Tích luỹ cổ phiếu đón sóng 1800 vào cuối quý 3/2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vuhgph, 03/07/2022.

2690 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9412 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.468
    Tích luỹ cổ phiếu đón sóng 1800 vào cuối quý 3/2022 tại sao là thế nhỉ?
    Năm 2021 rất nhiều ngành nghề làm ăn tốt tăng trưởng cao cụ thể như Bank,Thép hóa chất vv đã được phản ánh vào giá và đỉnh sóng vào cuối quý 3/2021 .
    Năm 2022 ngay từ quý 1 chúng ta cũng đã nhận được rất nhiêu tin tich cực về vĩ mô ,còn cụ thể trên từng DN nhiều ngành nghề vẫn dự báo tăng trưởng tốt cụ thể Bank vẫn dự báo tăng trưởng thấp nhất 20% (tín dụng tăng 15%+lợi nhuận khác 5%) Thép,Hóa chất Thực phẩm chế biến,may mặc ước là vẫn tăng trưởng vv
    Nhìn về phân tích cơ bản thì tăng trưởng sẽ phản ánh vào giá khoảng cuối quý 3/2022.
    Về phân tich kỹ thuật về sóng thì luôn luôn có lực quán tính như đỉnh sóng vào cuối quý 3/2021 với năng lượng khổng lồ (khối lượng) thì theo đà phải vượt tối thiểu trên 10 % cho hết quán tính ( phân kỳ âm khối lượng nhỏ hơn đỉnh)
    Tóm lại cả về phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật đều cho thấy đỉnh sóng tối thiểu cũng đạt 1800 vào cuối quý 3/2022/
    Điều này hoàn toàn có cơ sở khi lạm phát đạt đỉnh (đỉnh lạm phát là đáy ck) FED kiểu gì cũng hỗ trợ bầu cử Mỹ vào tháng 11 nên TTCK Mỹ trước kỳ bầu cử sẽ tăng.
    Vnindex càng có cơ sở để tăng khi các nhà điều hành như CP,QH các bộ nghành đều có những chính sách hành động để TTCK phát triển bền vững hơn !
    Tóm lại nhiệm vụ của chứng sỹ tìm kiếm cơ hội trên từng cổ phiếu,cổ phiếu nào tốt ,tăng trưởng cao P/E,P/B thấp,chiết khấu nhiều thì tranh thủ tích lũy thật nhiều chờ hết sóng thì chốt:-bd:drm4
    --- Gộp bài viết, 03/07/2022, Bài cũ: 03/07/2022 ---
    Mình nghiên cứu sâu về Bank (nhất là ABB) nên biết rõ là nó tăng trưởng ,các ngành khác thì không có thời gian nghiên cứu nên chỉ ước là thế ,cụ thể hơn ai mua cổ phiếu nào nghiên cứu kỹ vể từng cổ phiếu đó ( nếu tăng trưởng mà đã phản ánh vào giá cụ thể P/E P/B cao thì cũng nên bỏ qua) .
    Last edited: 03/07/2022
  2. mrhermes

    mrhermes Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2018
    Đã được thích:
    232
    Thôi, đừng có mơ mộng quá. Về 1500 đươc chưa mà đòi 1800 :D:D:D
    romero235, Phamdung232Choi268 thích bài này.
  3. Choi268

    Choi268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2021
    Đã được thích:
    45.828
    Oài, cụ dự thía này làm nhiều gà bị thịt đới:))
  4. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.468
    BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ II VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
    I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

    1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

    – GDP quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[1].

    – GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%), trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).

    – Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

    Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

    2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

    a) Nông nghiệp

    – Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy cả nước năm nay đạt 2.992 nghìn ha, bằng 99,5% vụ đông xuân năm trước; năng suất ước đạt 66,7 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha[2]; sản lượng ước đạt 19,97 triệu tấn, giảm 661,3 nghìn tấn.

    – Lúa hè thu: Cả nước đã xuống giống được 1.829,5 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 174,4 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm cho thu hoạch, chiếm 12,1% diện tích xuống giống.

    – Cây hàng năm: Tính đến trung tuần tháng 6/2022 diện tích gieo trồng rau, đậu là 740,7 nghìn ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, diện tích ngô, lạc, đậu tương và khoai lang tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.

    – Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.690,4 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nhóm cây công nghiệp đạt 2.206,9 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.177,5 nghìn ha, tăng 2,2%. Sản lượng của một số cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tăng. Riêng sản lượng điều đạt 321,9 nghìn tấn, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của mưa trái mùa trong thời gian ra hoa làm bông điều bị hỏng không kết trái; thanh long đạt 606,8 nghìn tấn, giảm 7,4% do giá bán thanh long giảm nên nông dân giảm diện tích trồng.

    – Chăn nuôi phát triển ổn định, chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 6/2022 ước tính tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2021; gia cầm tăng 1,2%; tổng số bò tăng 2,2%; tổng số trâu giảm 1,4%.

    b) Lâm nghiệp

    Diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 119,4 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt gần 47 triệu cây, tăng 6%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9%. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, bên cạnh đó giá xăng dầu leo cao, chi phí vận chuyển lớn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển. Về thiệt hại rừng, trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước có 588 ha diện tích rừng bị thiệt hại, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 27,7 ha, giảm 88,1%; diện tích rừng bị phá 560,3 ha, tăng 2%.

    c) Thủy sản

    Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng; tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng thủy sản quý II/2022 ước đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.659,3 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.

    3. Sản xuất công nghiệp

    – Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

    – Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%. Có 61 địa phương có chỉ số IIP tăng, riêng tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh giảm do ngành sản xuất điện giảm[3].

    – Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%).

    – Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%).

    – Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước.

    4. Hoạt động của doanh nghiệp

    a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

    – Trong tháng Sáu, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,7% so với tháng trước; tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước; có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% và tăng 32,6%; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.

    – Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%; 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

    b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

    – Kết quả điều tra trong quý II/2022 cho thấy: Có 78,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn so với quý I/2022; có 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

    – Dự kiến quý III/2022, có 85,0% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ ổn định và tốt lên so với quý II/2022; có 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

    5. Hoạt động dịch vụ

    a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).

    b) Vận tải hành khách và hàng hóa

    Vận tải hành khách tháng Sáu khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,6%, luân chuyển hàng hóa tăng 16%.

    c) Viễn thông

    Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2022 ước đạt 84,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%).

    d) Khách quốc tế đến Việt Nam

    Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

    II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

    1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

    – Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%).

    – Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

    – Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.

    – Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.

    – Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước.

    2. Đầu tư phát triển

    – Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%).

    – Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.

    – Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước[4]; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%[5].

    3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

    – Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm.

    – Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm.

    4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

    a) Xuất nhập khẩu hàng hóa

    – Xuất khẩu hàng hóa

    + Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

    + Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.

    – Nhập khẩu hàng hóa

    + Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

    + Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.

    – Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

    – Cán cân thương mại hàng hóa: Sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[6]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).

    b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

    Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD).

    5. Chỉ số giá

    a) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

    – Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

    – Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.

    – Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.

    b) Chỉ số giá sản xuất

    – Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.

    – Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 4,75%.

    – Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 2,83%.

    – Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 6,04%.

    c) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

    – Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II/2022 tăng 3,31% so với quý trước và tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước.

    – Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2022 tăng 2,62% so với quý trước và tăng 11,43% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 11,21%.

    – Tỷ giá thương mại hàng hóa[7] quý II/2022 tăng 0,67% so với quý trước và giảm 2,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng giảm 2,85%.

    III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    1. Lao động, việc làm

    – Lao động 15 tuổi trở lên của cả nước có việc làm trong quý II/2022 ước tính là 50,5 triệu người; 6 tháng là 50,3 triệu người.

    – Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 2,32%; 6 tháng là 2,39%.

    – Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) của cả nước quý II/2022 ước tính là 7,63%; 6 tháng là 7,78%.

    – Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 1,96%; 6 tháng là 2,48%.

    – Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II/2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

    2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

    Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ được thực hiện hiệu quả. Tính đến ngày 15/6/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 đã triển khai được hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, cho 36,7 triệu lượt người lao động và gần 381,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 với tổng mức hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với mức hỗ trợ đạt 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động.

    3. Một số lĩnh vực khác

    – Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 23.148 trường đã kết thúc năm học, đạt 88% so với số báo cáo đầu năm; có gần 15,4 triệu học sinh, đạt 85,8% và 712,1 nghìn giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đạt 87,6%.

    – Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 53.626 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (29 trường hợp tử vong); 21.859 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 110 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 08 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 75 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.

    – Tính đến ngày 24/6/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 228.484 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 85.986,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 78.872,4 nghìn liều; tiêm mũi 3 là 1.509,1 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.971,9 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 44.299,8 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 2.844,7 nghìn liều.

    – Về thể thao thành tích cao, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng, phá 21 kỷ lục của Đại hội ở các nội dung bơi, điền kinh, lặn, xe đạp, cử tạ.

    – Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 951 vụ tai nạn giao thông. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 2,8%; số người chết tăng 8,2%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 15,3%; số người chết tăng 20,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, làm 3.286 người chết. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 10,4%; số người chết tăng 2,7%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.

    – Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai làm 75 người chết và mất tích; 52 người bị thương; 160,3 nghìn ha lúa và 31,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 176,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 8 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 5.422,8 tỷ đồng, gấp 10,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

    – Có 11.485 vụ vi phạm môi trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, xử lý 9.704 vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

    – Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 855 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 50 người bị thương, thiệt hại ước tính 424,7 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước./.

    [1] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.

    [2] Năng suất lúa đông xuân năm nay giảm nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao nên người dân hạn chế đầu tư; bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường, mưa to và ngập úng ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ cuối tháng 3 trở lại đây, xâm nhập mặn vào cuối vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm giảm năng suất lúa.

    [3] Hà Tĩnh: đang sửa chữa các tổ máy của nhà máy điện Vũng Áng. Trà Vĩnh: Nhà máy điện Duyên Hải giảm sản lượng theo kế hoạch sản xuất của EVN và bảo dưỡng tổ máy.

    [4] Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên.

    [5] Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

    [6] Ước tính tháng Năm nhập siêu 1,73 tỷ USD.

    [7] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.
    Red_Green_New thích bài này.
  5. TonyT

    TonyT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2021
    Đã được thích:
    95
    Dự linh ta linh tinh.
    Chỉ số vĩ mô toàn là câu chuyện cho vui.
    Có 2 động lực chính để tăng thôi.
    1 - ý chí đội lái
    2 - tâm lý đám đông
    Đội lái thì nó đang chưa thấy ngon nên chưa đánh lên đâu, càng om dưa lâu càng nhiều hàng rẻ, vẫn gom còn chán.
    Đám đông thì hết hưng phấn rồi, lãi suất đang tăng, ném m vào ngân hàng, đỡ phải nghĩ.
    Thế lấy gì mà tăng?
    Choi268 thích bài này.
  6. nguatranghn

    nguatranghn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Đã được thích:
    635
    Đội lái một số thì đc mời uống trà thường xuyên, còn một số thì đi NN tránh bão rồi. Trời yên biển lặng mới ra khơi đc. Cứ sideway k sập mạnh là may rồi,lên thời điểm này hơi khó
    Choi268 thích bài này.
  7. cafeb7

    cafeb7 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2022
    Đã được thích:
    843
    ...bao giờ có sóng....???
  8. suti2017

    suti2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2020
    Đã được thích:
    2.852
  9. Phamdung232

    Phamdung232 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2021
    Đã được thích:
    13.594
    Về 1300 chưa chắc nữa là 1500=))
    Choi268 thích bài này.
  10. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.468
    Lái mà to ah?
    Lái không lại với quan..giờ lái như cá nằm trên thớt .
    --- Gộp bài viết, 03/07/2022, Bài cũ: 03/07/2022 ---
    Có bao nhiêu lái có tổng tài sản 50k tỉ?
    Nếu cần họ xích cổ lại hết..giống như mấy Bank 0 đồng tổng tài sản là bao nhiêu họ còn không ngại đụng tới mấy lái lèo tèo là gì, láo là xích cổ hết !

Chia sẻ trang này