Tin sốc ! Ngon rồi ! Tuần sau tăng mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi voiconchoichung, 22/10/2016.

1813 người đang online, trong đó có 725 thành viên. 20:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4937 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    1. Gửi: 10:06 Thứ bảy, 22/10/2016
    Việt Nam hấp dẫn thứ hai ở Đông Nam Á để mở rộng kinh doanh
    • Theo Vân Vũ/PLXH

      Trong mắt các doanh nghiệp châu Á, Việt Nam hấp dẫn thứ hai khu vực sau Singapore về địa điểm mở rộng kinh doanh.

      TIN ĐỌC NHIỀU
      Đó là kết quả của cuộc khảo sát do Ngân hàng United Overseas (UOB) có trụ sở chính tại Singapore vừa thực hiện và công bố ngày 20/10 vừa qua.

      Theo đó, khi được hỏi về các địa điểm hấp dẫn nhất để mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới, các doanh nghiệp châu Á đã chọn Việt Nam đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á sau Singapore.

      [​IMG]
      28% lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi chọn Việt Nam làm địa điểm mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới.


      Việt Nam hấp dẫn bởi môi trường chính trị ổn định, các điều kiện kinh tế thuận lợi như lạm phát thấp, chính sách tiền tệ được điều tiết hợp lý. Thêm vào đó, lực lượng lao động trẻ, năng động cũng là điểm cộng cho tính hấp dẫn của Việt Nam, báo cáo của UOB viết.

      Thậm chí với nhóm các doanh nghiệp đến từ Malaysia, Thái Lan và Singapore, Việt Nam là nơi họ muốn đến nhất khi mở rộng kinh doanh trong 3 đến 5 năm tới.

      Để thực hiện khảo sát này, UOB đã phỏng vấn 2.500 lãnh đạo doanh nghiệp có uy tín và doanh thu hàng năm theo quy định của ngân hàng. Các doanh nghiệp được lựa chọn đến từ 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan.

      Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh châu Á tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu, với tỷ lệ từ 18% hồi 1980 lên 31% năm 2015 và có thể đạt 45% vào năm 2030.

      Dù triển vọng dài hạn khá tích cực, tình trạng kinh tế toàn cầu đi chậm lại và sự khác biệt về mặt tăng trưởng của từng thành viên trong châu lục là một trong những thách thức lớn trong ngắn hạn. Năm 2015, giá dầu giảm mạnh đã ảnh hưởng đến các nền nước như Malaysia, Indonesia. Còn Trung Quốc chứng kiến thị trường chứng khoán sụt giảm, báo hiệu nhu cầu cải cách kinh tế mạnh mẽ.

      Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đặt câu hỏi: Đâu là thị trường tăng trưởng tiếp theo? Những thách thức với tăng trưởng kinh tế là gì và làm thế nào để tôi vượt qua? Những nơi nào trong khu vực vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng? UOB cho biết báo cáo mà ngân hàng xây dựng là nhằm trả lời những câu hỏi nói trên.

      [​IMG]
      [​IMG]


      Cũng theo khảo sát, bốn lo lắng lớn nhất của doanh nghiệp châu Á là chi phí kinh doanh tăng, cạnh tranh tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, biến động tiền tệ. Bốn lo lắng tiếp tiếp theo là lãi suất tăng, chính trị không ổn định, giá hàng hóa và dầu biến động, thiếu hụt lao động lành nghề.

      Khi tìm địa điểm mở rộng, những tiêu chí họ đặt lên hàng đầu là chính trị và môi trường kinh doanh ổn định, nhu cầu tiêu dùng lớn và tăng trưởng. kết nối mạnh mẽ với doanh nghiệp địa phương, môi trường thuế và chính sách ưu đãi.
    phonglee, thatha_chamchiTIENMOI thích bài này.
  2. TIENMOI

    TIENMOI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2016
    Đã được thích:
    1.168
    Kinh tế phát triển thì doanh thu lợi nhuận TDM tăng theo cấp số nhân!
    voiconchoichung thích bài này.
  3. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Giảm lãi suất đã bắt đầu lan tỏa
    Theo Thuỵ Lê - TBKTSG

    Sau đợt giảm lãi suất của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh hôm 26-9, đã có thêm nhiều ngân hàng TMCP giảm lãi suất huy động đầu vào. Có vẻ như mục tiêu giảm lãi suất dưới sự “đạo diễn” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lan tỏa đến thị trường.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Vào cuộc đua giảm lãi suất

    LienvietPostBank, DongA Bank, MB, VIB... và hàng loạt ngân hàng khác đã chủ động giảm lãi suất huy động theo sau động thái của các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh. Có ngân hàng giảm từ 0,1-0,2 điểm phần trăm như HDBank, SHB nhưng cũng có ngân hàng giảm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm như VIB, DongA Bank, LienvietPostBank, MB... tùy theo từng kỳ hạn.

    Tương tự các NHTM quốc doanh, việc điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào của các ngân hàng TMCP chỉ diễn ra ở các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, trong khi các kỳ hạn trên 12 tháng được giữ nguyên. Điều này cho thấy các ngân hàng đánh giá xu hướng lãi suất sắp tới vẫn chịu áp lực tăng lên nhiều hơn, hoặc phản ánh nhu cầu vốn ở trung, dài hạn đang cao hơn trong thời điểm hiện nay. Thực tế, vẫn có những ngân hàng tăng lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên như Techcombank, dù mức tăng thấp chỉ 0,1 điểm phần trăm.

    Với việc điều chỉnh như thế, chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài của nhiều ngân hàng đã mở rộng đáng kể, lên mức bình quân từ 1,8-2%. Nếu trước đây có một giai đoạn đường cong lãi suất gần như đi ngang, thì hiện độ dốc của đường cong đã ngày càng đi lên theo kỳ hạn tương ứng (xem biểu đồ).

    Đáng chú ý độ dốc cao ở kỳ hạn giữa kỳ hạn dưới sáu tháng và từ sáu tháng trở lên, do NHNN vẫn đang áp dụng trần lãi suất huy động dưới sáu tháng và thả nổi từ sáu tháng trở lên. Ngoài ra, độ dốc giữa kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên cũng khá cao, phản ánh nhu cầu huy động vốn từ 12 tháng trở lên như đã nói. Tuy nhiên, từ kỳ hạn trên 13 tháng, độ dốc thoải xuống phản ánh các ngân hàng không có nhiều động lực để huy động ở các kỳ hạn quá dài, có thể do khó dự báo được xu hướng lãi suất hoặc để duy trì biên độ lãi đủ cao nhằm đảm bảo tỷ suất sinh lời theo kỳ vọng.

    Những tín hiệu tích cực

    [​IMG]
    Việc giảm lãi suất đầu vào đã giúp nhiều ngân hàng tiết giảm chi phí vốn, yếu tố thật sự cần thiết trong bối cảnh các ngân hàng thừa vốn và khó khăn trong việc tăng trưởng mạnh cho vay theo tốc độ tăng huy động, trong khi các kênh đầu tư khác có lợi suất rất thấp. Việc giảm được chi phí vốn, trước mắt cũng giúp các ngân hàng mở rộng biên độ lãi và tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

    Thực tế, vừa qua cũng đã có một số ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay như VCB, LienvietPostBank, HDBank trong khi nhiều ngân hàng khác tung ra các gói cho vay lãi suất ưu đãi. Dù động thái giảm lãi suất cho vay chưa diễn ra trên diện rộng, nhưng với sự khơi mào từ một số ngân hàng nói trên, kỳ vọng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó thúc đẩy những ngân hàng đang thừa vốn nhiều và muốn đẩy mạnh cho vay buộc phải giảm lãi suất cho vay.

    Một điểm đáng ghi nhận nữa, theo quan sát của người viết, là cơ cấu nguồn vốn tại các ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực. Theo đó, nguồn vốn trung, dài hạn tại các ngân hàng đã và đang có sự tăng trưởng tốt hơn so với vốn ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn dịch chuyển qua lại giữa các ngân hàng dù có nhưng đã không diễn ra tràn lan. Thay vào đó, khách hàng đã quyết định lựa chọn thay đổi kỳ hạn dài hơn để được hưởng mức lãi suất cao hơn tại ngân hàng đang gửi tiền.

    Cụ thể, kỳ hạn đang thu hút khách hàng nhiều nhất là 12-13 tháng. Đây là kỳ hạn có thời gian gửi tương đối nhưng mức lãi suất khá cao so với các kỳ hạn khác, do các kỳ hạn dài hơn như 15-60 tháng lãi suất chỉ tương đương hoặc cao hơn chút ít so với các kỳ hạn 12-13 tháng nhưng thời gian gửi quá dài. Thực tế, với lạm phát mục tiêu năm được quyết định kiểm soát ở mức từ 4-5%, thì mặt bằng lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng ở mức 6,5-7,5% vẫn đảm bảo lãi suất thực dương và hấp dẫn người gửi tiền.

    Việc nguồn vốn trung, dài hạn đang tăng lên sẽ giúp tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng giảm xuống nhanh hơn, và đủ khả năng đáp ứng theo quy định an toàn của NHNN, vốn đang ở mức 60% và sẽ được điều chỉnh về 50% kể từ đầu năm 2017. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ này cập nhật đến ngày 30-6-2016 của toàn ngành là 31,08%. Trong đó nhóm NHTM quốc doanh là 33,41% và nhóm NHTM cổ phần là 36,33%.

    Tuy nhiên, nếu áp dụng theo cách tính mới của Thông tư 06/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, khả năng tỷ lệ này sẽ tăng đột biến (Xem thêm bài Lãi suất huy động vốn tăng vì lý do... kỹ thuật? tại http://www.thesaigontimes.vn/150194/Lai-suat-huy-dong-von-tang-vi-ly-do-ky-thuat.html) và có khả năng một số ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi đáp ứng. Do đó, đẩy mạnh huy động vốn trung, dài hạn bằng cách mở rộng chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn là giải pháp tối ưu vào thời điểm này.

    Việc nguồn tiền gửi đang dịch chuyển vào các kỳ hạn dài hơn ở ngân hàng để hưởng lãi suất cho thấy dòng tiền nhàn rỗi vẫn còn khá cao, tỷ lệ tiết kiệm tiếp tục tăng lên và chọn lựa nằm an toàn ở ngân hàng, thay vì tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh.
  4. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Lần đầu thấy mặt 'mộc' của vợ, ly dị ngay lập tức
    07:33 | 22/10/2016

    Một người đàn ông ở Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã quyết định ly dị vợ, sau khi trông thấy khuôn mặt mộc của vợ.


    Hình ảnh 'Cỗ máy chiến tranh' khổng lồ của Nga tới Syria
    Donald Trump bứt phá bất ngờ
    Vì sao Kim Jong Un đột nhiên vắng mặt?
    Câu chuyện hy hữu này đã được bác sĩ tâm lý Abdul Aziz Asaf chia sẻ với Gulf News. Ông cho biết, một phụ nữ 28 tuổi đã tìm tới phòng khám của ông nhờ giúp đỡ để vượt qua cú sốc trước cuộc chia tay không mong đợi.

    [​IMG]
    Một cô gái trở nên xinh đẹp hơn rất nhiều nhờ công nghệ trang điểm. (Ảnh: Wordpress)
    Mặc dù không tiết lộ danh tính của khách, nhưng bác sĩ Asaf nói rằng chồng người phụ nữ này chưa từng nhìn thấy vợ mình không trang điểm trong suốt thời gian trước khi cưới.


    Chỉ tới khi, hai người tới bãi biển Al Mamzar hưởng tuần trăng mật thì anh ta mới biết "mặt thật" của vợ mình như thế nào sau khi bị nước biển cuốn trôi toàn bộ lớp trang điểm. Anh ta vô cùng sốc.

    Anh ta nói không thể nhận ra vợ và cáo buộc cô này sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, bao gồm cả lông mi giả và trông không xinh như trước khi cưới. "Anh ta lập tức đòi ly hôn", bác sỹ Asaf nói thêm.

    Trước đó, cô vợ đã có ý định nói với chồng là cô đã từng đi phẫu thuật thẩm mỹ và thường xuyên đeo mi giả, nhưng chưa kịp thổ lộ thì sự cố đã xảy ra.
  5. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
  6. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    PTT Vương Đình Huệ: Dứt khoát không nới trần nợ công
    Thứ Bảy, ngày 22/10/2016 17:00 PM (GMT+7)

    Trần nợ công rất quan trọng nhưng không phải tất cả. Điều quan trọng là khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn nợ công, không để đời con cháu gánh chịu những khoản vay hiện tại.


    Trao đổi với báo chí bên lề buổi thảo luận tổ Quốc hội về kinh tế sáng 22-10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá áp lực trả nợ đang rất lớn. Nhiều ý kiến băn khoăn có nên nới trần nợ công hay không. Điều này cũng đã được bàn thảo khá nhiều trong các cơ quan quản lý và chuyên gia.

    Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng theo nguyên lý, nhà đã nghèo, đất nước khó khăn thì chưa có nhiều của ăn của để, sẽ phải đi vay phát triển. Nhiều ý kiến cho rằng ở các nước phát triển, nợ công có thể lên đến 100%-200% mà mình cứ chốt 65%. Chính phủ đã tính toán rất kỹ, trần nợ công quan trọng nhưng không phải tất cả. Điều quan trọng hơn là khả năng trả nợ.

    Phó Thủ tướng nêu thực tế theo thông lệ quốc tế, tỉ trọng nghĩa vụ ngân sách nhà nước trên thu ngân sách ở mức giới hạn là 25%. Tuy nhiên, năm 2015 tỉ lệ này của Việt Nam đã lên đến 27,4%, kể cả phần chi để trả nợ và phần vay đảo nợ. Đặc biệt, năm 2016-2017 là đỉnh của nợ, nếu chúng ta nới trần nợ công sẽ dẫn đến áp lực trả nợ lớn hơn rất nhiều.

    [​IMG]

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Vay nợ trong khả năng trả nợ chứ không để đời con cháu gánh chịu.

    Do đó theo Phó Thủ tướng, để đảm bảo an toàn nợ công, dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không quá 65%, nợ chính phủ không quá 55%, nợ nước ngoài không quá 50% cho đến năm 2020. Đây là quyết tâm của Chính phủ và Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội mục tiêu này.

    Để giảm áp lực trả nợ và đảm bảo nhu cầu phát triển, theo ông Huệ cần huy động cao độ nguồn lực xã hội. “Mọi người hay nói đến kiều hối nhiều, ngoại tệ nhiều, vàng trong dân nhiều thì bây giờ Chính phủ đang đẩy mạnh huy động phong trào đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Doanh nghiệp càng nhiều lên thì đầu tư nhiều hơn, người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh. Nhà nước chỉ đầu tư vào những hạng mục quan trọng, thiết yếu, có tính chất làm mồi; phấn đấu tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm xuống, hiệu quả đầu tư tăng lên, khi đó mới đạt mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công” - ông Huệ đưa ra phương án.

    Bên cạnh đó, người phụ trách mảng tài chính-ngân sách của Chính phủ cho rằng các mục tiêu kinh tế đã được đặt ra, vấn đề quan trọng là phải siết chặt kỷ cương ngân sách, coi tiết kiệm là quốc sách.

    "Chính phủ nhất quán phấn đấu tăng thu để tăng chi nhưng chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại cho đời sau, vay nợ trong khả năng trả nợ chứ không để đời con cháu gánh chịu" - ông Huệ nhất quán quan điểm.

    Ngoài ra, nếu địa phương nào giảm thu ngân sách nhất quyết giảm chi, cắt những khoản chi ngân sách không cần thiết. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cũng như các địa phương cần phấn đấu tăng thu ngân sách, kể cả thu nội địa và thuế quan, siết chặt giá tính thuế, mở rộng cơ sở thuế, khuyến khích các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp mới…
    thatha_chamchi thích bài này.
  7. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Theo Thủ tướng, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công...
    [​IMG]
    Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cùng tổ.

    NGUYÊN VŨ
    Tái cơ cấu nền kinh tế không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể làm được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, sáng 22/10.
    Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
    Theo Thủ tướng, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công. Bởi không quyết tâm chính trị cao thì vẫn là cách làm cũ, không ăn thua, kém hiệu quả.
    Ở đây phải có bộ máy, cán bộ làm tái cơ cấu. Nhiều ý kiến cho rằng, người đứng đầu phải đứng ra ra chỉ đạo tái cơ cấu hay là có đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ đi cái gì kém hiệu quả, Thủ tướng nói.
    Phải bỏ tiền
    Chính phủ dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương khoảng 480 tỷ USD).

    Trong đó tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD).
    Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 68 tỷ USD). Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các Bộ, ngành Trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203 dự án).
    10 triệu tỷ đồng hay 480 tỷ USD, theo nhiều vị đại biểu là con số không hề nhỏ so với quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ USD.
  8. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    upcom đang nổi sóng thần với
    VOC
    VSN
    BHN ...

    sang upcom chiến hàng khủng long có sự tranh giành của các đại gia các bác ơi!
    --- Gộp bài viết, 22/10/2016, Bài cũ: 22/10/2016 ---
    giờ thật sự ck khó kiếm ăn quá các bác ơi!
    mình nghĩ chỉ các khủng long của nhà nước có game thâu tóm thì may ra nhỏ lẻ mới kiếm ăn được thôi!
    voiconchoichung thích bài này.
  9. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Việt Nam thu hút hơn 90 quỹ chứng khoán Hàn Quốc
    Theo TUẤN MINH (theo Business Korea)/Nhịp cầu đầu tư

    Theo thông tin mới đây từ Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc (KFIA), có 542 quỹ chứng khoán của nước này đang đầu tư vào các quốc gia bên ngoài.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Trong số này, có ít nhất 90 quỹ đang đầu tư vào Việt Nam, nhằm kiếm lời từ thị trường chứng khoán Việt vốn đang trên đà tăng suốt 5 năm nay. Theo chỉ số Vietnam Equity Feeder Investment Trust Equity Balanced từ công ty Korea Investment & Securities, tỷ lệ sinh lời hiện tại là 21,77%.

    Gần đây, vào hôm 17/10, công ty quản lý tài sản Shinhan BNP Paribas Asset Management cũng đã công bố sản phẩm đầu tư Shinhan BNPP VIP Securities Feeder Investment Trust H-Equity, trong đó bao gồm các cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia và Philippines.
    hpkt85 thích bài này.
  10. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    60.964
    99,9% các diễn đàn hô up, tuần sau 99,9% tèo
    voiconchoichung thích bài này.

Chia sẻ trang này