Tin khẩn cấp!!!!!!!còn hơn vụ BD!!!! có khi nào là sự thật

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sanchim, 28/04/2015.

1584 người đang online, trong đó có 633 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6256 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.261
    Ông Đặng Hồng Anh rời ghế Chủ tịch Sacomreal
    Sau khi rút khỏi vị trí CEO đầu năm, ông Đặng Hồng Anh tiếp tục thôi chức chủ tịch đồng thời không còn là thành viên Hội đồng quản trị của Sacomreal.
    Sáng 27/4 tại Đại hội cổ đông thường niên 2015 của Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã CK: SCR), Chủ tịch HĐQT Đặng Hồng Anh vắng mặt trước sự thắc mắc của khá nhiều nhà đầu tư.

    Hội đồng quản trị đã trình 3 tờ trình mới về nhân sự. Theo đó, cổ đông xem xét miễn nhiệm chức danh Chủ tịch và Thành viên HĐQT của ông Đặng Hồng Anh. Bổ nhiệm Tổng giám đốc Phạm Nhật Vinh làm thành viên HĐQT thay thế ông Hồng Anh, đồng thời ông Vinh cũng giữ chức Chủ tịch Một tờ trình khác cũng liên quan đến nhân sự là miễn nhiệm Thành viên HĐQT của bà Tôn Thị Nhật Giang, thay thế bởi ông Phạm Điền Trung.

    Trả lời câu hỏi về nguyên nhân rời HĐQT của ông Đặng Hồng Anh, Tổng giám đốc Phạm Nhật Vinh cho biết: "Từ nhiệm không có nghĩa là hoàn toàn chấm dứt việc ông Đặng Hồng Anh tham gia vào hoạt động của công ty. Vì lý do cá nhân, ông Hồng Anh muốn tập trung vào công tác hỗ trợ công ty ở tầm cao hơn nên sẽ giữ ghế Hội đồng sáng lập".

    Ông Vinh chia sẻ với cổ đông những thông điệp ông Hồng Anh muốn chuyển đến nhà đầu tư. Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của Sacomreal trong năm 2015 là tập trung phát triển an toàn bền vững và hiệu quả. Phương án hành động là tái cấu trúc tài chính: giảm nợ (phấn đấu giảm nợ về còn 900 tỷ đồng trên tổng tài sản gần 5.000 tỷ), đưa các chỉ số tài chính về mức an toàn đồng thời tăng cường năng lực tài chính nội tại.

    Thứ hai, năm 2015 SCR bắt đầu chiến lược phát triển mạng lưới phân phối. Sacomreal lên kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài, mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc công ty con ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Dự kiến sau đại hội doanh nghiệp sẽ cử đoàn khảo sát đánh giá thị trường Cu Ba. Nếu điều kiện thuận lợi, Sacomreal sẽ phát triển bất động sản tại thị trường này.

    Ông Phạm Nhật Vinh từng là Phó tổng giám đốc Sacombank, Phó chủ tịch thường trực Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín vào trước tháng 5/2013. Đầu năm 2015 ông Vinh thay ông Đặng Hồng Anh ngồi vào ghế Tổng giám đốc Sacomreal.

    Nguồn VnExpress
    pobu, thientri, thatha_chamchi2 người khác thích bài này.
    Metastock11 đã loan bài này
  2. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    8-x8-x8-x
  3. chieutan83

    chieutan83 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    231
    Nghi ngoi, cafe, di nhau di e, chim choc lan j cho met, que le co nhuong het cho e do, mua di roi cuoi nam ban giay vun
    anhhungthoiloan1982 đã loan bài này
  4. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.261
    Nghỉ ngơi nhưng không vui anh ơi...giá dầu hôm qua đã cắm đầu xuống nay vẫn tiếp tục cắm đầu xuống không biết sau lễ nó có thủng 50 không...:((:((:((:((:((
  5. nhan9999

    nhan9999 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/04/2015
    Đã được thích:
    443
    bị nó lừa mất mẹ nó hàng rồi lên đây gào thét
    CTUBCKNN thích bài này.
  6. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.261
  7. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    Chú ôm tiền mà sao đi khóc thuê với mấy chú ôm cổ thế ;;)
  8. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.261
    Cổ đông Vinamilk lo bà Mai Kiều Liên thôi chủ tịch
    Việc bà Mai Kiều Liên có kế hoạch thoái hết 7,51% đại diện vốn góp của SCIC (75,1 triệu cổ phiếu) tại Vinamilk khiến cổ đông lo lắng bà có thể không làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.
    Tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (Mã CK: VNM) diễn ra sáng 27/4, vấn đề Chủ tịch Mai Kiều Liên không còn đại diện vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được cổ đông nhắc đi nhắc lại nhiều lần tại buổi họp. Nhiều người lo ngại, theo đề xuất của SCIC, nếu bà Liên không còn là đại diện vốn góp thì sẽ mất tư cách chủ tịch. Cổ đông khác lại cho rằng, quyết định tách chủ tịch không kiêm nhiệm tổng giám đốc được thông qua thì liệu bà Liên có còn giữ chức chủ tịch...?

    Đáp lại lo ngại của nhà đầu tư, bà Liên cho hay, bà sẽ không đại diện vốn của SCIC nữa vì theo quy định đã quá tuổi làm việc và chỉ còn là đại diện cho cổ đông. "Còn riêng việc chia tách chủ tịch không kiêm nhiệm tổng giám đốc sẽ do Hội đồng quản trị công ty quyết định và công bố với cổ đông sau", bà Liên bộc bạch.

    Bà cũng giải thích thêm, bà đã kiêm nhiệm 2 chức vụ trên nhiều năm. Do vậy, năm nay là năm bản lề để công ty đào tạo thế hệ người kế nhiệm mới nhằm đưa công ty phát triển.

    Cũng để trấn an thêm cổ đông, Vinamilk đã mời luật sư giải đáp thắc mắc về cơ chế miễn nhiệm khi bà Liên không còn giữ vốn góp. Theo đó, luật quy định một người đang là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát đại diện cho một cổ đông, tổ chức nào đó thì khi không còn được ủy quyền sẽ đương nhiên mất quyền đại diện. Tuy nhiên, có một quan hệ khác là đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là do đại hội cổ đông bầu cử, nên việc miễn nhiệm cũng là do đại hội thông qua.

    [​IMG]
    Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu tăng 9,5% so với 2014.

    Ngoài lo lắng Chủ tịch Mai Kiều Liên từ nhiệm thì vấn đề chi phí công ty tăng và doanh thu lợi nhuận có dấu hiệu suy giảm cũng khiến nhiều cổ đông quan ngại. Theo bà Liên việc chi phí tăng, bên cạnh nguyên nhân mở rộng quy mô còn do chi cho quảng cáo và khuyến mãi. Riêng doanh thu, lợi nhuận công ty vẫn tăng trưởng qua các năm, chỉ có điều là chậm lại so với trước đây bởi đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh. Nếu công ty không chịu đầu tư và quảng bá hình ảnh thì rất khó giữ được thị phần.

    Tuy nhiên, chủ tịch doanh nghiệp này cho hay, kết quả kinh doanh 2015 của công ty sẽ khả quan, bởi lẽ, trong quý I, sản lượng của VNM tăng 13% và sẽ không tăng giá sản phẩm. Riêng về xuất khẩu tăng tới 70% là tín hiệu đáng mừng cho kế hoạch 2015 của công ty.

    2015, công ty đặt kế hoạch doanh thu 38.424 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.830 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,5% và 12,6% so với 2014; tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế. Thù lao cho Hội đồng quản trị của công ty là 4,8 tỷ đồng, còn ban kiểm soát là 2 tỷ đồng.

    Tại đại hội, cổ đông đã thông qua việc phát hành và niêm yết 200 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 5:1, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 5 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được một cổ phần phát hành thêm. Dự kiến ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ phiếu thưởng sẽ trong quý III.

    Năm 2014, Vinamilk đạt doanh thu 35.704 tỷ đồng, tăng 13% so với 2013 nhưng chỉ đạt 98,4% kế hoạch đặt ra trong năm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này đạt 6.068 tỷ đồng, giảm 7,1% so với 2013. Vinamilk cho hay, năm 2014 sức mua trên thị trường giảm, kèm theo sự cạnh tranh gay gắt trong ngành nên đơn vị phải chi nhiều cho quảng cáo, khuyến mãi khiến chi phí tăng. Đồng thời, xuất khẩu giảm, giá nguyên liệu biến động, cùng với việc áp giá bán trần cho sản phẩm sữa dành cho trẻ em khiến doanh thu và lợi nhuận công ty giảm.

    Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, tại Paris (Pháp), tốt nhiệp kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976.

    Từ tháng 2/1982 đến 6/1983 bà là Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất tại Nhà máy sữa Thống Nhất. Sau khi hoàn tất khóa đào tạo tại Đại học kỹ sư kinh tế Leningrad tại Nga bà được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế tại Xí nghiệp Liên hiệp Sữa-Cà phê và Bánh kẹo I. Tháng 12/1992, bà được đề bạt vào vị trí Tổng giám đốc Công ty sữa Việt Nam. Từ năm 1996 đến 2011, bà là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII. Ngày 14/11/2003 bà được bầu vào Hội đồng quản trị giữ chức chủ tịch và kiêm tổng giám đốc cho đến nay.

    Bà Liên là doanh nhân nữ Việt Nam đầu tiên nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á được bình chọn bởi Forbes. Tính đến thời điểm này bà nhận được 10 giải thưởng do các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng. Ngoài ra, bà còn được Nhà nước trao huân chương Lao động hạng nhất và được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

    Thi Hà

    50

    [​IMG]
    [​IMG]


    Xem nhiều nhất

    [​IMG]
  9. ooDoiThuaoo

    ooDoiThuaoo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2014
    Đã được thích:
    1.386
    săn chim thì phải săn tây kia..chứ chim Việt nhỏ lắm
  10. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.261
    Lọc dầu Dung Quất lo phải đóng cửa vì thuế nhập khẩu giảm
    Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết đang đối mặt với nhiều khó khăn khi thuế nhập khẩu xăng, dầu từ các nước trong khu vực giảm xuống theo lộ trình ưu đãi thuế quan.
    Trao đổi với VnExpress sáng 14/4, ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH lọc-hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu xăng, dầu hợp lý để sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể cạnh tranh thị trường trong nước.

    "Nếu áp dụng thuế ưu đãi nhập khẩu xăng, dầu có giả rẻ hơn sản phẩm lọc dầu Dung Quất, chúng tôi sẽ khó có thể bán được hàng cho các đầu mối doanh nghiệp", ông Giang lo ngại.

    [​IMG]
    Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang đối mặt với khó khăn vì Nhà nước áp dụng chính sách thuế ưu đãi đặc biệt nhập khẩu xăng dầu. Ảnh: Trí Tín.

    Chính sách mới thay đổi được áp dụng từ đầu năm nay, căn cứ Thông tư số 165 Bộ Tài chính thì xăng dầu có mã HS 2710 có thuế nhập khẩu chỉ là 20% trong giai đoạn 2015 đến 2018. Nhiên liệu diesel ôtô thuộc mã HS 27101971 và 27101972 có thuế nhập khẩu là 5% cho năm nay và sau đó giảm về 0% ba năm tiếp theo. Dầu có mã HS 27101979 thuế suất 0% từ nay đến năm 2018.

    Trong khi đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng hiện nay đối với Công ty TNHH lọc-hóa dầu Bình Sơn là 35% với xăng, 25% với Jet A1, 30% với dầu diesel, 5% với khí hóa lỏng LPG và 2% với hạt nhựa... cao hơn nhiều so với thuế nhập khẩu xăng, dầu từ các nước ASEAN. Do vậy, sản phẩm lọc dầu Dung Quất khó thể cạnh tranh tại thị trường trong nước.

    Trong một văn bản gửi Bộ Tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng nếu BSR được phép áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như hàng hóa có xuất xứ từ khu vực ASEAN, thì các khoản nộp ngân sách của Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ giảm đáng kể. Cụ thể năm nay sẽ giảm hơn 14.300 tỷ đồng; ba năm kế tiếp giảm hơn 16.250 tỷ đồng mỗi năm.

    Ngoài ra, nếu áp dụng thuế suất theo Thông tư 165, PVN còn chịu khoản cấp bù cho lọc dầu Dung Quất theo mức 2% với dầu diesel, 5% với LPG và 3% với hạt nhựa PP với cơ chế thu điều tiết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu giá dầu ở mức 60 USD một thùng thì năm nay PVN sẽ phải chi hơn 1.000 tỷ đồng và ba năm tiếp theo sẽ chi hơn 3.000 tỷ đồng cấp bù cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Nhận định về tác động của mức thuế suất này, một lãnh đạo của BSR cho rằng, nếu áp dụng chính sách mà Bộ Tài chính đã ban hành thì Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong thời gian tới sẽ có nguy cơ đóng cửa do các đối tác từ chối nhận hàng bởi sản phẩm của Dung Quất sẽ cao hơn giá bán từ các nước ASEAN. Vị này đề nghị các bộ, ngành xem xét, điều chỉnh chính sách thuế phù hợp.

    Trí Tín

Chia sẻ trang này