tin thế này bảo sao mà cuối phiên qua BDS có tín hiệu phi trần hết...múc ngay k cần suy nghĩ..link..

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi songchodang, 17/09/2014.

8187 người đang online, trong đó có 1295 thành viên. 10:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 553 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. songchodang

    songchodang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    358
    http://gafin.vn/20140917074551322p0c35/nhnn-de-xuat-them-goi-nghin-ty-ho-tro-vay-mua-nha.htm
    NHNN đề xuất thêm gói nghìn tỷ hỗ trợ vay mua nhà

    Gói mới này sẽ cho phép cán bộ công chức, viên chức được mua cả căn hộ chung cư cao cấp, trung cấp, mua nhà liền kề…
    Trả lời Thanh Niên chiều 16/9, Vụ trưởng Vụ Tín dụng - Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Tiến Đông cho biết NHNN nghiên cứu xây dựng một gói hỗ trợ vay mua nhà khác cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để trình Thủ tướng xin ý kiến.

    Nếu gói 30.000 tỉ chỉ được vay mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, tất cả phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội... thì gói mới này cho phép cán bộ công chức, viên chức được mua cả căn hộ chung cư cao cấp, trung cấp, mua nhà liền kề…

    Mức cho vay tối đa lên tới 75% tổng giá trị, còn lại vốn tự có của người mua. NHNN đưa ra một số phương án lãi suất dự kiến dao động từ 6-7,5%/năm, với thời hạn vay kéo dài trong khoảng 10 năm.
    nguyenchien568Johnny Ng thích bài này.
  2. songchodang

    songchodang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    358
    Kiến nghị tăng cho vay bất động sản trung và dài hạn
    Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản đóng góp ý kiến dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) gửi lên các sở ban ngành của TPHCM.
    Kiến nghị tăng tín dụng trung dài hạn cho BĐS

    HoREA cho rằng, Luật Nhà ở có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006 trải qua 8 năm, nhiều chế định trong luật Nhà ở không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Trong đó có thể kể tới việc HoREA cho rằng, các định chế tài chính để hỗ trợ công tác phát triển nhà ở cũng chưa được xác lập trong Luật Nhà ở làm hạn chế việc huy động các nguồn lực và chưa hỗ trợ được nhiều cho người tiêu dùng.

    Cụ thể, chưa cơ cấu được nguồn vốn tín dụng trung hạn, dài hạn cho thị trường bất động sản, trong lúc hoạt động đầu tư phát triển bất động sản mang tính chất trung hạn và dài hạn. Lãi suất vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay cao hơn lãi suất vay ngắn hạn;

    Bên cạnh đó, thị trường vốn chưa phát triển đồng bộ để hỗ trợ cho nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Theo HoREA, thị trường chứng khoán chưa là một kênh huy động vốn hiệu quả cho thị trường bất động sản.

    Trong khi đó, thị trường thế chấp, tái thế chấp chưa phát triển; Chưa chứng khoán hóa bất động sản; Qũy đầu tư bất động sản được quy định trong Luật chứng khoán nhưng chưa triển khai; Qũy tín thác bất động sản (REIT) chưa được luật hóa.

    Ngoài ra, Qũy tiết kiệm nhà ở được quy định tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ nhưng chưa triển khai; Qũy phát triển nhà ở được thành lập ở một số thành phố và tỉnh lớn nhưng phạm vi hoạt động còn rất hạn chế.

    Theo đó, Hiệp hội kiến nghị Nhà nước tạo điều kiện để cung cấp nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để phát triển nhà ở;

    Đồng thời, đề nghị bổ sung các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở từ các quỹ tài chính như: Qũy tiết kiệm nhà ở; Qũy đầu tư bất động sản; Qũy phát triển nhà ở xã hội (theo dự thảo Luật); Qũy phát triển đất (theo Luật Đất đai 2013); Qũy tín thác bất động sản (quỹ REIT).

    Một điểm đáng chú ý khác trong văn bản của HoREA là Hiệp hội này cho rằng, hiện nay, pháp luật về đất đai và bất động sản nhà ở chưa cho phép thế chấp bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất tại ngân hàng ở nước ngoài. Điều này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên cần được tiếp tục nghiên cứu xử lý để xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.

    Nới tay với người nước ngoài muốn mua nhà

    Luật nhà ở chưa có các cơ chế chính sách rộng mở để cho Việt kiều được mua và sở hữu nhà như người trong nước và cho người nước ngoài được dễ dàng mua nhà tại Việt Nam phù hợp theo thông lệ quốc tế.

    HoREA cho biết, Hiệp hội nhận thức việc mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua nhà ở chính là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng tổng tài sản quốc gia, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động, tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản và không ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong nước.

    Theo HoREA, trên cơ sở thực tiễn tình hình đất nước, dự thảo Luật đã quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở là chỉ áp dụng cho các đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam; chỉ cho phép mua nhà ở thương mại trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực không cấm người nước ngoài cư trú, đi lại; chỉ được mua loại nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ… thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước, đặc biệt là không ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở.

    Đồng thời, với các quy định chặt chẽ như vậy thì vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được đảm bảo và cũng không nên quy định thêm về điều kiện cư trú. Đồng thời tại khoản (2.c) điều 159 đã quy định chặt chẽ về phương thức thanh toán để phòng, chống việc rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

    Tuy nhiên tại khoản (1.c) điều 156, khoản 3 điều 157 dự thảo Luật lại quy định điều kiện cá nhân nước ngoài "phải đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam" đã làm hạn chế thậm chí làm mất tác dụng của chủ trương mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Quy định "phải đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam" chẳng khác nào quy định cá nhân nước ngoài phải có visa nhập cảnh vào Việt Nam 6 tháng, 12 tháng trước đây.

    Hiệp hội kiến nghị chỉ cần điều kiện cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có thể mua nhà và sở hữu nhà nếu có nhu cầu. Thực tế nhiều doanh nhân nước ngoài có cơ sở kinh doanh tại nhiều nước, họ đến và ở, làm việc mỗi đợt từ vài ngày đến vài tuần và đi lại thường xuyên và có nhu cầu mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

    Đề nghị chỉ sửa đổi điều kiện này thôi thì toàn bộ chế định về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân người nước ngoài trong dự
    nguyentinthunguyenchien568 thích bài này.
  3. tranding78

    tranding78 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    9.737
    Đề xuất lúc nào cũng vậy, cứ họp là đề xuất giải cứu con tôi bất động sản đi không có bố mẹ ngân hàng chết theo đang ôm đống nợ giờ lại phải gởi con cho VAMC không được 5 năm giải tán VAMC trả lại con cho họ thì lại cõng thêm nợ mỗi lần 20%.
  4. songchodang

    songchodang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    358
    chính phủ đang từng bước tháo gõ cho bds, tôi cũng như các bác thôi. nhưng sau biển đông thì bds là nghanhf nghề thứ 2 cần giải cứu các giải pháp đang dần dần lộ diện . tôi k PR đau. còn tuỳ các bác
  5. win2014

    win2014 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    188
    Nợ xấu bđs ư, đáng lo thật đấy !!
    Nhưng tại cuộc hội thảo đầu tư do Ssi tổ chức vừa qua rất nhiều đối tác Nước ngoài đặt vấn đề mua lại các khoảng nợ xấu này
    Vì vậy nút thắt này sẽ bị tháo bỏ trong thời gian tới

Chia sẻ trang này