TNG - CP Dệt May-Game khởi động TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Batkhachienbai, 10/11/2020.

2568 người đang online, trong đó có 197 thành viên. 06:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26422 lượt đọc và 157 bài trả lời
  1. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    678
    Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TNG tiệm cận vùng 17-18
    Cổ phiếu TNG của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG vừa tạo thành một phiên bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự 13.3 khá mạnh mẽ nhờ hiệu ứng từ dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu TPP.

    Thanh khoản cổ phiếu đã vượt xa trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

    Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

    Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 13.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 17-18, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 12.0.
    huyenthitxGa-Tre thích bài này.
  2. Cuocsongmoi812018

    Cuocsongmoi812018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2018
    Đã được thích:
    1.289
    Có được như vậy ko.
  3. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    678
    Vài hôm nữa ông Biden được chuyển giao quyền lực sẽ khởi động lại TPP, khi đó dòng dệt may sẽ bùng nổ
  4. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    678
    Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bứt phá mạnh tại Mỹ sau đại dịch Covid-19?
    THỨ 3, 10/11/2020, 17:18

    [​IMG]
    Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2019, hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt 111 tỉ USD, chiếm khoảng 10% thị phần toàn cầu. Mỹ cũng là khách hàng quan trọng nhất của dệt may Việt Nam khi chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu.

    Năm 2019, đại dịch Covid 19 bùng phát và lan mạnh tại Mỹ, các doanh nghiệp thời trang tại nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Rất nhiều các doanh nghiệp thời trang lớn của Mỹ phải đệ đơn phá sản như J.Crew (doanh thu 2019 đạt 2.5 tỉ USD), Meiman Marcus (doanh thu 2019 đạt 4.9 tỉ USD), J.C Penney, Brook Brothers, RTW Retailwinds…Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng lao đao khi tình trạng hủy đơn hàng, giãn đơn hàng, không thu được tiền…xảy ra thường xuyên hơn.

    Hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận TNG giảm 26%, MSH giảm 54%, VGT giảm 65%, VGG giảm 76%, GMC giảm 84% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19, nhưng dệt may Việt Nam đang ngày càng chiếm thị phần lớn và đóng vai trò quan trọng ở thị trường Mỹ.

    Xu hướng chuyển dịch các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam

    Từ cuối năm 2018, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã giúp các hãng thời trang Mỹ dịch chuyển nhiều hơn các đơn hàng dệt may sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Năm 2019, giá trị hàng hóa dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt 14,4 tỉ USD, tăng trưởng mạnh 11% so với năm 2018. Xu hướng này vẫn tiếp diễn kéo dài sang cả năm 2020. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giảm ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may chính sang Mỹ.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, giá trị dệt may Mỹ nhập khẩu toàn thế giới giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước thì nhập khẩu từ Việt Nam chỉ giảm 9,2%, trong khi, Trung Quốc giảm 38,4%, Bangladesh giảm 13,3%, Indonesia giảm 20%, Ấn độ giảm 22,7%.

    [​IMG]

    Xu hướng gia tăng thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ liên tục tăng từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, nhờ có chiến tranh thương mại Mỹ Trung mà thị phần Việt Nam tăng mạnh trong năm 2019 và 2020 lên mức 20%, xấp xỉ Trung Quốc (23,4%) và vượt trội hơn hẳn so với quốc gia đứng thứ 3 là Bangladesh (8,4%).

    [​IMG]

    Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội thời trang Mỹ, 95% các doanh nghiệp thời trang tại Mỹ đang chọn Việt Nam là nơi cung cấp hàng hoá chính cho họ. Tỷ lệ này cũng tăng mạnh so với mức 83% của năm 2019.

    Cũng theo khảo sát này, 40% các doanh nghiệp thời trang Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu từ Việt Nam trong tương lai và 45% sẽ tiếp tục giữ nguyên như hiện tại. Trong khi đó 75% trả lời là sẽ giảm nhập khẩu với Trung Quốc trong thời gian tới và 25% sẽ giữ nguyên như hiện tại.

    Xu hướng các hãng thời trang hiện có sự đa dạng hóa nguồn cung hơn, không quá tập trung vào một quốc gia để hạn chế rủi ro. Xu hướng "Trung Quốc cộng Việt Nam cộng các quốc gia khác" ngày càng phổ biến, trong đó Trung Quốc và Việt Nam sẽ là chủ đạo, chiếm từ 40%-60% giá trị đơn hàng. Điều này cho thấy vị thế lớn của dệt may Việt Nam với các công ty thời trang Mỹ.

    Các thế mạnh của dệt may Việt Nam


    Ngành dệt may đang sử dụng gần 4 triệu lao động, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của Việt Nam. Đây cũng là ngành mang lại nhiều ngoại tệ thứ 3 sau xuất khẩu điện thoại, linh kiện điện tử và máy móc, 33 tỉ USD (2019). Quy mô ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Ở thị trường Mỹ, Việt Nam chỉ đứng thứ 2, xấp xỉ ngang với Trung Quốc.

    Xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam vốn đã âm thầm diễn ra khi trình độ tay nghề công nhân Việt Nam được nâng dần, chi phí nhân công chưa quá cao, tốc độ giao hàng được cải thiện nhờ hệ thống logistic hoàn thiện hơn, khả năng đáp ứng đơn hàng lớn cũng tốt hơn…Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ giúp cho quá trình dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Và trong xu hướng dịch chuyển các đơn hàng ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam có vẻ đang là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất.
    Theo đánh giá của Hiệp hội thời trang Mỹ, dệt may Việt Nam đang có khá nhiều lợi thế với các quốc gia đối thủ.

    [​IMG]

    Hiệp hội thời trang Mỹ chấm điểm trên 5 phương diện, bao gồm: Tốc độ giao hàng, Chi phí nhân công, Năng lực và khả năng linh hoạt, Tuân thủ quyền con người và xã hội, Rủi ro ô nhiễm môi trường. Thang điểm từ 1 đến 5, càng cao càng tốt và càng thấp càng tệ. Cụ thể, mức điểm trên 4 là trên mức trung bình, từ 3 đến 3,9 là ở múc trung bình, thang điểm dưới 3 là dưới mức trung bình.

    Theo bảng trên, Việt Nam đạt 16 điểm trên 25 điểm tối đa, chỉ sau Trung Quốc với 17 điểm và hơn hẳn so với các quốc gia còn lại như Indonesia 14 điểm, Bangladesh 13,5 điểm, Ấn độ 13,5 điểm hay Campuchia với 13,5.

    Ngoài ra, yếu tố vị trí địa lý gần Trung Quốc cũng là một lợi thế lớn của dệt may Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia cung cấp hấu hết nguyên vật liệu dệt may cho toàn thế giới. Gần Trung Quốc cũng là gần nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, góp phần giảm chi phí logistic và thời gian giao hàng.

    Mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng có thể thấy, dệt may Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn ở thị trường may mặc Mỹ. Theo quan điểm của người viết, khi dịch bệnh qua đi, kinh tế phục hồi, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ.
  5. cuongdailoi

    cuongdailoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2012
    Đã được thích:
    13.816
    Chuẩn
  6. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.583
    Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bứt phá mạnh tại Mỹ sau đại dịch Covid-19?
    THỨ 3, 10/11/2020, 17:18
    Châu Bùi: Được và mất gì khi gắn liền với danh xưng fashionista?
    kenh14.vn Tài trợ

    [​IMG]
    Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2019, hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt 111 tỉ USD, chiếm khoảng 10% thị phần toàn cầu. Mỹ cũng là khách hàng quan trọng nhất của dệt may Việt Nam khi chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu.

    Năm 2019, đại dịch Covid 19 bùng phát và lan mạnh tại Mỹ, các doanh nghiệp thời trang tại nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Rất nhiều các doanh nghiệp thời trang lớn của Mỹ phải đệ đơn phá sản như J.Crew (doanh thu 2019 đạt 2.5 tỉ USD), Meiman Marcus (doanh thu 2019 đạt 4.9 tỉ USD), J.C Penney, Brook Brothers, RTW Retailwinds…Trong bối cảnh đó, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng lao đao khi tình trạng hủy đơn hàng, giãn đơn hàng, không thu được tiền…xảy ra thường xuyên hơn.

    Hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận TNG giảm 26%, MSH giảm 54%, VGT giảm 65%, VGG giảm 76%, GMC giảm 84% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19, nhưng dệt may Việt Nam đang ngày càng chiếm thị phần lớn và đóng vai trò quan trọng ở thị trường Mỹ.

    Xu hướng chuyển dịch các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam

    Từ cuối năm 2018, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã giúp các hãng thời trang Mỹ dịch chuyển nhiều hơn các đơn hàng dệt may sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Năm 2019, giá trị hàng hóa dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt 14,4 tỉ USD, tăng trưởng mạnh 11% so với năm 2018. Xu hướng này vẫn tiếp diễn kéo dài sang cả năm 2020. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giảm ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may chính sang Mỹ.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, giá trị dệt may Mỹ nhập khẩu toàn thế giới giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước thì nhập khẩu từ Việt Nam chỉ giảm 9,2%, trong khi, Trung Quốc giảm 38,4%, Bangladesh giảm 13,3%, Indonesia giảm 20%, Ấn độ giảm 22,7%.

    [​IMG]

    Xu hướng gia tăng thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ liên tục tăng từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, nhờ có chiến tranh thương mại Mỹ Trung mà thị phần Việt Nam tăng mạnh trong năm 2019 và 2020 lên mức 20%, xấp xỉ Trung Quốc (23,4%) và vượt trội hơn hẳn so với quốc gia đứng thứ 3 là Bangladesh (8,4%).

    [​IMG]


    Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội thời trang Mỹ, 95% các doanh nghiệp thời trang tại Mỹ đang chọn Việt Nam là nơi cung cấp hàng hoá chính cho họ. Tỷ lệ này cũng tăng mạnh so với mức 83% của năm 2019.

    Cũng theo khảo sát này, 40% các doanh nghiệp thời trang Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu từ Việt Nam trong tương lai và 45% sẽ tiếp tục giữ nguyên như hiện tại. Trong khi đó 75% trả lời là sẽ giảm nhập khẩu với Trung Quốc trong thời gian tới và 25% sẽ giữ nguyên như hiện tại.

    Xu hướng các hãng thời trang hiện có sự đa dạng hóa nguồn cung hơn, không quá tập trung vào một quốc gia để hạn chế rủi ro. Xu hướng "Trung Quốc cộng Việt Nam cộng các quốc gia khác" ngày càng phổ biến, trong đó Trung Quốc và Việt Nam sẽ là chủ đạo, chiếm từ 40%-60% giá trị đơn hàng. Điều này cho thấy vị thế lớn của dệt may Việt Nam với các công ty thời trang Mỹ.

    Các thế mạnh của dệt may Việt Nam


    Ngành dệt may đang sử dụng gần 4 triệu lao động, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của Việt Nam. Đây cũng là ngành mang lại nhiều ngoại tệ thứ 3 sau xuất khẩu điện thoại, linh kiện điện tử và máy móc, 33 tỉ USD (2019). Quy mô ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Ở thị trường Mỹ, Việt Nam chỉ đứng thứ 2, xấp xỉ ngang với Trung Quốc.

    Xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam vốn đã âm thầm diễn ra khi trình độ tay nghề công nhân Việt Nam được nâng dần, chi phí nhân công chưa quá cao, tốc độ giao hàng được cải thiện nhờ hệ thống logistic hoàn thiện hơn, khả năng đáp ứng đơn hàng lớn cũng tốt hơn…Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ giúp cho quá trình dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Và trong xu hướng dịch chuyển các đơn hàng ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam có vẻ đang là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất.

    Theo đánh giá của Hiệp hội thời trang Mỹ, dệt may Việt Nam đang có khá nhiều lợi thế với các quốc gia đối thủ.

    [​IMG]

    Hiệp hội thời trang Mỹ chấm điểm trên 5 phương diện, bao gồm: Tốc độ giao hàng, Chi phí nhân công, Năng lực và khả năng linh hoạt, Tuân thủ quyền con người và xã hội, Rủi ro ô nhiễm môi trường. Thang điểm từ 1 đến 5, càng cao càng tốt và càng thấp càng tệ. Cụ thể, mức điểm trên 4 là trên mức trung bình, từ 3 đến 3,9 là ở múc trung bình, thang điểm dưới 3 là dưới mức trung bình.

    Theo bảng trên, Việt Nam đạt 16 điểm trên 25 điểm tối đa, chỉ sau Trung Quốc với 17 điểm và hơn hẳn so với các quốc gia còn lại như Indonesia 14 điểm, Bangladesh 13,5 điểm, Ấn độ 13,5 điểm hay Campuchia với 13,5.

    Ngoài ra, yếu tố vị trí địa lý gần Trung Quốc cũng là một lợi thế lớn của dệt may Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia cung cấp hấu hết nguyên vật liệu dệt may cho toàn thế giới. Gần Trung Quốc cũng là gần nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, góp phần giảm chi phí logistic và thời gian giao hàng.

    Mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng có thể thấy, dệt may Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn ở thị trường may mặc Mỹ. Theo quan điểm của người viết, khi dịch bệnh qua đi, kinh tế phục hồi, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ trở lại mạnh mẽ.

    Lê Công
    Theo Trí Thức Trẻ Copy link
    huyenthitx thích bài này.
  7. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    vào mặt tiền
    dongdatu thích bài này.
  8. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    678
  9. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    678
    Cổ ngon giá bèo , cổ tức đều đặn hàng năm. Game TPP chuẩn bị khởi động
  10. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    sóng dệt may sẽ rất khủng khiếp

Chia sẻ trang này