Tìm kiếm cơ hội đầu tư trên TTCK VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguyenhaithanh1108, 22/02/2016.

4163 người đang online, trong đó có 430 thành viên. 07:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41810 lượt đọc và 201 bài trả lời
  1. Adidaphat9

    Adidaphat9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2014
    Đã được thích:
    1.607
    Ôm TLH thì ko đến nỗi nhưng có lẽ sẽ phải kiên trì chờ quý 4 này.
  2. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 20/11/2017

    1. Cập nhật cổ phiếu HPG:

    - Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của HPG đạt 33,926 tỷ đồng (+43% yoy); lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 5,614 tỷ đồng (+99% yoy). Có 2 lý do chính dẫn đến việc kết quả kinh doanh tích cực như trên: (1) Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ tăng trưởng so với cùng kỳ, (2) Giá bán thép xây dựng trung bình tăng khoảng 20% so với cùng kỳ.
    - Dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất: Giai đoạn I của dự án sẽ tăng 2 triệu tấn thép dài (+100% công suất hàng năm của HPG), hiện đang trong quá trình xây dựng và dự kiến vận hành từ tháng 2/2019. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp HPG giải quyết vấn đề hạn chế công suất hiện tại. Giai đoạn II sẽ cung cấp 2 triệu tấn HRC – nguyên liệu sản xuất tôn mạ và ống thép – là bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được và phải nhập khẩu 100%. Dự án được dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2019. Đáng chú ý, dù đầu tư xây dựng dự án và ứng trước để mua máy móc cho dự án Dung Quất trong Q3.2017, HPG vẫn duy trì được tình hình tài chính tốt, với lượng tiền gửi ngân hàng tăng mạnh đạt 12.000 tỷ VND.
    - Dự án nhà máy tôn mạ tại Hưng Yên dự kiến hoạt động vào đầu năm 2018: Dự án nhà máy tôn mạ màu với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ, công suất 400.000 tấn/năm tại Hưng Yên. Sản phẩm chủ yếu bao gồm tôn mạ màu, tôn lạnh, và sơn màu, thị trường mục tiêu là ở phía Bắc. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong đầu năm 2018. Theo BCTC Q3.2017, giá trị xây dựng cơ bản dở dang của dự án này đang ở mức 1.365 tỷ đồng, tương đương 30% tổng giá trị đầu tư. Với việc các nhà máy sản xuất tôn lớn ít tập trung tại miền Bắc mà chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam, cộng thêm lợi thế về hệ thống phân phối và thương hiệu của HPG, chúng tôi cho rằng HPG có thể thâm nhập được nhanh vào thị trường ngay sau khi nhà máy đi vào hoạt động, và có thể đạt 100% công suất sau 2 năm.
    - Dự án Mandarin Garden II dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận vào 2018: Hiện tại, HPG đã cất nóc tòa tháp cao nhất của dự án Mandarin Garden II trong T5/2017. Theo dự kiến, trong năm 2017, HPG có thể ghi nhận 20% doanh thu khi bàn giao nhà cho khách hàng theo quy định kế toán, ước tính khoảng 400 tỷ doanh thu và 125 tỷ LNST. Phần doanh thu và lợi nhuận còn lại sẽ được ghi nhận trong năm 2018, ước tính đem lại cho HPG khoảng 1.500 tỷ doanh thu và 400 tỷ lợi nhuận sau thuế.
    - Với việc chính sách thuế tự vệ thép sẽ còn hiệu lực cho tới 2021, HPG cũng như các doanh nghiệp thép cùng ngành đang gấp rút triển khai các dự án mở rộng công suất để cải thiện năng lực sản xuất. Về dài hạn, HPG sẽ có thể đạt sản lượng thép 6.4 triệu tấn – gấp 3 lần công suất hiện tại vào năm 2020 – 2021 với các dự án tôn mạ ở Hưng Yên (2018) và dự án Dung Quất (2019 – 2020). Chúng tôi cho rằng đây là động lực tăng trưởng chính trong tương lai của HPG và khuyến nghị nắm giữ đối với HPG.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:

    [​IMG]
  3. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 21/11/2017

    1. Cập nhật cổ phiếu VIS:

    - Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu của VIS đạt 4.645 tỷ đồng (+100% yoy); lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 67 tỷ đồng (+99% yoy). Có 2 lý do chính dẫn đến việc kết quả kinh doanh tích cực như trên: (1) Lượng phôi thép tiêu thụ ngoài tăng mạnh so với năm 2016. Sản lượng thép thanh thành phẩm tiêu thụ và giá bán thép xây dựng đều tăng khoảng 13-15% so với cùng kỳ, (2) Sự xuất hiện của cổ đông lớn CTCP Thương mại Thái Hưng giúp hỗ trợ năng lực bán hàng và quản lý chi phí hiệu quả hơn.
    - Hiện tại, VIS đang sở hữu 1 nhà máy cán thép tại Hưng Yên (công suất 250.000 tấn/năm) và 1 nhà máy phôi thép ở Hải Phòng (công suất 400.000 tấn/năm). Trong giai đoạn 2012-2016, nhà máy cán thép luôn hoạt động từ 100-125% công suất, với sản lượng sản xuất từ 250.000 - 300.000 tấn. Ngược lại, nhà máy phôi ở Hải Phòng chỉ đạt 65% công suất thiết kế, khiến hiệu quả sản xuất không cao. Cộng với việc các nhà sản xuất thép lớn như Hòa Phát (HSX: HPG) liên tục mở rộng quy mô, thị phần cả nước của VIS nói chung và miền Bắc nói riêng đã suy giảm đáng kể. Cụ thể, thị phần cả nước giảm từ 9.5% xuống 6.7%, còn thị phần miền Bắc – thị trường chính của VIS giảm từ 5.6% xuống 3.8%.
    - Việc nhà máy cán thép luôn phải hoạt động hết công suất khiến VIS có nhu cầu xây nhà máy mới để mở rộng. Tại ĐHCĐ năm 2017, VIS đã thông qua quyết định nâng cấp nhà máy hiện hữu và xây dựng 2 nhà máy mới. Các dự án này tổng mức đầu tư dự kiến là 1.600 tỷ đồng, và sẽ bổ sung khoảng 500.000 tấn thép xây dựng và 700.000 tấn phôi thép trong 2-3 năm tới. Hiện nay, VIS phải vận chuyển phôi từ nhà máy tại Hải Phòng về Hưng Yên gây tốn kém chi phí vận chuyển, và chi phí gia nhiệt cho phôi. Việc hoàn thành nhà cán tại Hải Phòng sẽ giúp hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất, và được kỳ vọng sẽ cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
    - Ngày 17/11/2017, CTCP Thái Hưng đã chào mua công khai them 3.95 triệu cổ phiếu – tương đương 5.35% vốn điều lệ. Giá chào mua theo công bố từ VIS dự kiến là 28.000 đ/cp. Dự kiến sau khi giao dịch, tỷ lệ sở hữu của CTCP Thái Hưng tại VIS sẽ là khoảng 51%.
    - Với mức giá hiện tại, VIS đang được giao dịch với mức P/E trượt là 19.3x và P/E forward là 14.6x – khá cao so với mức trung bình ngành. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng đến từ các dự án mới và quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có thể đem lại hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với mã cổ phiếu VIS.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ :

    [​IMG]
  4. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 22/11/2017

    1. Cập nhật cổ phiếu MBB:

    - Tiếp tục đà tăng trưởng trong 6T2017, Ngân hàng Quân đội (MBB: HSX) công bố lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 1.195 tỷ đồng, (+62,6% YoY). Lũy kế 9T2017, lợi nhuận trước thuế đạt 4.002 tỷ đồng (+ 43,5% YoY), đạt 88,3% kế hoạch năm là 4.532 tỷ đồng (+ 24,1% YoY).
    - Thu nhập lãi thuần tăng lên mức 2.835 tỷ đồng (+36,9% YoY) từ mức 2.071 tỷ đồng nhờ tăng trưởng cho vay đạt 16,9% và hệ số NIM đạt 4,3%. Lũy kế 9T2017, thu nhập lãi thuần tăng 40% YoY, khá mạnh so với 9T2015 và 9T2016 tương ứng là 4,2% và 4% YoY. Tăng trưởng cho vay đạt 16,9% YTD, tăng vượt mức tăng trưởng trung bình ngành 12,16% YTD. NHNN chấp thuận cho MBB nâng trần hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 16% lên 20% trong năm 2017. Động lực chính cho tăng trưởng tín dụng vẫn đến từ cho vay cá nhân, đặc biệt là cho vay thế chấp và cho vay hộ gia đình. Tiền gửi của khách hàng tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức trung bình ngành 9,59% cùng kỳ năm trước.
    - Tỷ lệ nợ xấu của MBB là 1,33% vào quý 3/2017, khá ổn định kể từ quý 2/2016. Tuy nhiên, tỷ lệ những khoản vay đặc biệt và nợ xấu tăng nhẹ lên 2,97% từ 2,58% trong năm tài chính 2016, có thể liên quan đến tăng trưởng tín dụng nhanh. Chúng tôi ước tính MBB đã dành khoảng 900 tỷ đồng cho việc phát hành trái phiếu đặc biệt VAMC, theo kế hoạch của ngân hàng. Trong quý 3/2017, MBB cũng đã sử dụng dự phòng một khoản (khoảng 800 tỷ đồng), làm cho tỷ lệ bao nợ xấu đột ngột giảm từ mức 103% trong quý 2/2017 xuống còn 87%. MBB dự kiến giữ ổn định tỷ lệ bao nợ xấu cao hơn mức 80%.
    - Với tăng trưởng lợi nhuận thuần từ lõi tốt hơn so với kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính cho năm 2017 và 2018. Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2017 và năm 2018 sẽ đạt 4.988 tỷ đồng (+36,6% YoY) và 6.540 tỷ đồng (+31,1% YoY).
    - Ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu, MBB đang giao dịch tại PB 2017 và 2018 tương ứng 1,6x và 1,5x dựa trên ước tính mới của chúng tôi.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:

    [​IMG]
    [​IMG]
  5. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 24/11/2017

    1. Cập nhật cổ phiếu VSC:

    - Trong 9 tháng đầu năm 2017, VSC đạt 958 tỷ đồng doanh thu hợp nhất (+22% YoY), chủ yếu nhờ tăng trưởng về khối lượng từ cảng VIP Green mới. So với năm ngoái, khối lượng hàng hóa của cảng tăng 40% YoY và đạt 300.000 TEU, chiếm 63% tổng công suất. Mặt khác, khối lượng hàng hóa tại cảng Green cũ không thay đổi, đạt 280.000 TEU và khối lượng hàng hóa chuyển qua cảng PTSC do VSC thuê lại là 100.000TEU. Như vậy, tổng khối lượng của VSC trong 9T2017 đạt 680.000 TEU. Trong trường hợp quá tải trong các ngày cao điểm, cảng Green sử dụng PTSC như một cảng thay thế.
    - Về triển vọng ngành, sau khi trao đổi với một số doanh nghiệp cảng, chúng tôi thây rằng, tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá được cải thiện hơn nửa đầu năm 2017, cao hơn mức 10% trong quý 3/2017 so với mức tăng 7% hồi đầu năm. Xu hướng tăng có thể sẽ tiếp tục đến quý 4/2017, vì quý 4 luôn là mùa cao điểm của các cảng.
    - Do đó, chúng tôi kỳ vọng vào năm 2017, sản lượng hàng hóa của VSC có thể đạt 815.000 TEU (+ 33% YoY), trong đó 500.000 TEU từ cảng VIP Green (+61% YoY) và 315.000 TEU từ cảng Green (+ 5% YoY). Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính đối với cảng Green 10%, vì tỷ lệ đòn bẩy cao buộc cảng phải giảm giá nhằm đảm bảo dòng tiền mặt cần thiết để trả nợ. Đồng thời, chúng tôi ước tính chi phí thuê ngoài cao hơn do phát sinh lệ phí cầu đường. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm các ước tính của chúng tôi cho năm 2017.
    - Trong năm 2017, doanh thu dự kiến đạt 1,213 nghìn tỷ đồng (+12% YoY). Biên lợi nhuận gộp được điều chỉnh xuống mức 32,4%, giảm 4% so với năm 2016, do những lý do trên. NPAT ước tính đạt 267 tỷ đồng, (+ 2% YoY).
    - Chúng tôi thấy VSC đã chuyển từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu có giá trị với hoạt động kinh doanh cốt lõi vững chắc. Triển vọng tăng trưởng doanh thu bị hạn chế do lượng cung mới từ Nam Định Vũ của Gemadept vào năm 2018 và Lạch Huyện vào năm 2019 có thể gây khó khăn cho VSC trong việc mở rộng cơ sở khách hàng.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:

    [​IMG]
    [​IMG]
  6. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 27/11/2017

    1. Roadshow của SCIC về NTP, BMP và FPT:

    SCIC tổ chức roadshow vào ngày 17/11/2017 chào bán 29.51% cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP: HOSE), 37,10% cổ phần của CTCP Nhựa Tiền Phòng (NTP: HNX) và 5,96% cổ phần của CTCP FPT (FPT: HOSE). Sau đây là những ý chính rút ra từ sự kiện:

    a. Thông tin đáng chú ý cho nhà đầu tư:
    · Giá chào bán: không thấp hơn giá tham chiếu VÀ giá sàn tại ngày đấu giá.
    · Tiền đặt cọc: 10% giá trị ước tính tại giá tham chiếu.
    · Điều kiện hủy bỏ: nhà đầu tư có thể hủy lệnh đấu giá trong thời gian đăng ký. Nếu giá thị trường tăng đáng kể, và giá sàn tại ngày T-1 cao hơn nhiều so với giá ước tính của nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể hủy lệnh đấu giá trước 16h00 ngày T-1.
    · Công bố thông tin giao dịch: Cổ đông nội bộ phải công bố số lượng đăng ký. Các cổ đông lớn (người đấu giá thành công có thể nắm giữ 25% cổ phần trong công ty) được miễn làm thủ tục chào bán công khai, nhưng cần phải thông báo cho nhà tổ chức đấu giá và công bố số lượng ước tính trong vòng 7 ngày trước ngày đấu giá.

    b. Khuyến nghị của chúng tôi:
    · FPT: SCIC không phải là cổ đông lớn của FPT, chỉ nắm giữ 5,96% FPT. Thêm vào đó, SCIC không có ảnh hưởng đáng kể đến ban lãnh đạo của FPT. FPT cũng không còn room cho nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số lượng chào bán cũng chỉ tương đương khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày. Do đó, chúng tôi cho rằng FPT có thể chưa thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước.
    · BMP: Giới hạn sở hữu nước ngoài là 100%, với room còn cho nhà đầu tư nước ngoài là 55,7%, cao hơn số lượng cổ phiếu chào bán. Hiện nay, cổ đông lớn nhất là Nawa Plastic (20,4% BMP) đang liên tục thể hiện ý muốn mua vào cổ phiếu BMP. Gần đây, công ty đã thoái vốn toàn bộ khỏi NTP. Chúng tôi cho rằng Nawa Plastic cần lô cổ phiếu của SCIC để giữ quyền kiểm soát tại BMP.
    · NTP: Khác với BMP, giới hạn sở hữu nước ngoài vẫn ở mức 49% và hiện chỉ còn 25%, thấp hơn số lượng cổ phiếu chào bán. Vào ngày 30/11, NTP sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để nâng giới hạn sở hữu nước ngoài lên 100% tương tự như BMP. Đối tác chiến lược mới là SEKISUI CHEMICAL đang nắm giữ 15% cổ phần NTP, cũng có thể muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại NTP.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:

    [​IMG]
    [​IMG]
  7. lecung192

    lecung192 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    9.648
    Vậy còn mua BMP đc k bác?
    nguyenhaithanh1108 thích bài này.
  8. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    BMP bác mua cũng chỉ quan điểm lướt lát ngắn hạn theo sóng thoái vốn SCIC thôi nhé. Nếu bác có tin nội bộ chính xác là giá khởi điểm cao hơn giá cổ phiếu đang giao dịch hiện tại tương đối nhiều thì có thể tham gia mua vào lướt sóng nhưng phải cắt lỗ cho chặt (lỗ 5-7% là cắt ngay).

    Em chỉ đầu tư cổ phiếu có: hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng, có lợi thế cạnh tranh bền vững, tình hình tài chính lành mạnh, ban lãnh đạo có năng lực - quản trị minh bạch, và cổ phiếu còn đang được định giá hợp lý.

    BMP em thấy như sau:
    • Hoạt động kinh doanh cốt lõi suy giảm.
    • Lợi thế cạnh tranh không còn bền vững (đối thủ mới gia nhập ngành mạnh: HSG, Tân Á - Đại Thành).
    • Cổ phiếu đang bị định giá cao (P/E trượt 4 quý gần nhất khoảng 17 lần là định giá qua cao cho một cổ phiếu không tăng trưởng và triển vọng tương lai chưa rõ ràng như BMP).
    Do đó, quan điểm của em là BMP không hấp dẫn để đầu tư thời điểm hiện tại.
  9. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540
    Kính gửi: Anh/Chị,

    BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀY 28/11/2017

    1. Cập nhật cổ phiếu VCB:

    - VCB tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3/2017, cao hơn so với tất cả doanh nghiệp cùng ngành trên tất cả các chỉ số chính. Tổng tài sản tăng 14% YTD, đạt 898 tỷ đồng, vượt kế hoạch tăng trưởng 11% trong năm 2017 và cao hơn mức tăng trưởng ngành là 12,16% YTD. Điều này nhờ vào tăng trưởng tổng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (công cụ huy động tiền gửi) tăng 17,2% YTD, đạt 704 tỷ đồng (+16,5% YTD đối với tiền gửi và +58% YTD đối với giấy tờ có giá) và tín dụng tăng trưởng 15,6% YTD, đạt 550 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng huy động và tín dụng này cao hơn so với kế hoạch năm đặt ra tương ứng là 14% YTD và 15% YTD, và cao hơn so với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 14,4% YTD và 15,5% YTD. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền gửi và các công cụ tiền gửi khác, hệ số LDR đã giảm từ 80,7% trong 6T2017 xuống còn 78,1% trong quý 3.
    - Ngày 20/11, VCB đã bán đấu giá trên 13,2 triệu cổ phiếu của Saigonbank, tương đương 4,3% vốn điều lệ với giá đấu thành công bình quân là 20.100 đồng / cổ phiếu. Đồng thời, ngân hàng đã bán tổng cộng 6,6 triệu cổ phiếu CFC, tương đương với 10,91% vốn cổ phần với giá đấu thành công bình quân là 11.554 đồng / cổ phiếu. Chúng tôi ước tính VCB thu về gần 266 tỷ đồng từ việc bán lại cổ phần của SaigonBank và 76,25 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu CFC. Tại ngày 31/12/2016, giá trị sổ sách của hai khoản đầu tư lần lượt là 123,45 tỷ đồng và 70,95 tỷ đồng. Tổng các khoản chênh lệch ước tính khoảng 148 tỷ đồng, và ngân hàng dự kiến sẽ ghi nhận trong năm nay.
    - Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo về tăng trưởng tổng tài sản, tiền gửi và tín dụng của VCB trong năm 2017 lên tương ứng 14,1%, 17,4% và 18,2% YoY. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng hệ số NIM sẽ giảm còn 2,62% do chi phí tài chính bình quân sẽ tiếp tục tăng khi ngân hàng tái cơ cấu nguồn vốn cho các nguồn dài hạn hơn, cùng với xu hướng lãi suất huy động thị trường sẽ tăng lên dịp cuối năm. Theo đó, lợi nhuận thuần sẽ tăng 14,1% YoY, đạt 21.131 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi dự báo tăng 16,65% YoY, lên 7,41nghìn tỷ đồng.
    - Ngoài ra, chúng tôi dự báo hệ số CIR của ngân hàng sẽ tăng lên 42,5% so với mức 40% của năm ngoái. Theo đó, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận trước thuế 2017 xuống 10,293 nghìn tỷ đồng (+ 20,8% YoY, dự báo trước là 10,504 nghìn tỷ đồng).
    - Với giá thị trường hiện tại, VCB đang giao dịch ở mức PB 2017 và 2018 tương ứng là 3,25x và 2,95x, tương đối cao so với các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, với vị trí dẫn đầu của ngân hàng về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao, bảng cân đối lành mạnh và khả năng sinh lợi cao, chúng tôi cho rằng mức định giá này là hợp lý. Chúng tôi duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VCB.

    2. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:

    [​IMG]
    [​IMG]
  10. nguyenhaithanh1108

    nguyenhaithanh1108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2015
    Đã được thích:
    540

Chia sẻ trang này