Thuế từ Mỹ không ảnh hưởng lớn đến ngành thép

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phikhuong1993, 26/04/2018.

2541 người đang online, trong đó có 1016 thành viên. 21:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 577 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phikhuong1993

    phikhuong1993 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2018
    Đã được thích:
    2
    Hoạt động xuất khẩu thép trong nước gia tăng

    Sản phẩm thép Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường nước ngoài
    • Trong vòng năm năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu thép trong nước đã đạt được sự phát triển nhất định, khi tỷ lệ nhập khẩu (tính trên tổng sản lượng tiêu thụ) luôn ghi nhận mức tăng trưởng liên tục. Cụ thể, nếu như trong năm 2012, xuất khẩu thép trong nước chiếm 15,9% tổng sản lượng tiêu thụ (SLTT), thì năm 2017, hoạt động xuất khẩu đã chiếm 20,8% trong năm 2017, và tăng vượt bậc lên mức 23,9% trong quý đầu năm nay.
    • Xét về giá trị tuyệt đối, khi so sánh về tổng sản lượng thép xuất khẩu, từ mức 1,17 triệu tấn trong năm 2012, cho đến nay cả nước đã xuất khẩu hơn 3,76 triệu tấn thép trong năm 2017, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm (CAGR) ở mức 26,3% - cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của chính SLTT trong nước chỉ ở mức 19,8%. Qua đó có thể thấy Việt Nam đang dần đạt được những chuẩn mực quốc tế trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những lợi thế so với những nhà sản xuất thép hàng đầu.
    • Tại thị trường Việt Nam, hai nhóm sản phẩm chiếm vị trí chủ chốt bao gồm thép xây dựng và tôn mạ, khi trong vòng 5 năm qua, cả hai mặt hàng này luôn duy trì trên 69% tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Trong đó, tính riêng mặt hàng thép xây dựng đã bao quát hơn một phần hai tổng sản lượng tiêu thụ cả nước.

    Thị trường Mỹ tiềm năng nhưng không quá trọng yếu

    Thời gian gần đây, có thể hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang dần nở rộ
    • Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu sản phẩm thép Việt Nam. Mặc dù cách biệt so với nhóm các nước Đông Nam Á đang dẫn đầu về tiêu thụ thép Việt Nam (chiếm 59,3% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2017), thị trường Mỹ vẫn duy trì vị thế hiện tại từ năm 2016. Xét về giá trị xuất khẩu, thị trường Mỹ đã mang về cho Việt Nam 425 triệu đô trong năm 2017, và 104 triệu đô trong 2 tháng đầu 2018.
    • Gia tăng vị thế: tính từ cuối năm 2017 đến 2 tháng đầu 2018, tỉ trọng từ hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng từ 11,1% lên mức 13,5% về lượng, và từ 13,5% lên mức 15,9% về giá trị.

    Thị trường Mỹ có thể được đa dạng hóa bằng nhiều thị trường thay thế khác
    Nhìn chung, dù ngành thép Việt Nam đang dần mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế, thúc đẩy bởi tăng trưởng đáng kế từ hoạt động xuất khẩu thép xây dựng, chúng tôi tin rằng việc Mỹ áp đặt thuế quan sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất hiện tại, cũng như triển vọng ngành. Việc thay thế thị trường Mỹ bởi những thị trường nước ngoài khác theo chúng tôi đánh giá là hoàn toản khả quan, chưa kể đến nguồn cầu trong nước liên tục gia tăng từ nhu cầu xây dựng và tiêu thụ trong nước sẽ vẫn duy trì là yếu tố nòng cốt, thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành thép Việt Nam.

Chia sẻ trang này