Tin nóng trước giờ giao dịch!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 25/05/2020.

712 người đang online, trong đó có 284 thành viên. 06:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5949 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Thủ tướng: Thành lập tổ công tác đặc biệt đón “đại bàng” đến Việt Nam

    Dân trí

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao…

    Chiều 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra.

    Qua tiếp xúc, tìm hiểu thì các nhà đầu tư đều bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp.

    Theo một số chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

    Về triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài, các địa phương phản ánh, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn đến tiếp cận, tìm hiểu về cơ hội đầu tư hay mở rộng các dự án đầu tư. Các địa phương đề cập nhiều đến vấn đề chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sạch cho nhà đầu tư để có thể bàn giao ngay khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu công nghiệp.

    Một số ý kiến nhất trí cho rằng, cần thành lập tổ công tác về xúc tiến đầu tư để tiếp cận với các tập đoàn đang có chính sách chuyển dịch dòng đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư tiềm năng, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư hiện hữu.

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn quốc tế đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất. Thực tế, các nhà đầu tư lớn đã liên tiếp đầu tư mở rộng và triển khai các dự án mới tại Việt Nam.

    “Chúng ta có nhiều cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia, là điểm đến tiềm năng trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung ứng. Chúng ta cần lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch...” - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

    Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ: “Nếu như Việt Nam không đầu tư phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. Chúng ta chống dịch Covid-19 bước đầu thành công nhưng phải lo phát triển đất nước thì mới đạt thắng lợi kép”.

    Người đứng đầu Chính phủ cho rằng cần các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng; phải có tinh thần tiến công, chủ động hơn.

    Theo Thủ tướng, trong thu hút phát triển ở đất nước còn nghèo, “nhân vô thập toàn”, không thể có một hạ tầng hoàn thiện, một cơ chế hoàn thiện, vì vậy “chúng ta biết tạo nên một sức mạnh từ lợi thế của Việt Nam” và phải làm nhanh hơn, tốt hơn. Nếu cứ bình bình, cách làm cũ, trì trệ, không đổi mới thì khó thành công. Vì vậy, Thủ tướng nêu rõ, cần có tư duy mới. Các ngành, các địa phương phải đón bắt, đón đầu dòng đầu tư mới này.

    “Chúng ta phải nghĩ xem nhà đầu tư cần gì để bàn bạc, hợp tác, đáp ứng đúng điều họ cần để phát triển thành công, mang lại lợi ích cho cả 2 phía” - Thủ tướng nói và cho rằng các nước đang cạnh tranh quyết liệt, Việt Nam phải có các ưu đãi mang tính cạnh tranh, thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường.

    Với những yêu cầu nói trên Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng ngay đề án để Thủ tướng có sự chỉ đạo chung trên tinh thần là nhanh và mạnh hơn, rõ hơn. Đặc biệt, đề án phải giải quyết các điểm nghẽn của nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng, nguồn nhân lực.

    Thủ tướng đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng lãnh đạo một số cơ quan. Địa phương nào có dự án thì bổ sung vào thành phần của địa phương đó để giải quyết nhanh các thủ tục, nhu cầu mà nhà đầu tư đặt ra.

    “Thu hút đầu tư nước ngoài công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn là hướng đi cần thiết, nhưng bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là tư nhân, đầu tư làm ăn tại Việt Nam” - Thủ tướng cho biết thêm.

    Châu Như Quỳnh

    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/th...n-dai-bang-den-viet-nam-20200522202755145.htm
    Last edited: 25/05/2020
    Dautudaihang đã loan bài này
  2. Namhung2008

    Namhung2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2018
    Đã được thích:
    5.898
    Nguy dòi đại bàng vào thì sẽ sạch chim lợn
  3. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.224
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    1. GVR:
    Tổng công ty cao su Việt Nam (GVR) có lợi nhuận quý I/2020 tăng trưởng, giá cổ phiếu chỉ quanh 12.000 đồng nhưng lại tiềm năng nhất thị trường, tiền nhiều như núi và đất khu công nghiệp rộng bao la. GVR sắp tới còn nhận được một cục tiền cực lớn từ đền bù giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành tại đơn vị trực thuộc là TCT cao su Đồng Nai.
    - Link cục tiền đền bù: https://kinhtechungkhoan.vn/cao-su-...huong-tai-du-an-san-bay-long-thanh-57179.html
    - Link BCTC quý I/2020 của GVR:
    https://s.cafef.vn/gvr-350842/tap-d...ty-dong-trong-quy-1-tang-7-so-voi-cung-ky.chn


    2. ACL:
    Nghị quyết ĐHCĐ vừa diễn ra đã thông qua việc chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 120%.
    Link: https://www.hsx.vn/Modules/Listed/Web/SymbolView?id=126&rid=393291165
    - Hưởng lợi từ EVFTA
    - Giá này sau khi nhận cổ tức, giá vốn chỉ còn.... 10.000 đồng
    https://ndh.vn/doanh-nghiep/mot-cong-ty-ca-tra-chia-co-tuc-co-phieu-120-1268885.html
    Last edited: 25/05/2020
    Dautudaihang, luong_giathienduong_xxx thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    GVR:

    Cao su Đồng Nai nhận 900 tỷ tiền bồi thường tại dự án Sân bay Long Thành
    Cập nhật: 08:01 | 02/01/2020

    TBCKVN - Trong năm 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ phải đảm bảo bàn giao diện tích mặt bằng sạch giai đoạn 1 tại dự án đầu tư Sân bay Long Thành với diện tích 1.810 ha cho chủ đầu tư trước 30/10/2020 theo kế hoạch và giao toàn bộ diện tích 5.000 ha trong quý I/2021.

    Hôm qua ngày 1/1, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích gần 1,8 ngàn ha đất trồng cây cao su do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý để thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không (CHK) quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành). Quyết định 4273/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng ký ngày 27/12.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Theo quyết định này tổng giá trị phương án bồi thường, hỗ trợ vườn cây cao su nằm trong phạm vi của xã Bình Sơn (huyện Long Thành) của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai là gần 900 tỷ đồng. Tiền bồi thường bao gồm: Bồi thường cây cao su, hỗ trợ vườn cây cao su và hỗ trợ các loại.

    Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ. UBND huyện Long Thành chỉ đạo Hội đồng Bồi thường dự án và các đơn vị có liên quan tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.

    Theo lộ trình được UBND tỉnh Đồng Nai công bố, trong năm 2020, tỉnh sẽ đảm bảo bàn giao diện tích mặt bằng sạch giai đoạn 1 với diện tích 1.810 ha cho chủ đầu tư trước 30/10/2020 theo kế hoạch và giao toàn bộ diện tích 5.000 ha trong quý I/2021.

    Được biết trước đó, tại Quyết định số 4131/QĐ-UBND phê duyệt giá bồi thường, hỗ trợ vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai để thu hồi đất thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (do Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ký), giá bồi thường, hỗ trợ cây cao su của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai được bồi thường theo Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh với mức 475 triệu đồng/hécta.

    https://kinhtechungkhoan.vn/cao-su-...huong-tai-du-an-san-bay-long-thanh-57179.html
    Dautudaihang thích bài này.
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    ACL:

    Một công ty cá tra chia cổ tức cổ phiếu 120%

    [​IMG]
    Huy Lê Thứ tư, 20/5/2020, 15:19 (GMT+7)

    Theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 120% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 120 cổ phiếu mới). Tổng khối lượng phát hành là 27,4 triệu cổ phiếu và qua đó tăng vốn điều lệ lên 502 tỷ đồng.

    Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán gần nhất. Thời gian thực hiện sau khi được UBCKNN chấp thuận, dự kiến trong quý III-IV.

    Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2019, ACL ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 142 tỷ đồng, giảm 38% so với mức lãi kỷ lục năm 2018. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2019 là 408 tỷ đồng.

    Bước sang năm 2020, công ty xuất khẩu cá tra đặt kế hoạch doanh thu thuần giảm 5% còn 1.350 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 75 tỷ đồng, giảm 53% so với năm 2019. Kế hoạch chia cổ tức năm 2020 trong khoảng 5-10%. Theo báo cáo quý I mới đây, ACL ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1 tỷ đồng, giảm đến 98% so với cùng kỳ do ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 khiến sản lượng xuất khẩu sang các thị trường giảm sâu.

    Cổ đông còn thống nhất miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Trần Minh Tuấn và thay thế bằng ông Trần Văn Thả; đồng thời thông qua việc ông Nguyễn Xuân Hải sẽ giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.

    Trên thị trường, cổ phiếu ACL đang tăng trần lên mức 23.000 đồng/cp, tương ứng với giá trị vốn hóa thị trường trên 500 tỷ đồng.

    https://ndh.vn/doanh-nghiep/mot-cong-ty-ca-tra-chia-co-tuc-co-phieu-120-1268885.html
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Gọi tên ACL:

    https://thoibaokinhdoanh.vn/thi-truong/evfta-dem-ve-loi-ich-cao-hon-tat-ca-fta-khac-1068626.html
    Thứ ba, 19/5/2020 | 16:57 GMT+7
    EVFTA đem về lợi ích cao hơn tất cả FTA khác

    Tác động của EVFTA với nền kinh tế Việt Nam lớn hơn nhiều so với tất cả các FTA trước đây mà Việt Nam đã tham gia, kể cả so với Hiệp định CPTPP mà Quốc hội phê chuẩn trước đây.

    Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), ngay ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (ngày 20/5), Quốc hội sẽ chính thức xem xét, thảo luận, tiến tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

    Bao giờ EVFTA có hiệu lực

    Báo cáo giải trình của Chính phủ đã được trình Quốc hội có các nội dung để đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả. Cụ thể, Báo cáo tập trung vào 2 nội dung quan trọng nhất: Thứ nhất là các vấn đề pháp lý cần xử lý để có thể hoàn thành nghĩa vụ đặt ra trong hiệp định; Thứ hai là những chương trình, bước đi cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện, từ đó đưa Hiệp định vào cuộc sống.

    [​IMG]
    Thủy sản là ngành được dự báo sẽ sớm tận dụng cơ hội từ EVFTA (Ảnh: Tư liệu)

    Việc quyết định phê chuẩn Hiệp định thuộc thẩm quyền Quốc hội. Theo quy trình của Quốc hội, sẽ có bước là ban hành Nghị quyết của Quốc hội trước khi hoàn thành quá trình phê chuẩn.

    Tiếp theo, hai bên sẽ chính thức xác nhận với nhau về thời điểm Hiệp định có hiệu lực qua kênh ngoại giao. Theo đó, Hiệp định có hiệu lực ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi có Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao.

    Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy với EU để Hiệp định được thực thi sớm nhất. Nếu như Quốc hội có Nghị quyết ban hành vào cuối tháng 5/2020 thì hai bên sẽ xác định ngày có hiệu lực của Hiệp định sau đó khoảng 2 tháng....
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Gọi tên GVR:

    Việt Nam hay Indonesia sẽ có cơ hội thắng trong việc đón nhà máy từ Trung Quốc vào Đông Nam Á?
    22-05-2020 - 20:07 PM

    CNBC từng đánh giá: "Indonesia đang phải đối mặt với một thực tế là không thể cạnh tranh với quốc gia láng giềng, Việt Nam, bị bỏ xa phía sau trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư nước ngoài đến xuất khẩu"....

    https://cafef.vn/viet-nam-hay-indon...ung-quoc-vao-dong-nam-a-20200522160530233.chn
  9. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.224
    Trong làn sóng đón FDI dịch chuyển từ TQ mình đánh giá các KCN miền Bắc có lợi thế hơn miền Nam. Bởi :
    - Gần chuỗi cung ứng TQ, HQ, Nhật.
    - Miền Nam thích hợp với các ngành Giày da, Dệt may, Thủy sản trong khi làn sóng dịch chuyển lần này chủ yếu là chế biến, chế tạo kỷ thuật cao vốn là lợi thế của miền Bắc.
    - Các KCN ở miền Nam chủ yếu tập trung ở TPHCM, Đông Nai, Bình Dương, BRVT, Long An. Các KCN tại đây cũng dần trở nên chật chội và ngày càng khó tuyển lao động (nguồn lao động tại chỗ không đủ mà phải tuyển rất nhiều lao động từ miền Bắc, miền Trung vào)
    - Lực lượng lao động ở miền Bắc dồi dào, được đào tạo tốt và có thể chấp nhận mức lương mềm hơn so với khi vào miền Nam làm việc (vì đỡ được chi phí tàu xe, nhà trọ, giá cả đắt đỏ, ...)
  10. sunday1

    sunday1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    3.202
    news cũ r
    Dautudaihang thích bài này.

Chia sẻ trang này