Tiếng Hú nơi hoang dã!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 16/05/2019.

382 người đang online, trong đó có 152 thành viên. 01:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4886 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. NDD_HN

    NDD_HN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2017
    Đã được thích:
    1.964
    Tháng mấy lên tàu được bro?
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Khi các tiếng Hú nơi hoang dã vẫn chưa được ngã ngũ thì Vị thế chưa có gì chắc chắn nên không giám phán bừa.
    Thị trường với đa số các cổ phiếu nhạy cảm đều đang ở vùng tích luỹ và chờ đợi, vì vậy vẫn có cổ tăng cổ giảm.
    Mỗi người có 1 quy tắc, chiến lược giao dịch và khẩu vị cổ phiếu khác nhau nên không thể có mẫu số chung được.
    09xx189279, NDD_HNlt2vietnam thích bài này.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Trung Quốc đơn thương độc mã thì Mỹ lại có các đồng minh trong cuộc chiến thiên hạ tranh hùng:

    Hai công ty Nhật tuyên bố ngừng cung cấp cho Huawei

    SoftBank và một công ty khác của Nhật Bản là Panasonic đồng loạt tuyên bố dừng cung cấp cho Huawei để tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc.
    Theo hãng tin Bloomberg, một số tài sản trí tuệ của ARM - chủ yếu là các thiết kế thiết bị bán dẫn sử dụng cho thiết bị di động, được tạo ra ở Mỹ - nên phải chịu các hạn chế về cung cấp cho Huawei mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đặt ra mới đây.
    "ARM sẽ tuần thủ tất cả các luật và quy chế giám sát do Chính phủ Mỹ đặt ra", một phát ngôn viên của ARM - công ty được SoftBank mua với giá 32 tỷ USD vào năm 2006 - cho biết ngày 22/5.
    Ngày 23/5, Panasonic cho biết đã ngừng cung cấp một số loại linh kiện cho Huawei. "Panasonic đã hướng dẫn nhân viên dừng giao dịch với Huawei và 68 công ty con thuộc phạm vi lệnh cấm của Mỹ", một tuyên bố của công ty Nhật Bản viết. Panasonic không có cơ sở sản xuất linh kiện quy mô lớn tại Mỹ, nhưng nói rằng lệnh cấm của Washington áp dụng đối với hàng hóa có từ 25% trở lên công nghệ và vật liệu xuất xứ từ Mỹ. Tuy nhiên, Panasonic từ chối cung cấp thông tin cụ thể về việc những linh kiện mà hãng ngừng cung cấp cho Huawei bao gồm những gì.
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Một loạt nhà mạng Âu, Á dừng đặt hàng điện thoại mới của Huawei
    Đây được xem là động thái mới nhất của các nhà mạng di động châu Âu và châu Á sau quyết định của Mỹ tuần trước nhằm vào Huawei.
    Vodafone, nhà mạng di động lớn thứ hai thế giới hôm 22/5 đã ngừng mọi đơn hàng tại Anh cho dòng điện thoại thông minh Huawei Mate 20X 5G. Người phát ngôn của nhà mạng cho hay đây chỉ là biện pháp tạm thời. Tuy nhiên, hành động này có thể gây ảnh hưởng lớn tới Vodafone này khi họ đang phải chạy đua triển khai dịch vụ mạng 5G trong mùa hè năm nay. Trước đó nhà mạng này đã lên kế hoạch cho đặt hàng trước điện thoại của Huawei để bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G từ tháng 7.
    Một trong hai nhà mạng khác lớn nhất tại Anh, EE, cũng có động thái tương tự khi hoãn phát hành điện thoại thông minh mới của Huawei. Dù chỉ một tuần trước, EE đã quảng cáo về điện thoại Mate 20X và chuẩn bị cho đặt hàng. Đây cũng là kế hoạch khởi động việc cung cấp dịch vụ mạng 5G.
    Bên cạnh hai nhà mạng, ARM, một công ty công nghệ khác của Anh cũng được cho đã chấm dứt quan hệ làm ăn với Huawei. Công ty chuyên về lĩnh vực vi xử lý này bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm do tồn do có một số công nghệ đi kèm có nguồn gốc từ Mỹ. Với hành động này, hãng smartphone Trung Quốc sẽ khó thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của công ty bán dẫn khổng lồ HiSilicon. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất smartphone và nhiều thiết bị viễn thông khác. Ngoài Trung Quốc, châu Âu đang là thị trường trọng điểm của Huawei. Báo cáo tài chính 2018 của hãng cho thấy doanh thu từ khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) lên tới hơn 28%, chỉ sau Trung Quốc (51%).
    [​IMG]
    Châu Âu là thị trường trọng điểm của Huawei trong 2018, đem lại doanh thu cao thứ hai sau Trung Quốc. Ảnh: Huawei.

    Châu Á, một thị trường lớn khác của Huawei cũng bắt đầu có phản ứng từ các lệnh cấm của Mỹ. Một số công ty tại đây cũng tạm thời ngừng kinh doanh với Huawei.
    Dự định bắt đầu bán Huawei P30 Pro cuối tháng 5, nhưng nhà mạng di động hàng đầu Nhật, NTT Docomo vừa tuyên bố ngừng đặt hàng sản phẩm này. Yoshikumi Kuroda, người phát ngôn của hãng cho hay, công ty đang "xem xét các tác động từ quyết định của Mỹ".
    Ngoài Docomo, các nhà mạng Nhật khác như KDDI, SoftBank Corp cũng hoãn bán mẫu điện thoại tầm trung P30 Lite của Huawei theo kế hoạch.
    Nikkei dẫn thông tin từ nhà mạng Chunghwa Telecom lớn nhất Đài Loan cho biết đơn vị này lên kế hoạch dừng nhập hàng điện thoại mới của Huawei. Trong khi đó, nhà mạng KT của Hàn Quốc cũng đang cân nhắc ngừng kinh doanh tạm thời với sản phẩm Huawei.
    Loạt động thái từ các nhà mạng được đưa ra sau quyết định của Bộ Thương mại Mỹ hồi tuần trước, cấm Huawei không mua các thiết bị và linh kiện của Mỹ mà không có giấy phép, vì lý do đe dọa an ninh quốc gia này. Washington hôm 20/5 tạm nới lỏng thời hạn cấm với Huawei trong 90 ngày nhằm giảm thiểu tác động tới người dùng.
    "Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ chặt chẽ giữa các đối tác song cũng nhận thấy áp lực mà một trong số họ phải chịu, đây là kết quả của những quyết định chính trị", phát ngôn viên của Huawei nói, kỳ vọng "tình trạng đáng tiếc" này sớm được giải quyết để công ty có thể "tiếp tục cung cấp các sản phẩm công nghệ đẳng cấp cho khách hàng trên toàn thế giới".
    (Mai Lâm, Tuấn Anh tổng hợp)
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Reuters: Nguồn cung đất hiếm có thể giúp Trung Quốc 'xoay chuyển thế cờ' trong đàm phán với Mỹ

    Đất hiếm trong thiết bị quân sự
    Một số khoáng chất đất hiếm rất cần thiết trong các thiết bị quân sự như động cơ phản lực, hệ thống dẫn đường tên lửa, hệ thống phòng thủ chống tên lửa, vệ tinh, cũng như trong laser.
    Ví dụ, lanthanum rất cần thiết để sản xuất các thiết bị nhìn đêm.
    Theo báo cáo năm 2016 của Cơ quan Thẩm định Trách nhiệm của chính phủ Mỹ (GAO), Bộ Quốc phòng Mỹ chiếm khoảng 1% nhu cầu của nền kinh tế hàng đầu trong khoảng 9% của tổng nhu cầu của thế giới đối với đất hiếm.

    Những công ty nào phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung từ Trung Quốc?
    Các công ty như Raytheon, Lockheed Martin và BAE Systems đều chế tạo tên lửa tinh vi sử dụng kim loại đất hiếm trong hệ thống dẫn đường và cảm biến.
    Lockheed và BAE từ chối bình luận, trong khi Raytheon đã không trả lời yêu cầu bình luận từ Reuters.
    Apple sử dụng các yếu tố đất hiếm trong loa, máy ảnh và các công cụ được gọi là động cơ haptic, làm cho điện thoại rung. Công ty cho biết các yếu tố không có sẵn từ các nhà tái chế truyền thống vì chúng được sử dụng với số lượng rất nhỏ, nên không thể được phục hồi.
    Từ năm 2010, chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân Mỹ đã xây dựng các kho dự trữ đất hiếm và các thành phần sử dụng chúng, theo ông Dave Gholz, cựu chuyên gia cấp cao về chuỗi cung ứng Lầu Năm Góc, giảng dạy tại Đại học Notre Dame.
    Một số nhà cung cấp đã thu hẹp việc sử dụng các yếu tố đó, ông nói thêm.

    Đất hiếm là gì? Chúng nằm ở đâu?
    Kim loại đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố xuất hiện ở nồng độ thấp trong lòng đất.
    Những nguyên tố này gồm lanthanum, cerium, praseodymium, neodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium, erbium, thulium, ytterbium, lutetium, scandium, yttrium.
    Mặc dù chúng phong phú hơn so với tên gọi, nhưng việc khai thác và xử lí sạch sẽ rất khó khăn và tốn kém.
    Trung Quốc nắm giữ phần lớn năng lực chế biến của thế giới và cung cấp 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu trong giai đoạn 2014 - 2017. Trong năm 2017, Trung Quốc chiếm 81% sản lượng đất hiếm của thế giới, dữ liệu từ Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy.
    Các nhà nhập khẩu đã nỗ lực giảm tiêu thụ đất hiếm và sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau tranh chấp ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm 2010.
    Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc tạm dừng cung cấp đất hiếm vì lí do chính trị, dấy lên sự thừa nhận trên toàn cầu về rủi ro phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.
    Rất ít nhà cung cấp thay thế có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nơi có 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu.
    Mỏ California Mountain Mountain Pass là cơ sở đất hiếm duy nhất của Mỹ đang hoạt động. Tuy nhiên MP Materials, chủ sở hữu của Mountain Pass, chỉ vận chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm mà công ty khai thác mỗi năm từ California đến Trung Quốc để xử lý.
    Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với những hàng nhập khẩu đó trong cuộc chiến thương mại.
    Trong tuần này, Tập đoàn Australia Lynas Corporation cho biết đã kí một biên bản ghi nhớ với Blue Line, có trụ sở tại Texas (Mỹ), để xây dựng một cơ sở chế biến đất hiếm ở Mỹ.
    Đất hiếm cũng được khai thác ở Ấn Độ, Nam Phi, Canada, Australia, Estonia, Malaysia và Brazil.

    Đất hiếm bị ảnh hưởng như tế nào từ thuế quan của Mỹ?
    Cho thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ đã bỏ các loại đất hiếm khỏi danh sách chịu thuế quan của hàng hóa Trung Quốc.

    Lựa chọn giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Trung Quốc
    Hồi tháng 4, các thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra qui định khuyến khích phát triển nguồn cung trong nước.
    Tái chế cũng đã nổi lên như một nguồn tiềm năng cho khoáng sản đất hiếm.
    Hiệp hội Rare Earth Salts, có trụ sở tại Nebraska, đang sử dụng các ống đèn huỳnh quang cũ và tái chế cho các nguyên tố đất hiếm của chúng, chiếm khoảng 20% bóng đèn, theo Hiệp hội các nhà tái chế đèn và thủy ngân.
  6. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Tiếng Hú nơi hoang dã còn khủng khiếp hơn tiêng kêu của loài Chim lợn:

    Dầu rớt giá thảm hại gần 6% do căng thẳng Mỹ- Trung

    Cuộc xung đột thương mại Mỹ- Trung đã nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh lạnh công nghệ của hai cường quốc, khiến thị trường chao đảo vì lo sợ kinh tế suy yếu gây giảm triển vọng tiêu dùng.

    Giá dầu tiếp tục rớt mạnh gần 6% do những căng thẳng thương mại ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu tiêu thụ. Cuộc xung đột thương mại Mỹ Trung đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các chỉ số kinh tế của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy sự tăng trưởng kém mạnh hơn dự kiến.
    Chốt phiên giao dịch đêm qua, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7/2019 giảm 3,23 USD, tương đương 4,6%, xuống còn 67,76 USD/ thùng.
    Giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn cùng tháng giảm 3,51 USD, tương đương 5,7%, xuống còn 57,91 USD/thùng. Đầu phiên, giá hợp đồng này đã chạm mức 57,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 13/3 - đánh dấu ngày và tuần rớt giá mạnh nhất trong 6 tháng qua.
    Công ty dữ liệu IHS Markit cho biết chỉ số sản xuất PMI của Mỹ đã giảm xuống mức 50,6 vào đầu tháng 5, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009, so với mức 52,6 trong tháng 4. Chỉ số này tăng trên 50 có nghĩa là ngành chế tạo đang tăng trưởng, ngành chiếm 12% nền kinh tế Mỹ. Số lượng đơn đặt hàng mới tại các nhà máy Mỹ đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2009.
  7. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Tỷ số ‘trận đấu thương mại' Mỹ - Trung hiện tại thế nào?
    (Như Tâm/Theo Bloomberg)

    (NDH) Mỹ và Trung Quốc đang “ăn miếng trả miếng” lẫn nhau trong cuộc chiến thương mại. Hai bên vẫn bất phân thắng bại, quyết không nhượng bộ.
    “Xét theo góc độ kinh tế, không ai là người chiến thắng trong chiến tranh thương mại. Còn về địa chính trị, người ta chỉ quan tâm ai mất nhiều hơn mà thôi”, Tom Orlik, kinh tế trưởng tại Bloomberg, bình luận.
    “Mỹ cược rằng đó là Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì cho rằng Mỹ sẽ chẳng đủ dũng cảm để chiến đấu”.

    Thâm hụt thương mại:

    [​IMG]

    Tổng thống Donald Trump dường như chỉ sử dụng cán cân thương mại song phương để xác định Mỹ đang thắng hay thua Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Số liệu cho thấy ông còn một chặng đường dài phía trước nhưng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã thu hẹp trong vài tháng qua.
    Trong tháng 3, thâm hụt thương mại Mỹ - Trung đã xuống thấp nhất 3 năm. Giới chuyên gia kinh tế vẫn đang tranh luận xem liệu đây có phải một thước đo hữu ích.

    [​IMG]

    Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung kể từ đầu năm 2018.

    Giá cả:
    [​IMG]

    Phe chỉ trích cho rằng chính sách thuế mà Tổng thống Trump triển khai đã khiến giá hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ tăng, dù tình trạng này chưa xảy ra trên diện rộng. Các dấu hiệu lạm phát do chiến tranh thương mại bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.
    Giá bán các mặt hàng nằm trong 7 nhóm chịu thuế tăng 1,6% trong tháng 4 kể từ khi Mỹ áp thuế lần đầu tiên với hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 7/2018. Với Trung Quốc, thuế cao hơn đối với hàng Mỹ nhập khẩu không ảnh hưởng đến người tiêu dùng Trung Quốc bởi phần lớn chúng là sản phẩm đầu vào công nghiệp, không phải sản phẩm cuối cùng.
    7 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ chịu thuế nhiều nhất là đậu tương, vàng, đồng phế liệu, giấy phế liệu, khí thiên nhiên hóa lỏng, bông và propane hóa lỏng. Do người Mỹ chịu giá cao hơn, Trung Quốc ghi điểm.

    [​IMG]

    Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đối với 7 nhóm hàng bị áp thuế và phần còn lại.

    Niềm tin người tiêu dùng

    [​IMG]

    Dù niềm tin tiêu dùng Mỹ phục hồi trong tháng 4, nhờ thị trường lao động thắt chặt và lương tăng, tăng trưởng bán lẻ lại giảm lần thứ 2 trong vòng 3 tháng. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc trong cùng tháng, tăng trưởng bán lẻ giảm tốc mạnh hơn dự kiến, làm suy yếu động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số hai thế giới.
    Người Mỹ nhìn chung không quá bi quan về triển vọng cuộc chiến thương mại nhưng điều này có thể thay đổi nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập khẩu.

    [​IMG]

    Tăng trưởng doanh thu bán lẻ của Trung Quốc và Mỹ.

    Cuộc chiến tiền tệ

    [​IMG]

    Nhân dân tệ đã suy yếu khoảng 7,5% so với USD trong năm qua. Điều này giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có “đệm đỡ” quan trọng để đối phó thuế của ông Trump. Nhân dân tệ còn có thể suy yếu hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ cho phép nhân dân tệ suy yếu đến mức nào trước khi áp lực rút vốn khỏi Trung Quốc xuất hiện, buộc nước này phải dùng đến dự trữ.
    Nhân dân tệ suy yếu có thể mang lại cả kết cục tốt lẫn xấu cho kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩa “hiệp đấu” này hai bên hòa.

    [​IMG]

    Diễn biến tỷ giá CNY/USD qua các năm.

    Thị trường chứng khoán

    [​IMG]

    Năm 2018, thị trường chứng khoán hai nước đều giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ. Dù vậy, Trung Quốc chịu tác động lớn hơn với chỉ số Shanghai Composite mất tới 25% - nhiều gấp 4 lần S&P 500. Hai thị trường gần đây đều đi lên. Câu hỏi đặt ra là xu hướng này có thể kéo dài bao lâu khi đàm phán thương mại đình trệ.
    Từ đầu năm 2018, chứng khoán Trung Quốc mất 14%. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ tăng 6%.

    [​IMG]

    Diễn biến chỉ số S&P 500 và Shanghai Composite.

    Tăng trưởng kinh tế

    [​IMG]

    Kinh tế Mỹ và Trung Quốc vài tuần gần đây đều có dấu hiệu yếu đi. Trung Quốc công bố sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư trong tháng 4 đều tăng chậm hơn dự báo. Tại Mỹ, doanh số bán lẻ giảm, sản xuất tại các nhà máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng.
    Trung Quốc dường như có nhiều dấu hiệu yếu đi hơn và cần theo dõi chặt chẽ. Nếu thuế nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại có nhiều công cụ tài khóa và tiền tệ để kích cầu hơn Tổng thống Trump.

    [​IMG]

    Diễn biến tăng trưởng GDP của Mỹ và Trung Quốc.

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    [​IMG]

    Năm 2018, vốn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc giảm không đáng kể. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, con số này đi xuống. Báo cáo từ Dự án Đầu tư Mỹ - Trung cho thấy FDI từ Trung Quốc vào Mỹ giảm hơn 80%, về 5 tỷ USD, trong năm 2018. Con số này năm 2017 là 29 tỷ USD và 2016 là 46 tỷ USD. FDI từ Mỹ vào Trung Quốc chỉ giảm còn 13 tỷ USD năm ngoái, từ 14 tỷ USD năm 2017.
    Khi đàm phán thương mại song phương bế tắc và cả hai đều muốn củng cố vị thế, con đường phía trước sẽ còn rất dài. Kết quả so sánh cho thấy Mỹ và Trung Quốc đều đang dẫn trước ở một số tiêu chí nhưng nhìn chung, hai nền kinh tế đều phải trả giá.

    [​IMG]

    Diễn biến FDI của Mỹ vào Trung Quốc và FDI của Trung Quốc vào Mỹ.
  8. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Mỹ đang xem xét đánh thuế các nước phá giá tiền tệ

    Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét đánh thuế các nước phá giá tiền tệ.
    Đây là một động thái mới có thể áp thuế quan cao hơn đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
    Qui định này cũng có thể đặt hàng hóa của các quốc gia khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Sĩ vào rủi ro bị tăng thuế.
    Các quốc gia trên cùng Trung Quốc, đều được liệt kê trong "danh sách cần giám sát" của báo cáo tiền tệ do Bộ Tài chính Mỹ thực hiện nửa năm một lần. Danh sách này theo dõi các can thiệp vào thị trường tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu cao, thặng dư thương mại song phương cao.
    Bộ Tài chính Mỹ cho biết đề xuất của họ sẽ sẽ sửa đổi qui trình thuế chống trợ cấp thông thường, để bao gồm thêm tiêu chuẩn mới về phá giá tiền tệ.
    Các quan chức của chính quyền Tổng thống Trump từ lâu cho rằng đồng nhân dân tệ đã bị phá giá so với đồng USD, bất chấp cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà các chuyên gia ngoại tệ cho là đã làm tổn thương giá trị của đồng nhân dân tệ.
    "Thay đổi này khiến các nhà xuất khẩu nước ngoài chú ý rằng Bộ Thương mại có thể chống lại các khoản trợ cấp tiền tệ gây tổn hại đến ngành công nghiệp Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross phát biểu.
    "Các nước khác sẽ không còn có thể sử dụng chính sách tiền tệ để gây bất lợi cho công nhân và doanh nghiệp Mỹ nữa", ông nói.
    Theo ông Ross, động thái này là một bước tiến tốt nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump về việc giải quyết các hoạt động tiền tệ không công bằng.
    Bộ Thương mại chưa xác định các tiêu chí cụ thể mà họ sẽ sử dụng để đánh giá xem sản phẩm nào tại Mỹ được định giá thấp một cách không tự nhiên do phá giá tiền tệ.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Kông dạo này chậm quá :))
    https://www.bloomberg.com/news/arti...-from-labeling-vietnam-a-currency-manipulator
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.529
    Trung Quốc có thể sẽ sử dụng 'con át chủ bài' để đối đầu, cảnh báo Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng chiến đấu trong cuộc chiến thương mại
    Theo một loạt thông tin từ các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng đất hiếm làm "vũ khí" để đối đầu với Washington trong cuộc chiến thương mại. Theo đó, cổ phiếu của các nhà khai thác đất hiếm tăng vọt trong phiên ngày hôm nay.
    Tờ People's Daily cho biết trong một bài xã luận đăng hôm thứ Tư, Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Bài xã luận này có sử dụng một cụm từ tiếng Trung ít phổ biến có nghĩa là "đừng nói là chúng tôi không cảnh báo bạn". Theo Global Times, cụm từ này đã được People's Daily sử dụng vào năm 1962, trước khi Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ và "những người hiểu biết về ngôn ngữ ngoại giao biết sức nặng của cụm từ này là như thế nào".
    People's Daily nói thêm rằng hiện vẫn chưa thể trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có sử dụng đất hiếm làm vũ khí để trả đũa trong cuộc chiến thương mại hay không.
    Tổng biên tập tờ Global Times cho biết trên một dòng tweet, Trung Quốc đang "nghiêm túc" cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Một quan chức của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia phát biểu với CCTV rằng người dân nước này sẽ không vui khi chứng kiến những sản phẩm làm từ đất hiếm được sử dụng để ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc.
    Các bài xã luận đăng tải hôm thứ Tư trên Global Times và Shanghai Securites News cũng có những quan điểm tương tự.
    [​IMG]
    80% lượng nhập khẩu đất hiếm của Mỹ đến từ Trung Quốc.

    Trong một bản báo cáo hôm 21/5, Yi Zhu - nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence, nhận định: "Mỹ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc, nguyên liệu được sử dụng làm thành phần chính cho nhiều loại sản phẩm gồm thiết bị điện tử, xe hybrid và hệ thống lưu trữ năng lượng. Nhập khẩu loại nguyên liệu này từ Trung Quốc rẻ hơn so với việc sản xuất ở trong nước."
    Cổ phiếu của các công ty khai thác đất hiếm ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong những tuần gần đây do quan điểm rằng đất hiếm có thể là "con át chủ bài" trong cuộc chiến thương mại. Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm, cùng với nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông với Mỹ. Việc này làm dấy lên suy đoán rằng đây chính là loại nguyên liệu sẽ được "vũ khí hoá" để tung đòn đáp trả Mỹ. Đất hiếm là một mặt hàng đã xuất hiện trong tranh chấp thương mại giữa 2 nước. Quốc gia châu Á này đã tăng thuế lên 25% từ 10% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ nhà sản xuất của Mỹ, trong khi Mỹ lại loại trừ loai nguyên liệu này ra khỏi danh sách áp thuế 300 tỷ USD tiếp theo.
    Mỹ nhập khẩu 80% đất hiếm từ Trung Quốc - chủ yếu được sử dụng trong một loạt những thiết bị điện tử như smartphone, xe điện cho đến thiết bị quân sự. Đất hiếm, có chứa các nguyên tố như neodymium (sử dụng trong nam châm) và ytrrium (sử dụng trong thiết bị điện tử), xuất hiện khá nhiều ở lớp vỏ trái đất nhưng lại hiếm hơn các loại quặng khác.
    [​IMG]
    Mỹ phụ thuộc vào các lô hàng nhập khẩu chất khoáng quan trọng từ nước ngoài.

    Thị trường đất hiếm của Trung Quốc bị chi phối bởi một số ít các nhà sản xuất bao gồm Tập đoàn China Northern Rare Earth, Minmetals Rare Earth, Xiamen Tungsten và Chinalco Rare Earth & Metal. Trước đây, Trung Quốc đã từng sử dụng loại nguyên liệu này làm "vũ khí" chính trị, ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau một tranh chấp trên biển vào năm 2010.
    Cổ phiếu của China Northen tăng 7,7% trên sàn Thượng Hải, trong khi Lynas Corp, nhà sản xuất các sản phẩm đất hiếm ngoài Trung Quốc lớn nhất, tăng 12% trên sàn Sydney. Cổ phiếu của cả 2 công ty này đều tăng gấp 3 lần trong tháng này. Cổ phiếu China Rare Earth niêm yết tại Hồng Kông cũng vọt tăng 41% và tăng gấp đôi trong tháng 5.
    Sự "thống trị" của Trung Quốc đối với loại nguyên liệu này mạnh đến mức Mỹ phải cùng các quốc gia khác đệ đơn kiện lên WTO, buộc quốc gia này phải xuất khẩu thêm khi thị trường toàn cầu đang chịu cảnh thiết hụt trầm trọng. Tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh điều hành để giảm bớt sự phụ thuộc vào những nguồn khoáng chất quan trọng phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có đất hiếm - nhằm giảm bớt sự gián đoán nguồn cung.

Chia sẻ trang này