Tiếp tục khuyến nghị TCM!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hankos1368, 17/04/2014.

4134 người đang online, trong đó có 1653 thành viên. 11:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21552 lượt đọc và 465 bài trả lời
  1. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.529
    - Trong PIC cũ nhận định thị trường trên quan điểm kĩ thuật và cơ bản đã khuyến nghị hơn 2 tuần nay TCM vùng giá 28.x. Trong các phiên biến động vừa qua của thị trường TCM vẫn vận động giá khá tốt và là nơi trú ẩn thành công cho nhà đầu tư trong các phiên giảm điểm, tích cực hơn đến hôm nay vẫn cho có lãi. Với những diễn biến giá hôm nay và 1 số thông tin thu thập được mở tiếp khuyến nghị mua tiếp TCM tại vùng giá hiện tại với các thông tin hỗ trợ sau:
    + Từ tháng 3 trở đi mỗi tháng lợi nhuận >23 tỷ nhờ các đơn đặt hàng được order liên tục, việc làm không hết đồng thời nhà máy phải chạy liên tục công suất. Vì vậy lợi nhuận 2014 dự kiến cán đích ~190 tỷ tương ứng với EPS ~= 4.000đ, với giá hiện tại thì PE dự phóng tầm 7-8.x so với thị trường chung PE 13-14.x có thể chấp nhận được. Đây là chưa kể hưởng lợi từ TPP.
    + Dòng tiền đứng sau trong các phiên gần đây rất tự tin để giữ và đẩy giá TCM chứng tỏ nội lực TCM có sự hỗ trợ từ các tin tức mạnh mẽ.

    Tiếp tục cập nhật các thông tin hỗ trợ
    Cơ hội lớn cho ngành dệt mayThứ sáu, 11/04/2014, 00:33 (GMT+7)
    Đứng trước cơ hội rất lớn từ lợi thế xuất khẩu (XK) khi tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương quan trọng, cùng xu thế dịch chuyển của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam sẽ là một trung tâm sản xuất hàng dệt may của thế giới.
    [​IMG]
    Hàng dệt may Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn khi được hưởng ưu đãi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU.
    Gỡ bỏ “nút thắt”
    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), để đạt kim ngạch XK dệt may hơn 20 tỷ USD trong năm 2013, ngành dệt may Việt Nam đã sử dụng 7,4 tỷ m² vải, trong đó chỉ khoảng 1,4 tỷ m² vải trong nước sản xuất, còn lại phải nhập khẩu đến 6 tỷ m² vải. Sản lượng vải sản xuất trong nước còn thấp, chưa kể đến chất lượng không đáp ứng được nhu cầu XK.
    Dệt, nhuộm và hoàn tất là những điểm yếu nhất trong chuỗi sản xuất dệt may của Việt Nam, đó là “nút thắt” mà ngành dệt may phải phá bỏ để có thể tận dụng tốt ưu đãi thuế suất 0% khi tham gia vào các hiệp định thương mại quan trọng như TPP, FTA Việt Nam - EU, Liên minh thuế quan Việt Nam - Nga, Belarus, Kazakhstan… mà Việt Nam đang đàm phán, sẽ áp dụng trong khoảng 1, 2 năm tới.
    Hiện nay, mức thuế suất hàng dệt may XK vào Mỹ ở mức 12% - 32,5%, tính mức trung bình khoảng 17,5%; thuế suất trung bình tại EU cũng khoảng 9,6%. Khi các hiệp định thương mại trên được ký kết, thực hiện, thuế suất dệt may vào Mỹ, EU sẽ giảm xuống 0%. Cơ hội gia tăng XK và nâng cao thị phần XK vào đây là điều thấy rõ.
    Thế nhưng, để được 0%, Mỹ đưa ra yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi” (sợi được sản xuất tại Việt Nam hoặc trong các nước TPP), trong khi đó, hầu hết trong TPP chưa có nước nào có ngành sợi phát triển, buộc phải đầu tư, làm tại Việt Nam. EU đưa ra điều kiện có vẻ nhẹ hơn nhưng cũng phải đáp ứng điều kiện hàm lượng, giá trị sản phẩm làm tại Việt Nam… Tóm lại, các điều kiện này đều phải liên quan đến khâu sản xuất vải.
    Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), kiêm Phó Tổng Thư ký VITAS, cho biết, theo tính toán của VITAS, nếu chỉ tính mức tăng trưởng khoảng 15% - 17% của dệt may XK từ năm 2007 đến nay, thì đến năm 2025, quy mô về nhu cầu nguyên liệu và kim ngạch XK dệt may sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Và để hoàn thiện chuỗi cung ứng trong nước, toàn ngành cần có 12 triệu cọc sợi, 12 tỷ m² vải và 5 triệu lao động, với kim ngạch XK khoảng 40 tỷ USD.
    Thực tế, nhiều khả năng chỉ cần đến năm 2020, dệt may sẽ thực hiện được những con số đưa ra. Và nếu tính thêm tăng trưởng 2%/năm của tiêu thụ dệt may thế giới thì nguồn cung nguyên phụ liệu cho dệt may Việt Nam rất lớn.
    Thu hút nhà đầu tư
    Theo các chuyên gia, dù đang là nhà cung ứng đứng vị trí quan trọng vào Mỹ, EU nhưng thị phần XK dệt may Việt Nam vào đây vẫn còn rất khiêm tốn. Mỹ - thị trường có tổng tiêu thụ hàng dệt may trong năm 2013 ở khoảng 105 tỷ USD, nhưng dệt may Việt Nam XK vào đây chỉ chiếm 8% - 9% thị phần. Đối với EU, thị trường có mức tiêu thụ cao gấp đôi Mỹ, với 260 tỷ USD mỗi năm nhưng XK dệt may vào EU chỉ mới được khoảng 3% thị phần tiêu thụ ở đây. Chính vì vậy, Việt Nam có lý do đặt kỳ vọng để thị phần dệt may tăng cao hơn.
    Với dân số 90 triệu dân, 60% trong đó ở độ tuổi lao động, đây thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển của ngành may. Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng đánh giá, không chỉ riêng ngành dệt may Việt Nam mà hầu hết các chuyên gia kinh tế thế giới đều nhận định Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất cung ứng hàng dệt may của thế giới, sản xuất dệt may sẽ đổ về Việt Nam trong thời gian tới. Bởi lẽ, thị trường cung ứng hàng dệt may toàn cầu đang có sự điều chỉnh mới.
    Trung Quốc - nơi chiếm hơn 50% sản lượng cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu đang giảm dần thị phần XK, hiện chỉ còn giữ khoảng 40% do đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, chi phí sản xuất tăng cao và thiếu hụt lao động. Trong khi đó, các nước XK dệt may khác như Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Myanmar có nhiều rủi ro; Thái Lan không có chủ trương phát triển sản xuất mà họ đi vào phân khúc cao hơn, như bán lẻ thời trang…
    Để hưởng được ưu đãi thuế XK buộc các nhà nhập khẩu, nhà tham gia chuỗi cung ứng nước ngoài phải đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, nhà đầu tư FDI đã nhìn thấy được xu thế này và đã nhanh chân đầu tư vào thị trường Việt Nam, các dự án đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm đang được đẩy mạnh. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư, một vài địa phương tại Việt Nam đang xem xét cấp phép xây dựng các khu công nghiệp tích hợp chuỗi cung ứng dệt may với quy mô lên đến hàng ngàn héc ta.​
  2. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.529
    Doanh nghiệp FDI ‘bơm thêm vốn’ vào dệt may
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành dệt may đang “bơm vốn” để mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam.
    Công ty May mặc Venture - Hà Lan đang hoàn tất các thủ tục xin cấp phép để cuối tháng 4, hoặc chậm là sang đầu tháng 5/2014, sẽ khởi công xây dựng nhà máy may hàng xuất khẩu, với sản phẩm chính là sơ mi và jacket tại Thanh Tiên, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An).
    Với vốn đầu tư 10 triệu USD, nhà máy mới của Venture có công suất thiết kế 150.000 - 210.000 áo Jacket và 2 triệu áo sơ mi/năm, sử dụng khoảng 1.000 lao động.
    Điều đáng nói, đây không phải là dự án đầu tiên của Venture tại Việt Nam. Năm 2007, Venture đã đầu tư một nhà máy may tại Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương), thu hút trên 1.000 lao động và hiện đang hoạt động khá hiệu quả.
    Được biết, toàn bộ sản phẩm của nhà máy là quần áo bảo hộ lao động, áo chống cháy và các trang phục chuyên ngành đều được xuất khẩu đi châu Âu, với giá trị vài chục triệu USD/năm.
    Ông John Somers, Giám đốc Công ty May mặc Venture cho biết, nhu cầu của khách hàng gia tăng là lý do chính khiến Công ty đầu tư mở thêm nhà máy mới.
    Trong khi Venture đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư tại Nghệ An, thì tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi (TP.HCM), 2 dự án với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD của 2 công ty nước ngoài khác cũng đang ráo riết triển khai.
    Trong đó, Công ty TNHH Worldon Việt Nam thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, quy mô 80 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 140 triệu USD. Dự kiến giai đoạn 1 của Nhà máy sẽ chính thức hoạt động vào tháng 6/2015.
    Còn Công ty TNHH Sheico Việt Nam cũng đang chuẩn bị khởi công Dự án Sản xuất dệt vải, may hàng xuất khẩu, với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2014.
    Ngoài 3 dự án kể trên, tại Nam Định, Quảng Bình, Đồng Nai… cũng đang có một số doanh nghiệp FDI tìm kiếm địa điểm để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
    Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), hiếm thấy khi nào mà xuất khẩu dệt may lại thuận lợi như thời điểm hiện tại. Thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước đang hồi phục và có mức tăng trưởng hơn năm trước, nên dù mới đầu tháng 4, nhưng đại bộ phận doanh nghiệp dệt may đều đã có đơn hàng cho hết quý III và IV/2014, Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.
    Việc các doanh nghiệp FDI dồn dập triển khai các dự án quy mô lớn cho thấy, sự phân cực về khoảng cách giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ngày càng rõ hơn, cảnh báo nguy cơ tụt lại sau của doanh nghiệp trong nước ngày một lớn.
    Trong cuộc họp công bố doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may diễn ra vào tháng 3/2014, đại diện Vitas đã thẳng thắn thừa nhận, tuy số lượng doanh nghiệp FDI ngành dệt may ít, nhưng quy mô lớn và đóng góp tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.
    Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG dự báo, trong năm 2014, ngành dệt may Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng tới 30%. “Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may trong năm 2014 có thể sẽ đạt 26 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD so với mức thực hiện của năm 2013. Nhiều doanh nghiệp dệt may đều cho biết, đã kín đơn hàng cho cả năm 2014”, ông Thời nói.
    Đại diện nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng, việc mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam không hoàn toàn vì mục đích đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán và dự kiến sẽ sớm hoàn tất. Song với thực tế là, khi TPP có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản… sẽ có thuế suất là 0%, thì việc hàng loạt doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào ngành dệt may ít nhiều đều tính đến triển vọng này.
    Thế Hải(baodautu.vn)
    airpocketperiod thích bài này.
  3. cocodinouvo

    cocodinouvo Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Đã được thích:
    46
    Ngon rồi. TCM mua là quá ổn, đầu tư dài hạn. 23 làm 1000 đ cổ tức là ngon choét. Tiếc là hôm qua ko có tiền để mua thêm
    Hankos1368 thích bài này.
  4. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.529
    Giá bông nguyên liệu đầu vào của TCM dự kiến ổn định đến quý 3 với các chiến lược hợp đồng kì hạn mua giá hợp lí của công ty.

    Rủi ro lớn cho các thị trường bông và cao su khi Trung Quốc tồn kho lớn
    Bông và cao su thiên nhiên vốn là hai mặt hàng có ít điểm chung, không giống như những nông sản khác, song vào lúc này thì cả hai lại đang có rất nhiều điểm tương đồng trên thị trường Trung Quốc.
    Cả hai mặt hàng này năm nay đều rớt giá trên thị trường châu Á, bởi lượng tồn trữ ngày càng phình to ở trung Quốc, với nguyên nhân được cho là bởi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này gặp trục trặc.
    Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đã giảm 18% so với hồi đầu năm. Giá bông kỳ hạn tại Sàn giao dịch Trịnh Châu (Trung Quốc) chỉ còn 18.245 nhân dân tệ (2.939 USD)/tấn, giảm 9% so với mức 20.060 nhân dân tệ hôm 24/2.
    Giá bông giảm vào lúc này tại Trung Quốc không phù hợp với xu hướng quốc tế, khi mà giá tại sàn giao dịch New York (ICE) hiện ở mức 92,07 US cent/lb, tăng 8,7% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, so với mức cao 94,11 US cent/lb hôm 25/3 thì giá bông ICE cũng đã sụt khoảng 2,2%.
    Nguyên nhân khiến giá bông thế giới đảo chiều giảm là bởi triển vọng nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ giảm khi chính phủ nước này tích cực bán bông dự trữ nội địa ra.
    Nhập khẩu bông vào Trung Quốc đã giảm 35,5% trong 2 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ 538.542 tấn. Xuất khẩu từ nước cung cấp lớn thứ 2 thế giới là Mỹ giảm thê thảm, giảm 47%.
    Trung Quốc, nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới, sẽ chào bán 200.000 tấn bông chất lượng cao mỗi tuần từ kho dự trữ quốc gia, theo kế hoạch giải phóng bớt kho dự trữ.
    Trung Quốc đang chuyển từ kế hoạch mua bông sang hệ thống hỗ trợ người trồng bằng trợ cấp, nhằm giảm lượng dự trữ khổng lồ - theo Ủy ban Tư vấn Bông Quốc tế là lên tới khoảng 12,8 triệu tấn, bằng hơn một nửa tổng dự trữ toàn cầu 20,04 triệu tấn.
    Bông trong kho dự trữ của Trung Quốc là loại chất lượng cao, và việc chính phủ bán bông dự trữ ra chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu vào nước này tiếp tục giảm.
    Mặc dù lượng nhập khẩu sẽ không giảm về số 0 vì giá bông dự trữ vẫn cao hơn giá bông nhập khẩu, song khối lượng bán lớn sẽ gây áp lực tới giá thế giới.
    Tương tự như bông, thị trường cao su thiên nhiên cũng rất lo ngại về lượng dự trữ của Trung Quốc.
    Nhập khẩu cao su thiên nhiên vào nước này đã tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2014, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 534.065 tấn.
    Tuy nhiên, đó là kết quả của việc khách hàng tranh thủ mua lúc giá thế giới rẻ, so vậy lượng mua về chủ yếu vẫn cất giữ trong kho, đẩy lượng tồn trữ tăng mạnh.
    Tồn trữ cao su tại cảng Thanh Đảo hiện khoảng 340.000 tấn, tăng so với khoảng 290.000 tấn hồi tháng Giêng.
    Dự trữ tại Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm xuống 181.134 tấn trong tuần tới 28/3, song vẫn sát mức đỉnh cao của năm 2014 (207.658 tấn trong tuần tới 7/2).
    Dự trữ cao su tại Trung Quốc bắt đầu tăng từ tháng 5/2011 (khi đó chỉ gần 10.291 tấn).
    Trong khi đó, có nhiều báo cáo cho thấy các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang hủy nhiều chuyến cao su do giá cao su loại sử dụng sản xuất lốp xe giảm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm, mặc dù chưa thống kê được khối lượng.
    Giá cao su giảm đã buộc 3 nước sản xuất cao su chủ chốt là Indonesia, Thái Lan và Malaysia phải xem xét phối hợp giảm cung ra thị trường thế giới để ngăn giá giảm.
    Ba quốc gia chiếm 70% sản lượng cao su toàn cầu này đã từng hành động tương tự trong niên vụ 2012-2013, nhưng chỉ đẩy giá tăng trở lại trong một thời gian rất ngắn.
    Và lần này chưa chắc họ sẽ có thể đẩy giá tăng một cách bền vững, trừ khi họ chuẩn bị đương đầu với những hậu quả chính trị bởi thu nhập của người nông dân bị co lại hoặc phải chi rất nhiều tiên để mua cao su vào cất trong kho.
    Hy vọng nhiều nhất là nhu cầu gia tăng, bởi tiêu thụ ô tô ở Trung Quốc vẫn khả quan khi tăng 17,8% trong tháng Hai so với cùng tháng năm trước đó, và tăng 10,7% từ đầu năm tới nay.
    Tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ và châu Âu cũng có thể đẩy tiêu thụ ô tô tăng ở những thị trường khổng lồ đó, và khi đó tiêu thụ lốp xe – sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cao su – sẽ tăng.
    Tuy nhiên, với lượng tồn trữ nhiều như hiện nay, triển vọng giá cao su trong vài tháng tới không mấy khả quan, và điều đó sẽ che mờ những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế mạnh lên ở Trung Quốc và những nơi khác trên thế giới.
    airpocket thích bài này.
  5. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    11.590
  6. gakonlonton

    gakonlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    156
    Bác là môi giới bên VNDS ah, e tưởng VND thoái hết vốn rồi chứ
    Hankos1368 thích bài này.
  7. period

    period Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/12/2013
    Đã được thích:
    557
    không phải tự nhiên mà VN phóng thích luật sư CHHV đâu . Các bác biết tại sao không ?
    Hankos1368 thích bài này.
  8. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.529
    K đơn giản đâu bác nhé. Vẫn còn.:)
    airpocket thích bài này.
  9. period

    period Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/12/2013
    Đã được thích:
    557
    Chỉ trong hơn một tháng Hà Nội đã lần lượt thả 5 tù nhân lương tâm gồm thầy giáo Đinh Đăng Định, Ông Nguyễn Hữu Cầu, TS luật Cù Huy Hà Vũ, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và ông Vi Đức Hồi, tất cả đều được phóng thích trước thời hạn. VN đang trong quá trình đàm phán TPP và FTA. Việt Nam muốn gửi một thông điệp gì đến với quốc tế qua hành động rất đáng ngạc nhiên này ?
    Hankos1368 thích bài này.
  10. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.529
    Bác rất tinh ý. Thanks ý kiến của bác.:)
    airpocket thích bài này.

Chia sẻ trang này