Thuế thu nhập cá nhân đầu tư chứng khoán: Bao nhiêu thì vừa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanghai01, 07/11/2007.

6775 người đang online, trong đó có 1022 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 625 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. hoanghai01

    hoanghai01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Thuế thu nhập cá nhân đầu tư chứng khoán: Bao nhiêu thì vừa?

    Tại kỳ họp đang diễn ra lần này, Quốc hội đã đưa ra thảo luận về Dự thảo Thuế thu nhập cá nhân (DT TTNCN) trong đó có đề nghị Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán (CK) sẽ chịu mức thuế suất toàn phần 25% (DT TTNCN, điều 21) và thuế suất 0.1% trên giá bán đối với cá nhân không cư trú (DT TTNCN, điều 26). Mức thuế suất 0.1% ít được đề cập, trong khi mức 25 % thì có nhiều ý kiến cho là cao và cũng có nguời nói thấp. Như vậy bao nhiêu là vừa?

    Câu chuyên kinh doanh CK

    Người kinh doanh CK thường có 2 loại thu nhập chính là cổ tức và lãi do chênh lệch khi bán CK (capital gains). Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế thu nhập trên 2 loại thu nhập này với nhiều mức thuế suất và hình thức khác nhau.

    Ví dụ ở Mỹ thì cổ tức và chênh lệch do bán CK dưới 1 năm phải trả như thuế thu nhập thông thường, mức thuế này áp dụng theo hình thức lũy tiến và rất phức tạp; còn chênh lệch do bán CK trên 1 năm thì chỉ trả tối đa là 15%.

    Ở Úc áp dụng theo thuế suất lũy tiến là nếu thu nhập chịu thuế dưới 6.000 đô Úc (xấp xỉ 5.400 USD) thì miễn hoàn toàn, nếu từ 6.000 đến dưới 30.000 đô Úc (xấp xỉ 27.000 USD) thì thuế suất 15%.

    Ở Đức thuế suất là 15% nếu thu nhập chịu thuế trong khoảng 7,665-52,152 euro và 42% ở mức tiếp theo?

    Nhìn chung, việc thu thuế do kinh doanh CK tại các nước trên thế giới được điều chỉnh rất phức tạp, tùy theo từng nước mà thuế suất khác nhau, mức miễn trừ thuế khác nhau và tỷ lệ lũy tiến khác nhau. Tuy nhiên, tại các quốc gia này thuế đánh trên kinh doanh CK thường được áp dụng như TNCN (Đức, Mỹ nếu bán CK cầm giữ dưới 1năm).

    Còn ở Việt Nam thì sao?

    Nếu thu mức bình quân 25% trên chênh lệch chịu thuế do kinh doanh CK thì sẽ có những điểm bất lợi sau:

    (1) đây là mức thuế suất thu nhập loại bậc trung bình cao nếu so sánh với các quốc gia đã phát triển như Mỹ, Úc, Đức nêu trên;

    (2) mức chịu thuế cao hơn hẳn so với biểu thuế suất TNCN của người trong nước (biểu thuế toàn phần trong Dự thảo chỉ có 10% đối với các loại thu nhập không thường xuyên khác như trúng thưởng, thừa kế ,..);

    (3) thuế suất 0.1% trên giá bán CK đối với người không cư trú là bất hợp lý vì nếu giá CK xuống và bị thua lỗ thì họ vẫn phải đóng thuế ??? và nếu họ kinh doanh qua mạng từ nước ngoài? (ở VN dưới 183 ngày và không có chổ ở thường xuyên như DT TTNCN, điều 3).

    Việc thu thuế thu nhập trên kinh doanh CK là cần thiết, tuy nhiên qua tham khảo thực tế cho thấy Dự thảo về thuế trong kinh doanh CK còn nhiều bất hợp lý, nên cần phải bàn thêm trong điều kiện của Việt Nam.

    Việt nam nói chung và các doanh nghiệp hiện đang rất cần vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Trong khi đó nguồn vốn trong nước và nội bộ doanh nghiệp Việt Nam thì hữu hạn, vì vậy thị trường chứng khoán (TTCK) là 1 kênh huy động vốn rất quan trọng.

    Nếu đánh thuế cao quá sẽ dẫn đến: (1) không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia; (2 phát sinh hiện tượng lách thuế hoặc bán CK lỗ khi quyết toán thuế để không phát sinh thu nhập chịu thuế, đây là ?~hiệu ứng tháng 1?T, khi các doanh nghiệp ào ạt bán các CK lỗ, sau đó mua lại vào tháng 1 để có thể giảm tối đa thu nhập chịu thuế; (3) kinh doanh CK qua mạng vẫn chưa được phân định rạch ròi!; (4) trả cổ tức bằng cổ phiếu,? Nên chăng, Nhà nước ấn định mộtù ?~lộ trình?T và có nghiên cứu rõ ràng hơn để có thể đánh thuế thu nhập kinh doanh CK như sau:

    Áp dụng 5% thuế thu nhập trên cổ tức được chia đối với nhà đầu tư cá nhân (DT TTNCN, điều 21), đây là biện pháp khuyến khích các cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, có vốn nhàn rỗi tham gia trực tiếp vào TTCK Việt Nam; nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì gộp chung lại theo mức thuế chuyển nhượng vốn.

    Thuế thu nhập đối với chuyển nhượng vốn (capital gains hay loss) nên phân thành 2 loại ngắn hạn dưới 24 tháng và dài hạn trên 24 tháng (ở Mỹ ngắn hạn dưới 12 tháng và dài hạn trên 12 tháng).

    Tính mức thuế thấp hơn 10% đối với hoạt động kinh doanh CK dài hạn và từ 15-25% đối với các hoạt động kinh doanh CK ngắn hạn. Như vậy sẽ khuyến khích được thị trường vốn chuyển dịch theo hướng ưu đãi cho những nhà đầu tư dài hạn và chuyên nghiệp hơn những nhà đầu cơ ngắn hạn. Áp dụng thuế suất chung vừa nêu cho cả những người không cư trú và cư trú có phát sinh thu nhập khi chuyển nhượng vốn (chứng khoán online từ nước ngoài).
  2. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Đã được thích:
    362
    và thêm phần bù lỗ cho đúng bằng lấy lãi thì ủng hộ 2 tay
  3. hoanghai01

    hoanghai01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Video phỏng vấn 4 nghi phạm phát tán film ***---->
    http://blog.360.yahoo.com/blog-NIcy58AleqU9qzkpTAF34Q--?cq=1&p=18116&n=28500

Chia sẻ trang này