Tin hot nhất TTCK Việt Nam, 26/11/2019 chào đón Sân Bay Long Thành, các mã sẽ bật tăng mạnh???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quandui8668, 17/11/2019.

4672 người đang online, trong đó có 595 thành viên. 07:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11271 lượt đọc và 85 bài trả lời
  1. tho2411

    tho2411 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/09/2014
    Đã được thích:
    4.971
    các bác lại hô hào rồi. đất long thành nhiều nhất là GVR đấy, nhưng sân bay thì chờ tầm vài chục năm nữa đi. ko thấy metro số 1 của sài gòn có mấy tỏi mà còn lên voi xuống chó sau,
    hpkt85 thích bài này.
  2. Saigon12

    Saigon12 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Đã được thích:
    988
    mọi thứ thuộc về kỳ vọng nó luôn đi trước , ai nghĩ quận 9 giá đất hiện nay cao đến vậy nhờ Metro đấy , chỉ cần có thông tin khởi công thôi thì phải mua giá khác rồi .
    có 1 CTY BĐS khu CN trên sàn Ho mang tên Long Thành đấy vì nó ở trung tâm Long Thành , đất KHU CN đất nền của nó toàn là Long Thành
    --- Gộp bài viết, 17/11/2019, Bài cũ: 17/11/2019 ---
    SZC giá vào vùng hấp dẫn rồi đấy
    có 1 CTY BĐS khu CN trên sàn Ho mang tên Long Thành đấy vì nó ở trung tâm Long Thành , đất KHU CN đất nền của nó toàn là Long Thành
    Dautudaihang thích bài này.
  3. quandui8668

    quandui8668 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2015
    Đã được thích:
    4.923
    Nhựa Long Thành- cty của Minh Nhựa
    SZL tức Sonadezi Long Thành hả bác :)):)):))
    nay em nó còn bao nhiêu đất thương phẩm (có thể bán hoặc cho thuê) bác nhỉ:-"
    --- Gộp bài viết, 17/11/2019, Bài cũ: 17/11/2019 ---
    bác lại nhầm to rồi
    cũng là đất nhưng ko phải đất nào cũng có giá trị
    Đất có giá trị ở đây là đất dân cư, đất thương mại dịch vụ, có pháp lý rõ ràng
    còn đất của GVR là đất nông nghiệp nếu đền bù thì chỉ dc vài trăm triệu/ha thôi:)):)):))
  4. xxxuehxxx

    xxxuehxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2013
    Đã được thích:
    3.772
    DXG, DIG ngon nhất. Toàn đất ở, đất đắc địa
    quandui8668 thích bài này.
  5. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Hóng tin từ Quốc hội
    quandui8668 thích bài này.
  6. boyness

    boyness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/09/2014
    Đã được thích:
    1.348
    Nói chung sân bay được duyệt thì đất cát đá, cơ sở hạ tầng, VLXD lên ngôi
    --- Gộp bài viết, 17/11/2019, Bài cũ: 17/11/2019 ---
    giờ ngoài ĐBS thì còn vụ M&A mỏ đá tranh giành giữa các cty mới hot, ai biết là tụi nó M&A được tới đâu chưa, hơn nửa năm nay không có info gì rồi
    quandui8668, Dautudaihanghpkt85 thích bài này.
    boyness đã loan bài này
  7. boyness

    boyness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/09/2014
    Đã được thích:
    1.348
    Nhu cầu đá xây dựng tại khu vực phía Nam dự báo tăng mạnh khi các đại dự án hạ tầng được triển khai. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp khai thác đá tăng trưởng mạnh doanh thu, lợi nhuận.
    [​IMG]
    Dự án Sân bay Long Thành được triển khai trong thời gian tới là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
    Giai đoạn 2017 - 2019, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) dự báo, hoạt động khai thác đá xây dựng tăng trưởng 16% nhờ tăng trưởng ngành hạ tầng và công nghiệp (chiếm 70% nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng) dự báo tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2018 – 2021.

    Các dự án quy mô lớn tập trung ở khu vực Nam Bộ như Sân bay Long Thành (giai đoạn 1 đến 2025, quy mô vốn đầu tư 114.000 tỷ đồng), đường vành đai 3 - 4, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, 8 tuyến metro… được triển khai trong giai đoạn tới là cơ hội lớn với các doanh nghiệp khai thác đá có mỏ ở xung quanh khu vực các dự án này. Biên lợi nhuận mảng khai thác đá, theo SSI, đạt trung bình 39% trong giai đoạn 2017 - 2019.

    Doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành khai thác đá xây dựng có CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB), CTCP Đầu tư xây dựng 3-2 (C32), CTCP Hóa An (DHA), CTCP Đá Núi Nhỏ (NNC) và CTCP Đầu tư và phát triển Cường Thuận IDICO (CTI).

    Trong đó, KSB, C32 được đánh giá là hai doanh nghiệp đang sở hữu mỏ đá có chất lượng tốt nhất (chủ yếu sử dụng cho bê tông mác cao cho các công trình) là Tân Đông Hiệp. Mỏ này có vị trí nằm gần khu vực trung tâm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, giúp tiết giảm đáng kể chi phí vận chuyển so với các khu vực khác.

    Đầu quý III vừa qua, mỏ Tân Đông Hiệp được cấp phép khai thác sâu tới 120 m. Tuy nhiên, thời hạn khai thác còn lại chỉ còn hơn 1 năm, tức đến cuối năm 2019. Chính vì vậy, việc dừng khai thác mỏ Tân Đông Hiệp, mỏ Núi Nhỏ (gần mỏ Tân Đông Hiệp) từ năm 2020, cộng thêm nhu cầu lớn từ dự án sân bay Long Thành, các dự án cao tốc khác khiến các doanh nghiệp tích cực mua thêm mỏ mới, các mỏ càng gần Sân bay Long Thành càng được săn đón mạnh mẽ.

    KSB, ngoài những mỏ hiện hữu như Tân Đông Hiệp, Phước Vĩnh, Tân Mỹ, trong năm 2018 đã mua thêm 3 mỏ mới là Thiện Tân 7, Gò Trường, Bãi Giang với tổng trữ lượng 18,9 triệu m3, thời gian khai thác còn lại từ 3 - 27 năm.

    Sau Tân Đông Hiệp thì Tân Cang là mỏ đá có chất lượng tốt, với thời gian khai thác hơn 10 năm. Đặc biệt, mỏ Tân Cang có tiềm năng dài hạn với vị trí thuận lợi nhất để cung cấp cho dự án sân bay Long Thành và thay thế hai cụm mỏ Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ. KSB đang cấp tập đánh giá lại trữ lượng và rà soát thủ tục pháp lý các mỏ đá thuộc khu vực Tân Cang để thực hiện M&A các mỏ đá khu vực này. Hiện mỏ Tân Cang được chia thành 10 mỏ (đã có 9 mỏ được khai thác), mỗi mỏ do một đơn vị khác nhau khai thác.

    Doanh nghiệp cùng ngành khác rất tiềm năng là DHA. Công ty hiện đang sở hữu 3 mỏ đá là Núi Gió, Tân Cang 3, Thanh Phú 2, có trữ lượng khoảng 18 triệu m3, thời gian khai thác còn dài đến năm 2020 - 2025. Sở hữu lợi thế trên, DHA trở thành mục tiêu hợp tác hoặc M&A của các doanh nghiệp lớn trong ngành.

    Hiện C32 đang sở hữu 8% vốn tại DHA và nhiều luồng thông tin trên thị trường, C32 rất muốn mua chi phối doanh nghiệp này. Ngoài ra, C32 cũng đang sở hữu gần 29% tại CTCP Miền Đông (MDG), với điểm mạnh của doanh nghiệp này là hiện đang sở hữu quyền khai thác mỏ đá Tân Mỹ có diện tích khoảng hơn 40 ha tại Bình Dương

    Không riêng C32, lãnh đạo KSB cũng từng chia sẻ Công ty đang đàm phán, thương thảo để có thể hợp tác hoặc mua lại phần vốn tại DHA. Báo cáo SSI nhận định, nếu KSB thực hiện M&A thành công một doanh nghiệp trong ngành và có mỏ đá tập trung ở khu vực Tân Cang, công suất khai thác tăng 1,2 lần so với hiện tại.

    CTI vốn được biết đến là doanh nghiệp xây lắp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với các dự án BOT ở Đồng Nai. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm gần đây, Công ty đẩy mạnh khai thác đá xây dựng để bán ra ngoài thị trường, trong khi những năm trước chủ yếu khai thác để phục vụ nhu cầu nội bộ.

    Hiện doanh nghiệp đang sở hữu tổng diện tích mỏ đá 134,98 ha tại khu vực tỉnh Đồng Nai, bao gồm Thiện Tân 10 (79 ha), Tân Cảng 8 (36 ha và Công ty mới khai thác 13 ha ở độ sâu 40 m) và Xuân Hòa (20 ha).

    Các mỏ đều đang trong giai đoạn khai thác với tổng trữ lượng là 52 triệu m3, thuộc hàng lớn nhất trong khu vực. Công suất khai thác của mỗi mỏ đá khoảng 500.000 m3/năm và thời gian khai thác trung bình trên 30 năm.

    Ông Trần Như Hoàng, Chủ tịch HĐQT CTI cho biết, giai đoạn 2018 - 2019, doanh thu mảng đá dự kiến tăng trưởng 8%/năm, lợi nhuận tăng trưởng 20%/năm. Theo đó, doanh thu mảng này tăng từ 160 tỷ đồng năm 2018 lên 180 tỷ đồng năm 2019 và từ năm 2020 phấn đấu đạt 250 tỷ đồng/năm. 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của CTI đạt hơn 709 tỷ đồng, trong đó mảng đá xây dựng hơn 83 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ.

    Theo ông Hoàng, cơ sở cho việc đặt kế hoạch doanh thu mảng đá tăng mạnh của CTI đến từ các dự án lớn trong khu vực. Đặc biệt, dự án sân bay Long Thành kéo theo các dự án hạ tầng khác và khu tái định cư cho dự án này đã giúp cho nhu cầu về đá xây dựng tăng đáng kể.
    PhododochamdoiTLCboyness đã loan bài này
  8. boyness

    boyness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/09/2014
    Đã được thích:
    1.348
    " ĐTCK) Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) đã lên kế hoạch khai thác hiệu quả mỏ đá Tân Đông Hiệp trong thời gian còn lại của giấy phép và đẩy sản lượng khai thác các mỏ hiện hữu khác nhằm đảm bảo sản lượng cung cấp ra thị trường trong năm 2019 và 2020. Đồng thời, KSB đang rốt ráo tiến hành M&A doanh nghiệp cùng ngành sở hữu mỏ đá lớn, chất lượng tốt để thay thế cho mỏ Tân Đông Hiệp sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.
    Sản lượng tiêu thụ đá tích cực hơn

    Theo giấy phép khai thác mỏ Tân Đông Hiệp, tính đến hết tháng 6/2019, trữ lượng còn có thể khai thác là 3,77 triệu m3. Đến ngày 31/12/2019, mỏ này sẽ chính thức ngưng nổ mìn khai thác đá và tiến hành phương án cải tạo đóng cửa theo quy định. Chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán, ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT KSB cho biết, theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, Công ty sẽ khai thác khoảng 2,27 triệu m3 đá, trong đó dự kiến tiêu thụ khoảng 1,27 triệu m3. Phần còn lại tồn kho sẽ tiêu thụ trong năm 2020.

    Bước sang năm 2020, mỏ Tân Đông Hiệp sẽ đến giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường để đóng cửa. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể tận thu thêm nhờ quá trình cải tạo đưa mỏ về trạng thái an toàn.

    Năm 2019, KSB đặt kế hoạch doanh thu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Nửa đầu năm, Công ty ước đạt khoảng 602 tỷ đồng doanh thu, 190 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với kế hoạch khai thác như trên, ông Đạt cho biết, KSB sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất của năm 2019.

    Do nhiều đại công trình hạ tầng giao thông như cao tốc, tuyến metro... đòi hỏi chất lượng đá làm bê tông cường độ cao kéo dài tiến độ hơn dự kiến nên sản lượng tiêu thụ đá xây dựng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này diễn ra chủ yếu ở mỏ đá có chất lượng cao như Tân Đông Hiệp (đây cũng là mỏ đá có mức giá bán tốt nhất). Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là nhiều dự án đã rục rịch “chạy” trở lại, từ đó kích thích nhu cầu về đá tăng dần trong nửa cuối năm.

    Giá bán trung bình tại mỏ Tân Đông Hiệp trong nửa đầu năm 2019 vào khoảng 170.000 đồng/tấn đá (chưa VAT), giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 185.000 đồng/tấn đá. Nếu các đại dự án khởi động lại, khả năng giá bán sẽ khởi sắc vì nhu cầu tiêu thụ được đánh giá vẫn đang tích cực.

    Trái lại, các mỏ có chất lượng đá thấp hơn, với giá bán thấp hơn sẽ cung cấp sản phẩm phù hợp với các công trình dân dụng, nhà ở, đường trong khu công nghiệp... Theo Phòng thị trường của KSB, dù đã đẩy công suất rất mạnh tại mỏ Tân Mỹ, Phước Vĩnh nhưng Công ty vẫn không đủ sản lượng đá để bán. Hiện tại, giá đá khu vực này đang tăng khá tốt, nhờ vậy, KSB dự kiến lợi nhuận thu về sẽ gia tăng.

    Sẵn sàng nguồn vốn cho kế hoạch M&A mỏ đá lớn

    Chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán, ông Đạt cho biết, để đảm bảo sản lượng đá cung cấp ra thị trường khi mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa, KSB thực hiện song song hai giải pháp chính là tập trung “xuống sâu và mở rộng” nhằm gia tăng sản lượng ở các mỏ hiện hữu khác. Đồng thời, Công ty rốt ráo tìm kiếm, thực hiện M&A doanh nghiệp đang sở hữu mỏ đá lớn, chất lượng tốt tương đương mỏ Tân Đông Hiệp.

    Cụ thể, đối với các mỏ hiện hữu, KSB duy trì tăng sản lượng khai thác tại 2 mỏ đá Tân Mỹ và Phước Vĩnh để bù đắp phần nào thiếu hụt từ Tân Đông Hiệp trong năm 2020 - 2021. Công ty đang có đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xin khai thác xuống sâu -100m với mỏ Tân Mỹ và -70m với mỏ Phước Vĩnh phù hợp với quy hoạch. Tại 2 mỏ này, theo giấy phép hiện hữu, KSB được khai thác xuống sâu -70m với mỏ Tân Mỹ và mỏ Phước Vĩnh là -20m.

    Ngoài ra, theo thông tin tìm hiểu, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Bình Dương đang có đề án xin điều chỉnh quy hoạch về khai thác khoáng sản tại khu vực Tân Uyên và Phú Giáo xuống độ sâu lần lượt tương ứng là -150m và -100m.

    Bên cạnh đó, KSB cũng có kế hoạch mở rộng mỏ Phước Vĩnh lên gấp đôi, từ 30 ha lên khoảng 60 ha về hướng Tam Lập - khu vực Công ty đã mua đất và phù hợp với quy hoạch khoáng sản.

    Về kế hoạch M&A doanh nghiệp sở hữu mỏ đá, ông Đạt cho biết, Công ty tập trung vào doanh nghiệp có mỏ đá đang còn trữ lượng tốt, chất lượng tốt, có vị trí thuận lợi để tiết giảm chi phí vận chuyển. Khu vực ưu tiên là thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai...

    Tuy chưa tiết lộ doanh nghiệp mục tiêu vì vẫn đang trong quá trình xem xét, nhưng ông Đạt cho biết, để thực hiện việc đầu tư mở rộng và M&A, KSB dự kiến sẽ huy động vốn qua phương án phát hành trái phiếu, sau đó có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu. Cụ thể hơn, Công ty sẽ phát hành khoảng 750 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019 cho các nhà đầu tư và định chế tài chính.

    Mục tiêu doanh nghiệp đá xây dựng có quy mô lớn

    Nếu tiến hành M&A thành công, KSB có thể giải được bài toán thiếu hụt nguồn cung chính khi mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa. Đồng thời, có sẵn thị trường tiêu thụ rất tốt từ dự án Sân bay quốc tế Long Thành. Chưa kể, sau khi cụm mỏ Tân Ðông Hiệp và mỏ Núi Nhỏ ngừng hoạt động, nguồn cung đá xây dựng trong khu vực sụt giảm hơn 5 triệu m3/năm sẽ góp phần tác động đến giá bán cũng như nhu cầu tiêu thụ đá của các mỏ đá khu vực Đồng Nai, nhất là các mỏ có vị trí và chất lượng khá tốt như Tân Canh, Thạnh Phú…

    Gần đây, một diễn biến rất đáng chú ý đối với thị trường là ông Nguyễn Quốc Phòng, thành viên HĐQT KSB bất ngờ trở thành nhân tố mới trong HĐQT của một doanh nghiệp vật liệu xây dựng ở Đồng Nai.

    Theo tìm hiểu của phóng viên Ðầu tư Chứng khoán, doanh nghiệp vật liệu xây dựng này đang sở hữu 3 mỏ chính trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai với diện tích mỗi mỏ hơn 100 ha, đặc biệt là mỏ đá nằm trong cụm mỏ Tân Cang, Thạnh Phú và Thiện Tân, với trữ lượng và chất lượng được đánh giá tốt nhất khu vực.

    Theo đó, giấy phép khai thác mỏ đá Tân Cang có thời hạn khai thác 22 năm (tính từ năm 2011), diện tích khai thác 108,8 ha, tổng trữ lượng đá xây dựng 53,46 triệu m3 đá nguyên khối. Với mỏ đá Thạnh Phú, thời hạn khai thác gần 28 năm (tính từ năm 2014), diện tích 90,7 ha, trữ lượng đá 49,6m3 đá nguyên khối. Mỏ Thiện Tân được khai thác trong 24 năm (từ năm 2014), trữ lượng đá khai thác gần 94 triệu m3 đá nguyên khối.

    Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang có 2 mỏ đá khác ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai gồm mỏ đá Soklu2 với diện tích được cấp là 20,63 ha, trữ lượng đá xây dựng là gần 4,5 triệu m3 nguyên khối và mỏ đá Soklu5 có diện tích khai thác 27,9 ha, với trữ lượng hơn 4,4 triệu m3 đá nguyên khối.

    Với diện tích mỏ lớn, độ sâu và thời gian khai thác còn dài, đây được đánh giá là doanh nghiệp có quy mô lớn và triển vọng tốt nhất trong khu vực Ðồng Nai hiện nay.

    Đặc biệt, được biết, doanh nghiệp này dự kiến nằm trong kế hoạch thoái vốn Nhà nước trong năm 2019. Theo đó, giới thạo tin kỳ vọng đây có thể là doanh nghiệp mục tiêu mà KSB nhắm đến trong kế hoạch đầu tư năm 2019 và cho rằng, đây sẽ là động lực tăng trưởng mới cho Công ty, thay thế cho mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa vào cuối năm."

    XIN CHIA BUỒN CÙNG CÁC CỔ ĐÔNG KẸP BƠ KSB, KẾ HOẠCH M&A ĐÃ KHÔNG THÀNH, ANH HƯNG GIMIKO CŨNG ĐÀNH CUTLOSS NHẢY TÀU CHIA TAY AE
    boyness đã loan bài này
  9. Saigon12

    Saigon12 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Đã được thích:
    988
    Tìm cho mình 1 con có đất nhiều , đất sạch , trung tâm Long Thành mà chiến .Mỏ Đá và SZC cũng hưởng lợi , ACV cũng ngon
    BVSC: Quỹ đất của Sonadezi Long Thành đủ hấp dẫn nhà đầu tư trong 10 năm tới
    15:43 | 03/06/2019
    Chia sẻ
    Giới thiệu sơ vậy tùy khẩu vị tìm hiểu thêm
    quandui8668 thích bài này.
  10. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Châu đức có ngon ko
    Saigon12 thích bài này.

Chia sẻ trang này