Tiền mặt khủng trên 3000 tỷ,mảng kinh doanh chính tăng 170% vào tháng 8,cổ phiếu này sẽ tăng 50%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tkck2007, 29/09/2016.

5596 người đang online, trong đó có 741 thành viên. 20:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3180 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    KDC :
    Kido lãi hơn 17 tỷ đồng mỗi tháng từ bán kem
    Kido cho biết, 6 tháng đầu năm lợi nhuận từ bán kem của công ty đạt 106 tỷ đồng, dự kiến hết năm lãi thu được từ mảng này có thể đạt 200 tỷ.
    Tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (Mã CK: KDC) sáng nay, Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Xuân Liễu cho hay, năm nay sở dĩ công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ là vì chuyển nhượng nốt 20% cổ phần bánh kẹo cho đối tác ngoại, đồng thời, nâng công suất sản lượng sản phẩm kem và sữa lên mức cao.

    Cụ thể, với nguồn tiền mặt trên 3.000 tỷ đồng, KDC tiếp tục đầu tư để phát triển các thương hiệu trong ngành lạnh bao gồm kem và sữa chua. Với mục tiêu tiếp tục dẫn đầu thị phần về kem, công ty sẽ bỏ ra 400 tỷ đồng xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh để tăng năng suất thêm 170% đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển quy mô và tăng điểm bán ở cả hai miền Nam Bắc.

    "Với nhà máy 400 tỷ ở miền Bắc cuối tháng 8 này sẽ xây dựng xong và sản lượng sản phẩm sản xuất dự kiến sẽ tăng gấp đôi. Còn tại TP HCM, công ty cũng dự kiến xây dựng thêm nhà máy ở Củ Chi", ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido nói và cho biết, trong 2015, ngành kem và sữa tăng mạnh ở mức 30%. 6 tháng đầu năm nay, chỉ riêng ngành kem mang lại 106 tỷ đồng lợi nhuận, bình quân mỗi tháng công ty thu được 17,6 tỷ đồng. Hết năm, ngành kem có thể thu được 200 tỷ lợi nhuận. Như vậy, bình quân mỗi tháng công ty này có thể kiếm 16,6 tỷ đồng lợi nhuận từ bán kem.

    [​IMG]
    KDC sẽ đẩy mạnh mảng kem và sữa.

    Với dầu ăn, ngoài việc đẩy mạnh hợp tác với đối tác chiến lược Vocarimex, KDC sẽ chào mua công khai cổ phần của Vocarimex trong nửa cuối năm 2016 để nâng mức sở hữu lên ít nhất 51% nhằm hợp nhất doanh thu và lợi nhuận cũng như chủ động cải thiện hoạt động kinh doanh, ổn định nguồn nguyên liệu.

    Ngoài ra, công ty tiếp tục đầu tư vào mảng mì gói, gia vị thực phẩm, đồng thời tìm kiếm các nhóm ngành mới để thực hiện đầu tư thông qua các hoạt động M&A.

    Năm 2016, Kido lên kế hoạch chia cổ tức 16% bằng tiền mặt, tương đương 1.600 đồng một cổ phiếu. Năm 2015, công ty chia cổ tức ở mức 14%, đồng thời dành hơn 11 tỷ để trả thù lao cho Hội đồng quản trị. Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của công ty đạt 6.724 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 5.365 tỷ. Tiền mặt của công ty đạt trên 3.000 tỷ đồng.
  2. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    Ngành kem: "mỏ vàng" của KIDO

    [​IMG]
    “Đất vàng” Lavenue Crown của Kido sẽ thoát cảnh bãi giữ xe cuối năm nay?
    [​IMG]

    Lợi nhuận từ kem khoảng 200 tỷ đồng năm 2016

    Vừa qua, CTCP Tập đoàn KIDO (Mã: KDC - HoSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016. Trong câu chuyện của đầu tư và mở rộng ngành hàng, lãnh đạo KIDO bày tỏ nhiều kỳ vọng về ngành lạnh, đặc biệt nói chuyện về mảng kem và các sản phẩm sữa.

    Mảng kem không phải xa lạ đối với KIDO khi Tập đoàn này đã bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực này năm 2003. Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KIDO cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kem mang lại 116 tỷ đồng lợi nhuận cho KDC. Dự kiến tới cuối năm, con số này có thể đạt 200 tỷ đồng.

    Quay trở lại kế hoạch kinh doanh của KDC năm 2016, LN mục tiêu 1.500 tỷ đồng, đã bao gồm việc bán 20% bán mảng bánh kẹo cho Mondelez. Giá trị của phần chuyển nhượng này vào khoảng 1.200 tỷ đồng. Theo tính toán, hoạt động kinh doanh của KDC đem lại lợi nhuận khoảng 300 tỷ đồng. Như vậy, ngành lạnh của KIDO sẽ đóng góp phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận năm 2016.

    Từ sau khi bán mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại, KDC tập trung vào 3 mảng (1) ngành kem và các sản phẩm từ sữa; (2) ngành hàng dầu ăn; (3) ngành mì ăn liền, gia vị, thực phẩm đóng gói tiện dụng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành lạnh (kem & sữa chua) KIDO đạt 30% trong năm 2015 so với tốc độ tăng trưởng ngành trung bình 15%/năm.

    Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết, để mở rộng danh mục sản phẩm cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận ngành lạnh, vào tháng 8 tới đây, KDC dự kiến vận hành nhà máy mới tại Bắc Ninh. Nhà máy này sẽ tăng công suất thêm 20 triệu lít từ 36 triệu lít/năm, tương đương tăng 170% công suất. KDC hiện có một nhà máy sản xuất kem tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, tổng diện tích gần 24 ha.

    Như vậy có thể thấy tham vọng của KDC trong việc mở rộng thị trường kem và sản phẩm từ sữa ra miền Bắc thay vì đi sâu tại miền Nam. Việc xây dựng nhà máy này sẽ giúp KDC giảm chi phí vận chuyển, logistic đồng thời phục vụ thị trường miền Bắc nhanh hơn, phủ sâu và rộng hơn. KDC cũng định hướng mở rộng hệ thống phân phối lạnh, sáng tạo thêm các sản phẩm từ sữa và tấn công sâu hơn vào ngành thực phẩm lạnh (mở rộng danh mục sản phẩm có cùng kênh phân phối, tận dụng kênh phân phối lạnh).

    Thị trường tiềm năng, nhiều cạnh tranh

    Thị trường kem tại Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng. Euromonitor 2015 cho biết, thị trường thực phẩm lạnh có giá trị khoảng 15.940 tỷ đồng, trong đó thị trường ngành kem là 2.400 tỷ đồng, sữa chua là 9.300 tỷ đồng, các thực phẩm mát & lạnh khác 4.240 tỷ đồng. Ngành kem Việt ghi dấu ấn bởi các ông lớn top đầu như KIDO, Vinamilk, Thủy Tạ, Tràng Tiền, Bạch Đằng.... và ở nhiều phân khúc khác nhau.

    Vinamilk có thế mạnh ở các siêu thị. KIDO với các sản phẩm kem que, kem hộp, kem ốc quế, kem viên… ở tất cả các phân khúc phổ thông, trung cấp, cao cấp với hơn 30.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thế mạnh của KIDO là các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt ở các phân khúc bình dân, trung cấp. Thủy Tạ, Tràng Tiền lại ở phân khúc bình dân. Các thương hiệu kem nước ngoài như Buds, Fanny hay Baskin Robbins thì lại tập trung ở các dòng phân khúc trung và cao cấp.

    Cũng theo báo cáo của Euromonitor International 2015, KIDO đang dẫn đầu ngành kem với thị phần 36,9% và bỏ xa đối thủ gần nhất với chỉ 10,3% thị phần. Tăng trưởng doanh thu của ngành lạnh KIDO (kem& sữa chua) năm 2015 là 30% so với năm 2014. Tập đoàn này còn cho biết, thương hiệu Merino, Celano, Wel Yo có mức tăng trưởng doanh thu lần lượt 16%, 16% và 80% trong năm 2015.

    Có thể thấy, mỗi phân khúc đều có một “đế chế” và ranh giới khá rõ ràng. Tuy nhiên, theo CTCP CK FPT (FPTS), sự sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và lối sống mới của giới trẻ, sự tăng trưởng trong thu nhập sẽ dần đẩy thị phần của các hãng kem ngoại tăng lên. Cùng với sự thay đổi này, cơ cấu khách hàng cũng sẽ dần dịch chuyển từ tầm phổ thông sang mức trung và cao cấp, đây sẽ là áp lực với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.

    Do đó, câu chuyện của KDC trong hiện tại và cả tương lai, như lời bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn là “cần tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, thâm nhập vào thị trường và tìm một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng”.
  3. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    “Đất vàng” Lavenue Crown của Kido sẽ thoát cảnh bãi giữ xe cuối năm nay?


    Tại đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (mã KDC) ngày 17/6, trả lời thắc mắc của cổ đông về dự án bất động sản Lavenue Crown tọa lạc ở khu “đất vàng” mặt tiền đường Lê Duẩn – Hai Bà Trưng hiện đang là một bãi giữ xe, ông Kelly Wong - Phó Tổng Giám đốc Kido cho biết công ty đang tiến hành giấy phép liên quan đến dự án và dự kiến sẽ xây dựng dự án cuối năm nay.
    [​IMG]

    Khu đất dự án Lavenue Crown rộng 4.921 m2, tại đây chủ đầu tư dự kiến phát triển thành khu phức hợp có các chức năng: trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, và căn hộ cao cấp. Theo thiết kế thì đây sẽ là khu phức hợp có quy mô xây dựng lớn nhất trục đường Lê Duẩn với 36 tầng.

    Một trong những thông tin được nhà đầu tư trông chờ tại đại hội năm nay là việc bán 20% còn lại của mảng bánh kẹo, theo ông Kelly KDC, hiện KDC đang thương lượng và hy vọng kết thúc việc chuyển giao mảng bánh kẹo vào cuối năm nay.

    Trong năm nay, Kido sẽ đầu tư 400 tỷ đồng để xây dựng nhà máy kem và các sản phẩm từ sữa tại Bắc Ninh nhằm tăng năng suất thêm 170% để cung cấp cho thị trường phía Bắc. Công ty cũng đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy khác tại TPHCM.

    Trong ngành dầu, KDC dự kiến sẽ chào mua công khai cổ phần của Vocarimex trong nửa cuối năm 2016 để nâng mức sở hữu lên ít nhất 51%.

    Theo ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KDC, sức tăng trưởng trong ngành kem và ngành lạnh của công ty đạt 40-50% trong năm 2015. Tính trong 6 tháng đầu năm nay, riêng ngành kem mang về 116 tỷ đồng lợi nhuận, dự kiến trong năm nay KDC sẽ ghi nhận 200 tỷ đồng lợi nhuận từ mảng này.

    Ông Nguyễn cũng cho biết, sau khi bán đi "nồi cơm" bánh kẹo, trong vòng một năm nay, công ty đã đầu tư và tìm hiểu thị trường dầu ăn, mì ăn liền và hiện tập trung vào những ngành hàng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

    Trả lời cổ đông về lo ngại thị trường mì ăn liền đã bão hòa, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Phó Tổng Giám đốc KDC cho biết nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam cho rằng thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều không gian để phát triển kinh doanh.

    "Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành nào cũng sẽ bão hòa, đại dương xanh cũng thành đại dương đỏ. Vấn đề là tạo sự khác biệt để chen chân, thay thế sản phẩm đối thủ, giành sự quan tâm của người tiêu dùng", bà Liễu khẳng định.

    Sau khi bán mảng bánh kẹo, hiện Kido đang tập trung vào mảng thực phẩm và gia vị bao gồm 3 ngành hàng: dầu ăn, mì ăn liền và gia vị, đồng thời tiếp tục phát triển mảng kem và các sản phẩm từ sữa. Đồng thời, KDC cũng sẽ tìm kiếm sản phẩm và đối tác phù hợp nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư, M&A trong lĩnh vực F&B.
  4. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    Kido bỏ hẳn bánh kẹo đầu tư vào dầu ăn
    Lãnh đạo CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) thông báo trong ĐHCĐ 2016 sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi ngành bánh kẹo và dồn sức đầu tư vào ngành thực phẩm gia vị mà trước mắt là dầu ăn.

    Trước đó, doanh nghiệp đã chuyển nhượng 80% mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại và thâm nhập ngành hàng mì gói, dầu ăn. Trong năm 2016 sẽ chuyển nhượng 20% còn lại của mảng bánh kẹo, tập trung đẩy mạnh thương hiệu, hệ thống phân phối trong ngành thực phẩm gia vị.

    [​IMG]
    Thị trường dầu ăn là mục tiêu lớn của KDC trong tương lai. Ảnh minh họa: DNSG
    Lãnh đạo doanh nghiệp này khẳng định chỉ đầu tư ngành hàng mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt tập trung vào chiến lược “Thực phẩm & Gia vị”, khai thác thị trường với quy mô 193.500 tỷ đồng.

    Động thái đầu tiên của kế hoạch là chào mua công khai cổ phần của Vocarimex trong nửa cuối năm 2016, để nâng mức sở hữu lên ít nhất 51% nhằm hợp nhất doanh thu, lợi nhuận cũng như chủ động cải thiện hoạt động kinh doanh, cải thiện lợi nhuận và ổn định nguồn nguyên liệu.

    6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 3.140 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 6.682 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch. Trong đó, ngành kem có góp phần không nhỏ với mức tăng trưởng 40-50%. Trong 6 tháng đầu năm 2016 riêng ngành kem mang về 116 tỷ đồng lợi nhuận. Dự kiến đến tháng 8 sẽ xây xong nhà máy ở Bắc Ninh, tiết kiệm chi phí vận chuyển ra miền Bắc và xây thêm nhà máy ở TP HCM.

    Năm 2016, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng, tiếp tục mua 26 triệu cổ phiếu quỹ với giá không quá 30.000 đồng/cp.

    Sau khi chia cổ tức đặc biệt 200% bằng tiền mặt cho cổ đông, hiện KDC vẫn duy trì nguồn tiền mặt lớn trên 3.000 tỷ đồng.
    Tập đoàn khẳng định hoàn toàn đủ tiềm lực tài chính để đầu tư mở rộng các ngành mới. M&A là bước được tập đoàn tập trung để có thể thâm nhập thị trường nhanh hơn, vững chắc hơn.
  5. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    KDC trở lại thời “vàng son”


    Không chỉ 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận 2016 của KIDO sẽ đạt trên 2.000 tỷ đồng


    Đó là tiết lộ của ông Trần Lệ Nguyên – Tổng Giám đốc của KIDO. Con số này lớn hơn rất nhiều so với 141 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế mà KIDO đạt được sau 6 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên, ông Trần Lệ Nguyên hoàn toàn tự tin, bởi lẽ KIDO sẽ chuyển nhượng 20% cổ phần tại CTCP Kinh Đô Bình Dương cho Tập đoàn Mondelēz International, thoái hoàn toàn khỏi mảng bánh kẹo và thu về 2.000 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, trong năm nay KIDO có thể ghi nhận khoảng 1.700 tỷ đồng với thương vụ này.

    [​IMG]
    Nguyên - Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Kido.
    Không những vậy, riêng mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty – gồm ngành hàng lạnh (kem, sữa chua…) và dầu ăn cũng có thể đạt mức lợi nhuận 460 tỷ đồng.

    Cụ thể, đối với ngành kem, trong 7 tháng đầu năm, KIDO lãi hơn 160 tỷ đồng – cao hơn cả con số lãi 110 tỷ đồng trong cả năm 2015, ước tính cả năm 2016 có thể ghi nhận 230 - 240 tỷ đồng lợi nhuận từ mảng này. Hiện tại, KIDO đã có 60.000 điểm được trang bị tủ kem và hệ thống xe đông lạnh để vận chuyển khắp cả nước. Dự kiến đến tháng 8, KDC sẽ xây xong nhà máy ở Bắc Ninh, tiết kiệm chi phí vận chuyển ra miền Bắc.

    Trong mảng dầu ăn, Công ty vẫn giữ kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% đối với Vocarimex vào cuối năm nay nhằm hợp nhất doanh thu, lợi nhuận. Trong tương lai, sản phẩm dầu của Vocarimex và các công ty liên kết sẽ sử dụng hệ thống phân phối của KIDO để đưa ra thị trường.

    Riêng mảng mì gói, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường này, KIDO xác định sẽ tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp, thay vì phủ khắp các phân khúc như kế hoạch ban đầu.

    Một sản phẩm mới ít được mọi người biết đến của KIDO là bánh bao. Từ cuối năm 2015, KIDO đã thử nghiệm sản phẩm bánh bao cấp lạnh. Hiện nhà máy bánh bao tại Củ Chi (TP. HCM) đang làm việc hết công suất, mỗi ngày sản xuất khoảng 120.000 sản phẩm bánh bao nhân ngọt, mặn. Đây là thị trường rất tiềm năng với biên lợi nhuận tốt.

    Ông Trần Lệ Nguyên tự hào chia sẻ rằng, với tốc độ tăng trưởng tốt, nhà máy kem hiện tại không kịp sản xuất để cung ứng trên thị trường. Chính vì thế, hiện nay KIDO đang tiếp tục xây dựng nâng công suất nhà máy kem lên gấp 3 so với hiện tại và xây dựng một nhà máy sản xuất bánh bao tại Tp.Hồ Chí Minh.

    Nếu mọi việc tiếp tục tiến triển tốt như hiện nay, KIDO ước tính ngành lạnh (gồm kem và bánh bao cấp lạnh) có thể đạt 350 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2017 lợi nhuận KDC ước đạt 600 tỷ đồng, vượt mục tiêu lãnh đạo KDC đã cam kết với cổ đông tại ĐHCĐ năm 2015 là “3 năm tới sẽ quay lại mức lợi nhuận 600 tỷ đồng”.

    Với những con số này, nhà đầu tư có thể yên tâm trước câu hỏi: “Bán bánh kẹo đi thì KIDO sống bằng gì?”

    KIDO sẽ còn tiếp tục M&A để khẳng định vị thế?

    Báo cáo ngày 16/8 của công ty chứng khoán HSC đã nâng dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2016 cũng như 2017 của KIDO do những tín hiệu tích cực từ thương vụ mua lại Vocarimex. Công ty này cho biết quá trình mua lại đang được đẩy nhanh và có thể đến cuối quý 3 KIDO sẽ nắm quyền kiểm soát Vocarimex – doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dầu ăn.

    Bên cạnh đó, Dầu thực vật Tường An (TAC) cũng có thể là một mục tiêu mà KIDO hướng đến. Dù mới chỉ là tin đồn nhưng điều này phần nào khiến nhà đầu tư đặt niềm tin vào cổ phiếu KDC. M&A là một chiến lược vô cùng hiệu quả đối với những doanh nghiệp giàu năng lực tài chính, giàu kinh nghiệm và đang chuyển mình sang lĩnh vực mới như KIDO.
  6. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.203
    KDC cũng ngon đấy . Nó ăn xong TAC thì KQKD của nó sẽ tốt lên nữa :D
  7. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    Cận cảnh khu đất vàng Quận 1 (Tp.HCM) của Kinh Đô sắp "hồi sinh" thành cao ốc 36 tầng


    Tại Đại hội cổ đông thường niên của Kido mới đây, tài liệu công bố cho thấy bên cạnh lĩnh vực chính là thực phẩm, Kinh Đô hiện còn đầu tư vào 2 công ty bất động sản Tân An Phước (sở hữu 80%) và Đầu tư Lavenue (sở hữu 50%) với tổng giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.


    Công ty Lavenue là chủ đầu tư dự án Lavenue Crown tại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM – dự án này đã nằm “bất động” nhiều năm sau khi giải phóng mặt bằng.

    Được biết Dự án số 8-12 Lê Duẩn là dự án Trung tâm Thương mại – Khách sạn Quốc tế Lavenue Crown do Công ty CP Đầu tư Lavenue thực hiện đầu tư. Đây là dự án phức hợp gồm có 3 khu chức năng là căn hộ cao cấp, khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại.

    Theo thông tin trên website của công ty CP Đầu tư Lavenue, công ty có vốn 2.100 tỷ đồng gồm 3 cổ đông là Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và CTCP Tập đoàn Kido. Trong đó, Kido góp 1.050 tỷ, chiếm tỷ lệ 50%.

    Tháng 11/2010, theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc hoàn tất vốn góp của Công ty CP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (SMA) và Công ty CP Kim khí TP.HCM (HMC) tại công ty CP Đầu tư Lavenue.

    Cụ thể, CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã SMA) đã hoàn thành việc góp 12,5 tỷ đồng, tương đương 12,5% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Lavenue; CTCP Kim khí TP.HCM (mã HMC) cũng góp vốn với tỷ lệ tương đương. Hai công ty này cùng có trụ sở chính tại số 8 Lê Duẩn.

    Việc góp vốn này thuận theo chủ trương của TP.HCM, theo đó các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại khu đất trên sẽ được tham gia góp vốn vào dự án.

    Một doanh nghiệp niêm yết khác là CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco ( VTO ) – trụ sở tại số 12 Lê Duẩn – cũng được góp vốn vào dự án. Ngoài 3 doanh nghiệp trên còn 1 doanh nghiệp khác có trụ sở tại khu đất này là CTCP Hóa chất vật liệu điện Tp.HCM.

    Đại diện Kinh Đô cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ triển khai dự án ở các khu "đất vàng". Trong đó, thủ tục chậm, vướng giải phóng mặt bằng, thời gian qua thị trường ảm đạm, việc triển khai dự án không đúng lúc, sản phẩm không bán được sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bài toán kinh doanh của nhà đầu tư...

    Lavenue Crown là một dự án phức hợp hạng sang, gồm có 3 khu chức năng: Căn hộ hạng sang, khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại, tọa lạc tại vị trí vàng của trung tâm quận 1. Riêng khối căn hộ hạng sang bao gồm khoảng 200 căn với tổng diện tích sàn khoảng 23.000 m2. Theo Kinh Đô, Lavenue Crown dự kiến sẽ được triển khai xây dựng vào cuối năm nay.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Những hình ảnh khu đất vàng Kido được chụp từ trên cao. Nhiều năm qua, nơi đây được trưng dụng làm bãi đỗ xe các loại.

    Mặt tiền khu đất nằm trên đường Lê Duẫn. Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, những khu đất vàng đang làm bãi giữ xe nều không triển khai thì sẽ không được cấp phép đầu tư dự án mới.

    Vị trí khu đất nằm ở góc đường Hai Bà Trưng - Lê Duẩn

    [​IMG]

    Thị trường BĐS khởi sắc đã giúp nhiều khu đất vàng trong trung tâm TP hồi sinh

    Khu đất vàng này nằm giáp ranh với trung tâm thương mại Diamond Plaza.

    Phối cảnh dự án, nguồn: CTCP Đầu tư Lavenue

    Ở Tp.HCM hiện có 23 lô “đất vàng” thuộc sở hữu Nhà nước tại các quận 1, 5, 7, Bình Chánh và Thủ Đức được bán đấu giá. Tổng diện tích của những dự án này lên đến 137.700 m2, phần lớn nằm ở vị trí đắc địa, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.

    Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Bất động sản Jones Lang LaSalle, ông Stephen Wyatt, cho biết tính đến cuối năm 2015, các dự án có kiến trúc đẹp tượng trưng cho một thành phố hiện đại kiểu mẫu của TP.HCM chỉ dừng lại ở con số 9, rất khiêm tốn so với các thành phố khác trong khu vực.

    Chính vì vậy, nếu được khai khác tốt sau khi đấu giá, 23 lô “đất vàng” nói trên sẽ có tiềm năng trở thành những điểm nhấn quan trọng về mặt kiến trúc, cải thiện vẻ mỹ quan cho TP.HCM.
    --- Gộp bài viết, 29/09/2016, Bài cũ: 29/09/2016 ---
    TAC + vocarimex
  8. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    Thâu tóm Vocarimex (Hiện Vocarimex sở hữu 27% Tường An. Bên cạnh đó còn sở hữu 24% cổ phần của Cái Lân, 49% cổ phần tại Golden Hope Nhà Bè và 17,8% Nakydaco): http://s.cafef.vn/voc-2840/chu-tich-kdc-duoc-bau-lam-chu-tich-vocarimex.chn
    http://baodautu.vn/kido-muon-am-tron-vocarimex-d47455.html
    Thâu tóm TAC ( 25% thị phần cả nước) : http://cafef.vn/chao-mua-cong-khai-...m-dau-thuc-vat-tuong-an-20160901113954322.chn
    --- Gộp bài viết, 29/09/2016, Bài cũ: 29/09/2016 ---
    Tính sơ sơ TM 3000 tỷ + 1400 tỷ bỏ vào 2 cty BDS + 24% VOC = 5000 tỷ tiền rồi,vốn hoá chưa tới 8000 tỷ
  9. tkck2007

    tkck2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Đã được thích:
    768
    KIDO với mục tiêu chiếm vị trí số 1 trên thị trường dầu ăn Việt Nam
    Ông Trần Kim Thành quan niệm “mảng bánh kẹo của công ty như trái cam đã chín đến lúc phải thu hoạch. Mất đi trái đó, chất dinh dưỡng sẽ được dành để phát triển các trái khác, cây khác trong vườn cây”.
    [​IMG]

    Hơn một năm từ khi Công ty cổ phần Kinh Đô – nay là KIDO Group (KDC) hoàn tất bán đi quyền kiểm soát mảng bánh kẹo thì câu hỏi “vì sao lại bán” vẫn chưa hề mất đi tính thời sự. Chủ đề này tiếp tục là mối quan tâm của rất nhiều doanh nhân tham gia tọa đàm “Giải pháp nâng cao chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp” do Group Quản Trị và Khởi Nghiệp, KIDO, BizLive, Tài Đức Corporation cùng tổ chức cuối tuần qua.

    Chia sẻ tại buổi tọa đàm, chủ tịch KIDO Trần Kim Thành ví von việc bán đi mảng bánh kẹo cũng như "cái áo mặc không vừa đến lúc phải thay đi” để hướng đến “cái áo lớn hơn” – tức những thị trường lớn hơn mà mình có đủ khả năng làm được để gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng, cho cổ đông và nhân viên của mình.

    Quyết định của KIDO khiến chính ban lãnh đạo công ty cũng như nhiều người tiếc nuối nhưng “Cuối cùng vì tập thể, vì cổ đông, tôi không cản sự phát triển, phát tài của mọi người nên tôi xiêu lòng bán", ông Thành nói.

    Trái cam chín đến lúc phải thu hoạch

    Ông Thành quan niệm “mảng bánh kẹo của công ty như trái cam đã chín đến lúc phải thu hoạch. Mất đi trái đó, chất dinh dưỡng sẽ được dành để phát triển các trái khác, cây khác trong vườn cây”. “Vườn cây” của ông ngoài bánh kẹo còn có kem, sữa chua, dầu ăn và mì ăn liền – đây đều là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với cơ hội tăng trưởng còn rất lớn.

    Một trong những loại chất dinh dưỡng mà ông Thành nhắc đến chính là lượng tiền mặt dồi dào. Việc bán đi 80% mảng bánh kẹo trong năm 2015 đã giúp cho KIDO thu về khoản tiền mặt khổng lồ lên đến trên 7.000 tỷ đồng. Công ty dự tính sẽ bán nốt 20% cổ phần còn lại trong năm nay.

    Với quan điểm “tiền mặt là vua”, lâu nay KIDO luôn duy trì lượng tiền mặt rất lớn, lên đến vài nghìn tỷ đồng. Khoản tiền này không những giúp KIDO hầu như không phải vay nợ mà còn có thể chủ động tận dụng cơ hội mua rẻ những doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như mua lại các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa.

    Một trong những cơ hội đó là thương vụ mua lại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex. Theo một số chuyên gia, việc mua lại Vocarimex đối với KIDO là một mũi tên trúng 2 đích.

    Thứ nhất, nó đưa KIDO từ con số 0 trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành dầu ăn trong nước khi mà Vocarimex sở hữu cổ phần đáng kể tại hầu hết những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành như Tường An, Cái Lân, Golden Hope Nhà Bè…

    Thứ hai, doanh thu mất đi khi không còn bánh kẹo sẽ được bù đắp bởi doanh thu của Vocarimex khi KIDO chính thức nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp này và mục tiêu của KIDO là vị trí số 1 trên thị trường dầu ăn tại Việt Nam.

    Thấu hiểu người tiêu dùng muốn gì

    Với tinh thần chia sẻ cởi mở, tại buổi tọa đàm, ông Thành đã không ngại chia sẻ những bí kíp kinh doanh của mình cho những doanh nghiệp trẻ thêm tự tin, vượt qua trở ngại, thách thức trên bước đường khởi nghiệp. Những kinh nghiệm về tạo dựng lợi thế cạnh tranh được ông Thành cụ thể hóa trong một lĩnh vực mà KIDO mới chân ráo chân ướt bước vào đó là dầu ăn.

    Ông Thành chia sẻ, khi tiến hành xây dựng thương hiệu dầu ăn Đại Gia Đình, KIDO không chỉ dựa trên các số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường mà đã trực tiếp đi đến các siêu thị xem cách người tiêu dùng lựa chọn dầu ăn cũng như vào bếp quan sát cách họ sử dụng dầu ăn để đưa ra sản phẩm có tính chất phù hợp.

    Trong ngành dầu ăn, người tiêu dùng hầu như không thể phân biệt được công dụng, tính chất của từng loại dầu. Họ cần một loại dầu khi chiên không bị đổi màu, không sinh ra chất không có lợi chính vì vậy KIDO đã định vị sản phẩm của mình “dầu chiên bền nhiệt” – loại dầu khi chiên sẽ không bị đổi màu, sủi bọt hay bốc khói.

    Vị doanh nhân đã gắn bó hơn 20 năm với ngành bánh kẹo này lại tỏ ra rất tự tin về khả năng thành công, thậm chí là đưa công ty lên vị trí số 1 ngành dầu ăn.

    Triết lý của ông Thành là dù kinh doanh tại bất cứ lĩnh vực nào thì vấn đề mấu chốt vẫn phải dựa trên những nền tảng là năng lực cốt lõi và với KIDO năng lực cốt lõi chính là kinh nghiệm xây dựng hệ thống phân phối, am hiểu thị trường, người tiêu dùng; năng lực về marketing, thiết kế sản phẩm cùng với hệ thống quản trị, huy động vốn, chiến lược M&A,…
  10. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    KDC ngon nhất là có VOC, vì vậy .... múc VOC , đúng cái lõi ngon nhất :drm
    tkck2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này