Toàn thế giới đều đã nhiễm dịch

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 24/03/2020.

1818 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 03:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14270 lượt đọc và 139 bài trả lời
  1. huyen141292

    huyen141292 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    15.217
    Oil thủng 50 là chúng em 100% cash rồi. Đương nhiên trong số rình mua có dòng P bác ơi
    --- Gộp bài viết, 27/03/2020 ---
    Zai đệp ko cần, phải giàu cơ?
    Thế là lại mất một hồn thơ!!!
    Thôi, cứ tự mình ráng cày chứng
    Mai sau tài sản nhiều bất ngờ
    MCK11, dancaychoitrungbongcomay thích bài này.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Nói đến dầu oil nhớ bác Huyền
    Mua GAS 54 đúng là tiên
    Hôm qua bán được hơn 6 chục
    Đợi mấy hôm sau mới có tiền
    dancaychoitrung thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Quá tải thi thể Covid-19, nhân viên tang lễ Italia làm việc đến kiệt sức
    Italia: Gần 700 người chết, hơn 5.000 người mắc Covid-19 trong ngày
    Những ngày quay cuồng trong "sóng thần" Covid-19 của bác sĩ ItaliaQuan chức Italia nói số ca Covid-19 có thể cao gấp 10
    [​IMG]
    Một quan tài của bệnh nhân Covid-19 được chuyển ra khỏi bệnh viện trước sự chứng kiến của hai người thân và một nhân viên nhà tang lễ tại Venice, Italia. (Ảnh: Getty)

    Ngoài việc thiếu găng tay, khẩu trang và đồ bảo hộ, không ai trong số nhân viên làm việc tại các nhà tang lễ được xét nghiệm, mặc dù họ tiếp xúc trực tiếp với hàng chục người thân và bạn bè của những người chết vì virus corona chủng mới (Covid-19).

    Cả ông chủ và nhân viên làm việc tại các nhà tang lễ ở Bergamo đều cảm thấy kiệt sức. Họ dọa sẽ ngừng làm việc trừ khi chính quyền triển khai các biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho họ.

    Hiện có khoảng 80 công ty cung cấp dịch vụ tang lễ tại Bergamo. Một trong số công ty lớn nhất thuê khoảng 40 nhân sự vận hành. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, công ty tiếp nhận khoảng 115 đám tang mỗi tháng, nhưng tới tháng 3, con số này đã lên tới hơn 800 đám.

    Hình ảnh các xe tải quân sự vận chuyển quan tài của bệnh nhân mắc Covid-19 rời khỏi Bergamo đã trở thành biểu tượng của thảm kịch mà khu vực này đang phải đối mặt. Báo L'Eco di Bergamo cho biết hàng chục thi thể được đưa đến thành phố Modena cách Bergamo hàng trăm km. Các thi thể còn lại được đưa đến các thành phố như Parma, Brescia và Domodossola hỏa táng nhằm giảm tải cho Bergamo.


    Tại Bergamo, các lò hỏa thiêu hoạt động 24 giờ mỗi ngày trong suốt nhiều tuần, nhưng cho đến nay vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện tại, danh sách thi thể chờ hỏa táng đã xếp kín 3 tuần kế tiếp.

    “Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong 6 tháng, chúng tôi sẽ phải chuẩn bị địa điểm cho các ngôi mộ tập thể”, Carlo Rossini, một nhân viên làm việc tại nhà tang lễ La Bergamasca, nói với Al Jazeera.

    Đánh giá thấp nguy cơ

    [​IMG]
    Dàn xe quân sự được điều động để chở thi thể bệnh nhân Covid-19 khỏi Bergamo. (Ảnh: EPA)

    Bergamo là một trong những nơi có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất tại Italia với con số ước tính gần 6.500 người. Antonio Ricciardi, chủ tịch bộ phận tang lễ của LIA - hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại vùng Bergamo, đã lên tiếng về tình trạng quá tải của các nhà tang lễ.

    “Hoàn toàn thiếu trách nhiệm nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Họ (các nhân viên tang lễ) đã ra vào các cơ sở y tế và nơi ở của những người tử vong vì Covid-19 mà không có biện pháp bảo vệ sức khỏe”, ông Ricciardi nói.

    Các chuyên gia cho rằng chính quyền đang đánh giá thấp nguy cơ bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm.

    “Trong những ngày đầu, (các nhà tang lễ) vẫn cho phép vận chuyển các quan tài để mở. Quan tài được chuyển về nhà của người thân bệnh nhân hoặc các nhà thờ để người thân và bạn bè có thể tới thăm viếng. Việc nhiều người tập trung trong không gian hẹp đã tạo điều kiện cho virus lây lan nhanh hơn. Chúng tôi đã báo cáo tình trạng này với các nhà chức trách”, Pietro Bonaldi, giám đốc của LIA, nói với Euronews.

    Ngoài người thân và bạn bè của các bệnh nhân, chính các nhân viên làm việc tại các nhà tang lễ cũng có thể góp phần dẫn tới sự gia tăng về số ca mắc Covid-19 tại Bergamo.


    Thiếu đồ bảo hộ, không được xét nghiệm

    [​IMG]
    Các quan tài được chuyển xuống từ xe quân sự tại Bergamo. (Ảnh: AP)

    Trong suốt gần một tháng qua, nhân viên làm việc tại các nhà tang lễ đã ra vào các cơ sở y tế tại Bergamo mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Cách đây vài ngày, truyền thông Italia từng đưa tin về tình trạng thiếu khẩu trang, găng tay và nước khử trùng. Theo đó, vùng Lombardy đã phát động chiến dịch kêu gọi các công ty sản xuất các mặt hàng trên.

    Thông thường, đối tượng được ưu tiên trong giai đoạn bùng phát dịch hiện nay là các nhân viên y tế. Tuy nhiên, ông Bonaldi cho rằng, ngay cả nhân viên làm việc tại các nhà tang lễ cũng ở chung không gian với các nhân viên y tế, khi họ được gọi tới để tiếp nhận các thi thể.

    Vấn đề xét nghiệm thậm chí còn phức tạp hơn. Ông Bonaldi xác nhận với Euronews rằng, không nhân viên tang lễ nào được xét nghiệm Covid-19. Theo thông báo của Bộ Y tế Italia, chỉ những người có triệu chứng nhiễm virus với được xét nghiệm.

    Cấm dịch vụ tang lễ



    Phát Video
    Xe quân sự xếp hàng dài di chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Italia
    Khi tình trạng lây nhiễm ngày càng lan rộng, chính quyền đã đặt ra những quy định khắt khe hơn trong việc quản lý các thi thể.

    Các thi thể bây giờ sẽ được bọc trong một tấm vải nhúng qua nước khử trùng. Việc vận chuyển các quan tài mở cũng bị cấm. Các quan tài phải đóng kín ngay lập tức sau khi thi thể được đặt vào.

    Các lễ tang cũng bị cấm để tránh tụ tập đông người. Tang lễ bây giờ chỉ đơn giản là chuyển quan tài được đóng kín tới nghĩa trang hoặc lò hỏa thiêu. Hiện Italia vẫn chưa bắt buộc phải hỏa thiêu thi thể các bệnh nhân chết vì Covid-19.

    Italia cho đến nay vẫn là ổ dịch lớn nhất tại châu Âu. Theo Reuters, Italia đã ghi nhận hơn 7.500 ca tử vong vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm ở nước này cũng tăng lên tới hơn 74.300 trường hợp.
    dancaychoitrung thích bài này.
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Báo Anh: Việt Nam đã cho thấy mô hình hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm của các nhà lãnh đạo
    Hoàng An Theo Trí Thức Trẻ • 3 ngày trước
    [​IMG]

    "Việt Nam là một xã hội đồng lòng", Giáo sư Carl Thayer - giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra nói. "Đây là một quốc gia thống nhất; có lực lượng an ninh công cộng lớn, một chính phủ nhất quán, hiệu quả trong việc ứng phó với dịch bệnh".

    Khi hầu hết 96 triệu dân Việt Nam đang ăn mừng Tết Nguyên đán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại một cuộc họp của Chính phủ - tuyên bố chống dịch Covid-19. Căn bệnh đang hoành hành ở biên giới Trung Quốc và ông Phúc cảnh báo sẽ có nguy cơ lan sang Việt Nam. "Chống dịch như chống giặc!", Thủ tướng Phúc nói vào cuối tháng 1.

    [​IMG]


    Kể từ đó, Việt Nam đã cho thấy mô hình hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm của các nhà lãnh đạo.

    Thay vì bắt tay vào kiểm dịch hàng loạt - vốn là cách phản ứng của một quốc gia giàu có như Hàn Quốc đối với dịch bệnh - thì Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly người nhiễm bệnh, và theo dõi các trường hợp tiếp xúc gián tiếp, kể cả gián tiếp lần thứ hai và thứ ba.

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Kiểm dịch hàng loạt là tốt, nhưng nó còn phụ thuộc vào nguồn lực của từng quốc gia. Điều quan trọng là cần biết số người có thể đã tiếp xúc với căn bệnh này hoặc trở về từ vùng dịch bệnh, sau đó thực hiện các xét nghiệm với các đối tượng này.

    Ngoài việc lần theo thông tin và lịch trình của những người bị nhiễm bệnh, các biện pháp của Việt Nam còn bao gồm việc cách ly bắt buộc 14 ngày, vận động sự góp sức của các sinh viên y khoa, các bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19.




    [​IMG]

    "Việt Nam là một xã hội đồng lòng", Giáo sư Carl Thayer - giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra nói. "Đây là một quốc gia thống nhất; có lực lượng an ninh công cộng lớn, một chính phủ nhất quán, hiệu quả trong việc ứng phó với dịch bệnh".

    "Nếu có một người nhiễm bệnh trong khu vực, người dân sẽ báo cáo điều này" - ông Trương Hữu Khanh, bác sĩ Viện Nhi Thành phố Hồ Chí Minh nói.

    Cuối tuần qua, Việt Nam đã yêu cầu cách ly 14 ngày bắt buộc đối với tất cả trường hợp nhập cảnh vào quốc gia. "Chúng tôi phải huy động toàn xã hội, làm hết khả năng của mình để cùng nhau chống lại sự bùng phát. Và điều quan trọng là sớm phát hiện ra các trường hợp và cách ly họ", ông Phu nói.

    Việt Nam đã báo cáo 123 trường hợp dương tính với Covid-19 và chưa có trường hợp nào tử vong. Hầu hết các trường hợp gần đây đều xuất phát từ làn sóng thứ hai, từ những người đến từ nước ngoài. Tính đến ngày 20/3, Việt Nam đã xét nghiệm Covid-19 trên 15.637 người - chỉ bằng một phần so với 339.000 người được xét nghiệm ở Hàn Quốc.

    [​IMG]

    Phản ứng của Việt Nam là rất ấn tượng. Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vào ngày 1/2 và tạm dừng hoạt động các trường học ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trường học ở các tỉnh khác hầu như vẫn đóng cửa sau Tết.

    Vào ngày 13/2, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên sau Trung Quốc phong tỏa một khu dân cư rộng lớn. Việt Nam đã áp dụng kiểm dịch 21 ngày tại một phần của tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc Hà Nội, nơi có hơn 10.000 người sinh sống, sau khi có các ca dương tính là công nhân trở về từ Vũ Hán.

    Theo Financial Times, vào thời điểm nước láng giềng Thái Lan đang bị chỉ trích vì phản ứng không hợp lý với coronavirus và Myanmar, nơi tuyên bố không có ca nhiễm cho đến khi báo cáo hai trường hợp đầu tiên vào ngày 23/3 - phản ứng của Việt Nam đã được các tổ chức y tế khen ngợi.

    [​IMG]

    Ông Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới đã ca ngợi Việt Nam vì sự chủ động và nhất quán trong chống dịch.

    Bộ Y tế Việt Nam thường xuyên gửi tin nhắn văn bản về tin tức và lời khuyên về sức khỏe liên quan đến virus corona cho người dân.


    Một cuộc khảo sát gần đây của Nielsen Việt Nam, công ty nghiên cứu thị trường, cho thấy phần lớn số người được hỏi có nhận thức cao về các triệu chứng của Covid-19. Những nỗ lực chống lại Covid-19 của chính phủ đã thu hút được sự ủng hộ của mọi người. Điều này thể hiện tích cực qua các bài đăng cổ vũ nhân viên y tế trên phương tiện truyền thông xã hội.


    Trên mạng xã hội, người Việt Nam đang lan truyền khẩu hiệu: "Ở nhà cũng là yêu nước!".

    Các cá nhân chia sẻ tin tức giả về virus đã bị cơ quan chức năng triệu tập và khoảng 800 người đã bị phạt.

    "Hàng xóm có thể biết nếu bạn ở nước ngoài về", ông Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Viện Nhi Thành phố Hồ Chí Minh nói.

    Trả lời câu hỏi của Financial Times, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để phòng ngừa căn bệnh này. Cho đến nay, các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Việt Nam vẫn ở mức thấp mà chưa có ca tử vong", bà Lê Thị Thu Hằng nói.

    (Theo Financial Times)
    dancaychoitrung thích bài này.
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.089
    Thế giới có gần 931.000 người nhiễm bệnh, 46.781 người chết
    Thứ Năm, 02/04/2020 06:00
    Tính đến 6h sáng 2/4 theo giờ Việt Nam, thế giới đã có thêm 72.464 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca lên 930.819. Trong đó, nước dẫn đầu về số ca nhiễm bệnh vẫn là Mỹ, Italy có số ca tử vong cao nhất thế giới.
    “Khủng hoảng nghiêm trọng nhất”

    [​IMG]
    Ông Antonio Guterres phát biểu tại New York, Mỹ ngày 6/1. Ảnh: THX/TTXVN
    Tình hình đã khiến Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 1/4 gọi đại dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời nhấn mạnh virus SARS-CoV-2 đang “tấn công vào cốt lõi của xã hội”.

    Ông Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đối phó quyết liệt hơn theo đúng tình hình cấp bách của đại dịch COVID-19 hiện nay. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác trong lịch sử 75 năm của Liên hợp quốc. Nó gây chết chóc, gieo rắc đau khổ và hoang mang cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, điều lớn hơn cả là cuộc khủng hoảng nhân loại”.

    Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới cũng cảnh báo “sức khỏe” kinh tế toàn cầu đang gặp rủi ro và sẽ dẫn đến “một cuộc suy thoái mà có lẽ không có sự song trùng nào trong lịch sử gần đây”. Một trong những tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19 là có thể làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột đang diễn ra trên toàn thế giới.

    Số ca mắc bệnh tại Mỹ vượt ngưỡng 200.000

    [​IMG]
    Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 lên xe tải đông lạnh được điều động bên ngoài bệnh viện Brooklyn ở New York, Mỹ ngày 31/3. Ảnh: Daily Mail/TTXVN
    Theo số liệu cập nhật đến 6h sáng 2/4 theo giờ Việt Nam, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ đã lên tới 211.408 người sau khi tăng thêm 22.878 người so với ngày trước đó.

    Như vậy, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có số ca mắc COVID-19 vượt quá mốc 200.000 người. Số người chết vì COVID-19 tại Mỹ hiện được ghi nhận ở 4.718 người, tăng 665 người trong vòng 24 giờ qua.

    Trong ngày 1/4, Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis đã ban bố lệnh giới nghiêm toàn bang và chỉ thị cho người dân ở nhà để ngăn ngừa dịch lây lan. Ông DeSantis kêu gọi người dân giới hạn các hoạt động và chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết. Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 2/4, và được đưa ra sau khi Thống đốc DeSantis tham vấn Tổng thống Donald Trump qua điện thoại.

    Cũng trong ngày 1/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho rằng tình hình bùng phát tồi tệ nhất của virus SARS-CoV-2 đối với Mỹ có thể sẽ chấm dứt vào đầu tháng 6 nếu mọi chỉ dẫn được tuân thủ. Tuy nhiên, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cho rằng dù có những chỉ dấu hiệu sớm cho thấy biện pháp giãn cách xã hội dường như đang đạt hiệu quả, Mỹ có thể chứng kiến đợt bùng phát mới của virus SARS-CoV-2 vào mùa Thu.

    Italy ghi nhận thêm 4.782 ca nhiễm SARS-CoV-2

    [​IMG]
    Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Bologna, Italy ngày 20/3. Ảnh: THX/TTXVN
    Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố, trong ngày 1/4, nước này ghi nhận thêm 4.782 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 110.574 trường hợp. Số ca tử vong tăng lên 13.155 trường hợp (tăng 727 ca). Số ca hồi phục tăng lên 16.847 ca (tăng 1.118 ca).

    Theo hãng thông tấn ANSA của Italy, ngày 1/4, Thủ tướng Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh kéo dài tình trạng phong tỏa trên cả nước tới ngày 13/4. Các quy định hạn chế như hiện nay sẽ tiếp tục được kéo dài đến ngày 13/4. Tuy nhiên, Thủ tướng Conte khẳng định: “Hiện chưa có cơ sở để khẳng định các quy định hạn chế sẽ được nới lỏng sau ngày 13/4. Các quyết định của chính phủ sẽ dựa trên ý kiến của hội đồng khoa học. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được cải thiện, Italy sẽ bước vào giai đoạn 2 với các quy định hạn chế sẽ được giảm dần và sau đó là giai đoạn 3 với việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và bắt đầu quá trình tái thiết đất nước”.

    Anh ghi nhận 563 ca tử vong trong 24 giờ qua

    [​IMG]
    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh, ngày 31/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
    Theo số liệu của Chính phủ Anh công bố ngày 1/4, số ca tử vong do mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 2.352 ca, tăng 563 ca trong vòng 24 giờ qua. Như vậy, tính đến nay Anh đã ghi nhận tổng cộng 29.474 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 4.324 ca so với một ngày trước đó.

    Chính phủ Anh đang hợp tác với ngành công nghiệp nước này để giải quyết tình trạng thiếu hóa chất cần thiết cho bộ dụng cụ xét nghiệm virus. Theo người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson, nhu cầu các hóa chất để sản xuất bộ xét thử virus rất cao, song ngành công nghiệp nước này khẳng định đang nỗ lực hết sức để có thể hỗ trợ Cơ quan Y tế quốc gia. Người phát ngôn trên cho biết chính phủ lo ngại Anh đang chậm so với nhiều nước khác trong thực hiện kế hoạch xét nghiệm quy mô lớn.

    Trrong 2 tuần qua, Anh đã có gần một triệu người đăng ký nhận trợ cấp xã hội sau khi chính phủ nước này kêu gọi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc. Đây là chỉ dấu cho thấy tình trạng thất nghiệp đang tăng mạnh tại Anh.

    Số ca tử vong tiếp tục tăng cao kỷ lục tại Pháp

    [​IMG]
    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Tours, miền Tây Pháp ngày 31/3. Ảnh: AFP/TTXVN
    Giới chức y tế Pháp cho biết trong 24 giờ qua, số người chết vì dịch COVID-19 tại các bệnh viện của nước này đã lập kỷ lục mới với 509 trường hợp. Như vậy, tổng số người tử vong lên đến 4.032 kể từ ngày 1/3, trong đó 83% trên 70 tuổi. Các trường hợp nhiễm virus được xác nhận qua xét nghiệm là 56.989 bệnh nhân, tăng 4.861 người so với một ngày trước.

    Tối 1/4, Thủ tướng Edouard Philippe đã có cuộc điều trần trước Quốc hội về cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Được hỏi về thời hạn bãi bỏ lệnh hạn chế đi lại hiện đã bước sang tuần thứ ba, ông Philippe cho biết các nhóm làm việc của chính phủ dựa trên một số giả thuyết để đưa ra nhiều kịch bản. Có thể việc dỡ bỏ lệnh này sẽ không diễn ra "cùng một lúc cho tất cả mọi nơi và tất cả mọi người".

    Các kịch bản được đề ra theo vùng miền, theo các xét nghiệm thậm chí theo nhóm tuổi. Quyết định cũng sẽ phụ thuộc vào các phương pháp điều trị cũng như cách thức hoạt động của virus. Bên cạnh đó, một chỉ số quyết định là "số bệnh nhân nặng phải đưa vào diện chăm sóc đặc biệt". Ông Philippe hy vọng có thể công bố một chiến lược dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại trong những ngày tới.

    Tổng thống Nga ban hành luật mới về tình trạng khẩn cấp
    luotcungcamap thích bài này.
  6. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.630
    Lên đỉnh chưa cô?
    bongcomay thích bài này.
  7. sieucophieu88

    sieucophieu88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/04/2016
    Đã được thích:
    536
    https://docbao.vn/xa-hoi/viet-nam-s...at-cao-ca-nuoc-hay-o-yen-tai-cho-tintuc673998
    ==================================
    Chính thức vỡ trận
    Các Doanh nghiệp phá sản hoặc cầm hơi sống lay lắt qua ngày. Tiền duy trì hoạt động còn khó huống chi là giữ giá cổ phiếu.
    Ai mua cổ phiếu dòng rác như AMD, FLC, HAI. Hàng về cẩn thận ko đủ T+. BLue sẽ giảm 1 nhịp 20% nữa
    Tránh xa blue như MWG, HPG, BVH.
    VNI CHỉ là sóng hồi trước khi sập 1 nhịp về 500
    Giai đoạn này, chỉ có doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế, Dược liệu là hoạt động hết công suất. Ví dụ như DNM, cổ phiếu cô đặc, định giá 7x.
    Doanh số năm 2019 gấp đôi 2018, sang năm 2020 lợi nhuận cực khủng gấp 3 lần 2019.
  8. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.630
    Điên
  9. sieucophieu88

    sieucophieu88 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/04/2016
    Đã được thích:
    536
    Hiện tại Việt Nam đã có những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao nên mọi người dân hãy ở yên tại chỗ.
    Thông tin trên báo VietNamNet, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn nhiễm Covid-19 từ nước ngoài về, ban đầu áp dụng với Trung Quốc, sau là Hàn Quốc, Iran, Ý rồi toàn châu Âu và cuối cùng với mọi quốc gia. Và thực tế đã làm rất tốt để những người nhiễm không lây lan ra cộng đồng.

    “Chính vì làm tốt giai đoạn đầu nên chúng ta đã kéo dài được thời gian dịch lây ra cộng đồng. Nhiều nước không kiểm soát tốt giai đoạn đầu nên bùng phát rất nhanh như Ý, Iran hay Châu Âu là một bài học”, PGS nói.

    Dù vậy, không có quốc gia nào có thể ngăn triệt để dịch lây ra cộng đồng do không thể quản được hết người từ nước ngoài về. Khi chúng ta bắt đầu kiểm soát với châu Âu thì trước đó đã có những người về nước rồi, khi ta kiểm soát được khu vực A thì khu vực B lại đã có người mắc.

    Nhưng phải khẳng định, Việt Nam đã làm tốt nên kéo dài được dịch đến bây giờ với số lượng người mắc ít như vậy, trong khi nhiều quốc gia khi có 100 ca lên 1.000 ca chỉ mất 7 ngày.

    Tuy nhiên, Việt Nam giờ đã chuyển sang giai đoạn 3 với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Bằng chứng từ những ngày gần đây phần lớn các ca mắc đều do lây trong cộng đồng.

    PGS Phu dẫn chứng, trước đây những ca lây ra cộng đồng còn xác định được ca F0 như khu vực Trúc Bạch, Hà Nội liên quan bệnh nhân 17, khu vực Bình Thuận liên quan bệnh nhân 34 nhưng đến ổ dịch tại Buddha hay BV Bạch Mai, giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên. Và có thể có nhiều chỗ khác cũng như vậy.

    “Nguyên tắc dập dịch của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn là phát hiện sớm, thực hiện cách ly, khoanh vùng dập dịch mạnh mẽ như bài học của Trung Quốc đã áp dụng và giờ Hàn Quốc cũng đang triển khai. Như tại Ý, một quận khoanh vùng triệt để hơn những nơi khác thì dịch cũng không bùng phát mạnh”, PGS Phu chia sẻ.
    sieucophieu88 đã loan bài này
  10. chuyengiaphimhang

    chuyengiaphimhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    1.622
    Tình hình là chim lợn xuất hiện ngày càng nhiều, càng tốt, giữ hàng càng chặt ko cho chim heo có cơ hội cướp hàng. Chừng nào bìm bịp xuất hiện dày đặc thì ta bắt đầu xả hàng ra cho chim heo ôm là vừa đẹp...

Chia sẻ trang này