Tình hình vĩ mô...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimcauco, 06/05/2015.

854 người đang online, trong đó có 341 thành viên. 07:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1913 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Kéo dầu khí tiền không vào, dầu khí tăng cổ khác trơ ra đấy, giờ dầu khí đảo chiều chắc cổ khác tèo.
    Thống kê tình hình vĩ mô theo chiều hướng xấu...
    - Tỷ giá đang kịch trần do bị kìm nén
    - Xăng tăng giá liên tục với đủ các loại thuế phí áp vào trong khi giá thế giới ko biến động nhiều
    - Chỉ số sức mua của người dân ngày càng giảm từ đầu năm đến nay.
    - Doanh nghiệp làm ăn bết bát mất nguồn thu ngân sách nên phí và thuế được sử dụng để bù lại nguồn thu này, đây là 1 vòng quay ko có lỗi thoát
    - Nhập siêu từ TQ ngày càng kinh khủng sau khi TQ đưa ra số liệu thống kê của chúng, giờ không có một hướng đi khác và ngày càng lún sâu phụ thuộc TQ.
    - Các dự án khủng với nhiều tỷ đô do nhà thầu TQ triển khai đang nửa sống nửa chết và bào mòn nền kinh tế VN
    - TQ đang mở rộng xây dựng các căn cứ quân sự và dân sự tại các quân fđảo HS và TS đồng thời đưa nhiều giàn khoan vào hoạt động.
    - Tiền để nuôi cái nhà nước và lãnh đạo ngày càng tăng trong khi ngân sách và nợ công ngày càng nhiều. Tăng thuế phí thì doanh nghiệp và dân chết.
    - Nợ xấu vẫn chưa có hướng giải quyết và đang tồn hết trong VAMC và đang có chiều hướng tăng trở lại tại các ngân hàng.
    - Thêm nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng bị phá sản dưới danh nghĩa bị NHNN mua lại.
    - Thời kỳ dân số vàng với lớp lao động trẻ đang ngày càng già đi và không được tận dụng được để phát triển đất nước.
    - Tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt kèm theo sự gia tăng của ô nhiễm môi trường.
    - Các hiệp định tự do mà quan trọng nhất là TPP đang chưa có điểm kết do các nguyên nhân chính là từ các vấn đề về nhân quyền và sự bảo hộ kinh tế và chính sách thể chế ...của chính quyền VN...

    Mời các bác tổng hợp thêm các vấn đề khác để có quyết định hợp lý trên chứng trường...
    Last edited: 06/05/2015
    lotusvn, leaves, thatha_chamchi2 người khác thích bài này.
  2. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Cái nới Rôm này chắc chỉ trò của nhà cái xào đi xào lại đẻ làm trò thôi, chứ việc nới room không dễ đc thực hiện đâu vì lợi ích nhóm nó quyết định, mà quan trọng hơn là liên quan đến sự tồn vong của chế độ.
  3. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Thật ra vĩ mô VN ngày càng xấu đi, chỉ là do bị dấu diếm và thay vào là những bài tuyên truyền sai sự thật với các con số thống kê được vẽ ra bởi các nhóm lợi ích đang muốn che mắt người dân. Cả thế giới đã đang và dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế từ sau 2008 đến giờ, còn VN thì vẫn đang loay hoay không có đường ra và ngày càng đâm đầu xuống đất...
    --- Gộp bài viết, 06/05/2015, Bài cũ: 06/05/2015 ---
    Cầu tiêu dùng yếu nhưng chính phủ cũng không còn tiền để tung ra các gói kích thích kinh tế,các doanh nghiệp thì không thể tăng giá bán sản phẩm còn người dân thì không có tiền mua và cứ ngồi đợi giá giảm, tình trạng này đang xảy ra với bất động sản cũng như nhiều hàng hóa khác, trạng thái của nền kinh tế có thể nói là giảm phát rõ.
    lotusvnanhtuanks94 thích bài này.
  4. lotusvn

    lotusvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2015
    Đã được thích:
    607
    chuẩn, chỉ có ngâu hoặc cố tình bịp bợm mới tin những bài viết bơm thổi hô hào mọi người mua bán loạn xạ thiếu căn cứ tin cậy. Thị trường CK là hàn thử biểu của nền KT là chuẩn và nó phản ánh đáng tin cậy nhất, thị trường luôn đúng.
  5. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Đó là thị trường của các nước thôi bác, còn theo mình thị trường VN thì là do điều khiển của nhà cái, họ dùng các mã Bluechip và lượng tiền lớn để kéo lên và đạp xuống chỉ số nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, thị trường còn quá thiếu minh bạch và quá nhiều vấn đề về quản lý thì không thể làm hàn thử biểu của nền KT được.
    lotusvn thích bài này.
  6. lotusvn

    lotusvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2015
    Đã được thích:
    607
    Ồ, nó phản ánh chuẩn đó bác;) ngẫm từ điều hành, rồi dòng tiền vào thế nào? chộp giật ngắn hạn, thời buổi này vẫn còn nhốt T+3 nhà đầu tư, ... nên nó được vậy thôi, bao năm nay rồi. :rolleyes:
    chimcauco thích bài này.
  7. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Cái thị trường CKVN nó chỉ phản ánh chuân KT VN đó là thể hiện sự dặt dẹo và chẳng giống ai của KTVN
    lotusvn thích bài này.
  8. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.030
    Chuyên gia Malaysia: Việt Nam là động lực tăng trưởng kinh tế thứ 2 Châu Á !!!
    Thứ ba, 05/05/2015, 15:50 (GMT+7)
    Trong chưa đầy hai thế hệ, Việt Nam từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn mình trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực ASEAN.

    Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong bốn thập kỷ: kẻ thù của ngày hôm qua đã trở thành đối tác thương mại gần gũi nhất của ngày hôm nay. Năm ngoái là cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ 8 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quốc gia này đã trở thànhnước xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á vào thị trường Mỹ. Việt Nam đã vượt qua những cỗ máy sản xuất khu vực truyền thống như Singapore, Thái Lan và Malaysia để chiếm lĩnh 20% thị phần. Đất nước này vận chuyển lên đến 28,5 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ cho nước Mỹ (tăng 19,6% so với năm 2013), với dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

    [​IMG]
    Kinh tế Việt Nam năng động bậc nhất khu vực

    Từ năm 1998 đến 2008, kinh tế Việt đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 7,5%. Sau một thập kỷ tăng trưởng cao, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái do lạm phát cao trong năm 2011, nhưng hiện nay tình hình đang thay đổi. Mức tăng trưởng này dần phục hồi trở lại do lãnh đạo trong nước tận dụng được vị trí địa lý chiến lược, độ chín muồi về mặt nhân khẩu học, chi phí lao động thấp và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

    Mặc dù bức tranh nền kinh tế toàn cầu năm 2014 vô cùng ảm đạm, GDP của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước (5,98%)trong vòng bốn năm và cao thứ 2 so với thế giới, đạt 180.8 tỷ USD. Quốc gia này cũng giữ được mức lạm phát ổn định với tỷ lệ thấp nhất trong 10 năm qua là 4,1% (thấp hơn 37,88% so với năm 2013). Sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam một phần là nhờ mức kỷ lục xuất khẩu đạt đến trị giá 150 tỷ USD sau khi tăng 13,6% so với năm trước. Điều này mang lại thặng dư thương mại cả nước đạt đến 2 tỷ USD.

    Trong hai năm tới, các dự án kinh tế tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ gia tăng với tốc độ nhanh hơn 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm tiếp theo. Hiện nay,Việt Nam là nền kinh tế phát triển mạnh thứ năm châu Á. ADB tin rằng nước này có thể trở thành động lực tăng trưởng kinh tế thứ hai cho châu Á (ngoài Ấn Độ) bởi vì Trung Quốc đã bước vào một chu kỳ tăng trưởng chậm hơn.

    Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á của ADB năm 2015, Việt Nam cũng là nền kinh tế có triển vọng nhất trong VISTA (một từ viết tắt mới bao gồm Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina).

    [​IMG]
    Nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, bất chấp những diễn biến xấu của thế giới

    Có vẻ như các nhà đầu tư nước ngoài đồng ý với quan điểm của ADB. Năm ngoái, Việt Nam đã thu hút 15.6 tỷ USD (tăng 9,6% so với năm 2013) FDI mới so với 4.6 tỷ USD bơm cho các dự án hiện có. Hàn Quốc là nguồn FDI lớn nhất với Samsung là nhà đầu tư nước ngoài của quốc gia lớn nhất và xuất khẩu.

    Tháng 11 năm ngoái, gã khổng lồ điện tử đã công bố kế hoạch chi 3 tỷ USD trong việc mở rộng một nhà máy hiện có, biến nơi này thành nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Điều này xảy ra chỉ bốn tháng sau khi công ty nhận được giấy phép xây dựng một nhà máy 1 tỷ USD sản xuất mô-đun màn hình.

    Cùng với phát triển năng lực sản xuất tại Việt Nam, Samsung dự kiến sẽ trở thành nhà thuê lao động nước ngoài lớn nhất tại nước này khi gia tăng nguồn nhân lực tại địa phương lên con số 100.000 trong tháng Bảy. Tại thời điểm này, Samsung sản xuất hầu hết các thiết bị thông minh ở trong nước.

    Hoạt động của Tập đoàn này đạt mức khổng lồ đến nỗi Samsung sẽ bắt đầu vận hành một ga hàng hóa tư nhân riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào cuối năm nay. Samsung cũng đang lên kế hoạch gia tăng đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam,Samsung đã đầu tư tổng cộng 12.6 tỷ USD trong nước và dự kiến sẽ đạt tới 20 tỷ USD trong hai năm tới.

    [​IMG]
    Samsung liên tiếp gia tăng đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam

    Ngoài Samsung, các tập đoàn đa quốc gia như LG, Intel, Microsoft, Nokia, Panasonic, Procter & Gamble (P&G) và nhiều hơn nữa đang đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong số liệu thống kê mới nhất của nước này. Việt Nam vừa đạt mức tăng trưởngGDP quý cao nhất kể từ năm 2010 (6,03%) trong khi xuất khẩu tăng 6.9% so với cùng kỳ năm trước, chạm mức 35.7 tỷ USD.

    Tương lai của Việt Nam chắc chắn sẽ tươi sáng. Nhưng liệu nước này có thay thế Trung Quốc là công xưởng mới của thế giới hay không? Hãy theo dõi phần hai của loạt bài, chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố cơ bản tạo nên sự đánh dấu đất nước.
  9. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    76.239
    Thanks ý kiến bác . Mình nghĩ tổng quan thì vĩ mô có tốt hơn lúc trước . Chiu khó canh các mã gía cọng hành mà sếp cty hết lòng vị công việc , rồi chờ vài tháng sẽ ngon . Lúc này không vội được :):)
    chimcauco thích bài này.
  10. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Nội lực doanh nghiệp trong nước quá yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn và các doanh nghiệp FDI với các ưu đãi bất hợp lý cho DN nội. Sự phụ thuộc quá lớn vào DN nước ngoài là một điều nguy hiểm cho KTVN, điển hình là vụ việc của TOYOTA vừa rồi., nhiều triệu việc làm có thể bị mất khi các doanh nghiệp này không còn được ưu đãi như trước và rời bỏ VN.

Chia sẻ trang này