edited: 21/06/2017
    xstock thích bài này.
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Tin đồn, “đặc sản” của thị trường chứng khoán Việt
    (ĐTCK) Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác IR, trên thị trường chứng khoán vẫn còn không ít doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin cho cổ đông, nhà đầu tư. Đây chính là lý do khiến cho tin đồn vẫn là một thứ “đặc sản” trên thị trường chứng khoán Việt.
    Mới đây, phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán đã đặt câu hỏi với lãnh đạo cao nhất của một vài doanh nghiệp về việc họ có nhận thấy giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị doanh nghiệp không và câu trả lời chung từ họ là: “Quá thấp”.
    Vậy vì sao công ty không truyền thông, cung cấp thông tin cho thị trường qua trang web của doanh nghiệp, trên các phương tiện báo chí để nhà đầu tư hiểu?
    Câu trả lời từ lãnh đạo các đơn vị này là: “Giá cổ phiếu tăng anh cũng có bán đâu, anh chỉ lo làm ăn thôi. Niêm yết công ty là để tạo thanh khoản cho cổ phiếu, cổ đông nào muốn bán thì bán, chứ anh không có nhu cầu đẩy giá cổ phiếu…”.
    Có nhiều lý do để ban lãnh đạo giải thích cho việc không quan tâm đến việc cung cấp thông tin, truyền thông về hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng lý do chủ yếu nhất vẫn là lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thấy quyền lợi thiết thực cho bản thân từ việc nỗ lực minh bạch thông tin để giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp.
    Đây chính là môi trường tốt để các “đội lái” khi tìm hiểu doanh nghiệp, nắm bắt được những thông tin có khả năng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu sẽ mua vào và truyền thông tin ra thị trường dưới dạng tin đồn, thông qua các diễn đàn, để tác động đến giá cổ phiếu.
    Trên thị trường, có những nhà đầu tư cá mập chuyên săn các công ty như vậy. Họ chủ động liên kết với lãnh đạo doanh nghiệp để trở thành đầu mối kết nối doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, nhằm mục đích là đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp kiếm lời.
    Hiểu được tâm lý “không có động lực để minh bạch thông tin” của ban lãnh đạo doanh nghiệp, nên tại một số doanh nghiệp mà cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư như Tổng công ty Sữa Việt Nam (VNM), trong các tiêu chí xét thưởng cho Ban lãnh đạo, cổ đông ngoại đã đưa vào tiêu chí "Mức độ tăng giá của cổ phiếu trong năm". Tức doanh nghiệp kinh doanh chưa đủ mà phải nỗ lực để giá cổ phiếu phản ánh đúng kết quả đó.
    Tuy nhiên, một số lãnh đạo doanh nghiệp khác lại hiểu rõ tác dụng của thông tin và minh bạch, nên thay vì truyền thông định kỳ, họ lại thông tin theo từng thời điểm.
    Chẳng hạn, khi thị trường chứng khoán trầm lắng hoặc sụt giảm, lãnh đạo doanh nghiệp chủ động giữ thông tin tốt lại, thậm chí hạch toán lợi nhuận giảm xuống để giá cổ phiếu giảm giúp họ mua được với giá tốt. Sau đó, khi thị trường sôi động, họ lại hạch toán lợi nhuận, đưa thông tin tốt ra thị trường, thậm chí làm động tác đăng ký mua vào cổ phiếu để đẩy giá cổ phiếu lên, chốt lời khoản đầu tư giá rẻ đã mua trước đó.
    Không ít lãnh đạo doanh nghiệp kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán theo cách này, nhiều hơn rất nhiều số tiền họ có được từ chia cổ tức của doanh nghiệp, hay được sở hữu tính theo tỷ lệ sở hữu của họ.
    Trong trường hợp này thì chính lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp lại là người tạo ra môi trường cho tin đồn xuất hiện, thậm chí liên kết chia sẻ thông tin với một hai nhóm đội lái hay môi giới để đẩy giá cổ phiếu. Họ trở thành “ngư ông đắc lợi”.
    Những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trên thị trường sẽ không khó để gọi tên những doanh nghiệp có lãnh đạo công ty làm việc này.
    Vậy nhưng, cho đến nay, chưa có cơ chế nào có thể hạn chế tình trạng này, ngoại trừ việc kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi nhận thức. Khi mà mục tiêu của cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp là kiếm tiền từ thị trường chứng khoán và họ hiểu rõ tác dụng của truyền thông và cách thức công bố thông tin thì thật khó để họ thay đổi.
    Trong khi các môi giới chứng khoán có thể dễ dàng biết được những thông tin nhạy cảm như tài khoản của lãnh đạo, người nhà lãnh đạo công ty niêm yết kia mở ở công ty nào, mua bán cổ phiếu ở thời điểm nào, thì cơ quan quản lý ít nắm được những thông tin kiểu này.
    Cũng không có quy định nào khuyến khích việc tố giác những hành vi giao dịch mua cổ phiếu đón đầu, chốt lời sau tin đồn.
    Hành vi mua bán cổ phiếu của nhiều lãnh đạo công ty niêm yết thông qua “tay trong”, vì thế, vẫn được thực hiện dễ dàng, khiến niềm tin vào sự liêm chính trong công bố thông tin tại các doanh nghiệp loại này... còn xa lắc.
    Nhà đầu tư hoặc phải giao dịch theo tin đồn, hoặc phải tinh ý nhận diện những doanh nghiệp "nói vậy mà không phải vậy", mới mong vững lái theo thị trường.
    (Thành Nam)
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Hậu quả khôn lường của việc chống lại xu hướng vĩ mô và thích đánh bạc
    [​IMG][​IMG]
    Thực tế, hoạt động đầu tư ngày càng khó kiếm tiền do người khôn của khó, việc để xảy chân do quản trị rủi ro sẽ kéo theo nhiều gia cảnh lần than nhưng không giám than!​

    P/s: Một số cổ phiếu vội vã bán sẽ thấy bị mất hàng oan! PLX BVH NT2.... ~o)
    Một số nên tận dụng nhịp hồi để cơ cấu lại và hạ tỷ trọng!

    Vai trò của cổ phiếu lớn, cổ phiếu tiềm năng, cổ phiếu phòng thủ rất quan trọng trong lúc thị trường biến động tiêu cực! PLX đang thể hiện sực mạnh hấp dẫn tiềm ẩn!
    ~o)
    xstock thích bài này.
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Góc nhỏ của tập đoàn tỷ đô:
    Ông Trịnh Văn Quyết lấy đâu 700 tỷ 'đóng cọc' cho Viet Bamboo Airways?

    13:05 | 21/06/2017
    Thông tin FLC đề xuất thành lập hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airways) đã khuấy động cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. Dư luận tò mò đặt ra câu hỏi, với chỉ 339 tỷ đồng "tiền tươi thóc thật", công ty của ông Trịnh Văn Quyết lấy đâu ra tiền để "đặt cọc".
    FLC muốn bảo lãnh "chay"
    Cuối tháng 5, tỷ phú Trịnh Văn Quyết và công ty cổ phần Tập đoàn FLC khiến cộng đồng mạng xôn xao khi công bố lấn sân sang hàng không. Theo đó, FLC sẽ chi 700 tỷ đồng lập hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).
    FLC sẽ sở hữu 100% Viet Bamboo Airlines và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Viet Bamboo Airlines.
    Để khẳng định quyết tâm của mình, trao đổi với Reuters bên lề một sự kiện ở Singapore, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC, cho biết Viet Bamboo Airlines sẽ có một đội bay bao gồm khoảng 7 chiếc máy bay vào năm 2018 và sẽ tăng thêm vào năm 2019.
    Ông Quyết cho biết thêm FLC đang làm việc với Airbus để thuê khoảng 7 chiếc máy bay của hãng này vào năm 2018.
    Trước những thông tin này, cổ đông tin vào đợt lấn sân ngoạn mục của FLC. Thế nhưng, dự án "khủng" Viet Bamboo Airlines bất ngờ ồn ào ngoài dự kiến khi có tin cho rằng Cục Hàng không Việt Nam đã trả lại hồ sơ xin cấp phép thành lập của hãng hàng không này.
    Dù Cục Hàng không đã lên tiếng phủ nhận tin đồn này, Viet Bamboo Airlines vẫn bị chú ý vì thông tin FLC "quên đặt cọc" cho Tre Việt.
    Theo quy định của Luật hàng không và Nghị định 92 năm 2016, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi đáp ứng đủ điều kiện, đặc biệt là điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ. Điều kiện cụ thể về vốn yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng về khoản tiền mà tổ chức tín dụng phong tỏa của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Khoản tiền này chỉ được giải phóng khi tổ chức, cá nhân được cấp phép hoặc có văn bản thông báo việc bị từ chối cấp phép.
    Hay nói cách khác là doanh nghiệp phải nộp "tiền thật" - tiền mặt - vào tài khoản ngân hàng tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép.
    Thế nhưng, FLC có nêu vấn đề tập đoàn này cam kết bảo lãnh về việc Viet Bamboo Airlines có đủ nguồn vốn để được cấp phép kinh doanh vận tải hàng không. Nghĩa là FLC bảo lãnh "chay" chứ không nộp "tiền tươi thóc thật" cho Tre Việt.
    Tuy nhiên, điều kiện về vốn điều lệ là tiền/tài sản thật được phong tỏa tại ngân hàng mới là điều kiện tiên quyết theo quy đinh của pháp luật chứ không phải cam kết bảo lãnh của công ty mẹ đối với công ty con.
    Lấy tiền đâu để "đặt cọc"?
    Dư luận cho rằng, một trong những lý do khiến FLC chưa thực hiện lập văn bản xác nhận vốn cho Viet Bamboo Airlines có thể là tập đoàn này không quá dư dả tiền mặt dù ông chủ Trịnh Văn Quyết đang là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản tính theo trị giá cổ phiếu lên tới 25.298 tỷ đồng.
    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017 của FLC, tại thời điểm cuối kỳ, tiền và các khoản tương đương tiền của FLC chỉ là 339 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 661 tỷ đồng hồi đầu năm 2017. Số tiền này chỉ bằng 50% tổng số vốn điều lệ 700 tỷ đồng mà Viet Bamboo Airlines đăng ký. Vì vậy, có thể thấy, lượng tiền mặt của cả tập đoàn FLC tính ra không đủ "đặt cọc" cho hãng hàng không này.
    Nếu nhìn vào bản báo cáo tài chính này thì để có thêm lượng tiền mặt dồi dào, FLC có thể trông chờ vào doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu mà FLC có được phải dùng để trang trải nhiều chi phí, trong đó có những chi phí rất lớn như lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp...
    Ví dụ như trong quý 1, sau khi trang trải các chi phí, FLC chỉ còn giữ được 153 tỷ đồng tiền lãi.
    Cũng có 1 khoản nữa mà FLC có thể trông mong chính là "phải thu về cho vay". Cuối quý 1, chỉ tiêu này đạt tới 5.238 tỷ đồng. Trong đó 2 "con nợ" lớn nhất là công ty cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng đô thành Hà Nội (1.486 tỷ đồng) và công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Vietexco (1.271 tỷ đồng).
    Vietexco từng là cổ đông lớn của FLC và có trụ sở cùng tòa nhà với FLC. Công ty còn lại mới thành lập từ 19/4/2016. Địa chỉ chủ sở hữu công ty này là Tòa nhà FLC Landmark Tower.
    Còn 1 phương án tìm kiếm vốn nữa cho FLC để có thể nhìn thấy tiền mặt dồi dào trong tài khoản công ty, để dư dả "đặt cọc" cho Viet Bamboo Airlines chính là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại, khoản nợ vay của FLC đã tương đối lớn. Cuối quý 1, tổng nợ của FLC là 3.929 tỷ đồng. Khoản nợ này khiến FLC gánh chi phí lãi vay trong quý 1 là 58 tỷ đồng.
    Khi các công tác về chuẩn bị vốn để hoàn thiện hồ sơ thành lập hãng chưa có thông tin mới, thì ngày 20/6, ban lãnh đạo Tập đoàn FLC đã làm việc và tiến tới ký thỏa thuận về các điều kiện hợp tác với Boeing để lên kế hoạch đặt mua 10 máy bay thương mại 737 Max 9 và 5 máy bay 777X. Nếu thương vụ hoàn tất, Bamboo Airways sẽ sở hữu 10 chiếc máy bay này trong giai đoạn ‎2018- 2020. Riêng 5 máy bay Boeing 777X sẽ được bàn giao từ 2020 trở đi nhằm phục vụ các đường bay quốc tế.

    (Vy Vy Theo Đời sống & Pháp lý)
  8. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Những 'gam màu tối' trong bức tranh về doanh nghiệp có cổ phiếu tăng giá gần 240%
    15:13 | 21/06/2017
    Với sự bứt phá mạnh mẽ từ đầu năm 2017, cổ phiếu API của CTCP ĐT Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) đã ghi nhận mức tăng trưởng 237%. Tuy nhiên, phía sau “bức tranh” cổ phiếu sáng lạn vẫn còn đó những mảng tối và tương lai chưa chắc chắn của API.
    Phía sau “bức tranh” cổ phiếu là sự tranh đua của cổ đông ngoại và nhóm lãnh đạo
    Nhìn lại những giao dịch của cổ phiếu API trong hơn 1 năm trở lại đây có thể thấy sự tham gia tích cực của cổ đồng ngoại. Cụ thể, ngay từ nửa cuối năm 2016, quỹ Asean Deep Value Fund đã liên tục thực hiện mua vào cổ phiếu API với mật độ ngày càng “dày đặc”.
    Trong gần 1 năm rưỡi, Asean Deep Value Fund đã mua vào hơn 2,4 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu từ 9,33% lên 16,94% tính đến cuối tháng 5/2017. Và hiện vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu.
    Trái ngược với sự nhộn nhịp của cổ đông ngoại, các vị lãnh đạo của API dường như không để tâm nhiều đến việc giao dịch cổ phiếu.
    Trên thị trường, từ đầu năm 2017, thị giá cổ phiếu API liên tục tăng mạnh, bắt đầu từ mức giá dưới 10.000 đồng/cp, tính tới phiên 19/06/2017, thị giá API đang quanh mức 33.800 đồng/cp, tương đương với mức tăng gần 240%.

    Thị giá cổ phiếu API từ hồi đầu năm đến phiên 19/06/2017
    [​IMG]
    Sự việc sẽ không có gì đáng đề cập, nếu như đầu tháng 5/2017, Chủ tịch HĐQT của API- ông Nguyễn Đỗ Lăng không bất ngờ mua hơn 3,5 triệu cp, nâng sở hữu tại API lên hơn 21% và tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 của API, không “nổ ra” tranh luận nóng giữa nhóm cổ đông ngoại và ban lãnh đạo.
    Tại đại hội khi đó, nhóm cổ đồng ngoại gồm Asean Deep Value Fund và Lucerne Enterprise Ltd với hơn 47% vốn của API (theo lời của đại diện 2 tổ chức này) đã không thể có quyền biểu quyết do không thể hoàn thành thủ tục trong quá trình kiểm tra tư cách cổ đông.
    Trong khi Chủ tịch HĐQT của API Nguyễn Đỗ Lăng cho rằng, việc không hoàn thành thủ tục cổ đông là do thiếu sót từ phía nhóm nhà đầu tư ngoại, thì đại diện của 2 tổ chức nước ngoài lại khẳng định, sự việc đã không xảy ra nếu như bên phía API cho biết cụ thể các văn bản cần thiết khi 2 bên bàn bạc trước khi đại hội diễn ra.
    Không dừng lại ở đó, không ít lần tại đại hội, ông Lăng đã lên tiếng về việc nhóm 2 cổ đông ngoại muốn dành quyền kiểm soát Công ty và chỉ thiếu một chút là đã làm được, nếu như khéo léo hơn và ông Lăng không tiến hành mua vào hơn 3,5 triệu cp. Theo đó, ông Lăng cũng cho biết, hiện nay nhóm cổ đông của ông Lăng đại diện cho 51% vốn của API. Như vậy, 2 nhóm cổ đông lớn là đang nắm trong tay khoảng 98% vốn API.
    Trở lại với cuộc tranh luận giữa 2 bên, phía đại diện cổ đông ngoại liên tục đưa ra những chất vấn phía ban lãnh đạo API về tính minh bạch trong hoạt động của Công ty và một số vấn đề được trình lên.
    Kết thúc đại hội, cả hai phía cổ đông ngoại và ban lãnh đạo – đại diện là ông Lăng đã hòa hoãn và nối lại “tình cảm”, tuy nhiên điều này ít nhiều cho thấy được một “con sóng ngầm” đang tồn tại ở API.
    Được biết, Asean Deep Value Fund trở thành cổ đông lớn của API từ giữa năm 2013, còn Lucerne Enterprise vào thời điểm đầu năm 2015.

    Trải qua quá khứ “ảm đạm”, liệu tương lai tươi sáng có chắc chắn?
    Kể từ khi lên sàn từ năm 2009 đến nay, kết quả kinh doanh của API khá thất thường và có sự trồi sụt. Trong giai đoạn 2009-2013, Công ty không hề ghi nhận doanh thu thuần mà hoàn toàn “sống” dựa vào khoản lãi từ các đơn vị liên doanh liên kết. Lợi nhuận ròng API cũng liên tục biến động.
    Mặc dù tại ĐHĐCĐ thường niên 2012, Ban lãnh đạo cho biết API sẽ bắt đầu có doanh thu bất động sản (khoảng 58 tỷ đồng), từ 3 dự án của Công ty khi đó là dự án tại KCN Đa Hội, dự án TTTM &VP Thái Nguyên và dự án KDC Túc Duyên. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2014, API mới bắt đầu ghi nhận doanh thu và con số đạt được cũng rất ít ỏi chỉ hơn 4,2 tỷ đồng.
    Qua mỗi năm, API đều vẽ nên những chỉ tiêu “tươi sáng”, tuy nhiên thực hiện lại chênh lệch rất lớn. Đơn cử như năm 2016, API đặt mục tiêu tổng doanh thu 197 tỷ đồng và lãi trước thuế 39 tỷ đồng; tuy nhiên thực tế Công ty chỉ ghi nhận 51,7 tỷ đồng tổng doanh thu (bao gồm doanh thu thuần và doanh thu tài chính) và lỗ trước thuế hơn 3 tỷ đồng. Hay như năm 2014, 2015, Công ty đặt ra kế hoạch doanh thu ở mức hàng trăm tỷ và lợi nhuận cả chục tỷ nhưng thực tế doanh thu và lợi nhuận chỉ dừng ở mức vài tỷ đồng.
    Từ ngày 05/04/2016, cổ phiếu API đã bị đưa vào diện bị cảnh báo do có khoản lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2015 hơn 25 tỷ đồng.
    [​IMG]
    KQKD của API từ khi niêm yết đến nay (Đvt: tỷ đồng)
    Năm 2017, API đặt mục tiêu đột biến cả doanh thu và lợi nhuận lần lượt 455 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Theo kết quả mới nhất trong quý 1/2017, API đạt doanh thu thuần 80,3 tỷ đồng, toàn bộ đều đến từ doanh thu cho thuê đất, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 28,9 tỷ đồng, nhảy vọt so với con số 606 triệu đồng quý I/2016, tương đương 24,5% chỉ tiêu cả năm.
    Tuy nhiên, với truyền thống là doanh nghiệp nhiều lần “vỡ kế hoạch”, khó có thể chắc chắn API sẽ hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Chính tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, ông Lăng - Chủ tịch API cũng cho biết, nếu không thể bán và bàn giao sản phẩm tại các dự án Bắc Ninh, Huế … thì Công ty sẽ không thể hoàn thành kế hoạch đề ra.
    Được biết, hiện nay, API đang có 3 dự án chính là dự án APEC Royal Park Bắc Ninh (tổng mức đầu tư 670 tỷ đồng), dự án Khu công nghiệp APEC Đa Hội (tổng mức đầu tỷ đồng), dự án APEC Royal Park Huế (mức đầu tư 750 tỷ đồng) và một số dự án khác.
    Với những gì đã và đang có liệu rằng cái kết nào đang chờ đợi API phía cuối năm 2017?
    API được thành lập vào 31/07/2006, với vốn điều lệ 22,95 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư vào các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê… Qua 3 lần tăng vốn, API hiện có vốn điều lệ 364 tỷ đồng. Trong đó, riêng lần tăng vốn vào năm 2008, từ 264 tỷ lên 364 tỷ đồng, được Công ty phát hành cổ phiếu cho cổ đông ngoại.
    (Tuấn Trần Theo Người Đồng Hành)
    xstock thích bài này.
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Phiên... canh bán! ~o)
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    VN30 đã chạm ngưỡng ra hàng tiềm năng 2.618 tương ứng 762, tăng ngót 100 điểm kể từ ngày 25/4, đủ để đạt mức lợi nhuân kỳ vọng để ra hàng! SSI VCB... đang có lệnh bán rất mạnh!
    Việc kéo trụ neo chỉ số sẽ diễn ra không lâu khi cầu không hưởng ứng!
    PLX vẫn là trụ khó đoán, cứ hold là có lợi nhuận!

Chia sẻ trang này