Thông điệp từ Mr Market: Hãy học cách tự thích nghi hoặc sẽ tự đào thải khỏi thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 05/04/2017.

1809 người đang online, trong đó có 723 thành viên. 21:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31116 lượt đọc và 261 bài trả lời
  1. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Cập nhật thông tin cổ phiếu tâm điểm:
    VNR đặt mục tiêu lãi trước thuế 278 tỷ đồng năm 2017

    HDDQT Tổng CTCP Tái BH Quốc gia Việt Nam (HNX: VNR) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu phí ghi nhận dự kiến đạt gần 1,770 tỷ đồng, tăng 6.9%; lợi nhuận trước thuế 278 tỷ đồng, tăng 4.5% so với thực hiện 2016. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 12%.
    Về hoạt động kinh doanh, công ty tập trung nghiên cứu, triển khai, phát triển sản phẩm mới: bảo hiểm rủi ro thiên tai, các sản phẩm bảo hiểm cho khu vực công,… khảo sát và mở rộng thị trường cũng như tăng cường quản lý rủi ro cho các sản phẩm bảo hiểm của mình.
    Về hoạt động đầu tư, Công ty tiếp tục rà soát phân bổ danh mục đầu tư đảm bảo đúng yêu cầu pháp luật, hiệu quả hoạt động đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, sửa đổi quy chế đầu tư cho phù hợp với thực tế và những quy định mới.
    Năm 2016, doanh thu phí tái bảo hiểm của VNR đạt 1,656 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 240 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2016 đạt 6,350 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2015./.
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    ĐHĐCĐ FPT: Kế hoạch lãi hơn 3,400 tỷ đồng chưa gồm thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ
    Chiều ngày 31/03, CTCP FPT (HOSE: FPT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 và thông qua kế hoạch kinh doanh với 46,619 tỷ đồng doanh thu, 3,400 tỷ đồng lãi trước thuế, cùng những định hướng, chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2020.

    Có thể hoàn thành thoái vốn mảng phân phối và bán lẻ trong năm 2017
    Năm 2016, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 40,545 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế tăng 6% khi đạt 3,014 tỷ đồng và xấp xỉ kế hoạch năm.
    Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1,991 tỷ đồng và EPS 3,925 đồng, cùng tăng 3% so với năm 2015, cổ tức tỷ lệ 20%. Trong đó 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Trong năm 2016, Công ty đã chi trả cổ tức 10% và 10% còn lại sẽ được thanh toán trong quý 2/2017.
    Lĩnh vực bán lẻ tăng trưởng 35% về doanh thu và 44% về lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, lĩnh vực phân phối có sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng từ chính sách của Apple và ngừng kinh doanh điện thoại Lumia của Microsoft.
    Đại diện ban lãnh đạo cho biết, trong năm 2016, Microsoft thông báo ngừng kinh doanh sản phẩm dòng điện thoại Lumia, làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của dòng điện thoại này. Công ty đã phải giảm giá các sản phẩm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của mảng phân phối tụt mạnh.
    Năm 2016, kế hoạch thoái vốn khỏi mảng phân phối và bán lẻ đang tạm dừng. Mặc dù Công ty đã xây dựng phương án và mời các nhà đầu tư nhưng vì một số lý do kỹ thuật, tỷ trọng cổ phần bán ra có thể chưa phù hợp nên chưa có kết quả. Công ty đang sửa đổi phương án, và dự kiến sẽ tách riêng hai mảng phân phối và bán lẻ để thoái vốn. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã quan tâm, trao đổi và đang có tiến triển tốt, dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2017.
    Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT cho biết, định hướng FPT mong muốn có sự tăng trưởng nhanh, bền vững và trở thành tập đoàn thuần công nghệ. Bên cạnh đó, nhiều cổ đông cũng đề xuất muốn tách mảng thương mại. Vì thế, việc bán đi mảng phân phối và bán lẻ là điều cần thực hiện.
    FPT dự kiến sau khi thoái vốn sẽ không nắm cổ phần chi phối tại 2 doanh nghiệp sở hữu mảng phân phối và bán lẻ (FPT Trading và FPT Retail). Lợi nhuận sau khi thoái vốn sẽ ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, kế hoạch 2017 chưa bao gồm lãi từ khoản thoái vốn này.
    Lĩnh vực giáo dục tiếp tục ghi nhận số lượng sinh viên mới nhập học ở tất cả các hệ tăng 18% so với năm 2015, trong đó khối đại học tăng mạnh nhất với mức tăng 36% so với năm trước.
    Trả lời cổ đông về vấn đề nợ xấu, đại diện ban lãnh đạo cho biết, nợ xấu luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Hết năm 2016, mảng kinh doanh về internet của FPT tỷ lệ khách hàng có nợ trên thị trường thấp hơn 1%, và trong số này khả năng mất cao. Những khối kinh doanh còn lại xuất hiện ít nợ xấu, tỷ trọng nhỏ so với quy mô của Công ty.

    Sẽ tăng sở hữu FPT Telecom nếu Nhà nước thoái vốn


    Kế hoạch 2017, FPT đặt mục tiêu doanh thu 46,619 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 13%, đạt mức 3,408 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết, tăng trưởng quý 1/2017 sẽ ở mức 2 con số. Dự kiến, tỷ lệ cổ tức 2017 sẽ là 20% bằng tiền mặt.
    Về cơ cấu doanh thu, khối phân phối và bán lẻ vẫn chiếm chủ đạo với 26,093 tỷ đồng, dự kiến mang về 741 tỷ lợi nhuận. Tiếp theo là khối công nghệ sẽ thu về 11,830 tỷ đồng doanh thu và 1,359 tỷ đồng lợi nhuận. Doanh thu khối viễn thông khoảng 7,746 tỷ đồng và với 1,210 tỷ đồng lợi nhuận, còn lại 950 tỷ đồng đền từ doanh thu giáo dục và đầu tư cùng 98 tỷ đồng lợi nhuận.
    Trong năm 2017, FPT sẽ tập trung đầu tư hạ tầng cho lĩnh vực dịch vụ viễn thông; đầu tư văn phòng cho khối Công nghệ đáp ứng nhu cầu văn phòng dài hạn với chi phí hợp lý; đầu tư các cơ sở giáo dục mới với tổng mức đầu tư 2,284 tỷ đồng.
    Về thị trường 4G, ban lãnh đạo cho biết, hiện FPT chưa sở hữu băng tần và thiết bị cần thiết, do đó Công ty đang chuẩn bị lực lượng nghiên cứu và tìm thị trường ngách để thâm nhập.
    Tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) và chia làm 3 đợt vào các năm 2018, 2019 và 2020.
    Liên quan đến việc Nhà nước dự định thoái vốn tại FPT Telecom năm 2017, ông Bình cho biết, FPT rất mong muốn có thể tăng sở hữu tại FPT Telecom nhưng điều này còn phụ thuộc vào tương lai.
    Cuối cùng, ĐHĐCĐ cũng đã bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới 2017-2019. Theo đó, các thành viên HĐQT cũ vẫn tiếp tục tại vị trong nhiệm kỳ mới. Bên cạnh đó, 2 trong số 3 thành viên BKS của nhiệm kỳ cũ vẫn tiếp tục đương nhiệm, chỉ duy nhất 1 cá nhân bầu mới là bà Nguyễn Thị Kim Anh, thay thế cho ông Cao Duy Hà./.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    ĐHĐCĐ PVT: Tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, giảm tỷ lệ sở hữu loạt đơn vị

    (NDH) Sáng ngày 05/04, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 để thông qua kết quả kinh doanh 2016 và kế hoạch 2017.

    Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả nội dung HĐQT trình lên.

    Đại hội thảo luận:

    Hợp đồng vận chuyển với Lọc dầu Nghi Sơn có thể đạt 550 tỷ/năm

    Về vấn đề giảm vốn tại các đơn vị thành viên, vì sao Ban điều hành lại quyết định thoái bớt vốn cả với công ty đang hoạt động tốt?

    Ban điều hành cho biết, việc này thực chất là giảm tỷ lệ vốn góp trong khi quy mô vốn của các công ty thành viên được tăng lên. Đồng thời tạo cơ chế thị trường để các DN hoạt động linh hoạt hơn, hiệu quả tăng lên thì giá trị của PVT cũng tăng lên chứ không giảm đi.

    Xin Ban điều hành cho biết về tiến độ và quy mô hợp đồng vận chuyển tại Lọc dầu Nghi Sơn?

    Ông Phạm Việt Anh, TGD PVT cho biết, quý II/2017Lọc dầu Nghi Sơnsẽ tiến hành chạy thử và cuối năm là chạy thương mại. Theo thỏa thuận sơ bộ, PVT sẽ có ít nhất 1 tàu vận chuyển với công suất khoảng 2 triệu tấn. Hiện sản lượng của Nghi Sơn là 10 triệu tấn, nên phải giải phóng hàng, PVT sẽ tham gia để vận chuyển. Mục tiêu của PVT là 3-4 triệu tấn sản phẩm.

    Tổng doanh thu và lợi nhuận khi Nghi Sơn hoạt động 100% công suất, Ban điều hành cho biết với sản lượng như vậy thì giá trị hợp đồng tính sơ bộ khoảng từ 350 – 550 tỷ đồng/năm.

    Mảng FSO/FPSO của PVT đang hoạt động như thế nào?

    Ban điều hành cho biết, hiện PVT có 2 dự án FSO mỏ Đại Hùng và Chim Sáo, đây là những dự án có chi phí không quá cao so với mức bình quân. Do đó, PVT chịu áp lực không quá lớn đối với yêu cầu giảm phí của khách hàng.

    PVT chịu ảnh hưởng như thế nào đối với sự tăng giảm của giá dầu thế giới?

    Ban điều hành cho rằng, PVT cũng chịu ảnh hưởng bởi giá dầu nhưng không quá lớn do quy mô thị trường Việt Nam nhỏ và đặc thù kinh doanh. Chủ yếu là năng lực quản lý của doanh nghiệp, PVT đang tiến hành tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động.

    Vượt mạnh kế hoạch năm 2016, chia cổ tức 10%

    Theo báo cáo của Hội đồng quản trị, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, trong bối cảnh thị trường vận tải vẫn còn nhiều khó khăn PV Trans đã đạt được kết quả cao nhất cả về doanh thu lẫn lợi nhuận từ khi thành lập cho đến nay. Các đơn vị thành viên của PV Trans đều có lãi và đa số hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao ngoại trừ một số đơn vị còn khó khăn như Công ty Phương Nam.

    Cụ thể, doanh thu hợp nhất năm 2016 đạt 6.936 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 483 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua trong năm 2016.

    Theo đó, HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận với tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt 10% vốn điều lệ, tương đương mức chi 281 tỷ đồng. Sau khi trích 73 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 40 tỷ đồng quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn lại đến cuối năm 2016 chưa đầy 4 tỷ đồng.

    Còn cơ hội tăng trưởng thị phần lên gấp đôi

    Đánh giá về năm 2017, HĐQT PVT cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu phục hồi khả quan sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, trồi sụt hồi đầu năm 2016. Tuy nhiên, tình trạng thương mại toàn cầu sụt giảm trong giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp có thể sẽ tiếp diễn.

    Với tình hình an ninh kinh tế, chính trị thế giới còn nhiều bất ổn, theo dự báo giá cước vận tải giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2016. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn trong nước của PV Trans liên tục cắt giảm ngân sách, chi phí và nhu cầu dịch vụ giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến hoạt động SXKD của PV Trans.

    Năm 2017, giá dầu thô được Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 50-60 USD/thùng.

    Do vậy, Ban điều hành trình ĐHĐCĐ thông qua chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 5.013 tỷ đồng, giảm 38% so với thực hiện trong năm 2016; lợi nhuận sau thuế giảm 47% xuống còn 328 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, HĐQT nhận định PVT vẫn có cơ hội mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần với mức tăng trưởng dự kiến gấp hai lần so với hiện tại, đặc biệt trong giai đoạn 2017 – 2020 là giai đoạn hàng loạt các dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí khởi động.

    Trình kế hoạch tái cơ cấu PVT giai đoạn 5 năm 2016-2020

    Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải dầu thô, PVT dự kiến sẽ tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của Công ty mẹ - PV Trans. Theo đó, PVT sẽ tiếp tục sở hữu chi phối CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương nhưng giảm tỷ lệ nắm giữ từ 64,92% vốn điều lệ xuống tối thiểu 51%.
    Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải khí hóa lỏng, PVT sẽ giảm sở hữu tại CTCP Vận tải Sản phẩm Khí quốc tế (Gas Shipping từ 67,74%VĐL xuống tối thiểu 51%VĐL đến năm 2020.
    Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải dầu sản phẩm, PVT sẽ duy trì tỷ lệ nắm giữ chi phối về vốn tại Công ty Phương Nam là 69,63%VĐL và giảm xuống tối thiểu 51%VĐL khi có điều kiện. Với CTCP Vận tải Dầu Phương Đông Việt (Công ty Phương Đông Việt), PV Trans dự kiến duy trì tỷ lệ chi phối bằng vốn, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 67,99% xuống còn tối thiểu 51%VĐL trong giai đoạn 2016 - 2020 khi có điều kiện.
    Với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải than, hàng rời, PVT dự kiến giảm sở hữu tại CTCP Vận tải Dầu khí Hà Nội (PVTrans Hà Nội) xuống còn 36% trong giai đoạn 2018 – 2019.
    Riêng CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương (Công ty Đông Dương), PVT đã hoàn thành việc thoái vốn lĩnh vực kinh doanh taxi trong năm 2016.
    Trong 5 năm tới, tận dụng nguồn vốn hiện có để đầu tư và cho thuê đội xà lan vận chuyển than cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, mục tiêu đến 2020 sở hữu từ 6 đến 8 xà lan tải trọng 2.000 DWT. Bên cạnh đó, đơn vị tập trung ổn định hoạt động cung cấp dịch vụ xe văn phòng và phát triển loại hình kinh doanh vận tải CNG bằng đường bộ.
    Trong năm 2016, PV Trans nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Đông Dương từ 38,67%VĐL lên 48,67%VĐL thông qua việc mua lại 10% cổ phần từ PTSC. PVT dự kiến sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Đông Dương lên 58,67%VĐL trong trường hợp đàm phán được với PV Oil.
    Đối vối các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hậu cần, dịch vụ hàng hải dầu khí, trong năm 2016, PV Trans đã giảm tỷ lệ góp vốn tại PV Trans Quảng Ngãi từ 97,44%VĐL xuống dưới 51%VĐL thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác bên ngoài. Giai đoạn 2018 – 2019 giảm tỷ lệ sở hữu xuống 36%VĐL.
    Với CTCP Vận tải Dầu khí Vũng Tàu (PVTrans Vũng Tàu), để đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, PV Trans sẽ nắm quyền chi phối ngoài vốn tại PV Trans Vũng Tàu thông qua việc thoái vốn từ 99,85%VĐL xuống tối đa 51%VĐL. Việc thoái vốn thực hiện thông qua kêu gọi các đối tác đầu tư chiến lược tham gia góp vốn. Thời gian thực hiện sẽ là trong năm 2017 khi đơn vị bắt đầu triển khai dự án đầu tư phao neo. Giai đoạn 2018 – 2019 giảm tỷ lệ sở hữu xuống 36%VĐL.
    Còn đối với CTCP Dịch vụ Khai thác Dầu khí (PPS), Ban điều hành PVT cho biết đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí rất ổn định và hiệu quả, hàng năm đem lại lợi nhuận tốt cho PV Trans, do vậy PV Trans tiếp tục duy trì tỷ lệ nắm giữ 48,5%VĐL trong giai đoạn 2016 – 2020.
    qhi thích bài này.
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Cũng là Oil, đây là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do đặc thù nghề nghiệp:
    PVD lý giải nguyên nhân hoạt động kinh doanh tuột dốc trong năm 2016
    (NDH) PVD cho biết, lợi nhuận sụt giảm có nguyên nhân chủ yếu từ việc giá dầu giảm về mức thấp kỷ lục trong năm vừa qua.
    Kết quả kinh doanh năm 2016, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) chỉ đạt 5.360 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm đến 63% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ cũng giảm 92% xuống còn 129,4 tỷ đồng so với con số 1.664 tỷ đồng trong năm 2015.
    Với kết quả này, PVD đã có thông tin giải trình về nguyên nhân vì sao doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh.
    Theo PVD, số lượng bình quân các giàn khoan sở hữu hoạt động trong năm 2016 chỉ đạt 2,5 giàn so với 4,7 giàn trong năm 2015. Bên cạnh đó, số lượng bình quân các giàn khoan thuê hoạt động trong năm 2016 giảm xuống chỉ còn 0,24 giàn so với trung bình 2,7 giàn cùng kỳ năm trước. Giá cho thuê giàn trong năm cũng giảm đến 48% so với cùng kỳ năm trước.
    Ngoài ra, khối lượng công việc của các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến khoan trong năm 2016 giảm từ 50-70%; đơn giá các dịch vụ này cũng giảm từ 20-30% so với năm 2015.

    [​IMG]

    Số lượng giàn khoan PV Drilling bình quân hoạt động trong năm 2016 chỉ ở mức 2,5 giàn so với 4,7 giàn năm 2015
    Theo Ban lãnh đạo PVD, trong năm 2016 Công ty chịu tác động tiêu cực từ việc sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu khi các nhà thầu dừng hoặc tạm hoãn việc triển khai chương trình khoan và dịch vụ liên quan đến khoan khiến cho khối lượng công việc cũng như đơn giá dịch vụ khoan và dịch vụ liên quan đến khoan sụt giảm nghiêm trọng. Dù vậy, kết quả thực hiện trong năm 2016 theo báo cáo tài chính được công bố vẫn vượt 29% so với kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông đề ra.
    Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Rồng Việt (RongViet Research) mới đây dẫn lời Ban điều hành PVD cho biết, kết quả kinh doanh của PVD trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào khả năng giá dầu có thể duy trì trên 60 USD/thùng và ổn định trong khoảng thời gian dài hay không để nhu cầu khai thác và các dự án dầu khí diễn ra sôi động trở lại.
    Hiện giá dầu thô thế giới đang được giao dịch quanh mức 52 USD/thùng, tăng 30,5% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Nhưng so với mức giá vào hồi đầu năm nay, giá dầu vẫn chưa tăng.

    Ngoài ra, thông tin này sẽ ảnh hưởng nặng đến hoạt động của PVD năm 2017 nếu giá dầu không thể đạt ổn định trên 60$: PVN có kế hoạch phân bổ 30 nghìn tỷ đồng cho hoạt động E&P trong năm nay, giảm 20% so với năm 2016. Ngân sách E&P giảm đã tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty con như Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas) và Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD).
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Vượt kế hoạch hơn 14%, Bảo Việt báo doanh thu gần 25.700 tỷ đồng

    Tâp đoàn Bảo Việt (MÃ BVH ) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2016 với tổng doanh thu lên tới 25.675 tỷ đồng.
    Theo con số vừa được phía Bảo Việt công bố tối 10/4, mức thu trên vượt kế hoạch tới 14,1% và tăng trưởng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Trong số này, đại diện Bảo Việt cho hay, doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 13.458 tỷ đồng trong năm 2016, chiếm tỷ trọng 52,4% trong tổng doanh thu hợp nhất.
    Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ theo báo cáo đạt 7.192 tỷ đồng, đóng góp 28% vào doanh thu hợp nhất. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ tài chính và lĩnh vực khác đóng góp 19,6% tổng doanh thu hợp nhất với 5.025 tỷ đồng.
    Theo thống kê, tổng tài sản hợp nhất toàn Tập đoàn Bảo Việt tăng mạnh và đạt 72.996 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2016. Con số này tăng gần 14.500 tỷ đồng (24,7%) so với thời điểm cuối năm 2015./
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Thị trường đang cố kéo chỉ số để chọc tức đại đa số nhà đầu tư vì trạng thái tài khoản của hầu hết là ít biến động hoặc thậm trí đang bị chiết khấu dần. Ngắn gọn giai đoạn này các công ty chứng khoán dùng từ: Rất khó lường!
    Hầu hết các cổ phiếu sau 3 tháng tăng thì nay đang cần nhịp nghỉ ngơi, điều chỉnh một thời gian để lấy động lực đi tiếp. Các game nóng STB TTF đang nguội dần do thông tin đã hé lộ, chỉ một số cổ phiếu đang được vận hành như cái máy đánh game để thu hút người chơi kể cả SHB đang tăng nóng với vol rất khủng, cũng như các cổ phiếu rác như HKB hay HID CDO ATG SPI ... sẽ là những cỗ máy đốt tiền nhà đầu tư nhanh nhất nếu vào ra sai nhịp hoặc quá ham hố bắt đáy mà không nhận ra phần thua đang đợi mình!
    Những sự cố vô tình hay cố ý đang sảy ra ở HQC hay ITA đều cho thấy sự minh bạch thông tin ở nhóm cổ phiếu có tiền sử vết đen in giấy khủng này là sự mập mờ và đầy cái đáng ngờ!
    Hãy học cách tự thích nghi với cuộc chơi mới hoặc sẽ tự đào thải ra khỏi thị trường! ~o)
    Last edited: 12/04/2017
    pnlinh1706 thích bài này.
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    DCM: Lãi ròng quý 1/2017 ước đạt 213 tỷ đồng
    Trong 3 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) đạt 180 ngàn tấn, vượt 17% kế hoạch được giao, ước tính tổng doanh thu đạt 110%, lãi ròng ước đạt 176% kế hoạch quý 1, nhà máy hoạt động ổn định, liên tục công suất tối ưu 103%. Đặc biệt lượng tiêu thụ tại Campuchia tăng gấp 5 lần cùng kỳ 2016.
    Đây là những thông tin được nêu ra tại Hội nghị Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh quý I năm 2017 của DCM. Hội nghị nhằm đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 tháng đầu năm 2017, đồng thời đưa ra những phương hướng nhiệm vụ trong 3 quý còn lại.
    Tại Hội nghị, ban lãnh đạo Công ty đánh giá: Trong những tháng đầu năm, DCM ghi nhận tín hiệu khả quan từ thị trường: nguồn cung một số nước giảm, giá ure hạt đục trên thế giới và trong nước tăng, điều đó giúp sản lượng tiêu thụ phân bón Đạm Cà Mau thể hiện những con số tăng trưởng mang sắc màu tích cực. Bên cạnh những yếu tố khách quan từ thị trường thì sự nỗ lực của toàn bộ CBCNV của Công ty đã đóng góp đáng kể vào kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng của quý I/2017.
    Theo đó, các chỉ tiêu tài chính quý 1/2017 cũng đạt những con số đáng kể như sau : Tổng doanh thu ước đạt 1,154 tỷ đồng, bằng 112% kế hoạch, 109% so với cùng kỳ 2016; Lợi nhuận sau thuế ước đạt 212.6 tỷ đồng, bằng 176% kế hoạch, 187% so với cùng kỳ 2016… Với những tiền đề và bước đi vững chắc suốt 6 năm hình thành phát triển, trong những tháng đầu năm 2017, DCM vẫn tiếp tục bám sát chiến lược, chủ động đề ra những giải pháp toàn diện trong hoạt động marketing, truyền thông; chủ động trong công tác bán hàng, điều tiết lượng hàng theo nhu cầu mùa vụ. Sản phẩm kinh doanh được đa dạng hóa theo đúng định hướng của công ty và nhu cầu thị trường; bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống phân phối, hoàn thiện chính sách bán hàng cũng giúp Đạm Cà Mau mở rộng thị trường, tăng cường xuất nhập khẩu.
    Đầu năm 2017, DCM đã cùng với đơn vị tư vấn Richard Moore Associates hoàn thành bộ chiến lược thương hiệu - chiến lược truyền thông, thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng; đồng thời tổ chức nhiều sự kiện truyền thông nhân dịp 6 năm thành lập, chào mừng nhà máy đạt mốc sản xuất 4 triệu tấn, đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón” trên vùng đất Tây Nguyên…
    Bên cạnh đó, để cụ thể hóa vai trò “Người nuôi dưỡng” cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng theo chiến lược thương hiệu đã xây dựng, Công ty không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới, mang lại lợi ích cho người nông dân. Đơn cử như sản phẩm N46.Plus. Sản phẩm này giúp tiết kiệm phân bón 20-30% và tăng năng suất cho cây trồng lên đến 7%. Thực tế đã được chứng minh qua việc triển khai mô hình trình diễn trên diện rộng tại thị trường Tây Nam Bộ, Miền trung và Tây Nguyên giúp bà con tăng hơn 2 triệu đồng/ha trồng lúa trong quý I năm 2017.
    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, lãnh đạo Công ty cho rằng, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1/2017 đã đạt đươc những kết quả khả quan, tuy nhiên trong 3 quý tiếp theo vẫn còn nhiều thách thức. Trong quý II và thời gian tới Đạm Cà Mau sẽ tiếp tục đổi mới mô hình kinh doanh, thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt, bám sát để giữ thị phần tại các thị trường mục tiêu và phát triển các thị trường tiềm năng; đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị truyền thông, rà soát hệ thống phân phối nhằm duy trì vị thế số một tại thị trường Tây Nam Bộ, gia tăng thị phần tiêu thụ tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Campuchia, mở rộng thị trường ra khu vực Miền Bắc và Miền Trung. Công ty xác định tiếp tục nâng cao năng lực quản trị thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án như xây dựng Chiến lược Công ty, ERP giai đoạn 2, triển khai dự án BigData… Song song đó là tiếp tục vận hành nhà máy an toàn, ổn định, hiệu quả; tuân thủ giải pháp về tiết kiệm, tiết giảm chi phí, đặc biệt các chi phí nguyên liệu chính (khí, điện, hóa chất chính) so với định mức; xây dựng các phương án nhằm đảm bảo tối đa công suất trong trường hợp nguồn cung khí giảm…
    Với quyết tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, với nỗ lực, cố gắng không ngừng của tập thể Lãnh đạo và toàn thể CBCNV, DCM đã hoàn thành vượt mức tất cả chỉ tiêu sản lượng của quý 1 và tin tưởng rằng kết quả này sẽ tạo tiền đề tốt để hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ của cả năm./.
  8. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Thị trường điều chỉnh là cần thiết để tạo động lực đi lên tiếp, tránh hàng đầu cơ bơm thổi, chỉ nên tập trung vào nhóm hàng cơ bản, vẫn đang tích lũy tốt, cơ hội để tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng từ mùa đại hội cổ đông đang diễn ra:

    Vinaconex đặt mục tiêu lãi hơn 443 tỷ trong năm 2017, tăng 21%
    (NDH) VCG dự định tập trung nguồn lực hình thành 02 công ty nòng cốt sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng.
    Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (mã VCG - HNX) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2017.
    Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất của VCG năm 2016 đạt 687,1 tỷ đồng, tăng 163,5 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương mức tăng 31,2%; chủ yếu do lợi nhuận của công ty mẹ và các đơn vị thành viên đạt kết quả cao hơn năm trước. Các đơn vị khó khăn về tài chính đã thu hẹp quy mô hoạt động và chờ hoàn thiện thủ tục phá sản, giải thể nên không còn ảnh hưởng nhiều tới kết quả hợp nhất toàn Tổng công ty.
    Tài sản ngắn hạn tăng trong khi tài sản dài hạn giảm trong cơ cấu tài sản, nguyên nhân chính là hàng tồn kho tăng do các đơn vị thành viên đầu tư các dự án và chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu và kết chuyển hàng tồn kho sang giá vốn (dự án CT4 của Công ty Vimeco, dự án Kim Văn – Kim Lũ của Công ty VC2, dự án 536 Minh Khai của Công ty Vinahud).
    Năm 2017, VCG đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 4.115,6 tỷ đồng, tăng 19,8% so với thực hiện 2016. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 443,3 tỷ đồng, tăng 21%. Mức cổ tức cho năm 2017 là 10%.
    VCG sẽ tập trung thực hiện các thủ tục đầu tư để sớm triển khai đầu tư dự án Bắc An Khánh giai đoạn 2 nhằm có quỹ đất để phát triển bất động sản trong 10 năm tới, đem lại nguồn việc xây lắp, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho Tổng Công ty trong năm 2017 và các năm tiếp theo; nghiên cứu các giải pháp để có thể chủ động triển khai được dự án CNC Hòa Lạc (hiện đang khó khăn về nguồn vốn thuộc hạ tầng khung và GPMB).
    HĐQT của VCG sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2016 với việc trả cổ tức 8% cho các cổ đông (353,4 tỷ đồng).
    Về định hướng chiến lược cho giai đoạn 2017 - 2022, VCG dự định tập trung nguồn lực hình thành 02 Công ty nòng cốt sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng.
    VCG sẽ thực hiện tái cơ cấu vốn tại các công ty còn lại hoặc nắm giữ cổ phần không chi phối dưới dạng đầu tư tài chính linh hoạt.
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Kinh Bắc (KBC) đặt kế hoạch 850 tỷ LNST, không chia cổ tức năm 2016 để lấy tiền trả nợ và đầu tư mới

    Năm 2017, KBC đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 2.800 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 850 tỷ đồng.
    Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC) vừa công bố tài liệu Đại hội cổ đông tổ chức ngày 21/4/2017 tại Bắc Ninh.
    Năm 2017, KBC đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 2.800 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 850 tỷ đồng. Mức doanh thu, lợi nhuận này cao hơn so với con số 2.018 tỷ đồng và 711 tỷ đồng đạt được năm 2016.
    Về cổ tức năm 2016, ban lãnh đạo cho biết, năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty hầu hết dựa vào năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp. KBC đã nỗ lực giảm dư nợ vay và đầu tư từ nguồn thu của doanh nghiệp. Ví dụ, năm 2015 công ty đã thanh toán gần 1.100 tỷ đồng nợ gốc và năm 2016 đã thanh toán 815 tỷ đồng nợ gốc.
    Ngoài ra, việc đầu tư vào các dự án trong năm 2015 là 1.197 tỷ đồng, năm 2016 là gần 700 tỷ đồng phần lớn cũng là do nguồn vốn thu được từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Hiện nay, dư nợ các tổ chức tín dụng của tập đoàn còn 1.828 tỷ đồng, dư nợ lãi vay phải trả 785,4 tỷ đồng, dư nợ gốc và lãi phải trả trong năm 2017 của công ty mẹ là 633,6 tỷ đồng.
    Nhu cầu đầu tư tối thiểu trong năm 2017 và những năm tới của tập đoàn dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Vì vậy, HĐQT trình ĐHCĐ thông qua phương án giữ lại lợi nhuận tích lũy chưa phân phối để tái đầu tư, thanh toán các khoản nợ đến hạn, thay thế các phương án phát hành cổ phiếu để thanh toán cổ tức nhằm loại bỏ những lo ngại của cổ đông về số lượng cổ phiếu lưu hành đang tăng lên, đồng thời nâng cao năng lực tài chính, bổ sung vào vốn lưu động cho tập đoàn, hạn chế các rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp trong năm 2017, gia tăng lợi ích cho cổ đông.
    Về phương án chi trả thù lao HĐQT, BKS, công ty xin ý kiến cổ đông không chi trả thù lao cho HĐQT, BKS. Còn thù lao năm 2017 sẽ để ĐHCĐ quyết định sau.
    Do các thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ năm 2012-2017 đã hết. Tại ĐHCĐ lần này, công ty cũng trình ĐHCĐ thông qua việc bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2022.
    Cổ phiếu KBC đã có giai đoạn tăng nóng 3 quý đầu năm 2016 nhưng từ quý 4/2016 đến nay đã giảm rất sâu, lấy gần hết thành quả tăng giá của 3 quý đầu năm 2016.
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.520
    Thị trường quả rất khó lường, vẫn quan điểm từ phiên kéo cố 10/4 chỉ nên ngồi ngoài quan sát và soi thông tin từ các đại hội cổ đông để tìm kiếm ứng viên tiềm năng và lên kế hoạch mua dần ở những phiên sụt giảm mạnh như hôm qua. Bao nhiêu lần thị trường sụt giảm mạnh do những lo sợ thái quá rồi cũng phục hồi và tăng trưởng tốt hơn thì lần này đạp mạnh, chỉnh mạnh vài phiên cũng là bình thường để thanh lọc, để cho nhà đầu tư tiếp tục tập thích nghi với thị trường. Tạm tránh những cổ phiếu có yếu tố thị trường cao, quan sát những cổ phiếu có tính cơ bản, tiềm năng tăng trưởng năm 2017 trở đi và ít bị biến động trong những phiên thảm khốc như hôm qua (trừ hàng lái bơm thổi không tính) thì đó sẽ là những ứng viên tiềm năng cho đợt sóng tăng sau này (sóng thanh lọc, phân hóa mạnh). Nhóm ngành phòng thủ nên được lựa chọn trong bối cảnh nhiễu thông tin hiện nay như Nhóm dược, Nhóm du lịch và Nhóm ngành điện (đều đang được kỳ vọng tốt về kết quả kinh doanh do tăng giá đầu ra)
    Chúc may mắn! ~o)
    Last edited: 15/04/2017

Chia sẻ trang này