Tiền đang chảy vào đâu "Nghịch lý mà lại đúng "

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 17/03/2020.

8573 người đang online, trong đó có 1334 thành viên. 11:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 520168 lượt đọc và 2932 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    La nina sắp đến :)
    Bão và không khí lạnh cùng ảnh hưởng đến Việt Nam, cảnh báo thời tiết cực đoan
    Tiền Phong3 đăng lại20771 liên quanGốc

    0:00/0:00
    0:00
    Nam miền Nam
    Vào giữa tuần tới, cả không khí lạnh và bão có thể đồng thời ảnh hưởng đến Việt Nam, gây ra nhiều hình thái thời tiết cực đoạn, nhất là ở miền Bắc.


    [​IMG]


    Dự kiến bão cùng với không khí lạnh sẽ gây ra một đợt mưa to đến rất to ở miền Bắc và miền Trung vào cuối tuần tới.

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay ở vùng biển phía Đông Philippines có một vùng áp thấp đang hình thành. Dự báo khoảng giữa tuần tới (16-17/9), vùng áp thấp này có khả năng di chuyển vào biển Đông, sau đó mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới sau đó có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển về phía đất liền nước ta.

    Ngoài ra, vào khoảng giữa tuần, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đẩy rãnh áp thấp qua Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nêu trên, sau đó là ảnh hưởng của bão/áp thấp nhiệt đới nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to đến rất to, kèm nguy cơ xảy ra dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh vào những ngày cuối tuần (khoảng 18-20/9).

    Cơ quan khí tượng nhận định đây là hình thái thời tiết, thiên tai nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra trên biển Đông và đất liền nước ta trong thời gian tới.

    Cơ quan này sẽ theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin thường xuyên dựa trên diễn biến cụ thể của từng loại thiên tai.

    Nhận định xa hơn cho thấy, từ nửa cuối tháng 9 cho tới hết năm 2020, trên khu vực biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 6-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ cần đề phòng các đợt mưa lớn, đặc biệt lớn dồn dập và kéo dài trong tháng 10 và tháng 11/2020.

    Trong khi đó, mùa Đông năm nay được nhận định đến sớm và lạnh hơn so với mùa Đông năm ngoái.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    [​IMG]
    Zing NewsTRI THỨC TRỰC TUYẾN
    [​IMG]
    Dự kiến cuối tháng 9, TP.HCM sẽ hoàn thành 9 dự án giao thông có tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng.

    Ngoài xây dựng một số cây cầu, hầm chui và mở rộng tuyến đường, thành phố đang gấp rút hoàn tất thi công các dự án xây kè, nạo vét luồng sông, cải thiện môi trường...


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]TRI THỨC TRỰC TUYẾN
    Xã hội 9 dự án giao thông sắp hoàn thành ở TP.HCM


    [​IMG]
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Cơ hội phục hồi thị trường sắt thép, xi măng

    (10/09/2020 2:05:54 PM) Dù ảnh hưởng khá nặng nề do tác động của dịch Covid-19, nhưng ngành sắt thép, xi măng được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng khi vốn đầu tư công giải ngân được cải thiện và tình hình xuất khẩu sang các nước láng giềng đang rất khả quan.



    Cầu giảm, giá vẫn tăng

    Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 8 tháng qua, sản xuất thép các loại chỉ đạt 11,6 triệu tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng dịch bệnh, lượng thép các loại bán ra chỉ đạt 10,4 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ. Đây là con số không mấy khả quan với các doanh nghiệp trong ngành thép.

    Tiêu thụ giảm, sản xuất giảm, vậy nhưng giá bán thép vẫn… tăng. Về diễn biến giá cả, giữa tháng 6 vừa qua, thép xây dựng tăng giá khoảng 200.000 đồng/tấn. Hiện nay, giá thép xây dựng tăng thêm khoảng 150.000 đồng/tấn, đưa giá hầu hết các sản phẩm thép vượt trên 15 triệu đồng/tấn. Nguyên do cầu giảm nhưng giá vẫn tăng cao vì giá nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng từ đầu tháng 6 đến nay, như phế liệu tăng thêm khoảng 30 USD/tấn.

    [​IMG]

    Theo nhận định của ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu thép thế giới tăng liên tục nên giá thép bán trong nước buộc cũng phải điều chỉnh đi lên, mặc dù dịch Covid-19 đã khiến sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm.

    Tương tự, thông tin từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), nửa đầu năm 2020 ghi nhận mức tiêu thụ của ngành sụt giảm 12% so với cùng kỳ ở kênh tiêu thụ nội địa. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng chững lại. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu tiêu thụ xi măng đã dần phục hồi. Đáng chú ý, sản lượng xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đáng kể từ quý 2 vừa qua.

    Số liệu thống kê mới nhất về tình hình xuất khẩu clinker và xi măng cho thấy, 7 tháng qua, ngành xi măng vẫn thu về 732 triệu USD nhờ xuất khẩu 19,5 triệu tấn. So với cùng kỳ năm 2019, sản lượng xuất khẩu tăng thêm gần 2 triệu tấn. Điều này được thúc đẩy nhờ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc (tăng 35% so với cùng kỳ và chiếm 52% tổng sản lượng xuất khẩu).

    Dự báo thị trường tiêu thụ xi măng các tháng tới sẽ phục hồi 3% so với cùng kỳ, nhờ cả nước đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Trong năm 2021, nhu cầu có thể phục hồi 3%-5% do sự hồi phục của nền kinh tế vĩ mô và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Nhiều cơ hội

    Chính phủ đang đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, sẽ có khoảng 700.000 tỷ đồng được chi ra trong năm 2020. Trong đó, có 200.000 tỷ đồng sẽ chi cho các dự án hạ tầng lớn như: Cao tốc Bắc Nam, sân bay Tân Sơn Nhất… Đây cũng là cơ hội cho ngành sắt thép và xi măng trong nước hồi phục và tăng tốc đóng góp cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Một tín hiệu đáng mừng là từ tháng 7/2020 giải ngân đầu tư công đã cải thiện hơn.

    Dự báo tình hình tiêu thụ cuối năm sẽ theo chiều hướng tích cực. Ước tính nhu cầu trong nửa cuối năm sẽ phục hồi và tăng 4 - 5% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng và gia tăng đầu tư công (ước tính chiếm khoảng 15% sản lượng tiêu thụ thép). Bên cạnh đó, Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc.

    Theo Hiệp hội Quặng sắt và thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020 và 2% cho cả năm 2020. Thống kê cho thấy trong nửa đầu năm 2020, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng đáng kể, gần gấp 15 lần, lên 1,06 triệu tấn, chiếm khoảng 27% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam.

    Còn theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Song song đó, Việt Nam cũng có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn FDI bởi khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công vẫn còn rẻ. Khi các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về xi măng, thép xây dựng.

    Tuy nhiên, để nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng như kỳ vọng, Hiệp hội Thép và Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, Chính phủ có thể ưu tiên hỗ trợ bằng các chính sách về tài chính, tín dụng, giảm lãi suất, giãn nợ; đồng thời có chỉ đạo, giải pháp trong việc thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, nhưng vẫn tuân thủ các quy định về đảm bảo phòng dịch. Hiệp hội cũng hướng dẫn các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tăng tính cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách đa dạng thị trường xuất khẩu để hạn chế thiệt hại.

    Cơ hội phục hồi thị trường sắt thép, xi măng

    (10/09/2020 2:05:54 PM) Dù ảnh hưởng khá nặng nề do tác động của dịch Covid-19, nhưng ngành sắt thép, xi măng được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng khi vốn đầu tư công giải ngân được cải thiện và tình hình xuất khẩu sang các nước láng giềng đang rất khả quan.



    Cầu giảm, giá vẫn tăng

    Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 8 tháng qua, sản xuất thép các loại chỉ đạt 11,6 triệu tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng dịch bệnh, lượng thép các loại bán ra chỉ đạt 10,4 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ. Đây là con số không mấy khả quan với các doanh nghiệp trong ngành thép.

    Tiêu thụ giảm, sản xuất giảm, vậy nhưng giá bán thép vẫn… tăng. Về diễn biến giá cả, giữa tháng 6 vừa qua, thép xây dựng tăng giá khoảng 200.000 đồng/tấn. Hiện nay, giá thép xây dựng tăng thêm khoảng 150.000 đồng/tấn, đưa giá hầu hết các sản phẩm thép vượt trên 15 triệu đồng/tấn. Nguyên do cầu giảm nhưng giá vẫn tăng cao vì giá nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng từ đầu tháng 6 đến nay, như phế liệu tăng thêm khoảng 30 USD/tấn.

    [​IMG]

    Theo nhận định của ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu thép thế giới tăng liên tục nên giá thép bán trong nước buộc cũng phải điều chỉnh đi lên, mặc dù dịch Covid-19 đã khiến sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm.

    Tương tự, thông tin từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), nửa đầu năm 2020 ghi nhận mức tiêu thụ của ngành sụt giảm 12% so với cùng kỳ ở kênh tiêu thụ nội địa. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng chững lại. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu tiêu thụ xi măng đã dần phục hồi. Đáng chú ý, sản lượng xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đáng kể từ quý 2 vừa qua.

    Số liệu thống kê mới nhất về tình hình xuất khẩu clinker và xi măng cho thấy, 7 tháng qua, ngành xi măng vẫn thu về 732 triệu USD nhờ xuất khẩu 19,5 triệu tấn. So với cùng kỳ năm 2019, sản lượng xuất khẩu tăng thêm gần 2 triệu tấn. Điều này được thúc đẩy nhờ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc (tăng 35% so với cùng kỳ và chiếm 52% tổng sản lượng xuất khẩu).

    Dự báo thị trường tiêu thụ xi măng các tháng tới sẽ phục hồi 3% so với cùng kỳ, nhờ cả nước đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Trong năm 2021, nhu cầu có thể phục hồi 3%-5% do sự hồi phục của nền kinh tế vĩ mô và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Nhiều cơ hội

    Chính phủ đang đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, sẽ có khoảng 700.000 tỷ đồng được chi ra trong năm 2020. Trong đó, có 200.000 tỷ đồng sẽ chi cho các dự án hạ tầng lớn như: Cao tốc Bắc Nam, sân bay Tân Sơn Nhất… Đây cũng là cơ hội cho ngành sắt thép và xi măng trong nước hồi phục và tăng tốc đóng góp cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Một tín hiệu đáng mừng là từ tháng 7/2020 giải ngân đầu tư công đã cải thiện hơn.

    Dự báo tình hình tiêu thụ cuối năm sẽ theo chiều hướng tích cực. Ước tính nhu cầu trong nửa cuối năm sẽ phục hồi và tăng 4 - 5% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng và gia tăng đầu tư công (ước tính chiếm khoảng 15% sản lượng tiêu thụ thép). Bên cạnh đó, Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc.

    Theo Hiệp hội Quặng sắt và thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020 và 2% cho cả năm 2020. Thống kê cho thấy trong nửa đầu năm 2020, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng đáng kể, gần gấp 15 lần, lên 1,06 triệu tấn, chiếm khoảng 27% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam.

    Còn theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Song song đó, Việt Nam cũng có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn FDI bởi khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công vẫn còn rẻ. Khi các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về xi măng, thép xây dựng.

    Tuy nhiên, để nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng như kỳ vọng, Hiệp hội Thép và Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, Chính phủ có thể ưu tiên hỗ trợ bằng các chính sách về tài chính, tín dụng, giảm lãi suất, giãn nợ; đồng thời có chỉ đạo, giải pháp trong việc thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, nhưng vẫn tuân thủ các quy định về đảm bảo phòng dịch. Hiệp hội cũng hướng dẫn các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tăng tính cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách đa dạng thị trường xuất khẩu để hạn chế thiệt hại.
    http://f319.com/threads/tien-dang-chay-vao-dau-nghich-ly-ma-lai-dung.1416673/page-162#post-34260157
    Hiện tại bên Hải quan vẫn chưa ra số liệu Xuất khẩu nửa cuối tháng 8 về xi măng, thôi vẫn lấy tạm số liệu cũ vậy nhé
    Tình hình xuất khẩu xi măng và các sản phẩm xi măng tăng rất mạnh. Theo số liệu hải quan mới cập nhật thì tháng 7/2020 tăng trưởng 41% so với cùng kỳ 7/2019. Tăng 12% so với tháng 6/2020. Nửa đầu tháng 8/2020 thì dữ liệu xuất khẩu xi măng và clanhke cũng bằng 57% so với tháng trước. Điều đó chứng tỏ càng về cuối năm thì việc xuất khẩu xi măng càng thuận lợi
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Thủy điện ơi, e đến sóng thật rồi :D
    Mưa nhiều trong tháng 8, doanh thu điện của PV Power giảm 31%

    Tổ hợp nhà máy điện Cà Mau 1&2 vẫn đóng góp lớn nhất với doanh thu 650 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Điều này do nhu cầu phụ tải thấp bởi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát; đồng thời EVN ưu tiên huy động thủy điện trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến sản lượng. Ngoài ra, tổ hợp này còn ngừng dự phòng trong thời gian giàn cung cấp khí dừng bảo dưỡng sửa chữa từ 19/8 đến 25/8.
    --- Gộp bài viết, 14/09/2020, Bài cũ: 14/09/2020 ---
    Lực kéo chính của VNINDEX là cổ nào? Cơn sóng điên cổ phiếu thủy điện trở lại ?
    --- Gộp bài viết, 14/09/2020 ---
    BAO giờ PXP xả xong ta, a Long đỡ khỏe thật :D
    Phiên 14/9: Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 450 tỷ đồng, tập trung “xả” HPG
    Orient_Stardiavel86 thích bài này.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    ~o)Đúng như nhận định về tình hình xuất khẩu xi măng tháng 8, tiếp tục update cho cả nhà nhé!
    Xuất khẩu xi măng tháng 8/2020 tăng trưởng 31,4% so với tháng 7/2020 và tiếp tục là tháng thứ 3 tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tháng 8/2020 tăng 15,7% so với 7/2019. Nên nhớ tháng 9 này TQ đã qua đỉnh lũ và còn đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng hơn nữa thì tháng 9 chắc xuất khẩu còn mạnh nữa. Cùng với việc tháng 9 là tháng "đường găng" tiến độ của nhiều dự án lớn bắt buộc phải triển khai thi công!
    [​IMG]
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    nóng giải ngân đầu tư công :D
    https://enternews.vn/can-tho-tram-t...de-du-an-dau-tu-cong-cham-tien-do-181472.html

    Cần Thơ: "Trảm" thầu, điều chuyển cán bộ nếu để dự án đầu tư công chậm tiến độ
    NINH THỚI | 14/09/2020, 13:42:28




    ENTERNEWS.VN Với nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ, TP.Cần Thơ đang là một trong số các địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    1 Tháng đã qua ai còn ai mất hàng nhể, HDC kinh điển quá. Vậy liệu NTL có theo đuổi ko :D
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Dường như La nina đang đến là điều khó tránh khỏi? Thuỷ điện đón sóng thần ?
    Bão số 5 giật cấp 12 trên Biển Đông
    Sau nửa ngày vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão. Sáng 18/9, bão có thể đạt cường độ cực đại với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12.

    00:01/00:41
    HD
    Đường đi của bão số 5 trên Biển Đông Vào Biển Đông, bão số 5 (tên quốc tế Noul) di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc. Bão liên tục tăng tốc và mạnh lên trước khi đổ bộ Bắc Trung Bộ.
    Rạng sáng 16/9, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh thành bão có tên quốc tế là Noul. Đây là cơn bão số 5 hình thành trên Biển Đông trong năm nay.

    Lúc 4h ngày 16/9, tâm bão cách đảo Palawan (Philippines) 200 km về phía bắc tây bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.

    Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15 km/h và khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 17/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa 450 km về phía đông nam. Lúc này, sức gió vùng gần tâm mạnh lên cấp 9, giật cấp 11.

    Bão sau đó giữ hướng đi, liên tục tăng tốc và mạnh lên. Rạng sáng 18/9, bão có thể đạt cường độ cực đại với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Cơ quan dự báo Nhật Bản đưa ra nhận định về đường đi của bão số 5 - Noul. Ảnh: NCHMF và JMA.

    Theo cơ quan dự báo Nhật Bản, bão số 5 - Noul là cơn bão mạnh. Cường độ gió của bão lên đến 126 km/h (cấp 12) và giật cấp 15 trước thời điểm đổ bộ đất liền.

    Cùng nhận định, cơ quan dự báo Hong Kong cho rằng cơn bão này có thể quét qua đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế vào ngày 18/9, sau đó tiếp tục di chuyển sang Lào. Vùng ảnh hưởng của bão trải dài từ Nghệ An đến Quy Nhơn.

    Trong khi đó, biểu đồ đường đi của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy tâm bão có thể nằm ngay trên vùng biển các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ vào chiều 18/9.

    Cơ quan khí tượng nhận định vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong ngày 16/9 ở phía bắc vĩ tuyến 11 độ vĩ bắc và phía đông kinh tuyến 113 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.

    Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.
    xauzai77 thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Trung Quốc lãnh thêm đòn cứng rắn từ Mỹ liên quan tới Tân Cương
    15-09-2020 - 10:06 AM|Thời sự quốc tế


    (NLĐO) - Các quan chức biên giới Mỹ được lệnh chặn các lô hàng quần áo, bộ phận máy vi tính, cà chua và các sản phẩm khác được sản xuất tại Tân Cương - Trung Quốc.


    Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Washington đưa ra những lo ngại về tình trạng mà theo họ là sử dụng "lao động cưỡng bức" tại khu tự trị này.

    Chia sẻ với phóng viên tại một cuộc họp trực tuyến, ông Kenneth Cuccinelli - quyền Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết chính phủ Mỹ đang tiến hành phân tích pháp lý sâu hơn về các lệnh cấm nhập khẩu ở Tân Cương.

    Dựa theo luật pháp lâu đời của nước Mỹ, lệnh WRO cho phép CBP giam giữ các lô hàng nghi là liên quan đến sức lao động cưỡng ép để chống lại hành vi buôn người, sử dụng lao động trẻ em và các hành vi vi phạm nhân quyền khác.

    [​IMG]
    Mỹ công bố các hạn chế mới đối với nhập khẩu hàng loạt sản phẩm từ Tân Cương, đặc biệt là bông và các sản phẩm may mặc. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, khoảng 85% sản phẩm bông của Trung Quốc được sản xuất ở Tân Cương. Mỹ nhập khẩu 50 tỉ USD hàng dệt may từ Trung Quốc năm 2019. Khu vực này cũng là một nguồn cung hóa dầu và các hàng hóa khác cho các nhà máy Trung Quốc.

    Theo đó, ngày 14-9, Cơ quan Biên phòng và Hải quan Mỹ (CBP) đưa ra thông báo về các hạn chế mới đối với bông và sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Tân Cương. Các hạn chế này được nêu rõ trong 5 Lệnh hủy bỏ (WRO).

    Trong đó, có một lệnh WRO áp dụng với tất cả mặt hàng cotton "được sản xuất và gia công" bởi Công ty Xinjiang Junggar Cotton & Linen. Một WRO khác áp dụng với sản phẩm may mặc của Công ty may mặc Yili Zhuowan và Công kinh Kinh doanh Thương mại Baoding LYSZD đều ở Tân Cương.

    Ông Mark Morgan, đại diện CBP, cho biết: "Đây không phải là các lệnh hủy bỏ (WRO) đầu tiên mà Mỹ đưa ra với các hàng hóa Trung Quốc và tôi có thể nói với mọi người rằng tôi hoàn toàn tự tin đây không phải là lệnh cuối cùng".



    Ngoài sản phẩm bông, WRO mới của Mỹ cũng nhắm đến các linh kiện máy tính của công ty Công nghệ Hefei Bitland ở tỉnh An Huy, các sản phẩm tóc người sản xuất từ một khu công nghiệp ở Tân Cương.

    Lệnh WRO cuối cùng áp dụng đối với tất cả sản phẩm sử dụng lao động từ Trung tâm đào tạo việc làm số 4 ở huyện Lop (Lạc Phổ), địa khu Hotan (Hòa Điền), Tân Cương.

    [​IMG]
    Lực lượng an ninh trước đền thờ của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Ảnh: AP

    Lệnh cấm của CBP có thể ảnh hưởng đáng kể đến các nhà bán lẻ và nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ. Lệnh cấm cũng có thể khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang gia tăng sức ép với Trung Quốc về vấn đề liên quan tới cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Hồi tháng 3, các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất dự luật với lập luận rằng tất cả hàng hóa được sản xuất ở Tân Cương đều được sản xuất bằng lao động bị cưỡng bức và yêu cầu các sản phẩm phải được chứng nhận.

    Ông Mark Morgan, quyền ủy viên của CBP, nhấn mạnh các lệnh cấm hôm 14-9 "truyền tải thông điệp rõ ràng đến cộng đồng quốc tế rằng Mỹ sẽ không dung thứ cho các hoạt động cưỡng bức lao động, vô nhân đạo và bóc lột trong các chuỗi cung ứng".
    --- Gộp bài viết, 16/09/2020, Bài cũ: 16/09/2020 ---
    lái ASM tởm thật, còn lái BCG kém quá e ơi =))
    --- Gộp bài viết, 16/09/2020 ---

    dậy đi a V( VIC ) ơi tụi S nó bắt nạt em :))
    xauzai77 thích bài này.
  10. faith

    faith Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2018
    Đã được thích:
    1.688
    em Tre Thủ đô mãi chả lớn gì, cứ lình xình quan 7.2-7.3 :(

Chia sẻ trang này