Tin tốt dồn dập, chịu đựng thêm 3 ngày đầu tuần, nghỉ qua lễ, vni 620 trước tết.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuathangxonglen, 28/12/2014.

1417 người đang online, trong đó có 566 thành viên. 21:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1984 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự đoán
    (NDH) Theo hãng tin Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt trong quý 4/2014 do các ngân hàng gia tăng tín dụng cũng như việc đầu tư nước ngoài tăng cao đã thúc đẩy ngành xuất khẩu.
    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Sức khỏe kinh tế Việt Nam 2014 trong mắt nhà thống kê

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Năm 2015 GAS đặt kế hoạch tăng 51% vốn điều lệ lên 28.615 tỷ đồng, LNST 11.340 tỷ



    [​IMG]
    Theo Tổng Cục Thống Kê, GDP quý 4/2014 của Việt Nam tăng 6,96% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng trưởng của quý 3/2014 là 6,07%. Tính cả năm 2014, nền kinh tế tăng trưởng 5,98%, vượt mức dự kiến của chính phủ là 5,8% và cũng vượt mức dự kiến bình quân theo khảo sát của hãng tin Bloomberg là 5,7%.

    Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã giảm trần lãi suất huy động đối với một số khoản tín dụng trong tháng 10/2014, cắt giảm các lãi suất khác và giảm giá tiền Việt Nam đồng trong năm nay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Theo số liệu công bố ngày 27/12, xuất khẩu tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam đã tăng 15% trong năm 2014 do đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7%.

    Theo Việc trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi ngành xuất khẩu và chủ yếu là từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các dấu hiệu cải thiện trong nền kinh tế đang ngày càng rõ ràng nhưng sự tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất mong manh.

    [​IMG]

    Chính phủ Việt Nam đã có những bước cải tổ hệ thống tài chính và đẩy mạnh tín dụng, với tăng trưởng tín dụng đã gia tăng 12,6% tính đến ngày 22/12. Trong khi đó, việc giá dầu giảm đã giúp làm giảm lạm phát trong nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Việt Nam cho biết họ sẽ giữ đồng nội tệ ổn định trong năm tới, đồng thời theo đuổi chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế sự tăng giá.

    Xuất khẩu tăng trưởng

    Việt Nam thường công bố số liệu GDP trước khi kết thúc năm tài chính, trước nhiều tuần so với các nước khác. Vì vậy, một số chuyên gia nghi ngờ về những số liệu của quý 3/2014. Chuyên gia Glenn Maguire và chuyên gia Eugenia Fabon Victorino của Australia & New Zealand Banking Group Ltd cho biết họ nghi ngờ số liệu tăng trưởng mạnh của kinh tế Việt Nam khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có dự báo suy giảm tăng trưởng.

    Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA), ngành xuất khẩu đã tăng 13,6% trong năm nay do các nhà sản xuất bao gồm Samsung Electronics Co và LG Electronics Inc đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm cả dầu thô, đã đạt 101,6 tỷ USD trong năm nay, tương đương 68% tổng giá trị xuất khẩu.

    [​IMG]

    Lạm phát trong nước đã giảm xuống 1,84% trong tháng 12/2014 so với cùng kỳ năm trước, mức thấp nhất kể từ năm 2006. Chính phủ đã yêu cầu các nhà bán lẻ nhiên liệu cắt giảm giá bán và yêu cầu các ngành sản xuất bình ổn giá cả trước và trong dịp Tết Nguyên Đán vào tháng 2/2015.

    Doanh số bán lẻ đã tăng 10,6% trong năm nay so với năm 2013, ngành dịch vụ tăng 10% còn ngành sản xuất tăng 8,45%.

    Theo Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện do các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm 2015 do sự tăng trưởng của các ngành sản xuất, dịch vụ và xây dựng.

    Các tổ chức Fitch Ratings và Moody’s Investors Service đã nâng xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong năm 2014, với lý do tình hình ổn định kinh tế được cải thiện, đồng thời Moody’s cũng nâng triển vọng cho ngành ngân hàng của nước này từ mức tiêu cực lên ổn định.
    brabois thích bài này.
  2. Arnold Schwarzenegger

    Arnold Schwarzenegger Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    4.070
    Copy thì xoá bớt các tin ko liên quan đi.
    Rườm rà quá !
    Hong_ngoc thích bài này.
  3. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Vì vui quá bạn ạ, có link cũng dễ xem mà, tin tốt cuối tuần ngon thật
    Hong_ngoc thích bài này.
  4. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Đến 22/12: Tăng trưởng tín dụng đã "cán đích"
    [​IMG]TPBank được mở thêm 5 chi nhánh và 4 phòng giao dịch
    Ngân hàng nào “đạt chuẩn” sáp nhập với Vietcombank và BIDV?
    Đường cong lãi suất - tín hiệu tích cực

    Tính đến thời điểm 22/12/2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%).
    Con số này được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố trong buổi Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2014, diễn ra chiều nay (ngày 27/12/2014).

    Cụ thể, thống kê của GSO cho biết: Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

    Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 12 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tăng trưởng tín dụng năm 2014 dự kiến đạt 13% (chỉ tiêu định hướng 12-14%) so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Trong đó, đến ngày 19/12, tín dụng đã tăng 11,8% so với cuối năm 2013.

    Như vậy, tính đến thời điểm này tăng trưởng tín dụng đã chính thức "cán đích" đề ra của NHNN.

    Cũng trong buổi họp báo thường kỳ tháng 12 của NHNN, trả lời câu hỏi về việc tín dụng “cả năm đủng đỉnh”, bỗng tăng trưởng “đột ngột” vào những tháng cuối năm liệu có là tăng trưởng ảo, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Theo quy luật, tín dụng thường tăng thấp vào những tháng đầu năm và cao vào cuối năm. Điều này cũng phù hợp với diễn biến, mua sắm dự trữ hàng Tết.

    Cũng theo đại diện NHNN, trong năm 2014, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản của tổ chức tín dụng (TCTD) và nền kinh tế.

    Về kế hoạch năm 2015, NHNN dự kiến sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng 13 – 15%.

    Khánh Nhi
  5. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Đường cong lãi suất - tín hiệu tích cực
    [​IMG]TPBank được mở thêm 5 chi nhánh và 4 phòng giao dịch
    Ngân hàng nào “đạt chuẩn” sáp nhập với Vietcombank và BIDV?
    Vietcombank có thêm Phó Tổng giám đốc

    Đường cong lãi suất hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, có điều kiện pha loãng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, tạo nên hiệu quả tối ưu về sử dụng đồng vốn.
    Các chuyên gia đánh giá, năm 2014 kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương và giải pháp điều hành của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn các năm trước, dự kiến cả năm sẽ vượt mục tiêu 5,8% và đến nay đã ở mức 5,93%. Một trong những nhân tố tạo chuyển biến tích cực là nỗ lực tháo gỡ ách tắc tín dụng, trong đó việc giảm lãi suất cho vay đã tác động tốt đến tăng trưởng tín dụng.
    Đường cong lãi suất là thuật ngữ để diễn tả cơ cấu tín dụng theo xu hướng tích cực. Bởi lẽ trong hoạt động tín dụng, có nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu vốn với những mức độ ưu tiên khác nhau cho nên mức lãi suất cũng khác nhau. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn khả dụng để cho vay cũng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau với những kỳ hạn khác nhau. Vì thế, ngân hàng nào tính toán tốt, tạo ra đường cong lãi suất hợp lý thì sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đường cong này được hình thành phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan - tức là ý chí của các ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò thứ yếu. Yếu tố quan trọng nhất là chính sách điều hành lãi suất của nhà điều hành.

    Thực tế cho thấy trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp tín dụng linh hoạt gắn kết với các chính sách tín dụng ưu tiên để hỗ trợ các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng có hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn với lãi suất hạ khá nhiều so với mấy năm trước. Đến nay mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 2% so với năm ngoái và giảm từ 30% đến 50% so với cách đây 3 năm. Lãi suất huy động cũng giảm từ 1,5 - 2%/năm so với cuối năm ngoái. Đây là một nhân tố tích cực tác động đến quyết định lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

    Tăng trưởng tín dụng năm 2014 dự kiến đạt chỉ tiêu định hướng là từ 12 - 14% bất chấp nhiều khó khăn; đến ngày 19.12 tín dụng đã tăng 11,8%. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.
    Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, sức cầu của nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực nhưng cần tiếp tục đẩy mạnh để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Vì thế, vẫn rất cần những nỗ lực điều hành để đường cong lãi suất trở nên rõ nét hơn, uyển chuyển hơn, giúp việc sử dụng đồng vốn trong nền kinh tế đạt hiệu quả cao hơn.Một yếu tố khác cũng tác động tích cực đến việc hình thành đường cong lãi suất là việc giảm lãi các khoản vay cũ. Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các ngân hàng tích cực điều chỉnh giảm; dư nợ cho vay bằng tiền Việt có lãi suất trên 15%/năm chỉ còn chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ, giảm so với tỷ trọng 6,3% của cuối năm ngoái; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 10,65%, trong khi cuối năm 2013 chỉ số này là 19,72%.
    Đường cong lãi suất hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, có điều kiện pha loãng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, tạo nên hiệu quả tối ưu về sử dụng đồng vốn. Đường cong lãi suất cũng giúp giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối của các ngân hàng, giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế.
  6. saobangQN

    saobangQN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    180
    Việt Nam mà đã hoảng loạn thị chả tin gì vực dậy được, chỉ đợi nó tự thân đi lên thôi :D
  7. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa: Kiến nghị không đánh thuế giá xăng dầu
    (NDH) TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết sẽ kiến nghị với Thủ Tướng sẽ không đánh thuế giá xăng dầu, coi như đây là một lợi thế dành cho các doanh nghiệp trong điều kiện các doanh nghiệp đang rất khó khăn.
    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    HNX ra mắt Bond Index và thay đổi cách tính HNX-Index từ 5/1/2015

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Năm 2015 GAS đặt kế hoạch tăng 51% vốn điều lệ lên 28.615 tỷ đồng, LNST 11.340 tỷ



    [​IMG]

    Trong buổi hội thảo ''Giới thiệu ETF và triển vọng TTCK năm 2015'' vừa diễn ra tại Sở GDCK Hà Nội. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã có những phân tích về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015.

    Ông Nghĩa cho biết, năm 2015, dự kiến GDP cả nước đạt 6,2% (mức phấn đấu của quốc hội có thể là 6,5%), tuy mức này chưa thực sự cao nhưng đã đánh dấu kinh tế Việt Nam thực sự phục hồi. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2015 dự kiến sẽ duy trì ở mức 5% và tăng trưởng tín dụng có thể khả quan hơn.

    Năm 2015 có những tác động cần chú ý đến thị trường như biến động của giá dầu thế giới. Ông Nghĩa cho biết, hiện này đang có hai quan điểm được đặt ra, thứ nhất, chính phủ không nên đánh thuế xăng dầu nhập khẩu và sẽ để giá dầu tiếp tục giảm. Việc giá dầu giảm sẽ hỗ trợ làm giảm chi phí của doanh nghiệp, đồng thời làm cầu nội địa tăng lên. Quan trọng hơn cả sẽ làm cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai là sẽ đánh thuế thu tiền về cho ngân sách và không cho giá xăng dầu giảm.

    Theo đó, Hội đồng tư vấn đã đi đến một kiến nghị với Thủ Tướng sẽ không đánh thuế giá xăng dầu, coi như đây là một lợi thế dành cho các doanh nghiệp trong điều kiện các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Nếu không đánh thuế tác động của giá xăng dầu đến thị trường nói chung sẽ khá mạnh.

    Ông Nghĩa cho rằng năm 2015, có thể sự phục hồi của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn. Năm 2014 có tới 58.000 doanh nghiệp phá sản hoặc đóng của, tăng 14% so với năm 2013. Chúng ta đang quyết tâm đẩy con số này xuống thấp trong năm 2015 bằng các biện pháp liên quan đến giá dầu và chống buôn lậu, gian lận thương mại.

    Ngoài ra, việc NHNN ban hành thông tư 36 ít nhiều có tác động tiêu cực đến thị trường. Do lo ngại về thông tư 36 có hiệu lực khối ngoại trong 3 tháng trở lại đây đã đẩy mạnh rút tiền ra khỏi thị trường.

    Một thông tin cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trong năm sau là diễn biến về bất ổn chính trị giữa Nga và EU. Ông Nghĩa cho biết, nhiều nhà phân tích nhận định rằng, đầu năm 2015, Nga và EU sẽ thỏa hiệp để đưa ra một quy chế chung về Ukraine làm thế nào để Nga và EU đều có thể chấp nhận được. Nếu việc thỏa hiệp giữ Nga và EU có tiến triển tốt sẽ giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi được điểm nghẽn hiện tại và giúp thương mại toàn cầu sẽ tăng trở lại.

    Tổng hợp các nhận định ở trên, ông Nghĩa nhận định rằng chỉ số VN-Index trong năm 2015 sẽ phục hồi được trong khoảng 650 điểm.
  8. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534
    Tuần từ 22 -26/12: Khối ngoại mua ròng trở lại hơn 540 tỷ đồng
    (NDH) Sau 6 tuần bán ròng liên tiếp, khối ngoại trên sàn HOSE đã mua ròng trở lại hơn 500 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại trên HNX cũng bán ròng trở lại trên 35,7 tỷ đồng sau 2 tuần bán ròng liên tiếp.
    [


    Sau một tuần giao dịch đột biến nhờ ETF, đến tuần từ 22 - 26/12, khối ngoại quay trở lại trạng thái giao dịch ảm đạm. Trong đó, họ thực hiện mua vào gần 27 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1.005 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 14,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 464,7 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt hơn 12,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt hơn 540,5 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Trên sàn HOSE, sau 6 tuần bán ròng liên tiếp, với tổng giá trị bán ròng đạt hơn 1.776 tỷ đồng, khối ngoại đã mua ròng trở lại gần 504,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt gần 10 triệu cổ phiếu. Trong đó, họ mua vào gần 23 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra chỉ hơn 13 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào đạt 951 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là gần 446,4 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Tuần giao dịch từ 22 - 26/12, khối ngoại trên HOSE mua ròng rất mạnh các cổ phiếu bluechips như MWG, PVD, VIC, KDC, GAS... Trong đó, mã MWG được họ đẩy mạnh mua ròng tới 952.110 cổ phiếu. Hai mã PVD và VIC được mua ròng lần lượt 858.670 cổ phiếu và hơn 1,2 triệu cổ phiếu.

    Trong khi đó, sau một tuần được khối ngoại mua ròng tới gần 21 triệu cổ phiếu nhờ ETF, tới tuần vừa qua, SSI đã bị bán ròng trở lại 409.040 cổ phiếu. Bên cạnh đó, HAG cũng bị bán ròng 849.740 cổ phiếu.

    [​IMG]

    Trên sàn HNX, tương tự sàn HOSE, sau 2 tuần bán ròng liên tiếp, khối ngoại cũng đã mua ròng trở lại hơn 35,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt hơn 2,5 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại trên HNX có một tuần giao dịch rất ảm đạm, họ chỉ mua vào gần 4 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra chỉ hơn 1,4 triệu cổ phiếu, với giá trị mua vào đạt hơn 54 tỷ đồng, còn giá trị bán ra là hơn 18 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Đáng chú ý nhất, PVS đã được khối ngoại trên HNX mua ròng trở lại 761.300 cổ phiếu. Trước đó, PVS đã bị bán ròng tới 11 tuần liên tiếp, với tổng giá trị bán ròng đạt trên 11 triệu cổ phiếu. Tương tự, sau khi bị bán ròng hơn 4 triệu cổ phiếu ở tuần trước đó, SHB đã được mua ròng trở lại gần 2 triệu cổ phiếu.

    Ở chiều ngược lại, họ bán ròng tập trung vào các mã như IVS (367.800 cổ phiếu), LAS (115.300 cổ phiếu), HOM (413.800 cổ phiếu) và VCG (139.700 cổ phiếu).

    Bình Minh - NDH

    [​IMG]

  9. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Năm 2014, Việt Nam xuất siêu kỷ lục 2 tỷ USD
    [​IMG]Bất chấp khó khăn, thu ngân sách nhà nước năm 2014 vẫn "cán đích"
    Những cái sai đằng sau lo ngại lạm phát thấp
    Sức khỏe kinh tế Việt Nam 2014 trong mắt nhà thống kê

    Năm 2014 cả nước xuất siêu khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD; cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD.
    Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.

    Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước tháng 12/2014 ước đạt 13,1 tỷ USD; giảm 1% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12 ước đạt 14 tỷ USD; tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2013.

    Kết quả đạt được trong tháng 12 đã nâng tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước năm 2014 đạt 150 tỷ USD; tăng 13,6% so với năm 2013. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD; tăng 10,4% so với năm trước - mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô); tăng 15,2% so với năm trước và đóng góp 10,1 điểm phần trăm. Nếu không kể dầu thô, khu vực này đạt 94,4 tỷ USD; tăng 16,7% so với măm trước. Đồng thời, theo Tổng cục thống kê, nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%.

    Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; giày dép chiếm 77% và hàng dệt, may chiếm 59,4%.

    Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD; tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước với mặt hàng chủ lực là điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD.

    Nhóm hàng công nghiệp nhẹ đạt 57,9 tỷ USD; tăng 15,9% so với năm trước và chiếm 38,6%. Hàng nông sản, lâm sản ước 17,8 tỷ USD; tăng 11,4% và chiếm 11,9%. Hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ USD; tăng 17,6% và chiếm 5,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước.



    [​IMG]


    10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

    Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD; tăng 19,6% so với năm 2013. Trong đó tốc độ tăng kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: Hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%.

    Các thị trường xuất khẩu chính tiếp theo là EU với kim ngạch đạt 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%; ASEAN đạt 19 tỷ USD; tăng 3,1%; Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD; tăng 11,8 %; Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8%; Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD; tăng 18,1% so với năm 2013.

    Trong khi đó, tính chung năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cả nước ước đạt 148 tỷ USD; tăng 12,1% so với năm trước. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD; tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD; tăng 10,2%.

    Kim ngạch nhập khẩu trong năm của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 22,5 tỷ USD; tăng 20,2%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14%; xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,3%; chất dẻo đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9,5%; bông đạt 1,4 tỷ USD, tăng 22,7%.

    Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 135 tỷ USD; tăng 12,5% so với năm 2013. Đây vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng đạt 55,6 tỷ USD; tăng 10,1% và chiếm 37,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu đạt 79,4 tỷ USD; tăng 14,3% và chiếm 53,6%.



    [​IMG]


    10 mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2014 (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

    Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD; tăng 18,2 % so với năm 2013. Một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt mức tăng cao bao gồm: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 9,5%; vải các loại tăng 20,7%.

    Theo sau đó là các thị trường: ASEAN ước đạt 23,1 tỷ USD; tăng 8,2%; Hàn Quốc đạt 21,7 tỷ USD; tăng 4,9%; Nhật Bản đạt 12,7 tỷ USD; tăng 9,4%; thị trường EU đạt 8,9 tỷ USD; giảm 5,9%...

    Như vậy, năm 2014 cả nước xuất siêu khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD; cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD.



    [​IMG]


    Thặng dư thương mại của Việt Nam từ năm 2012 đến nay (Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

    Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của năm 2014 là mức cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao.

    Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến; trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

    >>Tháng 11 xuất siêu trở lại, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; outline: none; color: rgb(0, 67, 112);">>>>Tháng 11 xuất siêu trở lại, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư

    Nguyệt Quế

    Theo Infonet
    issac_kido thích bài này.
  10. thuathangxonglen

    thuathangxonglen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    534

Chia sẻ trang này