thông tin đại hội cổ đông REE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fcdt13, 30/03/2007.

3637 người đang online, trong đó có 1454 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1724 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Nói chung là REE muốn 3xx thì phải đến cuối năm khi có KQKD và khả năng thực hiện mấy dự án khủng của REE trong năm nay. Bây giờ mà REE lên 3xx thì cuối năm lên bao nhiêu nữa ... Lợi nhuận của REE năm nay liệu được bao nhiêu mà tham vọng giá tăng nhanh như vậy chứ. Hiện nay với EPS=8505 và PE đã 32.8 ... chỉ là CP rất tiềm năng thì đúng.
  2. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0

    [red]Hôm nay số lệnh đặt bán REE là 716 lệnh với khối lượng đặt bán là 1308 250 cp áp đảo số lệnh đặt mua là 413 lệnh với khối lượng mua 600 360 cp. KL mua - bán = -707 890 cp thảo nào REE xuống là phải. nhiều người bán thế mà các bác cứ bảo thế lực nào dìm, đấy là mọi người đồng lòng bán đấy chứ Đúng vào ngày đại hội cổ đông đen cho REE quá Chúc các bác vững tin vào cp tốt mình lựa chọn [/size=1][/red]





    Được DLT_TV1 sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 30/03/2007
    [/quote]
    THẾ LỰC NÀO LÀM GIÁ NHỈ, CÁC BÁC? NẾU KHÔNG PHẢI LÀ NHƯNG CỔ ĐÔNG NHỎ LẺ MANG TÂM THẾ ĐẦU CƠ REE NGẮN HẠN. HÔM NAY DCHĐ REE ĐÃ TẠO CHO HỌ 1ÁP LỰC CỰC LỚN. CHỈ MỘT CHÚT HOANG MANG VỀ TÂM LÝ, LẬP TỨC CUỘC THÁO CHẠY ÀO ẠT ĐÃ DIỄN RA(như các bác thống kê tương quan giữa lệnh bán mua ngày hôm nay đã cho thấy bằng chứng của cuộc tháo chạy đã rõ ràng). TÔI RẤT TÁN THÀNH NHẬN ĐỊNH CỦA BÁC Cuchuoi2007 LÝ GIẢI VỀ SỰ SỤT GIÁ PHIÊN3 CỦA REE HÔM NAY- ĐÓ LÀ YẾU TỐ TÂM LÝ KHÔNG ĐƯỢC VỮNG CỦA CÁC CỔ ĐÔNG NHỎ.
  3. TranTuanAnhSg

    TranTuanAnhSg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Đã được thích:
    2
    Nói chung những cổ đông nhỏ lẻ đầu cơ hoang mang tâm lý và bầy đàn quá ............ sau 02 ngày nghỉ cuối tuần hãy suy nghĩ kỹ lại đi ............
    chia cổ tức bằng cổ phiếu 50% bằng nguồn lợi nhuận, thặng dư thì 01 đống (1300tỷ) còn đó.
    Sau đợt phát hành cổ phiếu thưởng này .....thì các bác cũng có thể đoán được chuyện gì xảy ra tiếp theo rùi đó .............Ko phải tự nhiên REE thành lập + liên doanh liên kết đẻ ra một đống cty hùng mạnh chơi chơi làm gì ........... tất cả đã có phần hết rồi ....... việc phát hành thêm cp huy động vốn cho các dự án khủng long sắp tới của REE sẽ làm các bác điên lên vì sung sướng đấy ......!!!
  4. vegastar2

    vegastar2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Đã được thích:
    0
    ree thì mạnh mạnh và ổn định rõ ràng rồi, chỉ không hiểu ngày nào nót bứt lên được cái giá 3xx thôi. Mà tôi tin ở thời điểm đó ,rất nhiều BCs cũng bứt lên mức giá mới, kéo theo VN index cũng bứt lên.
    Doi thời gian và chất xúc tác
  5. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0

    Những mũi đầu tư chiến lược của REE như BẤT ĐỘNG SẢN, ĐIỆN cũng những lĩnh vực các bác khoai tây đang cực kỳ thèm khát.
    Xin giới thiệu bài viết mới nhất trên TBKTSG:
    THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN-NHỮNG LĨNH VỰC NÓNG THU HÚT ĐẦU TƯ BNƯỚC NGOÀI


    Công nhân làm việc trong nhà máy mới khai trương của Nidec ở khu công nghệ cao TPHCM.
    Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài trong quí 1-2007 tỏ ra khá sôi động (tính đến ngày 22-3, cả nước có 196 dự án FDI được cấp giấy phép với số vốn đăng ký trên 2 tỉ đô la Mỹ). Có một điểm đáng chú ý là các nhà đầu tư đã bắt đầu hướng đến những lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

    Quốc Hùng

    Bất động sản sôi động trở lại
    ?oKhi tôi đến gặp khách hàng là các nhà đầu tư đều bắt gặp họ đang thảo luận về cơ hội đầu tư tại Việt Nam?, ông Peter Barge, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á- Thái Bình Dương của tập đoàn Tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle, nhấn mạnh lý do khiến tập đoàn này vừa khai trương văn phòng đại diện đầu tiên của mình ở Việt Nam. Theo ông, thị trường bất động sản đang sôi động trở lại và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực là những lý do chính thúc đẩy Jones Lang LaSalle mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Công ty quản lý quỹ của tập đoàn là LaSalle Investment Management đang quản lý một lượng tài sản trị giá 44 tỉ đô la Mỹ ở khu vực châu Á. ?oVới lợi thế về nguồn vốn này, chúng tôi đã quyết định đầu tư quy mô lớn vào thị trường Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội dòng chảy đầu tư nước ngoài đang ngày càng tăng cao?, ông Barge nói.

    Không chỉ Jones Lang LaSalle mà hiện có nhiều nhà đầu tư lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay đối với nhà đầu tư là tìm được những khu đất có vị trí tốt để phát triển dự án. Chẳng hạn, các nhà đầu tư Nhật Bản - tập đoàn Riviera và Công ty Tài chính CSK Finance - đã có một cuộc chạy đua quyết liệt với tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc để được chọn làm chủ đầu tư dự án khách sạn 5 sao tại khu công viên Văn hóa thể thao Tây Nam Mễ Trì, Hà Nội. Cuối cùng các nhà đầu tư của Nhật đã giành được dự án với số vốn đầu tư ít nhất cũng đạt 500 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư Nhật còn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư thêm ba dự án bất động sản khác tại Hà Nội với số vốn đầu tư tăng thêm đến 500 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, Keangnam dù không giành được dự án nói trên nhưng cũng tạm hài lòng với giấy phép đầu tư dự án khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại - văn phòng và căn hộ cao cấp tại khu đô thị mới Cầu Giấy trị giá 500 triệu đô la.

    Mặc dù những tháng đầu năm nay TPHCM không thu hút được nhiều dự án khách sạn, cao ốc lớn như Hà Nội, nhưng những dự án xây dựng khu dân cư, đô thị mới, rất được các nhà đầu tư quan tâm. Điển hình là việc tập đoàn SP Setia BHD của Malaysia đang tìm kiếm địa điểm để phát triển khu dân cư cao cấp có quy mô lớn. Trong khi đó, GS E&C của Hàn Quốc thì đang trình dự án xây dựng khu đô thị mới Nhà Bè với số vốn khoảng 190 triệu đô la Mỹ.

    Cảng, điện cũng nóng
    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số các dự án lớn đang chờ xem xét, có một điểm đáng chú ý là các nhà đầu tư đã đi vào những lĩnh vực mà trước đây được xem là ?osân chơi? của doanh nghiệp nhà nước.

    Trong lĩnh vực cảng biển, tình hình đầu tư đang diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, nhất là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhiều liên doanh xây dựng cảng biển đã hình thành và được cấp phép với số vốn đăng ký lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi dự án. Có thể kể ra hàng loạt tên tuổi lớn như P&O Ports - Dubai World của Anh và các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Hutchison Ports của Hồng Kông, PSA của Singapore, APM Terminal của Đan Mạch, SSA Marine của Mỹ... Các nhà đầu tư này cam kết sẽ đầu tư những cảng biển Việt Nam hiện đại không kém các cảng mà họ đang khai thác trên thế giới.

    Khu vực miền Trung cũng được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển hệ thống cảng biển lớn. Mới đây, tập đoàn Sumitomo của Nhật, hiện đã có hơn 25 dự án đầu tư ở Việt Nam, đã đề nghị tỉnh Khánh Hòa cho xây dựng và khai thác cảng trung chuyển container quốc tế tại khu kinh tế vịnh Vân Phong với số vốn từ 200-250 triệu đô la Mỹ.



    Lĩnh vực sản xuất điện cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Nhiều nhà đầu tư đã đề xuất các dự án có quy mô vốn hàng tỉ đô la Mỹ. Tập đoàn Sumitomo, bên cạnh dự án cảng container tại Vân Phong, còn xin đầu tư nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2.640 MW tại Ninh Thủy, Ninh Hòa, vốn đầu tư khoảng 4 tỉ đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các dự án như Nhà máy Nhiệt điện than miền Nam công suất 1.200 MW ở Bình Thuận của Công ty Lưới điện Vân Nam (Trung Quốc) với vốn đầu tư khoảng 1,4 tỉ đô la Mỹ. Tại Bình Định, lãnh đạo tỉnh vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện, vốn đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, của tập đoàn Boustead (Singapore).

    Trong khi đó, tại Quảng Ninh, tập đoàn AES của Mỹ có dự án hợp tác với tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đầu tư dự án điện BOT Mông Dương có công suất 1.200 MW. Dự án có vốn khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ này đã được Thủ tướng chấp thuận về chủ trương và hiện hai bên đang trong giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng.

    Công nghệ cao thu hút vốn nhiều
    Công nghệ cao - lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài trong vài năm qua của Chính phủ - cũng có sự chuyển biến tích cực. Sau sự kiện tập đoàn Intel nhận giấy phép đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái và Nidec của Nhật vừa khai trương cùng lúc hai nhà máy tại Khu công nghệ cao TPHCM, nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực này cũng đang rục rịch nhảy vào.

    Foxconn Technology của Đài Loan, tập đoàn gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động Nokia, máy chơi game PlayStation của Sony, máy ảnh kỹ thuật số, board mạch điện tử..., mới đây đã đánh tiếng về kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỉ đô la Mỹ vào Việt Nam để xây dựng thành phố IT chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử và công nghệ cao để xuất khẩu. Tập đoàn được xếp hạng thứ 150 trong số 500 tập đoàn, công ty lớn nhất thế giới này đã ký hợp đồng với Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Bắc Ninh thuê 50.000 mét vuông nhà xưởng để sớm hoạt động.

    Trong khi đó, Compal Electronics Inc cũng của Đài Loan thì có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất máy tính xách tay tại Vĩnh Phúc với công suất 2 triệu sản phẩm/tháng, vốn đầu tư dự kiến là 500 triệu đô la Mỹ. Mới đây nhất (ngày 21-3) Chủ tịch tập đoàn TECO của Đài Loan, ông Ted Huang đã ký bản ghi nhớ với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SaigonTel, để thành lập liên doanh TECO - SaigonTel Software Park tại TPHCM để sản xuất phần mềm xuất khẩu. Hai bên dự kiến đầu tư giai đoạn đầu khoảng 500 triệu đô la Mỹ để xây dựng một trung tâm phần mềm trên khu đất 5 héc ta ở quận 2 theo mô hình Trung tâm Phần mềm NanKang ở Đài Bắc mà TECO đầu tư rất thành công trong thời gian qua.

    Những nỗi lo mới

    Thiếu điện đã trở thành câu chuyện nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã nhận thức khá rõ điều này. Không có gì ngạc nhiên khi nội dung chính của cuộc họp giao ban sản xuất kinh doanh thường kỳ tháng 3, được bộ tổ chức đầu tuần này tại Hà Nội, là chuyện thiếu điện. Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng, thiếu điện đang là thử thách lớn nhất, và cũng là câu chuyện được các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đang có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, quan tâm nhất.
    Nhưng điện cũng chỉ là câu chuyện điển hình về sự hạn chế của một hạ tầng kinh tế xã hội chưa phát triển. Những câu chuyện khác như nguồn nhân lực, hệ thống đường sá, cảng biển... tiếp tục là thử thách lớn. Chính vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư như những năm trước, giờ là lúc tập trung tháo gỡ những khó khăn mang tính thực tế cấp bách. Theo ông Thắng, nếu huy động được vốn vào mà không hấp thụ được thì còn tệ hơn, vì khi đó chắc chắn sẽ gây phản ứng ngược. Nếu duy trì tốc độ huy động FDI cao như hiện nay, trong khi cải thiện về hạ tầng kinh tế xã hội nói chung không theo kịp, nguy cơ này là rất rõ ràng.
    Một nỗi lo khác cũng đến từ việc bùng nổ FDI trong bối cảnh chính phủ đã phân cấp khá triệt để như hiện nay là khả năng quản lý vĩ mô của các địa phương. Chưa đầy một năm sau khi phân cấp, ít nhất hai nhà máy thép khổng lồ đã được cấp phép và chuyện tương tự cũng đang có nguy cơ xảy ra đối với một số lĩnh vực khác. Nếu quy hoạch tổng thể trên cả nước bị chính sự ?onăng động? của các tỉnh thành phá vỡ, câu chuyện bùng nổ đầu tư theo phong trào có thể sẽ lặp lại. Chính vì vậy mà trong một số báo cáo trình Chính phủ gần đây, Bộ KH&ĐT đã chủ động đề xuất một cơ chế phối hợp về trao đổi thông tin giữa bộ và địa phương để nắm được toàn cảnh đầu tư, nhất là với các dự án mang tính liên ngành, để có thể kịp thời đưa ra các khuyến cáo.
    Anh Minh





Chia sẻ trang này